Định hướng đánh giá năng lực người học trong dạy học sinh học ở trường trung học cơ sở

Tóm tắt. Đánh giá năng lực người học là một một khâu then chốt trong dạy học. Để đánh giá đúng năng lực người học, cần phải xác định được hệ thống năng lực chung và năng lực chuyên ngành, xác định được các thành tố cấu thành năng lực và lựa chọn được những công cụ phù hợp để đánh giá, sao cho có thể đo được tối đa các mức độ thể hiện của năng lực. Bài viết này trình bày về hệ thống năng lực chung, hệ thống năng lực chuyên ngành của môn Sinh học, đề xuất quy trình đánh giá năng lực và giới thiệu một số công cụ có thể sử dụng để đánh giá năng lực người học trong dạy học Sinh học ở trường trung học cơ sở.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định hướng đánh giá năng lực người học trong dạy học sinh học ở trường trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 151-161 This paper is available online at ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Phan Thị Thanh Hội, Trần Khánh Ngọc Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đánh giá năng lực người học là một một khâu then chốt trong dạy học. Để đánh giá đúng năng lực người học, cần phải xác định được hệ thống năng lực chung và năng lực chuyên ngành, xác định được các thành tố cấu thành năng lực và lựa chọn được những công cụ phù hợp để đánh giá, sao cho có thể đo được tối đa các mức độ thể hiện của năng lực. Bài viết này trình bày về hệ thống năng lực chung, hệ thống năng lực chuyên ngành của môn Sinh học, đề xuất quy trình đánh giá năng lực và giới thiệu một số công cụ có thể sử dụng để đánh giá năng lực người học trong dạy học Sinh học ở trường trung học cơ sở. Từ khóa: Năng lực, đánh giá năng lực, công cụ đánh giá, Sinh học. 1. Mở đầu Phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn năng lực đã và đang hiện hữu như là một xu thế toàn cầu và tất yếu trong nhà trường ở mọi cấp học. Việt Nam cũng đang trên đà tiếp cận với xu hướng toàn cầu này. Song song với nó là xây dựng hệ thống đánh giá người học theo chuẩn năng lực đã đề ra. Nhiều nhà giáo dục trên thế giới đã nghiên cứu về đánh giá và đánh giá năng lực, trong đó phải kể đến Beeby.C.E. (1997) [2], P.E.Griffin (2000) [4] nhấn mạnh mặt giá trị của đánh giá, coi đánh giá là sự thu thập các chứng cứ nhằm dẫn tới phán xét về mặt giá trị của quá trình giáo dục và đào tạo. Một số nhà nghiên cứu lại xem xét đánh giá trên khía cạnh là cơ sở để đưa ra quyết định các hoạt động dạy học nhằm giúp cho người học tiến bộ hoặc các tác giả khác lại nhìn nhận đánh giá là việc xác định mức độ thực hiện các mục tiêu của chương trình giáo dục [3],[6]. Tuy các tác giả trên nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau của việc đánh giá nhưng đều tập trung vào mục đích chính là đánh giá vì sự tiến bộ của người học. Tuy nhiên, hiện nay ở các trường phổ thông Việt Nam mới chủ yếu tập trung vào đánh giá kết quả học tập để xếp loại học sinh (HS), cho điểm nhưng không phải mục đích chính là thu nhận thông tin phản hồi. Mặt khác, giáo viên (GV) cũng gặp rất nhiều khó khăn khi phải đánh giá các kĩ năng như tự học, hoạt động nhóm, thuyết trình hay các đánh giá các hoạt động giáo dục của người học như đánh giá đạo đức, giá trị sống, kĩ năng sống như thế nào. . . Hiểu được những khó khăn trên, trong bài viết này, chúng tôi đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm chia sẻ cho các GV dạy học ở các trường phổ thông, đặc biệt là ỏ các trường trung học Liên hệ: Phan Thị Thanh Hội, e-mail: phanthanhhoi@gmail.com 151 Phan Thị Thanh Hội, Trần Khánh Ngọc cơ sở (THCS) cách đánh giá năng lực người học, mà cụ thể là một số năng lực trong dạy học môn Sinh học. