Nói đến văn hóa cổ-truyền Việt-Nam, người ta không thể
không nói đến ngôi Ðình-Làng. Ðình xuất hiện từ ngàn xưa
và trước đây đã có mặt tại khắp làng xã Việt-Nam. Có làng
có tới ba ngôi Ðình.
Ðình do đó là hình ảnh quê-hương, là tượng trưng cho nếp
sống đặc-thù của xã-hội Việt-Nam: một xã hội được tổ chức
gồm những đơn vị hành chánh gần như tự trị nằm trong một
quốc-gia.
44 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đình làng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đình làng Việt Nam
Nói đến văn hóa cổ-truyền Việt-Nam, người ta không thể
không nói đến ngôi Ðình-Làng. Ðình xuất hiện từ ngàn xưa
và trước đây đã có mặt tại khắp làng xã Việt-Nam. Có làng
có tới ba ngôi Ðình.
Ðình do đó là hình ảnh quê-hương, là tượng trưng cho nếp
sống đặc-thù của xã-hội Việt-Nam: một xã hội được tổ chức
gồm những đơn vị hành chánh gần như tự trị nằm trong một
quốc-gia. Ðó là những làng xã tự cai trị, khu xử với nhau
theo luật lệ riêng, phong tục tập quán riêng biệt.
Ðình cũng tiêu biểu cho nét độc đáo của kiến-trúc và điêu-
khắc Việt-Nam; dân làng thường tự hào, hãnh diện khi có
một ngôi Ðình nguy nga, cổ kính, chạm trổ công phu, hoặc
khi Ðình đã được chọn đúng ở nơi đắc địa, hướng Ðình đẹp
khiến cho dân làng học hành phát đạt, làm ăn thịnh vượng v.
v...
Ðình cũng là nơi thờ phụng thành hoàng, đấng linh thần chủ
tọa cho cuộc sống cộng-đồng và phù trợ cho dân làng được
an cư lạc nghiệp, tránh được tật dịch, hung khí, tai họa.
Ðây cũng là trung tâm văn hóa, nơi tổ chức những cuộc vui
chung vào dịp hội hè, đình đám cho cả làng, nên bóng nữ:
''.. Qua Ðình ghé nón trông Ðình,
Ðình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu!..''
Nguyên lai
Trước khi xét đến nguyên lai và tiến trình lịch-sử của ngôi
Ðình, ta cũng nên nêu lên mấy câu hỏi:
- Những dân tộc nào có Ðình? Ðình của họ khác nhau như
thế nào?
- Tại sao những ngôi Ðình cổ ở nước ta như Ðình Bảng, Ðình
Chu Quyến, lại có kiểu kiến trúc rất xa lạ với kiến trúc của
Ðình Trung-Hoa?
- Tại sao tòa nhà cộng đồng ( Ðình Làng ), cùng ngôi đền
miếu thờ thành hoàng lại gọi là Ðình?
- Ðình nước ta có giống hay khác nhau giữa các địa phương?
Và theo thời gian có những biến chuyển gì?
Trước đây có những học giả của trường Viễn Ðông Bác Cổ
như : Gouloubew Bezacier suy đoán rằng '' Nguồn gốc Ðình
Việt-Nam là các nhà sàn của nền văn hóa Ðông-Sơn, được
khắc trên mặt trống đồng. Những nhà sàn này có thể coi như
không khác chi '' những nhà Làng '' mà các sắc dân thuộc
nhóm Indonesia và Mã-Lai đến hội họp hay mở các phiên tòa
phong tục.
Bezacier và học giả Nguyễn văn Huyên lại cũng đã từng so
sánh Ðình Việt-Nam với các nhà rông của các đồng bào thiểu
số như Katu và Mnông trên cao-nguyên.
Nhà tụ bạ là căn nhà công cộng của mọi làng Mường, cũng
có chức năng tương tự, không cho phụ nữ đến, nhưng nam nữ
thanh niên lại có thể đến đây tình tự.
