Định hướng giá trị chung của người Việt Nam – Mười bảy năm nhìn lại

1. Lí do chọn đề tài Xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển, cuộc sống của con người cũng thay đổi theo, từ đó dẫn đến việc chuyển đổi các định hướng giá trị. Đất nước ngày càng hội nhập và phát triển đòi hỏi con người phải ý thức hơn về trách nhiệm, trân trọng và phát huy những giá trị truyền thống, có ý chí vươn lên, quyết tâm hành động, làm chủ tri thức. Tuy nhiên, ngày nay cũng không ít người có quan điểm lệch lạc về định hướng giá trị, nhận thức giá trị dẫn đến những hành động không tốt và ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn xã hội. Ở Việt Nam, năm 1995 Nguyễn Quang Uẩn đã chủ nhiệm thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX 07 về Giá trị - định hướng nhân cách và giáo dục giá trị. Đề tài đã đề cập đến những đặc trưng và xu thế định hướng giá trị của người Việt Nam hiện nay. Định hướng giá trị của cá nhân cũng như nhóm xã hội có tính chất ổn định tương đối. Trong khoảng thời gian từ mười tới hai mươi năm những định hướng ấy có thể thay đổi theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Chính vì vậy, việc xác định được đâu là những giá trị có tính ổn định, đâu là những giá trị có thể thay đổi vị trí trong thang giá trị của từng nhóm xã hội, đặc biệt là học sinh, sinh viên sẽ giúp người nghiên cứu có cơ sở đề xuất được các biện pháp giáo dục giá trị phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường phổ thông, nhà trường đại học. Những lí do trên là động lực thôi thúc nhóm chúng tôi nghiên cứu đề tài “Định hướng giá trị chung của người Việt Nam - mười bảy năm nhìn lại”

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định hướng giá trị chung của người Việt Nam – Mười bảy năm nhìn lại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 198 ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ CHUNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM – MƯỜI BẢY NĂM NHÌN LẠI Trần Thị Thu Thúy, Quang Thục Hảo, Trần Thái Hòa (Sinh viên năm 3, Khoa Tâm lí – Giáo dục) GVHD: TS Ngô Đình Qua 1. Lí do chọn đề tài Xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển, cuộc sống của con người cũng thay đổi theo, từ đó dẫn đến việc chuyển đổi các định hướng giá trị. Đất nước ngày càng hội nhập và phát triển đòi hỏi con người phải ý thức hơn về trách nhiệm, trân trọng và phát huy những giá trị truyền thống, có ý chí vươn lên, quyết tâm hành động, làm chủ tri thức. Tuy nhiên, ngày nay cũng không ít người có quan điểm lệch lạc về định hướng giá trị, nhận thức giá trị dẫn đến những hành động không tốt và ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn xã hội. Ở Việt Nam, năm 1995 Nguyễn Quang Uẩn đã chủ nhiệm thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX 07 về Giá trị - định hướng nhân cách và giáo dục giá trị. Đề tài đã đề cập đến những đặc trưng và xu thế định hướng giá trị của người Việt Nam hiện nay. Định hướng giá trị của cá nhân cũng như nhóm xã hội có tính chất ổn định tương đối. Trong khoảng thời gian từ mười tới hai mươi năm những định hướng ấy có thể thay đổi theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Chính vì vậy, việc xác định được đâu là những giá trị có tính ổn định, đâu là những giá trị có thể thay đổi vị trí trong thang giá trị của từng nhóm xã hội, đặc biệt là học sinh, sinh viên sẽ giúp người nghiên cứu có cơ sở đề xuất được các biện pháp giáo dục giá trị phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường phổ thông, nhà trường đại học. Những lí do trên là động lực thôi thúc nhóm chúng tôi nghiên cứu đề tài “Định hướng giá trị chung của người Việt Nam - mười bảy năm nhìn lại”. 2. Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu định hướng giá trị chung của người Việt Nam hiện nay, phân tích sự biến chuyển qua 17 năm. Từ đó đề xuất những giải pháp giáo dục phù hợp. 2.2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2.2.1. Khách thể nghiên cứu - Học sinh Trường Trung học Thực hành Sài Gòn, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), Trường Đại học Bách khoa TPHCM, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM. - Nông dân của huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Năm học 2012 - 2013 199 - Công nhân viên chức trường Mẫu giáo Tân Bình và trường THCS Tân Bình huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. - Nhân viên Công ty Cổ phần Viễn thông Tin học Điện tử Kasati. 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu - Định hướng giá trị của thành phần khách thể trên. - Kết quả nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX 07 về Giá trị định hướng nhân cách và giáo dục giá trị năm 1995 của Nguyễn Quang Uẩn cùng đồng tác giả. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ khảo sát trên mẫu gồm 251 khách thể thuộc năm thành phần xã hội: nông dân (ND), học sinh trung học phổ thông (HS THPT), người kinh doanh (NKD), sinh viên (SV) và công nhân viên chức (CNVC). 2.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính. Các phương pháp còn lại nhằm mục đích hỗ trợ quá trình nghiên cứu. Các phương pháp này được sử dụng đồng bộ, phối hợp một cách hệ thống trong suốt quá trình nghiên cứu. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Lí luận về giá trị, định hướng giá trị 3.1.1. Giá trị Giá trị là tất cả những cái gì thuộc về vật chất và tinh thần, nảy sinh trong mối quan hệ với nhu cầu của con người mà con người đang mong muốn chiễm lĩnh để thỏa mãn, ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn của họ. 3.1.2. Khái niệm định hướng giá trị Định hướng giá trị là sự định hướng của cá nhân hay của nhóm xã hội đến hệ thống giá trị này hay giá trị khác trên cơ sở hệ thống giá trị đó được nhận thức, hình thành niềm tin và có ý nghĩa và quyết định hành vi lựa chọn của họ. 3.2. Mô hình định hướng giá trị của người Việt Nam hiện nay – mười bảy năm nhìn lại 3.2.1. Định hướng giá trị chung của từng nhóm khách thể nghiên cứu Bên cạnh 20 giá trị được kể đến trong đề tài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Uẩn năm 1995, nhóm chúng tôi thực hiện bảng khảo sát mở về các giá trị hiện đại của con người Việt Nam và đã thu được hai giá trị mới, đó là“hợp tác”, giá trị “giữ gìn môi trường”. Như vậy, đề tài tiến hành nghiên cứu 22 giá trị là: việc làm, giữ gìn môi trường, công lí, học vấn, gia đình, an ninh, hợp tác, tự trọng, chân lí, tự lập, tình yêu, sáng tạo, cái đẹp, cuộc sống giàu sang, địa vị xã hội, niềm tin, nghề nghiệp, sống có mục đích, tình nghĩa, hòa bình, tự do, sức khỏe. 3.2.1.1. Định hướng giá trị chung của người nông dân Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 200 Kết quả khảo sát cho thấy những giá trị được người ND chọn “rất quan trọng” nổi bật là: “sức khoẻ” (100%), “việc làm” (88.2%), “gia đình” (82.4%), “tự do” (79.4%) được phần lớn đối tượng khảo sát cho là rất quan trọng. Về “sức khỏe” là một vấn đề cũng rất quan trọng xếp hạng nhất trong 22 giá trị mà nhóm đưa ra, với người ND, quanh năm suốt tháng phải “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” chủ yếu là công việc tay chân đòi hỏi sức khoẻ phải tốt, chú Hiếu cũng cho biết: “Sức khỏe phải đưa lên hàng đầu, vì có sức khỏe mới có khả năng làm việc được”. Gia đình cũng là một yếu tố rất quan trọng đối với người