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Xác định hệ thống năng lực học sinh cần đạt được khi học môn Sinh học trong chương trình Sinh học phổ thông 2.1.1. Năng lực, năng lực người học Có nhiều định nghĩa khác nhau về Năng lực (NL): Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể” (OECD, 2002) [7]. Năng lực được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị, cấu trúc như là các khả năng, hình thành qua trải nghiệm/củng cố qua kinh nghiệm, hiện thực hóa qua ý chí (John Erpenbeck 1996) [3]. Năng lực là các khả năng và kĩ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể học được. . . để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp. . . trong những tình huống thay đổi (Weinert, 2001) [9]. Năng lực của người học là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống (Nguyễn Công Khanh, 2013) [5]. Năng lực của HS là một cấu trúc động (trừu tượng), có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kĩ năng,... mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội... thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội. 2.1.2. Hệ thống năng lực chung Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội. Những năng lực chung này được hình thành và phát triển liên quan đến nhiều môn học, vì thế có nước gọi là năng lực xuyên chương trình. Mỗi năng lực chung cần: a) Góp phần tạo nên kết quả có giá trị cho xã hội và cộng đồng; b) Giúp cho các cá nhân đáp ứng được những đòi hỏi của một bối cảnh rộng lớn và phức tạp; c) Chúng có thể không quan trọng với các chuyên gia, nhưng rất quan trọng với tất cả mọi người. Có 8 năng lực sau đây được khá nhiều nước đề xuất/lựa chọn, gồm: (1) Tư duy phê phán, tư duy logic; (2) Sáng tạo, tự chủ; (3) Giải quyết vấn đề; (4) Làm việc nhóm - quan hệ với người khác; (5) Giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ; (6) Tính toán , ứng dụng số; (7) Đọc - viết (literacy); (9) Công nghệ thông tin- truyền thông (ICT). Trong dự thảo “Mục tiêu và chuẩn trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015” [1], Việt Nam đề xuất 9 NL chung chia thành 3 nhóm NL. Mỗi môn học sẽ tham gia rèn luyện các NL chung này ở các mức độ khác nhau. Đối với dạy học Sinh học ở cấp THCS, các NL chung sẽ được cụ thể hoá như bảng sau: 152 Định hướng đánh giá năng lực người học trong dạy học Sinh học... Bảng 1. Hệ thống năng lực chung và sự cụ thể hóa trong môn Sinh học ở THCS TT NLchung Cụ thể hoá trong môn Sinh học THCS Nhóm NL làm chủ và phát triển bản thân 1 NL tự học - Xác định được nhiệm vụ học tập Sinh học một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập. - Lập và thực hiện kế hoạch học tập môn học nghiêm túc; thực hiện các cách học khác nhau một cách hiệu quả; thu thập và xử lí được các nguồn tài liệu, thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; - Nhận ra và điều chỉnh các sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập. 2 NL giải quyết vấn đề - Phân tích được tình huống có vấn đề trong học tập môn Sinh học; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề. - Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề Sinh học; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. - Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề Sinh học và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện. 3 NL tư duy - Đặt câu hỏi để làm rõ thông tin trong môn Sinh học, nhận thức được mối quan hệ nhân quả; - Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất. - Suy nghĩ và khái quát hoá thành tiến trình khi thực hiện một công việc nào đó; áp dụng điều đã biết vào tình huống tương tự với những điều chỉnh hợp lí. - Dựa trên các tiêu chí cho trước, nhận xét được ưu điểm và hạn chế của một ý tưởng, một sản phẩm, một phương pháp hay một hành động cụ thể trong môn học. 4 NL tự quản lí - Nhận ra được các yếu tố tác động đến hành động của bản thân trong môn học; kiềm chế bản thân trong các tình huống ngoài ý muốn. - Ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân; xây dựng và thực hiện được kế hoạch nhằm đạt mục tiêu môn học; nhận ra và có ứng xử với những tình huống không an toàn. - Tự đánh giá, tự điều chỉnh những hành đồng chưa hợp lí của bản thân trong học tập môn Sinh học. Nhóm NL về quan hệ xã hội 5 NL giao tiếp - Diễn đạt ý tưởng Sinh học một cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh cho phép. 153 Phan Thị Thanh Hội, Trần Khánh Ngọc 6 NL hợp tác - Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ trong khi học bộ môn. - Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể; phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động phải thực hiện, tự đánh giá hoạt động của mình làm tốt để nhóm phân công. - Nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viên cũng như kết quả làm việc nhóm, dự kiến phân công từng thành viên trong nhóm các công việc phù hợp. - Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; - Biết tổng kế hoạt động chung của nhóm, nêu điểm mạnh, yếu của cá nhân và của cả nhóm. Nhóm NL công cụ 7 NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT) - Xác định được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập môn học; tìm kiếm được các thông tin cho môn học với các chức năng tìm kiếm đơn giản và tổ chức thông tin phù hợp; - Sử dụng các phần mềm học tập như word, excel, powerpoint. . . phù hợp với nội dung học tập. - Truyền đạt được các ý tưởng mới cho các đối tượng khác nhau. 8 NL sử dụng ngôn ngữ - Trình bày được nội dung chủ đề thuộc chương trình học môn Sinh học; đọc hiểu nội dung chính hay chi tiết các văn bản, tài liệu ngắn; viết đúng văn bản về các chủ đề quen thuộc; viết tóm tắt nội dung chính của tài liệu, bài học. - Sử dụng các thuật ngữ sinh học một cách thành thạo và linh hoạt. 9 NL tính toán - Sử dụng thống kê toán học trong học tập; hình dung và có thể vẽ phác hình dạng các đối tượng trong môi trường xung quanh. - Hiểu và biểu diễn được mối quan hệ toán học giữa các yếu tố trong các tình huống sinh học; biết sử dụng một số yếu tố của logic hình thức để lập luận và diễn đạt ý tưởng. 2.1.3. Hệ thống năng lực chuyên ngành Sinh học Theo nghiên cứu đề xuất của trường Đại học Victoria (Úc) [8] thì hệ thống các năng lực Sinh học bao gồm 4 nhóm năng lực chính như sau: i) Tri thức về sinh học (Biology knowledge): Kiến thức và kĩ năng cần thiết để có thể đảm nhận một công việc trong lĩnh vực sinh học (GV sinh học, nhà nghiên cứu sinh học) hoặc có thể tiếp tục học sau đại học về lĩnh vực sinh học. - Kiến thức về sự đa dạng sinh học ở mọi cấp độ từ gen, tế bào, cơ quan, cơ thể, sự tương tác giữa các cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. - Hiểu biết về các nguyên lí di truyền và cơ chế dẫn đến sự đa dạng đó (quy luật di truyền của Menđen, di truyền phân tử, di truyền quần thể. . . ). - Áp dụng các nguyên lí của học thuyết và cơ chế tiến hoá để giải thích được sự đa dạng sinh học. 154 Định hướng đánh giá năng lực người học trong dạy học Sinh học... - Hiểu biết về cấu trúc và chức năng của thực vật, động vật. - Sử dụng được những kiến thức về các lĩnh vực như toán học, vật lí, hóa học để giải quyết các vấn đề liên quan trong sinh học. - Hiểu biết về lịch sử nghiên cứu sinh học và vai trò to lớn của sinh học đối với xã hội. ii) Năng lực nghiên cứu: Hiểu biết và sử dụng được các nguyên lí của phương pháp nghiên cứu khoa học, áp dụng được các phương pháp thực nghiệm để giải quyết các vấn đề khoa học. - Nghiên cứu lí thuyết: Tổng hợp tài liệu và đánh giá được các tài liệu khoa học. - Thu thập số liệu, các bằng chứng khoa học thông qua việc quan sát và thực nghiệm, đề xuất được vấn đề nghiên cứu. - Đề xuất được các giả thuyết có khả năng kiểm chứng được bằng thực nghiệm, dự đoán được kết quả nghiên cứu. - Thiết kế được các thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. - Biết cách quan sát và ghi chép, thu thập số liệu, kết quả nghiên cứu. - Sử dụng được toán xác xuất thống kê để phân tích và đánh giá dữ liệu thu được, từ đó đưa ra được các kết luận phù hợp. - Rút ra được kết luận - Truyền đạt kết quả và những ý tưởng rõ ràng và có hiệu quả vào báo cáo khoa học, văn bản và thuyết trình - Thể hiện một mức độ hiểu biết sâu sắc về các nghiên cứu bằng cách đề xuất các bước trong tương lai cần thiết để tiếp tục các mục tiêu của thí nghiệm. iii) Năng lực thực địa: Sử dụng được các quy tắc và kĩ thuật an toàn để thực hiện các nghiên cứu trong môi trường. - Dự đoán, lập kế hoạch thực địa. - Chuẩn bị các phương tiện, thiết