Ngoài ra ở Lào cũng có nhà Bana '' công dân '' để mỗi tháng
họp việc làng. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần phải khảo sát từ
ngữ '' Ðình '' xuất phát từ Trung-Hoa để hiểu rõ thêm về Ðình
Việt-Nam.
Ðình Trung-Hoa
Từ ngữ Ðình:
Theo ngữ nguyên trong Trung Văn Ðại Tự Ðiển, Ðình
là nơi người ta dừng lại tụ tập.
Theo sách Thuyết Văn, Ðình là chổ cư dân tới yên ổn.
Theo học giả Nhân Sư Cổ, Ðình là quán cho hành
khách dừng bước nghỉ ngơi.
Theo Hán Thư, thời Tần Hán, cứ mười dặm ( lý ) có
một Ðình, mười Ðình có một làng. Mỗi Ðình có một đình
trưởng. Hán Cao Tổ đã từng làm đình trưởng trên bờ sông Tứ
tỉnh Sơn-Ðông.
Trong ngôn ngữ có:
Ðình hạ: dừng lại nơi trạm. Chức quan đời Tấn
Ðình thượng: ở trên Ðình
Ðình trung: ở giữa Ðình
Ðình trưởng: chức quan nhỏ ở một địa phương, có
nhiệm vụ giữ an ninh trong mười dặm.
Ðình tạ: nhà mát
Ðình vũ: lâu đài ...
Ðời Tống, Ðình còn có nghĩa là công bình, chính đáng,
là nơi xử án ( tụng đình ).
Công dụng khởi đầu:
Ngày xưa ở Trung-Hoa cũng như ở Việt-Nam cùng các nước
Á-Ðông, cách vận tải còn thô sơ, muốn đi từ nơi này sang nơi
khác, trước hết người ta đi bộ, rồi đi cáng, đi võng, đi kiệu do
mấy người khiêng hoặc đi ngựa, đi xe do một người đẩy.
Cách vận chuyển đã phiền phức, khó nhọc, đường xá lại gập
gềnh khó đi. Trong xứ đầy núi rừng hiểm trở nên cuộc hành
trình nào cũng mất gấp mười gấp trăm lần thì giờ so với ngày
nay và người ta thường phải ngủ đỗ lại dọc đường. Dọc
đường trời tối mà không gặp thôn cư, làng mạc nào thì dù là
thiên tử cũng vẫn bị dãi tuyết dầm sương. Do đó vua sai lập ở
bên các con đường chính ( gọi là quan lộ hay đường cái quan
), những cái quán trú chân, phòng khi vua quan đi tuần du,
giữa đường trời tối. Việc lập quán dọc đường đó có định lệ
hẳn hoi. Cứ năm dặm gọi là đoản đình, lập một quán nhỏ;
mười dặm gọi là trường đình, lập một quán to.
Các quán ( Ðình ) này hầu hết đều kiến thiết chắc chắn,
tường gạch, mái ngói và làm theo một kiểu giống nhau. Kiểu
này do vua quan bắt phải làm theo hình vuông, nóc có bốn
mái. Làm xong, các Ðình đó nếu cứ bỏ hoang ở dọc đường,
không tông nom, quét tước và sửa chửa, giữ gìn thì chẳng
mấy chốc sẽ thành nơi trú ẩn của giặc cướp, nơi hẹn hò của
rêu cỏ, bẩn thỉu và là cái mồi của thời tiết và thời gian. Vì
thế, người ta phải đặt ra một chức, chọn giao cho một người
dân sở tại để trông nom. Chức ấy gọi là đình trưởng. Tuy
phận sự của viên đình trưởng cốt yếu là ở sự trông nom giữ
gìn ngôi đình, song cũng thường rất là vất vả, bận rộn. Khi có
vua, quan, quí khách đến nghỉ ngơi, lưu trú tại Ðình thì đình
truởng phải tổ chức canh phòng để ngăn ngừa trộm cướp,
phải mua sắm thức ăn, thức uống, dầu đèn... Tóm lại phải
phục dịch như có quí khách đến nhà mình vậy. Ðể đến bù
vào công đó, các viên đình trưởng được hưởng những quyền
lợi như có quyền sai phái và trừng giới dân đinh thuộc Ðình
mình tức là trong vòng mười dặm, được quyền cày ruộng
công hay được lương bổng và được vinh ăn v.v...
