Tóm tắt
Digital Marketing hay còn gọi là Tiếp thị kỹ thuật số - chính là việc sử dụng công nghệ số, internet
vào việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm, bằng mọi cách đưa sản phẩm và thương hiệu đến với
người tiêu dùng. Digital Marketing là một lĩnh vực rất quan trọng trong Cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ 4 (CMCN 4.0). Với những ưu điểm của mình, Digital Marketing đang là một giải pháp để phát
triển của nhiều ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có ngành du lịch. Các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam
cần cập nhật xu hướng tất yếu này.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 27 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Digital Maketing - Xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 23 - Tháng 3 - 201868
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
1. Digital Marketing là gì?
Hiện nay, những thuật ngữ thường gặp như Digital Marketing, Internet Marketing hay Online Marketing,
được rất nhiều người sử dụng như các từ
đồng nghĩa và có thể thay thế cho nhau được.
Nhưng trên thực tế thì Digital Marketing là
một cụm từ mang ý nghĩa bao hàm hơn và
Online Marketing (hay Internet Marketing) chỉ
là một phần của Digital Marketing. Vậy chính
xác thì Digital Marketing là gì? Xin được trích
dẫn định nghĩa từ Wikipedia:
Digital marketing is marketing that makes
use of electronic devices (computers) such as
personal computers, smartphones, cellphones,
tablets and game consoles to engage with
stakeholders. Digital marketing applies
technologies or platforms such as websites,
e-mail, apps (classic and mobile) and social
networks. – Wikipedia
Tạm dịch: “Digital Marketing là phương
pháp quảng cáo sử dụng các thiết bị điện tử
như máy tính cá nhân, điện thoại thông minh,
điện thoại di động, máy tính bảng và thiết bị
chơi game để tương tác với người dùng. Digital
Marketing sử dụng những công nghệ hoặc các
nền tảng như websites, email, ứng dụng (cơ
bản và trên di động) và các mạng xã hội.”
DIGITAL MAKETING - XU HƯỚNG TẤT YẾU CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH VIỆT NAM HIỆN NAY
MA QUỲNH HƯƠNG
Tóm tắt
Digital Marketing hay còn gọi là Tiếp thị kỹ thuật số - chính là việc sử dụng công nghệ số, internet
vào việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm, bằng mọi cách đưa sản phẩm và thương hiệu đến với
người tiêu dùng. Digital Marketing là một lĩnh vực rất quan trọng trong Cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ 4 (CMCN 4.0). Với những ưu điểm của mình, Digital Marketing đang là một giải pháp để phát
triển của nhiều ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có ngành du lịch. Các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam
cần cập nhật xu hướng tất yếu này.
Từ khóa: Digital Marketing, Tiếp thị kỹ thuật số, Marketing Du lịch
Abstract
Digital marketing is the use of digital technology, the internet to promote the brand and the
product, bring products and brands to consumers by all the way. Digital marketing is a very important
field in the 4th Industrial Revolution (CMCN 4.0). With its advantages, Digital marketing is a solution to
the development of many industries, including tourism. Tourism enterpries in Vietnam need to update
this indispensable trend.
Keywords: Digital Marketing, travel Marketing
69Số 23 - Tháng 3 - 2018
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
VĂN HÓA DU LỊCH
Vậy ta có thể hiểu, Digital Marketing là việc
sử dụng Internet làm phương tiện cho các
hoạt động marketing và truyền thông. Digital
marketing có ba đặc điểm nổi bật: Sử dụng
phương tiện kỹ thuật số; tiếp cận khách hàng
trong môi trường kỹ thuật số; tương tác được
với khách hàng.
Khách hàng ngày nay sử dụng Google để
tìm kiếm, Facebook để kết nối, Email để liên lạc
và hơn hết, sử dụng Mobile để trải nghiệm các
ứng dụng Trong thời đại mà tất cả mọi người
đều coi Google là kim chỉ nam cho hành động
mua của mình thì Digital Marketing gần như
là chiếc chìa khóa duy nhất để doanh nghiệp
bán được hàng và phát triển lâu dài.
