1. Mở đầu
Bình Định là một trong 5 tỉnh thuộc địa bàn vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ)
miền Trung. Với vị trí địa lí khá thuận lợi so với các địa phương khác trong vùng -
Bình Định là cửa ngõ phía Đông, hướng biển của hành lang kinh tế đường 19 - có
sự liên kết chặt chẽ với các tỉnh Bắc Tây Nguyên, các nước Tiểu vùng sông Mekong
mở rộng, đặc biệt với Lào và Campuchia ở khu vực ngã ba Đông Dương và kể cả
vùng phía Tây rộng lớn. Dựa trên cơ sở các lí thuyết phát triển không gian, các chỉ
tiêu giá trị phản ánh sự phát triển và phân bố, sự phân hóa khá rõ nét về nguồn lực
tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực cùng với sự phân bố các hình thức
tổ chức lãnh thổ kinh tế (TCLTKT) mang tính đặc thù của lãnh thổ, TCLTKT
tỉnh Bình Định đã được xác định theo 3 tiểu vùng: Tiểu vùng phía nam, Tiểu vùng
Duyên hải phía Đông và Tiểu vùng Trung du, miền núi phía Tây. Tuy nhiên, thực
trạng TCLTKT tỉnh Bình Định vẫn còn một số bất cập. Chưa nhận thấy được vai
trò, vị trí cũng như mối liên kết giữa Bình Định với các địa phương khác trong
vùng KTTĐ miền Trung và vùng kinh tế lân cận (Tây Nguyên) dưới góc nhìn của
TCLTKT; Một số nhân tố mới sẽ có tác động đến TCLTKT của tỉnh một cách hợp
lí hơn. Đồng thời, cần phải tiến hành xem xét bối cảnh quốc tế và khu vực cũng
như bối cảnh trong nước có tác động trực tiếp đến nền kinh tế của địa phương trong
thời gian tới.
13 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 46 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định hướng và giải pháp về tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci. Science., 2010, Vol. 55, No. 7, pp. 115-127
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC
LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Hoàng Quý Châu
Trường Đại học Quy Nhơn
1. Mở đầu
Bình Định là một trong 5 tỉnh thuộc địa bàn vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ)
miền Trung. Với vị trí địa lí khá thuận lợi so với các địa phương khác trong vùng -
Bình Định là cửa ngõ phía Đông, hướng biển của hành lang kinh tế đường 19 - có
sự liên kết chặt chẽ với các tỉnh Bắc Tây Nguyên, các nước Tiểu vùng sông Mekong
mở rộng, đặc biệt với Lào và Campuchia ở khu vực ngã ba Đông Dương và kể cả
vùng phía Tây rộng lớn. Dựa trên cơ sở các lí thuyết phát triển không gian, các chỉ
tiêu giá trị phản ánh sự phát triển và phân bố, sự phân hóa khá rõ nét về nguồn lực
tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực cùng với sự phân bố các hình thức
tổ chức lãnh thổ kinh tế (TCLTKT) mang tính đặc thù của lãnh thổ, TCLTKT
tỉnh Bình Định đã được xác định theo 3 tiểu vùng: Tiểu vùng phía nam, Tiểu vùng
Duyên hải phía Đông và Tiểu vùng Trung du, miền núi phía Tây. Tuy nhiên, thực
trạng TCLTKT tỉnh Bình Định vẫn còn một số bất cập. Chưa nhận thấy được vai
trò, vị trí cũng như mối liên kết giữa Bình Định với các địa phương khác trong
vùng KTTĐ miền Trung và vùng kinh tế lân cận (Tây Nguyên) dưới góc nhìn của
TCLTKT; Một số nhân tố mới sẽ có tác động đến TCLTKT của tỉnh một cách hợp
lí hơn. Đồng thời, cần phải tiến hành xem xét bối cảnh quốc tế và khu vực cũng
như bối cảnh trong nước có tác động trực tiếp đến nền kinh tế của địa phương trong
thời gian tới.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Cơ sở xác định TCLTKT tỉnh Bình Định trong thời gian
tới
Việc xác định TCLTKT tỉnh Bình Định trong thời gian tới cần dựa vào cơ sở
sau đây:
115
Hoàng Quý Châu
- Phát triển Tam giác 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia thông qua khả
năng hợp tác, đầu tư, phát triển giao thông, thương mại và tham gia vào sự phân
công lao động quốc tế của tỉnh Bình Định.
Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia là một tam giác phát triển
nằm ở khu vực ngã ba biên giới của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Trong
đó, khu vực biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia bao gồm lãnh thổ của 4
tỉnh: Kon Tum và Gia Lai (Việt Nam), Attapu (Lào) và Ratanakiri (Campuchia).
Phạm vi khu vực này có nhiều điểm tương đồng về các yếu tố tự nhiên, kinh tế và
xã hội. Những tiềm năng về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên rừng và nhiều đặc
điểm xã hội có thể bổ sung, hỗ trợ và liên kết cùng nhau phát triển về các lĩnh vực
kinh tế và dịch vụ thông qua các hành lang kinh tế (HLKT) dọc theo các trục quốc
lộ 1A, quốc lộ 14, quốc lộ 19... đặc biệt là trục đường 19 - nối toàn bộ khu vực này
với các cửa khẩu quốc tế Đức Cơ, Bờ Y ra cảng biển Qui Nhơn.
Với lợi thế của mình, hành lang đường 19 là một trục hành lang quan trọng
trong việc tạo lối ra cho các sản phẩm hàng hoá của khu vực biên giới ba nước
Việt Nam - Lào - Campuchia, tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và giao lưu thông
thương với quốc tế của một khu vực đang được coi là chậm phát triển này. Việc
phát triển kinh tế tỉnh Bình Định và hành lang ven biển với cửa ra cảng Quy Nhơn
đã đặt ra yêu cầu phát triển và hình thành một khu vực hấp dẫn trong thế liên kết
HLKT đường 19 với hành lang ven biển.
- Phát triển kinh tế - xã hội Dải ven biển miền Trung theo Chiến lược biển
Việt Nam.
Được hình thành trên tiềm năng kinh tế biển, Dải ven biển miền Trung đang
ngày càng có tác động lớn đến sự phát triển của miền Trung, Tây Nguyên và cả
nước, trở thành đối tác quan trọng đối với sự phát triển của Tiểu vùng sông Mekong,
đồng thời đang trở thành một trục kinh tế biển hùng mạnh của Việt Nam. Kinh tế
biển là lĩnh vực hết sức rộng lớn bao trùm trên nhiều mặt như: giao lưu thương mại,
đầu tư kinh tế kỹ thuật, hình thành các khu kinh tế, các chuỗi đô thị, hệ thống cảng
biển, hệ thống dịch vụ, du lịch, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công trình an
ninh quốc phòng, hệ thống công trình biển và thềm lục địa, khai thác khoáng sản,
dầu khí, công nghiệp khai thác và chế biến hải sản. . . Biển ở khu vực miền Trung
còn có ảnh hưởng lớn đến khí hậu và mùa màng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và
nhiều lĩnh vực khác. Sự hình thành các lĩnh vực kinh tế biển sẽ tác động đến các
lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, dịch vụ, tài chính, ngân hàng. . . và dẫn đến sự biến
đổi to lớn về mặt đời sống xã hội của người dân trong vùng, đặc biệt hạn chế được
hiện tượng “chảy máu chất xám”.
116
Định hướng và giải pháp về tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định
Riêng vùng ven biển và biển Bình Định có ý nghĩa chiến lược về kinh tế, an
ninh, quốc phòng, có nhiều tiềm năng có thể khai thác để đẩy nhanh nhịp độ phát
triển kinh tế của tỉnh. Cụ thể là tập trung phát triển nuôi trồng, đánh bắt hải sản
xa bờ và chế biến thuỷ sản; phát triển dịch vụ cảng biển và du lịch, công nghiệp chế
xuất; bảo vệ nguồn lợi thuỷ hải sản và môi trường sinh thái.