Chức đình trưởng cũng tương tự như chức xã chánh, xã
trưởng hay lý trưởng ở ta và như chức bảo chánh ( tức lý
trưởng ) ở Tàu trước đây. Vì lý trưởng hay bảo chánh chỉ là
danh hiệu đình trưởng cải ra mà thôi. Bãy giờ trong văn
chương người ta thường gọi bóng lý trưởng là thập lý hầu,
từc nghĩa là được hầu trong mười dặm, cũng là vì xưa, đình
trưởng có quyền hành trong vòng mười dặm.
Ðình Việt-Nam
Lịch sử:
Nước ta nắng nhiều, mưa lớn nên dịch đình được tạo ra để
đem lại tiện nghi trên đường bộ kể từ thời Hán. Tới khi độc
lập, các triều đại Việt-Nam vẫn cứ tạo dựng những đình trạm
như vậy.
Trạm ở đây có thể hiểu là đình trạm, còn danh từ trạm về sau
này là chỉ những công quán dựng trên những đường lộ cách
quảng nhau khá đều và sử dụng vào những công việc của nhà
nước như chuyển công văn.
Ðến năm 1044, vua Lý Thái-Tông cho dựng một công quán ở
vào địa phận làng Cự-Linh, huyện Gia-Lâm ngày nay, gọi là
trạm hay đình Hoài-Viễn, dành làm nơi tiếp đón sứ thần các
nước nghỉ ngơi ở bên kia sông, trước khi sang Thăng-Long
bệ kiến nhà vua. Ròi cũng năm đó nhà vua cho đặt trấn
Vọng-Quốc và bảy trạm ( dịch đình ) nữa, đặt tên là Tuyên-
Hóa, Vĩnh-Thông, Thanh-Bình, Huy-Ðức, Bảo-Ninh, Cảm-
Hóa, An-Dân, nay đều thuộc địa hạt tỉnh Thái-Nguyên.
Theo sử liệu ( Cương-Mục, Tiêu-Án Việt-Sử ), thì khi xưa ở
nhiều địa phương, có những ngôi nhà công cộng, quét vôi
trắng, để cho người đi đường vào nghỉ ngơi, gọi là dịch đình.
Các cáo thị sau khi được tuyên đọc, đều được dán ở Ðình.
Tháng 8 năm 1231, vua Trần Thái-Tông đã hạ lệnh cho các
dịch đình đắp vẽ tượng Phật để thờ.
Cũng vào thời kỳ này, sau khi bày mưu cướp ngôi nhà Lý,
Trần Thủ Ðộ đã làm mọi cách để kiểm soát nhân dân trong
nước và để dân chúng quên nhà Lý, không phản đối nhà
Trần.
Năm 1242, chia nước làm 12 lộ ( tỉnh ). Mỗi lộ chia ra làm
nhiều xã. Ðứng đầu mỗi lộ là chánh, phó an phủ sứ ( hai chức
này đặt ra từ triều Lý ), dưới có các chức đại tư xã, bổ các
quan từ ngũ phẩm trở lên và tiểu tư xã bổ các quan từ ngũ
phẩm trở xuống ( Ðại tư xã và Tiểu tư xã sau này đổi làm tri
phủ và tri huyện ). Còn mỗi xã, bổ xã quan trực tiếp cai trị
dân làng gọi là xã chánh và xã giám, tức như lý trưởng và
phó lý trưởng trước đây. Trong xã ( làng ) đã có quan do nhà
vua bổ về cai trị thì phải có công đường để làm nơi hội họp
bàn việc quan, việc làng và dùng làm công quán để vua quan,
quí khách dừng chân lưu trú, một thứ dịch đình được thiết lập
tại khắp các làng xã, vì vậy dịch đình từ nay trở thành Ðình
Làng.