Về cơ bản, Digital Marketing không khác là
bao so với Marketing truyền thống, mục đích
chung của cả hai dạng marketing này đều là
làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, làm
tăng doanh thu bán hàng, đồng thời khiến
cho nhiều người biết đến và yêu mến thương
hiệu doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thời buổi
công nghệ phát triển liên tục từng ngày, từng
giờ như hiện nay thì đối tượng khách hàng
trong mỗi hình thức marketing có những đặc
điểm khác nhau trong việc tiếp cận thông
tin và thói quen mua sắm hay chọn lựa sản
phẩm, dịch vụ.
Nếu như marketing truyền thống gắn liền
với chiến lược tiếp thị 4P: Product (Sản phẩm),
Price (Giá cả), Place (Phân phối), Promotion
(Khuyến mãi, truyền thông) thì Digital
Marketing lại có sự chuyển dịch từ 4P sang
4C: Customer Solutions (Giải pháp cho khách
hàng), Customer Cost (Chi phí của khách hàng),
Convenience (Thuận tiện) và Communication
(Giao tiếp).
Trước kia, người làm Marketing quen với mô
hình AIDA (Attention – chú ý, Interest – quan
tâm, Desire – khao khát, Action – hành động),
thì nay người làm Marketing phải quen với mô
hình mới AISAS (Attention – chú ý, Interest –
quan tâm, Search – tìm kiếm, Action – hành
động, Share – chia sẻ. Tức là khách hàng vẫn
chú ý, quan tâm nhưng sẽ tìm kiếm thông tin
trên các công cụ tìm kiếm trước khi ra quyết
định mua hàng, thường sau đó họ sẽ chia sẽ
ý kiến quan điểm của họ trên mạng Internet,
đặc biệt là mạng xã hội.
Internet đã trở thành một cuộc cách mạng
về xã hội thông tin, các ứng dụng trên Internet
càng ngày càng đi sâu vào các hoạt động phục
vụ nhu cầu của con người, từ học tập, giải trí
đến mua sắm, hoạt động quản lý, quảng bá,
giới thiệu sản phẩm và duy trì sự nhận biết
thương hiệu Khi Internet và xã hội online
phát triển, người tiêu dùng bắt đầu thay đổi
dần những thói quen truyền thống để trở
thành công dân mạng (Online Citizen), thị
trường đã và đang chuyển dịch ngày càng
mạnh mẽ hơn.
Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin,
Truyền thông và Internet đến năm 2020 (1)
đã xác định “ứng dụng CNTT sâu rộng trong
mọi lĩnh vực tạo nên sức mạnh và động lực
để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; xây dựng và
phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện
tử, chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử,
giao dịch và thương mại điện tử đạt trình độ
các nước dẫn đầu khu vực Asean”. Đây chính là
thuận lợi lớn để Việt Nam bước vào cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, một cuộc cách mạng
sản xuất mới gắn liền với những đột phá chưa
từng có về công nghệ liên quan đến kết nối
Internet, công nghệ cảm biến, thực tế ảo; khi
mà khả năng tương tác, khả năng giao tiếp và
kết nối của những cỗ máy, thiết bị, máy cảm
biến và con người qua mạng lưới vạn vật kết
nối internet hoặc mạng lưới vạn người kết nối
internet ngày càng dễ dàng. Cuộc cách mạng
này được dự đoán sẽ tác động mạnh mẽ
đến mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp,
người dân trên toàn cầu; làm thay đổi căn
bản cách chúng ta sống, làm việc và sản xuất.
Trong kinh doanh, bên cạnh các phương tiện
truyền thống như tivi, báo chí; việc triển khai
các hình thức digital marketing là một yêu
cầu tất yếu, đã và đang mang lại hiệu quả cao
cho doanh nghiệp.
2. Digital Marketing trong các doanh
nghiệp du lịch
Ngành du lịch được hình dung có rất nhiều
khâu. Đối với du khách, đầu tiên phải tìm địa
chỉ, seach trên mạng, tìm kiếm hotel, tìm các
Số 23 - Tháng 3 - 201870
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
chỗ đi lại và giá cả hợp lý nhất. Tiếp theo là mua
vé máy bay rồi các chỉ dẫn đường đi. Trong mỗi
khâu này, Digital Marketing đều có tác dụng.