- Mục tiêu chiến lược của cả nước đối với sự hình thành 3 vùng KTTĐ, tạo
thành 3 cực kinh tế phát triển của quốc gia. Từ đó, khẳng định vị trí, vai trò của
tỉnh Bình Định đối với sự phát triển của vùng KTTĐ miền Trung.
Vùng KTTĐ miền Trung là tên gọi của khu vực kinh tế động lực tại miền
Trung Việt Nam, bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên Huế, thành phố Đà
Nẵng (hạt nhân), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Đây là vùng KTTĐ lớn
thứ 3 ở Việt Nam. So với hai vùng KTTĐ còn lại, vùng kinh tế này yếu kém hơn
về mặt hạ tầng và nhân lực nhưng lại có tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển,
phát triển du lịch nghỉ dưỡng (chiếm phần lớn các dự án khu nghỉ mát biển của cả
nước) và di sản thế giới (chiếm phần lớn các di sản thế giới tại Việt Nam).
Vùng KTTĐ miền Trung với diện tích 27884 km2, dân số khoảng 6074,5 nghìn
người (năm 2008) với chuỗi đô thị đang phát triển nằm trải dài trên 558km bờ biển
đó là Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và các khu kinh tế
lớn như: Chân Mây, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội. Vùng KTTĐ miền Trung còn
có trục hạ tầng lớn của cả nước: đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt
xuyên Việt, đường tải điện 500 kv, đường cáp quang và vi ba xuyên quốc gia, là
khu vực có 13 trường đại học, 4 di sản văn hóa thế giới. Đặc biệt, vùng KTTĐ miền
Trung có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa và
an ninh quốc phòng. Là mặt tiền của cả nước, tiểu vùng sông Mekong và Châu Á
- Thái Bình Dương. Từ đây, có thể nối với các nước Lào, Thái Lan, Campuchia,
Myanmar và xa hơn nữa là các nước Nam Á và Tây Nam Trung Quốc qua các trục
HLKT Đông - Tây, đường 9, đường 14, đường 24, đường 19. Đi ra thế giới bằng hệ
thống các cảng biển nước sâu: Chân Mây, Tiên Sa, Kỳ Hà, Dung Quất, Nhơn Hội
và hệ thống các cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Phú Bài, cảng hàng không nội
địa Chu Lai, Phù Cát.
Trải qua hơn một thập kỷ hình thành vùng KTTĐ miền Trung, sự phát triển
kinh tế, xã hội của từng địa phương trong vùng đã khẳng định dần thế mạnh và khả
năng liên kết với các địa phương khác. Nhìn vào thế mạnh của từng địa phương có
thể thấy không hoàn toàn giống nhau mà có sự khác biệt mang tính đặc thù. Theo
đó, sự liên kết của các tỉnh trong vùng KTTĐ miền Trung là rất rõ nét và hoàn
toàn thực hiện được.
117
Hoàng Quý Châu
Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định
Bình Định trong tổng thể vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:
Năm 2000, Bình Định là địa phương thứ 5 được Chính phủ phê duyệt đưa vào
vùng KTTĐ miền Trung, là cơ hội cho Bình Định được chú trọng đầu tư phát triển
118
Định hướng và giải pháp về tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định
KT- XH. Trong đó, Bình Định chiếm khoảng 21,6% diện tích và 24,5% dân số (năm
2008) của vùng. Là tỉnh phía Nam của vùng KTTĐ miền Trung, là đầu mối phía
Đông của hành lang quốc lộ 19, do đó sự phát triển của Bình Định sẽ góp phần thúc
đẩy sự phát triển kinh tế của vùng nói riêng và kinh tế cả nước nói chung.