Trầh Thủ Ðộ cũng khuyên vua nhà Trần nên năng đi tuần
thú, vừa để tỏ lòng thân dân, vừa thị uy và tiểu trừ phiến loạn
chống tân triều. Vừa khi những công quán đình làng được lập
nên khắp nơi, thì những nơi đó cũng được tổ chức như những
hành cung để tiếp rước nhà vua. Hoặc cũng có Ðình sắm sẳn
hương án, tàn lọng để phòng khi phụng mệnh sắc chỉ nhà
vua, để bái vọng xa giá vua hay quan khâm mạng tuần du
qua. Trên xã gian chính tẩm đình, người ta trang trí bằng một
tấm hoành phi, nhiều khi chạm trổ rất công phu, sơn son thếp
vàng rực rỡ, khắc bốn chữ lớn: '' Thánh thọ vô cương, hoặc ''
Thánh cung vạn tuế '' để chúc tụng nhà vua. Những khi vua
đi ngang qua hay ngụ tại đó, trông thấy tất sẽ đẹp lòng.
Ðình trung:
Cũng từ thời Trần, do sự hiện diện của các xã quan mà quy
chế ngôi thứ, tôn ti trật tự được xếp đặt ở chốn đình trung, tại
các làng xã Việt-Nam. Chỗ ngồi ở đây cũng quý không kém
gì chỗ đứng ở sân chầu triều đình; thứ bậc trên dưới rồi đến
lễ nghi, tế tự cũng được rập theo khuôn mẫu, kiểu cách của
triều đình.
'' Lễ nghĩa tương tiên thiên hạ đại phong tục,
Tôn ti hữu tự hương đảng tiểu triều đình ''.
( Câu đối Ðình làng Dy Sử, Mỹ-Hào, Hưng-Yên )
Dịch:
'' Lễ nghĩa cùng đứng, trước là phong tục lớn trong thiên hạ,
Tôn ti có chữ, hương đảng là triều đình nhỏ ''.
Các làng Việt-Nam ngay từ thời Lý, thời Trần đã có hương
ước phân minh, xã hội Việt-Nam đã được tổ chức rất sớm cả
ngàn năm nay.
Ðến khi nhà nước không bổ xã quan về cai trị nữa, dân làng
tự bầu lấy người đại diện ra làm xã trưởng, để một đằng giao
thiệp với quan trên, một đằng gánh vác, giải quyết việc làng
cùng với các vị hương chức, các phe giáp, đoàn thể trong
làng xã. Theo quy lệ này thì mỗi làng trở thành một đơn vị
hành chánh gần như tự-trị, một nước nhỏ trong một nước lớn,
hay một nước cộng hòa nhỏ trong một nước quân chủ lớn.
Phép vua lan tỏa ra khắp nước, nhưng khi đụng đến lũy tre
xanh của cổng làng, phải ngưng lại để làng xem có thích hợp
để đón nhận hay không. Vua xa, làng gần nên phép vua thua
lệ làng.
Thể chế Ðình Trung quả là một sáng kiến độc đáo của nhà
Trần, một biện pháp giàu tâm lý và hữu hiệu để tạo ra một xã
hội ổn định, có trật tự và vui sống trong lễ nghi, văn hóa để
trở thành nếp sống đặc biệt của xã hội Việt-Nam từ thế kỷ
XIII, cho mãi đến thời gian gần đây.
Ðình thờ thần
Dân ta tin rằng đất có thổ công, sông có hà bá, núi có sơn
thần, làng có thành hoàng. Dân phải thờ phụng thần linh, để
các ngài phù hộ độ trì cho được bình an, khỏa mạnh, may
mắn, tốt lành ...