Bên cạnh đó, với mạng Internet đã phủ sóng
toàn cầu, việc sử dụng các mạng xã hội như
Facebook, Viber hay dùng các phần mềm khác
như Zalo cho phép khách du lịch tương tác
gần như tức thì, không chậm trễ ngay cả khi ở
nước ngoài, nên khi đi du lịch vẫn có thể giữ
được liên lạc thường xuyên với gia đình, người
thân, giải quyết công việc.
Theo thống kê của Google năm 2012, tại
Việt Nam có hơn 5 triệu lượt tìm kiếm hàng
tháng bằng tiếng Việt về các sản phẩm du
lịch như du lịch trong nước, tour nước ngoài,
đặt phòng khách sạn, các loại hình du lịch
Những tháng cao điểm, con số có thể lên đến
8 triệu lượt. Có thể thấy, doanh nghiệp ngành
du lịch và khách sạn Việt Nam đang đứng
trước một cơ hội rất lớn trong việc khai thác
Digiatal Marketing để tiếp cận với khách hàng
cả trong nước và ngoài nước. Quan trọng là
mỗi doanh nghiệp cần hiểu rõ từng công cụ
và ứng dụng một cách phù hợp với mục tiêu,
đối tượng khách hàng và quy mô của doanh
nghiệp mình.
Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch, đây
cũng là một cơ hội để chúng ta có thể tuyên
truyền, quảng bá thông tin lên mạng, lên
website. Đưa những hình ảnh tốt đẹp lên nhằm
quảng bá điểm đến, đồng thời cũng nhận lại
những cảnh báo xấu về tuyến điểm như có
chỗ nào chặt chém, chèo kéo hay đeo bám
du khách để mình làm giảm thiểu và đi đến
giải quyết dứt điểm. Đây là biện pháp rất tốt
để có thể gia tăng lượng khách du lịch, giảm
tình trạng du khách đến và không muốn quay
lại nữa. Hiện nay, du lịch Việt Nam có sự tăng
trưởng khá mạnh và mang lại nguồn ngoại tệ
cho đất nước. Tuy nhiên, du lịch vẫn chưa phát
triển tương xứng với tiềm năng.
Rõ ràng, du lịch trong cách mạng công
nghiệp 4.0 cũng cần được phát triển một cách
thông minh với hỗ trợ của công nghệ số. Sự
thông minh thể hiện ở chỗ phải tính toán được
lợi hại của các dịch vụ, tuyên truyền sâu rộng
cho người dân thấy lợi ích của dịch vụ chất
lượng cao cũng như thiệt hại của việc làm ăn
“chụp giựt” khiến du khách không muốn quay
trở lại, thậm chí có những bàn tán về các yếu
kém của du lịch Việt Nam trên không gian
mạng. Dùng được công nghệ số có thể tạo ra
và cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách du
lịch, làm cho du khách thật hài lòng khi đến
Việt Nam.
Thực chất, ngành du lịch và khách sạn đã
ứng dụng Internet Marketing từ rất sớm so
với các ngành khác, có thể thấy rõ qua dịch
vụ online booking đã được triển khai từ nhiều
năm qua. Đa phần các doanh nghiệp du lịch
Việt Nam đều đã sử dụng máy tính và đường
truyền Internet, ứng dụng những phần mềm
chuyên dụng như quản trị văn phòng, tài chính,
mua bán tour, thông tin điểm đến... Tuy nhiên,
nhìn lại thị trường ngành thì việc tiến hành
Digital Marketing còn rất hạn chế, mới chỉ tập
trung vào thị trường nội địa, trên Google các
nước khác thấy rất ít thông tin về các doanh
nghiệp tại Việt Nam. Hoạt động quảng bá du
lịch sử dụng các kênh truyền thông online để
tiếp cận du khách trên toàn thế giới chưa đa
dạng và hiệu quả như các nước trong khu vực.
Có không ít các doanh nghiệp chưa hiểu được
tầm quan trọng của Digital Marketing, một số
doanh nghiệp thì chưa biết cách sử dụng hiệu
quả và việc triển khai gặp nhiều khó khăn.