Bảng 1. Các chỉ tiêu của Bình Định
so với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung năm 2008
Đối tượng Vùng KT-TĐMT
Bình
Định
Tỉ trọng so với
vùng KTTĐMT
(%)
1. Dân số trung bình (Nghìn
người) 6074,5 1485,6 24,5
2. GDP tính theo giá thực tế
(Tỉ đồng) 84621,0 19336,4 22,9
3. GDP bình quân đầu người
(Triệu đồng) 13,9 13,0 93,5
4.Giá trị sản xuất nông, lâm,
thủy sản (Tỉ đồng) (tính theo
giá cố định năm 1994)
11632,0 4248,0 36,5
5. Giá trị sản xuất công nghiệp
(Tỉ đồng) (tính theo giá cố định
năm 1994)
30371,0 5565,0 18,3
6. Kim ngạch xuất khẩu (Triệu
USD) 1417,0 437,0 30,8
7. KNXK bình quân đầu người
(USD) 233,0 294,0 126,2
8. Cơ cấu kinh tế (% ) 100 100 -
- Nông, lâm, thủy sản 22,1 37,0 -
- CN&XD 39,7 27,1 -
- Dịch vụ 38,2 35,9 -
So với vùng KTTĐ miền Trung, Bình Định là tỉnh có số dân khá đông. GDP
và GDP bình quân theo đầu người đạt ở mức trung bình của vùng. Trong cơ cấu
kinh tế, ngành sản xuất nông, lâm, thủy sản vẫn chiếm ưu thế. Kim ngạch xuất
khẩu đạt giá trị khá cao. Tuy là tỉnh mới gia nhập song vị thế và xuất phát điểm
của Bình Định không thua kém các tỉnh khác và khả năng trong tương lai với những
phương hướng phát triển đúng, Bình Định sẽ có đóng góp nhiều cho phát triển của
vùng kinh tế trọng điểm này.
- Chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh Bình Định đến năm 2015 và tầm nhìn
đến năm 2020.
119
Hoàng Quý Châu
- Về phát triển kinh tế.
Bảng 2. Mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân hàng năm
Đối tượng Giai đoạn2011 - 2015
Giai đoạn
2016 - 2020
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm (%) 15,0 16,5
Tốc độ tăng trưởng GTSXCN bình quân hàng năm (%) 24,4 24,0
Tốc độ tăng trưởng GTSXNN bình quân hàng năm (%) 5,0 3,7
Bảng 3. Các chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Bình Định năm 2015, 2020
Đối tượng Đơn vị tính 2015 2020
Cơ cấu kinh tế % 100 100
+ KV I % 22,0 16,0
+ KV II % 40,0 43,0
+ KV III % 38,0 41,0
Cơ cấu lao động % 100 100
+ KV I % 52,0 40,0
+ KV II % 25,0 31,0
+ KV III % 23,0 29,0
GDP bình quân đầu người USD 2200 4000
Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 750 1400
Kim ngạch nhập khẩu Triệu USD 1200 1000
Tỉ lệ đô thị hóa % 45,0 52,0
Nhìn chung, về tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm cả tỉnh giai
đoạn 2011-2020 sẽ tăng dần, từ 15-16,5%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng GTSXCN
bình quân hàng năm khá cao, trên 24%, ngược lại tốc độ tăng trưởng GTSXNN
bình quân hàng năm rất thấp, có xu hướng giảm; Về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao
động của tỉnh có xu hướng giảm dần tỉ trọng trong khu vực I và tăng dần tỉ trọng
trong khu vực II và III; Về GDP bình quân đầu người của tỉnh Bình Định dự kiến
năm 2020 gấp 4,4 lần năm 2010; Về giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh cũng sẽ
gia tăng qua các năm 2015 và 2020; Về tỉ lệ đô thị hóa: Với quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh khu vực công nghiệp và dịch vụ, quá trình
đô thị hoá của của Bình Định từ năm 2011 đến năm 2020 sẽ diễn ra rất nhanh. Tỷ
lệ đô thị hóa sẽ nâng từ 45% năm 2015 lên 52% vào năm 2020.