Tục thờ thành hoàng có từ thời Hán thuộc thế kỷ II trước
công-nguyên. Nguyên thủy thành hoàng được thờ ở miếu, ở
nghè ( nơi miếu có nhiều cây cối bao quanh ). Khi làng vào
đám, mở hội, mới rước về Ðình. Về sau vua đặt lệ phong các
đại thần khi thất lộc được làm phúc thần, cho thờ bằng lọng
vàng trong Ðình làng. Làng nào không có phúc thần thì xin
phép hoặc tự ý tìm một thần linh, hoặc đế vương, trung thần,
liệt nữ đời trước làm thành hoàng. Kể từ đó ( khoảng thế kỷ
XVI..? ) mới có lệ thờ thành hoàng thường trực ở Ðình và
Ðình này gọi là Tử Ðình ( đình đền thờ hay đình miếu ).
Thành hoàng
Hầu hết các vị thần thánh thờ tự ở các đình, đền, miếu mạo,
được Bộ Lễ kiểm tra, lập danh sách để dâng lên vua, để sắc
vua phong cho làm thượng đẳng, trung đẳng hay hạ đẳng
thần; tùy theo công đức, sự nghiệp đã giúp dân, giúp nước
lúc sinh thời của vị nhân thần, hoặc căn cứ vào sự âm phù,
linh hiển, hộ trì dân nước của vị thần linh. Có những vị mà sự
nghiệp hiển hách, công đức rõ ràng, hoặc u linh u hiển, dậy
tiếng đồn, đâu đâu cũng biết, nhưng cũng có nơi thành hoàng
chỉ là một người tầm thường chết vào giờ linh, đã báo ứng
cho dân làng thờ phụng. Có khi thành hoàng là một vị sơn
thần, hoặc cũng có khi người đang còn sống, vì một lý do nào
đó, được dân làng chịu thờ làm thành thần hoàng sống.
Trong trường hợp nào thì dân làng cũng rất mực tôn kính vị
thành hoàng của làng mình, tôn trọng những '' hèm '' liên qun
đến vị thần linh đó, kiêng tên ngài mà nói chệch ra một tiếng
tương tự. Có nhiều nơi hàng năm diễn lại sự tích hay một vài
hành vi đặc trưng của thần, trở thành một tiết mục nghi lễ,
cho là có thế thì dân làng mới được bình yên, làm ăn thịnh
vượng. Thành hoàng tiêu biểu cho niềm hướng vọng chung,
là thể hiện cho luật lệ, phong tục, luân lý và cho cả sự thưởng
phạt. Thành hoàng là nhân cách hóa của uy quyền tối cao mà
uy lực lại xuất phát từ cộng đồng dân thôn. Thành hoàng là
vua vô hình chủ tọa tiểu triều đình xã thôn và quản trị tâm
linh xã thôn.
Chức năng của Ðình làng
Cũng kể từ đó, dịch làng biến thành Ðình Làng và dần dần
hóa thành một cơ sở văn hóa phức thể, tham dự nhiều
phương diện sinh hoạt của xã hội Việt-Nam. Xây dựng to tát,
vững chải, Ðình thường là ngôi kiến trúc quan trọng nhất và
quy tụ hầu hết mọi sinh hoạt chung của làng.
Ðình có nhiều chức năng. Ngoài những chức năng là công
quán, nơi chính thức để đón quan chức khi tiếp xúc với dân
làng; là dịch đình cho khách bộ hành dừng lại nghỉ ngơi; là
nơi dán cáo thị của làng và của nhà nước khi đã tuyên đọc,
Ðình còn những chức năng khác:
Ðình là nhà công để hương chức, hàng phe, hàng giáp
bàn việc dân ( việc làng ), việc quan ( việc nước ).
Ðình là khách sạn cho vua, quan hay cho bộ hành khi
có dịp đi ngang qua làng.