bị cần thiết để thực địa. - Sử dụng được bản đồ thực địa và xác định được đúng những vị trí cần nghiên cứu trong môi trường. - Sử dụng được các thiết bị thực địa để quan sát, xác định các thông số, thu thập và xử lí mẫu. . . iv) Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm: Sử dụng được các quy tắc và kĩ thuật an toàn để thực hiện các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. - Thực hiện các quy tắc an toàn phòng thí nghiệm. - Vận hành máy móc trong phòng thí nghiệm theo đúng quy trình. - Sử dụng được thành thạo các thiết bị thí nghiệm thích hợp. - Tìm lỗi và tối ưu hóa các phương pháp và kĩ thuật - Thực hiện các kĩ năng cơ bản liên quan các thí nghiệm theo các phương pháp và thủ tục tiêu chuẩn. Theo chuẩn năng lực của CHLB Đức [6], các năng lực người học cần đạt khi học Sinh học bao gồm: - Kiến thức môn học: Hiện tượng sinh học, khái niệm, nguyên tắc, biết sự kiện và khái niệm cơ bản liên quan - Nghiên cứu khoa học: Quan sát, so sánh, thử nghiệm, sử dụng các mô hình và áp dụng các 155 Phan Thị Thanh Hội, Trần Khánh Ngọc kĩ thuật làm việc - Truyền thông: Thiết lập và trao đổi thông tin đề cập đến môn học - Đánh giá các quy chuẩn: Công nhận và đánh giá hiện trạng sinh học trong các bối cảnh khác nhau Tổng hợp từ các tài liệu trên, theo chúng tôi, ở trường phổ thông, các năng lực chuyên ngành Sinh học HS cần đạt được đó là: Năng lực kiến thức Sinh học; Năng lực nghiên cứu khoa học (Năng lực quan sát, NL thực nghiệm) và Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm. - Năng lực kiến thức sinh học bao gồm các kiến thức về cấu tạo cơ thể thực vật, động vật, con người; kiến thức về các hoạt động sống của thực vật, động vật; kiến thức về đa dạng sinh học; kiến thức về các quy luật di truyền, tiến hoá và sinh thái học. Kiến thức về Sinh học hệ thống: các cấp độ từ phân tử - tế bào - cơ thể - quần thể/ loài - quần xã/ hệ sinh thái - sinh quyển. - Năng lực nghiên cứu khoa học bao gồm: Năng lực quan sát và NL thực nghiệm - Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm bao gồm các kĩ năng chính như: Kĩ năng sử dụng kính hiển vi; kĩ năng thực hiện an toàn phòng thí nghiệm; kĩ năng thiết kế một số tiêu bản đơn giản; kĩ năng bảo quản một số mẫu vật thật. 2.2. Đánh giá năng lực người học trong dạy học Sinh học 2.2.1. Đánh giá năng lực người học Đánh giá năng lực (ĐGNL) không chỉ là việc ĐG việc thực hiện nhiệm vụ hoặc hành động học tập, nó bao hàm việc đo lường khả năng tiềm ẩn của học sinh và đo lường việc sử dụng những kiến thức, kĩ năng, và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập tới một chuẩn nào đó” (Khối thịnh vượng Anh, 2003) [5]. ĐGNL dựa trên việc miêu tả các sản phẩm đầu ra cụ thể, rõ ràng tới mức GV, HS và các bên liên quan đều có thể hình dung tương đối khách quan và chính xác về thành quả của học sinh sau quá trình học tập. Đánh giá năng lực cũng cho phép nhìn ra tiến bộ của học sinh dựa trên mức độ thực hiện các sản phẩm. Đánh giá HS theo cách tiếp cận năng lực là đánh giá theo chuẩn về sản phẩm đầu ra. . . nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng, mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó (Nguyễn Công Khanh, 2013) [5]. 2.2.2. Quy trình đánh giá năng lực Quy trình đánh giá năng lực người học gồm các bước sau đây: Bước 1: Xác định mục đích đánh giá và lựa chọn năng lực cần đánh giá Mục đích đánh giá: - Đánh giá để xác nhận kết quả hình thành và phát triển năng lực nào đó ở HS hay đánh giá cấp bằng, chứng chỉ. . . - Đánh giá để phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của HS nhằm giúp đỡ, thúc đẩy sự phát triển một năng lực nào đó ở HS. - Đánh giá để tìm hiểu xem HS đang có năng lực ở mức độ nào, từ đó điều chỉnh chương trình và phương pháp dạy học cho phù hợp. Lựa chọn năng lực cần đánh giá: Trong quá trình học tập, HS có thể cùng lúc thể hiện nhiều 156 Định hướng đánh giá năng lực người học trong dạy học Sinh học... năng lực nhưng GV chỉ nên tập trung vào một hoặc một vài năng lực chính, đặc trưng. Ví dụ, trong bài thực hành