ND; gia đình hài hòa, hạnh phúc là một nguồi lực, động lực rất mạnh mẽ đối với công việc cũng như trong cuộc sống. “Cái đẹp”, “địa vị xã hội” được phần lớn đối tượng khảo sát cho là không quan trọng. Tại sao như vậy? “Cái đẹp” chỉ là cái vẻ bề ngoài, với người ND thì chỉ cần sự thật thà, chất phác, tình nghĩa ngay trong chính bản thân mỗi người, người xưa thường nói “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” ý muốn chỉ bản chất con người mới là điều cần phải nghĩ tới. Về “địa vị xã hội” và “cuộc sống giàu sang”, ai cũng muốn mình có chỗ đứng trong xã hội, có đủ đầy, sung túc nhưng người ND lại cho đó là không quan trọng. Chú Trần Văn Hai nói rằng: “Người nông dân lam lũ làm ăn, người ta chỉ quan tâm làm sao sản xuất ra được nhiều lúa thóc để phục vụ cho gia đình cũng như xã hội, còn về địa vị trong xã hội thì họ không quan tâm, có cũng được, không có cũng không sao”. Các ý kiến khác cũng mang tính đồng nhất khi cùng có điểm chung ở chỗ, người ND chỉ cần sống tốt với bà con làng xóm để họ luôn yêu quý mình là đủ rồi, địa vị xã hội sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. 3.2.1.2. Định hướng giá trị chung của người kinh doanh Ở NKD, những giá trị quan trọng tiêu biểu là: “sức khoẻ” (88.9%), “gia đình” (83.3%), ‘niềm tin” (72.2%), “việc làm” (69.4%). “Sức khoẻ”: sức khoẻ con người là quan trọng nhất vì khi không có sức khoẻ con người sẽ không làm được việc gì hết, không có sức khoẻ thì những giá trị trên cũng chẳng còn quan trọng. “Gia đình” là giá trị rất quan trọng, là nơi chia sẻ niềm vui nỗi buồn, gia đình là một phần của xã hội, là tổ ấm chứa đựng tình thương yêu không có gì có thể thay thế, là nơi luôn rộng mở đón ta trở về, nâng đỡ ta ngay cả khi ta vấp ngã. Đó là những ý kiến chung của những người được khảo sát. Tiếp theo, “niềm tin” là sức mạnh giúp con người có động lực phấn đấu, là niềm lạc quan sống, lạc quan yêu đời của rất nhiều người được phỏng vấn. Ngoài ra, “việc làm” ổn định giúp họ có thể toàn tâm toàn ý sống ý nghĩa, và có thể chăm sóc cho những người mình yêu thương, có kinh tế đủ để làm những gì mình thích, một người không có việc làm sẽ cảm thấy mình vô dụng, phụ thuộc hay là chật vật về kinh tế. Cũng nhận được nhiều sự quan tâm là các giá trị được nhiều người cho là “không quan trọng”. Đa số những người được phỏng vấn đều cho rằng những giá trị “cuộc sống giàu sang”, “địa vị xã hội”, “cái đẹp” chỉ là vẻ bề ngoài, quan trọng hơn là cái chân thật từ cuộc sống và bản chất của con người, anh Trần Vĩ Lâm nhân viên bán Năm học 2012 - 2013 201 hàng cho rằng “địa vị xã hội” thì không quan trọng vì người xưa thường nói: “làm lớn chết lớn, an phận đủ sống, trời cho thì hưởng”, nếu có cái đẹp, có giàu sang và địa vị thì càng tốt nhưng không có những thứ đó thì con người ta vẫn sống và yêu đời. Những giá trị về vật chất thường dễ mất đi, khó bền vững. 3.2.1.3. Định hướng giá trị chung của sinh viên Nổi bật trong tất cả các giá trị được SV lựa chọn là “gia đình” (92.3%) chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là “sức khoẻ” (87.3%), “niềm tin” và “sống có mục đích” cùng chiếm 70.5%. Tất cả những bạn SV trong 3 trường đại học (Đại học Sư phạm TPHCM, Đại học Bách khoa TPHCM, Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM), đều có sự tương đồng trong việc lựa chọn những giá trị rất quan trọng, những giá trị trên chính là điều kiện tiên quyết, là giá trị tiền đề hàng đầu cho những giá trị khác phát triển. Không có những giá trị trên thì những giá trị sau sẽ không còn ý nghĩa. Những giá trị không được đề cao là “cái đẹp” (16.7%), “cuộc sống giàu sang” (15.4%), “địa vị xã hội” (14.1%), rất