Digital Marketing là phương thức marketing
hiệu quả không thể bỏ qua trong kinh doanh
du lịch khi sự phát triển của công nghệ truyền
thông với các hình thức ứng dụng ngày càng
phong phú. Khi Việt Nam có lợi thế nằm trong
danh sách 15 quốc gia có số lượng người sử
dụng Internet lớn nhất thế giới (Nguồn: http://
www.internetlivestarts.com; năm 2014), giá
cước Internet ở Việt Nam được đánh giá là rẻ,
và sự phổ biến nhanh chóng của điện thoại di
động thông minh.Trong Chiến lược Marketing
du lịch đến năm 2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, giải pháp công cụ marketing đều
nhấn mạnh và khuyến khích vai trò của Digital
Marketing để nâng cao sức cạnh tranh, tiếp
cận được khách hàng và thị trường với thói
quen thông tin và tiêu dùng mới ở cả trong
và ngoài nước (2). Có thể hiểu rằng, để tiếp
71Số 23 - Tháng 3 - 2018
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
VĂN HÓA DU LỊCH
cận cách mạng công nghiệp lần 4, các doanh
nghiệp du lịch cần nâng cao năng lực, đặc biệt
là năng lực cạnh tranh trong ứng dụng công
nghệ thông tin, từ đó đưa ra những chiến lược,
kế hoạch kinh doanh phù hợp trong thời đại
kỹ thuật số.
3. Cách thức triển khai Digital Marketing
hiệu quả cho các doanh nghiệp du lịch
Yếu tố quan trọng sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả hoạt động Digital Marketing
của Doanh nghiệp chính là kế hoạch Digital
Marketing. Khi doanh nghiệp không xây dựng
kế hoạch Digital Marketing sẽ không có mục
tiêu rõ ràng trong việc tiếp cận khách hàng
mới và chăm sóc khách hàng hiện tại. Đặc biệt,
doanh nghiệp sẽ không thể chuẩn bị đầy đủ
nguồn lực để đạt được mục tiêu, không đo
lường, đánh giá hiệu quả đạt được.
Một bản kế hoạch Digiatl Marketing cần có
sự phân tích đầy đủ về tình hình vị trí hiện tại
của doanh nghiệp trên môi trường Internet;
xác định khách hàng mục tiêu và thị trường
của doanh nghiệp; từ đó đề ra những mục
tiêu cụ thể về mức độ nhận biết thương hiệu,
thị phần, doanh thu lợi nhuận từ Internet; xác
định thông điệp truyền thông; rồi lựa chọn các
kênh/công cụ Digital Marketing phù hợp với
doanh nghiệp; chuẩn bị về ngân sách và cũng
phải đo lường đánh giá hiệu quả cho kế hoạch
Kế hoạch Digital Marketing qua Internet
cần phải linh hoạt. Ví dụ, marketing qua email
không có nghĩa là chỉ gửi các thông điệp đến
tất cả các địa chỉ email mà doanh nghiệp thu
thập được. Thay vào đó, nếu doanh nghiệp
sử dụng mẫu đăng kí cho những khách hàng
có quan tâm trên trang web của mình, doanh
nghiệp sẽ có phương tiện chính thức hơn để
thu thập địa chỉ email của khách hàng, sau đó
có thể gửi thông tin quảng cáo đến các đối
tượng khách hàng có quan tâm này.