- Về phát triển kết cấu hạ tầng.
Trọng tâm xây dựng kết cấu hạ tầng của tỉnh Bình Định trong thời gian tới
là đầu tư cho giao thông, cảng biển, đô thị, KKT Nhơn Hội và thủy lợi để tạo bước
đột phá về phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ cảng biển và đón
120
Định hướng và giải pháp về tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định
trước nhu cầu phát triển của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
trên HLKT Đông - Tây.
2.2. Định hướng về TCLTKT tỉnh Bình Định
a. Định hướng chung.
Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Bình Định đến năm 2015 và tầm
nhìn đến năm 2020 đã xác định các quan điểm chung phát triển như sau [4]:
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Bình Định giai đoạn 2015 -
2020 phải phù hợp với Chiến lược phát triển KT - XH chung của cả nước, với vùng
kinh tế Duyên hải Nam Trung bộ và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với vùng KTTĐ
miền Trung gắn với HLKT Đông - Tây, với các tỉnh Tây nguyên, các tỉnh Nam Lào,
Đông Bắc Campuchia và Thái Lan.
- Khai thác tối đa có hiệu quả nguồn nội lực và bằng mọi cách thu hút các
nguồn lực từ bên ngoài nhằm khai thác tốt các lợi thế của tỉnh, tăng sức cạnh tranh
của nền kinh tế, khai thác thế mạnh của KKT Nhơn Hội làm động lực phát triển.
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng công nghiệp và
dịch vụ. Tập trung phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, tạo ra sản phẩm hàng hóa, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
và xuất khẩu. Ưu tiên phát triển du lịch và dịch vụ, công nghiệp sử dụng nguyên
liệu địa phương và mở rộng công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu từ bên ngoài
tỉnh.
- Đầu tư có trọng điểm vào một số địa bàn động lực như xây dựng Quy Nhơn
thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng của cả nước và khu vực; KKT Nhơn Hội thành
trung tâm công nghiệp chế biến hải sản, cơ khí, chế tạo điện tử. . . và cảng biển; các
đô thị, vùng sản xuất hàng hoá dọc quốc lộ 1A gắn với hai cực Đà Nẵng và Nha
Trang, dọc quốc lộ 19 gắn với các tỉnh Bắc Tây Nguyên.
- Phát triển KT-XH gắn với phát huy yếu tố con người, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, xây dựng và củng cố quốc
phòng, an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh, giữ vững trật
tự an toàn xã hội.
b. Định hướng cụ thể.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu thực trạng TCLTKT, các quan điểm chung phát
triển KT-XH tỉnh Bình Định đến năm 2020 đồng thời dựa vào bối cảnh trong nước
và khu vực, định hướng TCLTKT tỉnh Bình Định có thể được phân chia thành 3
tiểu vùng (Tiểu vùng phía Nam, Tiểu vùng Duyên hải phía Đông và Tiểu vùng
Trung du, miền núi phía Tây) với các ngành kinh tế, cực kinh tế ở mỗi tiểu vùng có
sự định hướng cụ thể và rõ ràng.
121
Hoàng Quý Châu
* Tiểu vùng phía Nam: Vùng “ Dọc Quốc lộ 19 và thành phố Quy Nhơn” bao
gồm các huyện: Tây Sơn, An Nhơn, Vân Canh, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn
Đây là vùng kinh tế động lực của tỉnh Bình Định - có ý nghĩa chiến lược về
kinh tế, quốc phòng và an ninh, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Bao gồm
một phần vùng biển và ven biển cùng với HLKT đường 19. Vùng này sẽ có mức tăng
trưởng kinh tế cao nhất trong tỉnh, do vậy cần đầu tư phát triển ổn định và bền
vững để kéo theo sự phát triển kinh tế chung của cả tỉnh; cần phải đổi mới cơ cấu
kinh tế của vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nhanh tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế.