nhiều người cho rằng những giá trị trên không quan trọng vì chúng chỉ là vẻ bề ngoài, mang tính hình thức, đẹp, giàu sang, có địa vị chưa chắc làm cho người ta thấy hạnh phúc, những giá trị đó không ổn định và dễ mất đi. Dựa vào hoàn cảnh thực tế thì nhiều SV hiện nay không coi trọng giá trị “tình yêu”, họ nghĩ là mình không có thời gian nhiều dành cho tình yêu, việc học tập và những hoạt động khác đã chiếm gần hết số thời gian họ có trong ngày; hơn nữa, một số SV còn nói rằng họ không hề tin tưởng vào tình yêu trong lúc xã hội đầy những tệ nạn, những cám dỗ, tình yêu có thể bị lừa đảo, bị lợi dụng, tình yêu thiên về vật chất, một số lại có suy nghĩ khi nào có công việc và thu nhập ổn định họ mới nghĩ tới tình yêu. 3.2.1.4. Định hướng giá trị chung của học sinh trung học phổ thông Với tỉ lệ phần trăm lựa chọn rất cao (trên 80%), giá trị “sức khoẻ” (94.4%), “học vấn” (91.7%), “gia đình” (80.6%) đóng một vài trò quan trọng đối với HS THPT hiện nay. Ngoài việc sức khỏe đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân, còn một yếu tố có thể tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn định hướng giá trị này của khách thể khảo sát, đó là phương tiện truyền thông đại chúng. Rõ ràng, hiện nay, vấn đề sức khỏe con người được đề cao và tuyên truyền rộng rãi hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, vì là học sinh cấp ba, dưới áp lực việc học ngày càng nhiều hơn, sức khỏe chính là chủ đề mà cha mẹ, thầy cô thường xuyên nhắc nhở và chính các em cũng ý thức rất rõ vấn đề này. Bên cạnh đó, là HS THPT, thời điểm quyết định việc thi tốt nghiệp và định hướng nghề nghiệp thông qua việc chọn thi trường đại học, giá trị “học vấn” trở nên thiết yếu đối với các em hơn bao giờ hết. Có thể nói rằng, phân tích yếu tố “gia đình” mới thực sự mang lại nhiều thú vị trong việc định hướng giá trị của HS THPT. Gắn bó, sống trong sự yêu thương của cha mẹ, anh chị em trong những năm tháng thơ ấu là những dấu ấn mạnh mẽ, khó phai trong tâm hồn mỗi HS đang chập chững bước vào tuổi trưởng thành này. Các em bắt Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 202 đầu thấu hiểu nhiều hơn những hy sinh của cha mẹ, những tình cảm thiêng liêng có được từ gia đình và biết trân trọng điều đó. Thiết nghĩ, đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng và phần nào phản ánh những tác động hiệu quả từ gia đình, nhà trường và xã hội nhằm hình thành và phát triển những tình cảm cấp cao của con người, qua đó sẽ là những định hướng giá trị cao quý đối với những chủ nhân tương lai của đất nước. Cùng với các giá trị được lựa chọn là “rất quan trọng”, cũng nổi bật những giá trị mà một phần không ít (25% trở lên) đối tượng khảo sát chọn lựa là “không quan trọng”, có thể kể ra như sau: “cuộc sống giàu sang” và “địa vị xã hội” 63.9%, “cái đẹp” 50%, “tình yêu” 33.3%, “tự lập” 25%. Rõ ràng những suy nghĩ của các em là có thể lí giải trên nhiều cơ sở; tuy nhiên, đây cũng là vấn đề đau đáu của nhiều nhà nghiên cứu giáo dục. Bởi lẽ, mặc dù đây chưa phải là lứa tuổi chín muồi của tình yêu nhưng nếu bị ảnh hưởng bởi truyền thông và thực tiễn mà học sinh chưa có nhận thức đúng đắn và thái độ phù hợp về giá trị này thì thực sự là điều đáng lo lắng. Cùng với điều đó, ý thức tự lập cũng cần được quan tâm nhiều hơn, cụ thể là trong học tập, trong sinh hoạt thường nhật để phát huy tính tích cực, năng động, độc lập của học sinh theo xu hướng phát triển mới. Các xu hướng khác như “cuộc sống giàu sang”, “địa vị xã hội”, “cái đẹp” một mặt nói ưu điểm không chạy theo chủ nghĩa thực dụng dẫn đến suy thoái đạo đức, mặt khác cũng cho thấy tư duy chưa đa chiều, còn phiến