Việc sử dụng khôn ngoan, biết phối hợp
hiệu quả các công cụ Digital Marketing trong
ngành du lịch cũng là một trong những yếu
tố đảm bảo cho sự thành công. Kent Wertime
và Ian Fenwick trong cuốn Tiếp thị số: Hướng
dẫn thiết yếu cho truyền thông mới và Digital
Marketing (3) có gợi ý một số công cụ Digital
Marketing quan trọng mà doanh nghiệp du
lịch cần triển khai là:
Website Marketing: Du lịch là ngành có tỷ
lệ cạnh tranh cao trong tiếp thị trực tuyến. Khi
muốn tồn tại trong môi trường này, các doanh
nghiệp cần tận dụng các lợi thế marketing,
tìm ra sự khác biệt của doanh nghiệp mình và
đưa chúng vào một website được xây dựng
và có chiến lược phát triển không ngừng. Các
website du lịch được ví như “một loại siêu văn
bản trình bày thông tin trên mạng Internet
tại một địa chỉ nhất định” với nhiều tiện ích,
thông tin có thể dễ dàng cập nhật, thay đổi,
người dùng tin có thể tìm kiếm thông tin mọi
lúc, mọi nơi. Thiết kế website du lịch chính là
cách quảng bá thương hiệu tốt nhất mà doanh
nghiệp nên tận dụng trong suốt tiến trình kinh
doanh của mình. Khi xây dựng và thiết kế web
du lịch, doanh nghiệp cần lưu ý đến việc tối
ưu hóa website (SEO), tích hợp thanh toán trực
tuyến để tạo thuận lợi cho khách đặt tour hay
sử dụng dịch vụ. Đồng thời lưu ý xây dựng
thêm phiên bản di động (Mobile Webiste),
bởi số lượng người tiêu dùng trên thế giới sử
dụng sử dụng Mobile Internet đang gia tăng
với mức độ chóng mặt, và chắn chắn doanh
nghiệp của bạn sẽ không muốn bỏ sót lượng
khách hàng tiềm năng khổng lồ này.
Search Engine Marketing (Marketing
qua công cụ tìm kiếm): Công cụ tìm kiếm là
công cụ dùng phần mềm để tìm kiếm các địa
chỉ trang web theo những chủ đề xác định.
Một nghiên cứu của Google với Ipsos MediaCT
cho thấy 65% khách đi du lịch thư giãn bắt
đầu tìm kiếm địa điểm du lịch trên mạng
mà không có sẵn chủ định nào trong đầu,
cũng không biết nên đi lại bằng phương tiện
nào. Vì thế, tìm kiếm trực tuyến đóng vai trò
rất quan trọng trong quá trình ra quyết định
của người dùng. Thật tuyệt nếu bạn đã có sẵn
một kết quả, một từ khóa nào đó xuất hiện
trên trang đầu của kết quả tìm kiếm. Những
nghiên cứu gần đây cho thấy 55% người dùng
thực sự click vào kết quả đầu tiên. Và nếu kết
hợp với kết quả thứ hai và thứ ba cũng là của
bạn thì con số này tăng mạnh lên nữa thành
Số 23 - Tháng 3 - 201872
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
77%. Vậy, xuất hiện trên trang kết quả đầu tiên
vẫn chưa đủ, điều mà doanh nghiệp cần làm là
chiếm được cả 3 kết quả đầu, khi đó đảm bảo
lượng truy cập vào website sẽ có sự cải thiện
rõ rệt. Một chiến lược Digital Marketing được
xem là vững mạnh nếu các nhà marketing biết
tập trung hơn đến xây dựng được website trả
lời cho những câu hỏi khách hàng đang tìm
kiếm, đang trông đợi. Khi sử dụng công cụ
Seach engine marketing này, có một số điểm
các nhà marketing cần lưu ý: xây dựng Blog
chất lượng và/hoặc phần FAQ (những câu hỏi
thường gặp) trên website chính, whitepapers
và case studies
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search
Engine Optimization): Là tập hợp các phương
pháp nhằm nâng cao thứ hạng một website
trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm
(phổ biến nhất là Google). Theo các khảo sát
về hành vi người dùng Internet tại Việt Nam
thì tìm kiếm thông tin chiếm hơn 90% lượng
truy cập, trong đó số lượt tìm kiếm trên Google
trong năm 2012 lên đến con số “chóng mặt”:
1200 tỷ lượt. Ngoài Google, các trang web
cung cấp công cụ tìm kiếm khác như Yahoo,
Altavista, Bing v.v cũng chiếm được tỷ lệ
người truy cập cao. Đặc biệt, khi mà hơn 98%
người mua các sản phẩm du lịch hiện nay đều
tìm kiếm online trước khi chọn tour, thì Search
Engine là một công cụ doanh nghiệp không
thể bỏ qua để tiếp cận khách hàng mục tiêu
của mình.