+ Các ngành kinh tế:
Công nghiệp và du lịch là các ngành kinh tế mang tính chất thế mạnh của
tiểu vùng:
- Công nghiệp: Các KCN sẽ hoạt động: Nhơn Hội, Nhơn Hòa; KCN sẽ xây
dựng: Bình Nghi (Tây Sơn); CCN sẽ hoạt động: Phước An, Phú An, Nhơn Phú;
CCN sẽ xây dựng: CCN sạch TT Bình Định, CCN trung tâm TT Bình Định, Suối
Con Cò, Nhơn Phong, Tây Giang, Trường Định, Cầu Nước Xanh, Phong Tấn, Canh
Vinh, thị trấn Vân Canh.
- Du lịch: Các cụm, tuyến du lịch sẽ phát triển: Cụm du lịch Quy Nhơn và
phụ cận, Cụm du lịch Tây Sơn - An Nhơn và phụ cận; Tuyến ven biển từ Sông Cầu
- Quy Nhơn - Đề Gi - Tam Quan (gắn với Tiểu vùng Duyên hải phía Đông), Tuyến
dọc quốc lộ 19 và Đông Trường Sơn từ Quy Nhơn - An Nhơn - Tây Sơn - Vĩnh
Thạnh và Đông Trường Sơn (gắn với Tiểu vùng Trung du, miền núi phía Tây) [5].
+ Cực kinh tế:
Thế mạnh của tiểu vùng này là xây dựng KKT Nhơn Hội trở thành trọng
điểm đột phá trong phát triển KT-XH tỉnh và của vùng KTTĐ miền Trung; Phát
triển tổng hợp kinh tế biển: cảng biển, du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng kết hợp du lịch
văn hóa - tâm linh; Phát triển vùng trên cơ sở gắn kết giữa Thành phố Quy Nhơn
với thị trấn Bình Định và khu kinh tế tổng hợp Nhơn Hội.
- Khu kinh tế Nhơn Hội: Là cực kinh tế trọng điểm của tiểu vùng. Với vị trí
thuận lợi của bán đảo Phương Mai và khả năng đầu tư cơ sở hạ tầng đầu mối: hệ
thống đường bộ và cầu nối quốc lộ 1A, quốc lộ 19 với bán đảo Phương Mai và đặc
biệt lại dễ dàng ngay từ đầu tranh thủ được những lợi thế có sẵn từ địa bàn cận kề
là thành phố Quy Nhơn. Đây được xem là những yếu tố quan trọng để xây dựng,
phát triển thành KKT có tầm quan trọng và có ý nghĩa trong phát triển KT-XH
vùng KKTĐ miền Trung và cả nước. Dải hành lang kinh tế Chu Lai - Dung Quất
- Nhơn Hội phát triển sẽ gắn kết với thành phố Huế - Đà Nẵng ở phía Bắc và Văn
Phong - Nha Trang - Cam Ranh ở phía Nam và gắn với các tỉnh Tây Nguyên theo
các trục Đông - Tây tạo thế chiến lược mới thúc đẩy kinh tế vùng miền Trung phát
122
Định hướng và giải pháp về tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định
triển và từng bước rút ngắn khoảng cách so với hai đầu của đất nước [3].
- Thành phố Quy Nhơn (kể cả phần mở rộng gồm cả thị trấn Diêu Trì) sẽ là
thành phố loại I có các chức năng sau: Là trung tâm kinh tế biển của vùng ven biển
miền Trung, đón đầu công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
có vai trò là một cực phát triển có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên; Là một trong ba trung tâm kinh tế, văn hóa,
xã hội, sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao dịch quốc tế và du lịch của
vùng; Là một trung tâm tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông phát triển mang
tính chất khu vực; Một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo, trung tâm khoa
học và công nghệ của miền Trung; Là một thành phố giữ vị trí trung tâm then chốt
về an ninh, quốc phòng khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước [6].