diện trong cách nhìn nhận của một bộ phận thanh niên ngày nay. 3.2.1.5. Định hướng giá trị chung của công nhân viên chức Nổi bật trong tất cả các giá trị được lựa chọn rất quan trọng là “sức khoẻ” (92.5%), “việc làm” (88.1%), “hoà bình”, “gia đình” cùng chiếm 82.1%. Chúng tôi tiến hành phân tích nguyên nhân để lí giải cho sự lựa chọn này. Tương đối đồng thuận với những nhóm khách thể khảo sát khác, CNVC cũng cho rằng sức khỏe là giá trị được họ định hướng hàng đầu và chiếm tỉ lệ rất cao. Chính sức khỏe là giá trị nền tảng để có được những giá trị khác. Xếp sau đó là giá trị “việc làm” với tỉ lệ phần trăm chọn rất quan trọng là 88.1%. Là những người đã trưởng thành, việc làm có vai trò to lớn trong cuộc sống của CNVC. Nhiều đối tượng khảo sát cho rằng, việc làm vừa là nguồn vật chất nuôi sống họ vừa là niềm vui trong cuộc sống. Trong khi giá trị “gia đình” được đề cao với lí do là điểm tựa, là nơi bình an cho mỗi ngươi thì giá trị “hòa bình” được phần lớn đối tượng khảo sát cho là rất quan trọng bởi hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, nhiều CNVC được khảo sát sinh ra và lớn lên trong thời kỳ chiến tranh cho nên họ rất trân trọng cuộc sống hòa bình, độc lập. Thứ hai, cuộc khảo sát diễn ra trong bối cảnh có sự biến động về vấn đề biển đảo của đất nước, do đó CNVC – một thành phần nhạy cảm với các vấn đề chính trị đặt mối quan tâm về giá trị “hòa bình” lên thứ hạng cao. Xét về các giá trị được lựa chọn là không quan trọng đứng ở thứ hạng cao,có sự tương đồng trong đánh giá của nhóm đối tượng khảo sát này với các nhóm đối tượng khảo sát khác. Năm học 2012 - 2013 203 3.2.2. Định hướng giá trị chung của các nhóm khách thể qua 17 năm nhìn lại 3.2.2.1. So sánh định hướng giá trị chung của con người Việt Nam giữa năm 1995 và 2012 Bảng 1. Bảng so sánh thứ bậc định hướng giá trị chung giữa các nhóm khách thể Bậc Năm 1995 Năm 2012 I(91-100%) II(81-90%) Hòa bình Gia đình Sức khỏe III(71-80%) Tự do Sức khỏe Việc làm Tự do IV(61-70%) Học vấn Việc làm Công lí Niềm tin Trách nhiệm nghề nghiệp Hòa bình V(51-60%) Gia đình An ninh Niềm tin Nghề nghiệp Sống có mục đích Giữ gìn môi trường Học vấn An ninh Sống có mục đích Tình nghĩa VI(41-50%) Tình nghĩa Tự trọng Chân lí Tự lập Tình yêu Sáng tạo Công lí Tự trọng Tự lập VII(31-40%) Chân lí Sáng tạo VIII(21-30%) Hợp tác Tình yêu IX(11-20%) Cái đẹp Giàu sang Địa vị xã hội Cái đẹp Cuộc sống giàu sang Địa vị xã hội X(1-10%) Dựa vào bảng 1, có thể nhận thấy kết quả chung trong việc định hướng giá trị giữa năm 1995 và 2012 có sự ổn định và chuyển biến ở một số giá trị như sau: - Các giá trị tương đối ổn định: “tự do” (bậc III); “an ninh”, “sống có mục đích” (bậc V); “tự trọng”, “công lí” và “tự lập” (bậc VI); “cái đẹp”, cuộc sống giàu sang”, “địa vị xã hội” (bậc IX). Sự giữ vững các định hướng giá trị trên của con người Việt Nam qua 17 năm phản ánh một khía cạnh tích cực. Những giá trị cơ bản, giá trị tinh thần vẫn ở thứ hạng trung bình trở lên và các giá trị về vật chất, về hình thức vẫn ở thứ hạng thấp cho thấy dù xã hội có thay đổi mạnh mẽ thì con người Việt Nam luôn hướng Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 204 đến những nét đẹp cao quý trong nhân cách hơn là “lớp vỏ” hay những thứ thực dụng bề ngoài. Thế nhưng, nói đi thì cũng phải nhìn lại, rõ ràng cách nhìn nhận về “cái đẹp”, “cuộc sống giàu sang” và “địa vị xã hội” vẫn chưa được nhìn nhận một cách thực sự đúng đắn và khai thác theo chiều hướng tích cực. Điều này cũng gián tiếp nói lên khuynh hướng thẫm mĩ và cầu tiến của con người trong thời đại mới với xu thế toàn cầu hóa vẫn còn khá chậm. - Các giá trị tăng bậc: giá trị “gia đình” tăng từ bậc V lên bậc II, “sức khỏe” từ bậc III lên bậc II, “việc làm” từ bậc IV lên bậc III, “niềm tin” và “trách nhiệm nghề nghiệp” từ bậc V lên bậc IV. Nổi bật trong số trên là giá trị “gia đình” vượt 3 bậc, điều này cho thấy trong thời đại càng phát triển, các vấn đề xã hội càng phức tạp, giá trị gia đình không hề mất đi mà ngày càng quan trọng hơn đối với mỗi cá nhân. Xuất phát từ yêu cầu khắt khe của nền kinh tế thị trường và hội nhập, “sức khỏe”, “việc làm”, “niềm tin”, “trách nhiệm” cũng ngày càng được đề cao và có ý nghĩa. - Trong khi các giá trị trên có sự giữ vững hoặc tăng bậc thì các giá trị như “hòa bình”, “học vấn”, “chân lí”, “sáng tạo” và “tình yêu” lại giảm bậc. Chính vì sự tăng bậc của các giá trị chịu ảnh hưởng từ yếu tố hội nhập của nền kinh tế thị trường nên giá trị “hòa bình” tạm thời ít được quan tâm hơn. Bên cạnh đó, đối với thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh như ngày nay, việc tìm kiếm một thông tin nào đó là vô cùng dễ dàng, con người không còn cho “học vấn” đại diện cho tri thức là tất cả như xưa nữa. “Sáng tạo” là một yếu cố vô cùng cần thiết trong cuộc sống hiện nay, vậy mà giá trị này lại tụt hạng. Thiết nghĩ đây là thực trạng chập phát triển và cũng là vấn đề mà các nhà giáo dục cần quan tâm. Ngoài ra, sự giảm bậc các giá trị “chân lí”, và “tình yêu” có thể xem là hệ quả của sự phát triển xã hội ngày nay. - Ngoài sự biến động các giá trị qua 17 năm, các đối tượng khảo sát trong cuộc khảo sát còn đề cập hai giá trị mới. Đó là “hợp tác” (bậc VIII) và “giữ gìn môi trường” (bậc V). Sự xuất hiện của giá trị “hợp tác” và “giữ gìn môi trường” cho thấy đây chính là yêu cầu mới của xã hội mà con người Việt Nam rất quan tâm. 3.2.2.2. Sự khác biệt về định hướng giá trị chung của học sinh trung học phổ thông Ngoài sự biến động của các giá trị tương ứng với kết quả chung của con người Việt Nam, kết quả khảo sát ở HS THPT có những nét khác biệt rất đặc trưng cho đặc điểm của nhóm khách thể khảo sát của mình, thể hiện ở việc tăng thứ hạng ở các giá trị như “sống có “mục đích”, “sáng tạo”, “địa vị xã hội”, “cuộc sống giàu sang” và “cái đẹp”. Điều này phản ánh tính chất quan trọng của những giá trị này trong cuộc sống của HS THPT, dự báo sức sống, tích cực, năng động, đột phá của giới trẻ ngày nay. 3.2.2.3. Sự khác biệt về định hướng giá trị chung của sinh viên Ngoài sự tăng hạng của các giá trị như kết quả chung, ở SV còn có sự tăng hạng ở các giá trị khác như: “sống có mục đích”, “tự do”, “tình nghĩa”, “an ninh”, “cuộc sống giàu sang”. Trong các giá trị đó, sự tương ứng về lựa chọn “sống có mục đích” và Năm học 2012 - 2013 205 “cuộc sống giàu sang” cao cũng cho sự lí giải tương tự như HS THPT. Bên cạnh đó, giá trị “tự do”, “tình nghĩa”, “an ninh” cũng phản ánh sự nhìn nhận đa chiều và nhạy cảm trong định hướng giá trị ở SV. Cùng với điều này, một giá trị có sự tụt bậc so với kết quả chung năm 2012 là “cái đẹp”. Đáng lẽ ra đây phải là giá trị được SV ngày càng đánh giá cao. Các giá trị không có sự thay đổi thứ bậc khi so sánh giữa kết quả năm 2012 và năm 1995 là “trách nhiệm”, “tự trọng”, “tự lập”, “công lí”, “địa vị xã hội”. Với hai giá trị mới là “giữ gìn môi trường” và “hợp tác” cũng có sự tương đồng trong lựa chọn giữa SV với kết quả chung. Tuy nhiên, phần trăm SV cho rằng “giữ gìn môi trường” là rất quan trọng thấp hơn so với kết quả chung. Đây là kết quả đáng buồn, thể hiện ý thức vì môi trường, cộng đồng của SV còn chưa cao. 3.2.2.4. Sự khác biệt về định hướng giá trị chung của công nhân viên chức Trong số các giá trị tăng bậc từ năm 1995 đến năm 2012, có hai giá tr
Tài liệu liên quan