Ðình là tòa án, nơi dàn xếp những sự tranh chấp hoặc
xử kiện của dân làng; là nơi thi hành thưởng phạt, tuyên
dương những khen thưởng của làng hay của triều đình. Có
những Ðình treo bảng '' Mỹ Tục Khả Phong '' của vua ban vì
làng có những tục lệ hay.
Ðình có thể làm trường học cho những lớp ấu nhi, tiểu
học.
Trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, Ðình đóng góp
một phần rất quan trọng trong việc tế lễ.. Giữa hay sau lễ tế
thần, thường có nhạc, kèn, trống, múa hát và những bộ môn
sân khấu như hát tuồng, hát chèo diễn ra tại Ðình.
Ðình là nơi dân làng xin ra '' trình '' những việc vui,
buồn, trọng đại trong nhà như '' vào làng '' cho con trai, nộp
cheo, nộp cưới, khao vọng, ma chay, mua nhiêu, mua xã, vào
hàng quan viên, lên lình, lên lão. v.v..
Ðình còn ảnh hưởng đến sự bình an, thịnh vượng hay
nghề nghiệp của dân làng vì '' hướng đình '', vì cuộc đất dựng
Ðình. Hướng Ðình rất quan trọng với dân làng. Hướng Ðình
ở đây có nghĩa là phương hướng của cuộc đất được chọn, để
dựng Ðình theo những quy tắc của thuật phong thủy hay địa
lý. Sự an lành, thịng vượng của dân làng nhiều hay ít tùy
thuộc vào hướng Ðình đẹp hay không. Dân Việt-Nam xưa tin
rằng hướng Ðình ảnh hưởng đến nét đặc thù về nghề nghiệp
hoặc tính cách chung của dân làng, vì vậy việc chọn đất, cắm
hướng Ðình được xem rất quan trọng. Chẳng hạn như trước
Ðình phải tụ thủy, nên Ðình thường nhìn ra một khúc sông
vòng bọc lại, một ao, hồ hoặc một cánh đồng trũng thấp, có
thế thì mới đọng của, làng mới giàu; nếu có những mô đất
nổi lên làm án, làm bút thì dân làng dễ học hành thi đỗ, làm
quan. v.v..
Kiến trúc
Ðình là kiến trúc to lớn, đồ sộ nhất làng. Dáng dấp bệ vệ, uy
nghi, mi tỏa rộng để che mưa nắng, góc vươn cong, cột mập
chắc. Bốn cột cái gian chính có khi là một cây gổ rừng được
bào chuốt gọi là, bụng to phình hàng hai vòng tau ôm. Ðình
cổ thường do hai hiệp thợ mộc thi đua trổ tài, mỗi bên làm
một nửa nên trông bề ngoài tuy nhất thể, mà bên trong mỗi
nửa bên một khác nhau về phong cách trang trí. Ðình cổ được
thực hiện vào lúc cây rừng còn nhiều, lại cố ý dựng lên để
tồn tại với thời gian, nên vật liệu được chọn toàn những loại
bền tốt, cột kèo to chắc, gỗ chồng chất đến dư thừa, nhưng
ngụ ý là để chịu đựng được sức nặng của tòa mái to rộng, mà
ngói có nơi to như một cái khay cỡ 20x30cm, dầy tới 4, 5cm
và chịu được sức gió bão của miền nhiệt đới.