- Thị xã Bình Định (bao gồm thị trấn Bình Định và Đập Đá) - đầu mối của
quốc lộ 1A và quốc lộ 19 cùng với thị xã Phú Phong - trung tâm du lịch, công nghiệp
- đầu mối phía Tây của Bình Định (theo hành lang đường 19) sẽ cùng với Quy Nhơn
và khu đô thị Nhơn Hội tạo thành những trung tâm phát triển theo hướng liên kết
nội vùng và ngoại vùng của Bình Định.
- Khu đô thị mới Nhơn hội được quy hoạch không gian kiến trúc hiện đại theo
tiêu chuẩn đô thị loại II. Chức năng của Nhơn Hội là đô thị của tỉnh Bình Định gắn
với các khu phi thuế quan và thuế quan của Khu kinh tế Nhơn Hội.
- Các đô thị khác của tiểu vùng: loại V: thị trấn Tuy Phước, Gò Bồi, Bà Gi
(Tuy Phước), thị trấn Nhơn Tân, An Thái (An Nhơn), thị trấn Đồng Phó, Tây Bình
(Tây Sơn), thị trấn Vân Canh.
* Tiểu vùng Duyên hải phía Đông: Vùng “Đồng bằng ven biển và ven Quốc lộ
1A” bao gồm các huyện: Hoài Nhơn, Phù Mỹ và Phù Cát
Đây là vùng đồng bằng có nhiều tiềm năng về lao động, kết cấu hạ tầng đã
có bước phát triển đáng kể.
+ Các ngành kinh tế:
- Nông nghiệp: Thế mạnh của tiểu vùng này là tập trung thâm canh cây lương
thực, rau quả, chăn nuôi gia súc nhỏ, đánh bắt thủy hải sản (chú trọng đánh bắt
xa bờ), nuôi trồng thủy hải sản ven biển; Phát triển hệ thống thủy lợi, đảm bảo
đến năm 2020 chủ động nước tưới cho diện tích trồng cây lương thực và cây công
nghiệp hàng năm. Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, vùng sản xuất hàng
hóa, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tại chỗ.
- Công nghiệp: Hình thành các cơ sở công nghiệp chế biến quy mô vừa và
nhỏ với hàm lượng công nghệ cao. Đặc biệt chế biến nông sản gắn với vùng nguyên
liệu, chế biến thủy hải sản, dịch vụ nghề cá kết hợp dịch vụ vận tải biển; Khai thác
sa khoáng (ti tan); Phát triển làng nghề, đưa công nghiệp và TTCN về nông thôn
nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn.
123
Hoàng Quý Châu
Các KCN sẽ hoạt động: Cát Khánh, Hòa hội, Bồng Sơn; CCN sẽ hoạt động:
Gò Mít, Bình Dương; CCN sẽ xây dựng: Tam Quan, Hoài Châu, Hoài Tân, Hoài
Đức, Gò Mang, Diêm Tiêu.
- Du lịch: Các cụm, tuyến du lịch sẽ phát triển: Cụm du lịch Hoài Nhơn và
phụ cận, trung tâm du lịch Bồng Sơn; Tuyến du lịch dọc Quốc lộ 1A kéo dài theo
chiều dài của tỉnh, giáp với Quảng Ngãi ở phía Bắc và Phú Yên ở phía Nam.
+ Cực kinh tế:
Theo hành lang quốc lộ 1A, thị trấn Bồng Sơn sẽ được nâng cấp thành thị xã
- trở thành một cực phát triển mạnh ở phía Bắc của tỉnh. Thị xã Cát Tiến (Phù
Cát) sẽ trở thành trung tâm du lịch ven biển gắn kết với tuyến du lịch Phương Mai
- Núi Bà (Quy Nhơn - Phù Cát). Các đô thị khác của tiểu vùng: Đô thị loại V: thị
trấn Tam Quan (Hoài Nhơn), thị trấn Phù Mỹ, Bình Dương, Chợ Gồm, Mỹ Chánh
(Phù Mỹ), thị trấn Ngô Mây, Cát Khánh (Phù Cát).
* Tiểu vùng Trung du và miề