thì chủ yếu đánh giá năng lực thực nghiệm; trong bài lên lớp hình thành kiến thức mới thì có thể đánh giá các năng lực hệ thống hóa kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau. . . Bước 2: Xác định các tiêu chí/ kĩ năng thể hiện của năng lực Sau khi lựa chọn NL cần đánh giá, GV cần thiết kế các tiêu chí thể hiện NL đó, các tiêu chí có thể là các lĩnh vực khác nhau hoặc các kiến thức, kĩ năng, thái độ thể hiện NL. Đối với đánh giá kiến thức, GV vẫn thường đánh giá, nên trong nội dung này chúng tôi nhấn mạnh về mặt đánh giá kĩ năng. Ví dụ: NL thực nghiệm bao gồm các kĩ năng: hình thành giả thuyết nghiên cứu; thiết kế thí nghiệm; thực hiện thí nghiệm; phân tích dữ liệu và rút ra kết luận. NL giải quyết vấn đề bao gồm: Phân tích tình huống trong học tập; Phát hiện và nêu tình huống có vấn đề; xác định và tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề; thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện. Bước 3: Xây dựng các bảng kiểm (rubric) để đánh giá các mức độ đạt được cho mỗi kĩ năng Từ việc xác định được các kĩ năng thể hiện NL, đối với mỗi kĩ năng cần phải tiếp tục xác định được các thao tác cấu thành kĩ năng và các mức độ thể hiện của kĩ năng từ thấp đến cao. Ở bước này, GV cần có một “hình dung” hay “bản mô tả trước” về việc HS có thể thể hiện kĩ năng đó như thế nào. Đây là một việc rất quan trọng vì nó cho phép ta đánh giá được HS đang “làm tốt” ở mức độ nào. Thông thường, có thể xác định các mức độ cho từng thao tác của kĩ năng hoặc có thể xác định các mức độ cho toàn bộ kĩ năng đó. Ví dụ: Kĩ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức của HS gồm có các thao tác với các mức độ cụ thể như sau: Bảng 2: Rubric đánh giá kĩ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức Các thao tác của KN Các mức độ Xác định chủ đề của bảng cần lập (thường để đặt tên cho bảng) Mức 1 Chưa xác định được tên bảng Mức 2 Xác định gần đúng tên bảng Mức 3 Xác định chính xác tên bảng Xác định các tiêu chí của bảng để đặt vào đầu mỗi hàng (x) và cột (y) của bảng→ Số ô của bảng là x.y Mức 1 Chưa xác định được các tiêu chí ở mỗi đầu hàng và đầu cột của bảng Mức 2 Xác định được một số tiêu chí ở mỗi đầu hàng và đầu cột của bảng Mức 3 Xác định được chính xác và đầy đủ các tiêu chí ở mỗi đầu hàng và đầu cột của bảng Xác định nội dung của các ô ứng với mỗi tiêu chí của hàng và cột để hoàn thiện bảng Mức 1 Chưa điền được hoặc chỉ điền được một vài nội dung của bảng Mức 2 Điền được phần lớn các ô của bảng nhưng còn sai sót ở một vài nội dung. Mức 3 Điền được đầy đủ, chính xác các nội dung của tất cả các ô trong bảng. 157 Phan Thị Thanh Hội, Trần Khánh Ngọc Bước 4: Lựa chọn công cụ để đánh giá kĩ năng Có rất nhiều công cụ có thể dùng để đánh giá kĩ năng. Một số công cụ phổ biến thường dùng như câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm, bài tập (bài tập ở lớp, bài tập ở nhà), bài thực hành, dự án học tập, báo cáo thực nghiệm, bảng kiểm (check list), phiếu đánh giá (rubrics), sản phẩm, trình diễn thực, phiếu hỏi, kịch bản phỏng vấn, mẫu biểu quan sát... Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số công cụ tạo cơ hội cho học sinh tham gia tích cực vào quá trình đánh giá như: hồ sơ học tập, phiếu tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Mỗi công cụ đều có những ưu, nhược điểm và khả năng đo khác nhau. Để có thể đánh giá chính xác, cần lựa chọn được công cụ phù hợp cho phép đo được tối đa các mức độ thể hiện của kĩ năng. Đôi khi có thể sử dụng kết hợp nhiều công cụ để cùng đánh giá một kĩ năng. Ví dụ: Đối với kĩ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức như trên, công cụ đánh giá phù hợp có thể là bài tập (ví dụ: Yêu cầu HS lập bảng hệ thống hóa kiến thức hoặc yêu cầu HS đọc một đoạn thông tin và tóm tắt lại bằng bảng) và phiếu đánh giá sản phẩm của HS. Đối với kĩ năng làm thí nghiệm, công cụ đánh giá phù hợp có thể là phiếu quan sát hoặc bảng kiểm các thao tác. . . Bước 5: Thiết kế công cụ đánh giá Sau khi đã lựa chọn được một hoặc một vài công
Tài liệu liên quan