Facebook Marketing và Social media:
Tận dụng triệt để mạng trực tuyến để phát
triển các hoạt động quảng bá, tiếp thị là xu
hướng của nhiều doanh nghiệp du lịch, lữ
hành trên toàn thế giới. Với số lượng 1 tỷ người
dùng trên thế giới tính đến hết tháng 10/2012,
12 triệu người dùng Việt Nam theo số liệu
thống kê mới nhất của WeAreSocial, Facebook
đang là một trong những mạng xã hội được
yêu thích nhất hiện nay. Doanh nghiệp có thể
tận dụng các hình thức quảng cáo hiệu quả
trên Facebook từ miễn phí như tạo Fan Page,
kết nối Facebook với website công ty, cho
đến quảng cáo theo hình thức CPC hoặc CPM.
Bằng cách tận dụng lợi thế của mạng xã hội,
doanh nghiệp có thể tổ chức một số app sự
kiện nhằm tạo sự chú ý và thu hút các khách
hàng tiềm năng như: cuộc thi bình chọn ảnh
du lịch ấn tượng (có gắn logo của công ty),
tham gia hỏi đáp tặng quà, các trò chơi vui
nhộn có liên quan đến du lịch sẽ làm tăng tính
phổ biến và yêu thích thương hiệu cũng như
các sản phẩm dịch vụ của công ty.
Ngoài Facebook, doanh nghiệp còn có thể
tận dụng các mạng xã hội khác như Google+,
Twitter, LinkedIn, Zalo,Viber, Zing Me, các
diễn đàn về du lịch v.v để quảng bá thương
hiệu, các hoạt động của doanh nghiệp và bán
hàng ngay trên các trang mạng xã hội này. Tuy
nhiên, cần lưu ý tính tương tác của mạng xã
hội để có một chiến dịch bài bản.
Content Marketing: Marketing nội dung
là một thuật ngữ bao gồm tất cả các dạng thức
marketing liên quan đến việc tạo và chia sẻ nội
dung. Những nội dung thú vị và giàu thông
tin được sáng tạo ra làm cho khách hàng yêu
thích; dùng để hướng khách hàng vào các
hoạt động mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Mục đích cuối cùng của Content Marketing là
biến những người đang tiếp nhận nội dung
thành những khách hàng thực tế, tạo ra doanh
thu bằng việc tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của
doanh nghiệp.
Content Marketing là sự phát triển tất yếu
của Marketing trực tuyến. Doanh nghiệp muốn
thành công phải có những nội dung chạm đến
cảm xúc của khách hàng, khéo léo lồng ghép
sản phẩm thông qua các thông điệp mang
tính xã hội, qua những câu chuyện thực sự
có ích và giá trị. Phải cập nhật các xu hướng
Content Marketing mới nhất trong ngành du
lịch. Content cho quảng cáo du lịch cần tận
dụng được hết các kênh website, social media,
travel blogs để có thể tiếp cận được người du
lịch ở khắp mọi nơi. Ngoài ra, nhiều địa chỉ
hostel, khách sạn, nhà nghỉ cũng mách nhỏ
bạn nên sử dụng Google adwords để có thể
tiếp cận được khách du lịch trên toàn thế giới.
Khi sản xuất content, chúng ta thường cố
gắng đưa nội dung theo mạch chuyện hoặc
series với thời lượng lớn. Điều này khiến các
73Số 23 - Tháng 3 - 2018
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
VĂN HÓA DU LỊCH
doanh nghiệp bỏ qua nhiều loại content “nhỏ
mà có võ” như: meme, instagram post, gif,
Có thể đưa ra các tips hay ho hay đơn giản chỉ
là cảm xúc của du khách khi đến địa điểm, trải
nghiệm món ăn, Những content micro này
sẽ giúp độc giả cảm nhận được sự trẻ trung,
thân thiện mà doanh nghiệp du lịch muốn tạo
cho họ trong những chuyến đi khám phá.
Email marketing: Sử dụng email trong
tiếp thị các sản phẩm du lịch sẽ giúp doanh
nghiệp tiếp cận khách hàng với chi phí hợp lý,
tiết kiệm nhiều thời gian và nhân lực so với gửi
thông tin trực tiếp đến khách hàng.
Email cho phép doanh nghiệp kết nối với
những khách hàng đang trải nghiệm dịch v