Hầu hết tòa đại bái ( đại đình ) nào cũng làm năm gian rộng,
cộng hai gian hẹp theo chiều ngang dài: một gian rộng, hai
gin trung bình cộng hai gian hẹp theo chiều sâu. Tổng cộng
như vậy, Ðình có tất cả là 48 cây cột đặt trên đá tảng. Toàn
thể bộ giàn trò được cấu trúc ngay chỉnh, vững vàng. Vì kèo
được làm theo kiểu '' chồng rường giá chiêng '' và '' thượng
rường hạ kẻ '' hoặc có khi là '' thượng giá chiêng hạ kẻ
chuyền '' ở những gian bên và cốn ( ván dầy có chạm khắc ),
được thay thế cho bộ chồng rường bên trên xà nách. Ðộ dốc
của mái được tính theo công thức '' thượng tam hạ tứ ''
khoảng 33 độ rất phổ biến trong kiến trúc nhà gỗ Việt-Nam,
nhưng ở gần miền biển thì được tính dốc hơn
Ðình cổ thường có sàn gỗ để làm chổ cho dân làng ngồi hội
họp. Sàn làm phẳng hoặc cao dần lên chênh nhau dăm mươi
phân. Khi ngồi thì giải chiếu, chỗ ngồi được xếp theo thứ tự,
ngôi thứ nên mệnh danh là '' chiếu trên, chiếu dưới ''. Ngày
xưa, người ta hay ngồi xếp bằng tròn và ngồi trên sàn hay
bục, như vậy được nhiều chổ hơn là ngồi ghế; vã lại nếu cần
ngả lưng như Ðình là trạm quán thì cũng tiện lợi, khỏi cần
giường nằm. Có lẽ vì vậy mà cái Ðình làng vẫn tiếp tục
truyền thống nhà sàn của người Lạc-Việt và của các dân tộc
Ðông-Nam-Á miền nhiệt đới gió mùa. Dù sao thì cái Ðình
làng với cái sàn cũng là một kiến trúc khác biệt với kiến trúc
và cái Ðình làng Trung-Hoa.
Ðình cổ làm kiểu ( tức bình đồ ) chữ nhất hay chữ nhật nằm.
Kể từ khi thành hoàng được thờ thường trực tại Ðình, thì mới
xây thêm hậu cung và kể từ đó mới xuất hiện những kiểu chữ
đinh, chữ công. Bình đồ chữ đinh, mái chữ công, chữ nhị,
chữ vương, chữ đán hay làm theo chiều dọc tức chữ nhật
đứng. Cũng có nơi Ðình được xây thành đền thờ hay xây theo
kiểu đền miếu, kiểu này về sau được phát triển khá nhiều (
thế kỷ 20 ).
Trang trí:
Trong lòng Ðình, mặt tiền bàn thờ hay cung thờ bao giờ cũng
được trang hoàng rực rỡ hơn cả: suốt chiều dài của gian
chính tẩm và từ sát mái trở xuống tới 2 hoặc 3 mét, những tao
trương, hoành phi, ô học gồm nhiều tầng sâu và cửa võng
được trang trí bằng những hình rồng, mây, nghê, hạc, mây
lửa, chữ triện, đại tự, dây hoa, mai, trúc v.v.., đục chạm công
phu, tỉ mỉ và sơn thếp vàng son huy hoàng. Bộ giàn trò (
sườn nhà ) thì trừ các cột và hoành rui ra, các thành phần
khác hầu hết được chạm trổ, trang trí, nhiều nhất ở những
tấm riềm gió ( thượng diệp, hạ diệp ), cốn, lòng giá chiêng,
kẻ hiên, đầu bẩy. Ở gian chính tẩm, đoạn đầu kèo xuyên qua
cột cái để củng cố câu, đầu được chạm soi thành một đầu
rồng có râu tóc tua ra đằng sau, chân đạp vào cột, gọi là đầu
dư. Ðầu dư luôn luôn được thi công thành những tác phẩm
điêu khắc gỗ công phu và đặc sắc.
Nhận xét chung về nghệ thuật điêu khắc trang trí các ngôi
Ðình, người ta có thể nói rằng từ thế kỷ thứ 17 trở về trước
phong cách có vẻ tự nhiên, sống động và có tính cách dân
gian hơn; thế kỷ thứ 18 thì hoàn chỉnh, trang trọng hơn;
nhưng từ thế kỷ thứ 19 thì theo định lệ, đề tài nghèo nàn đi.
Ðình kiểu chữ nhất:
Nguyên thủy Ðình là trạm quán, nơi lữ khách dừng chân (
dịch đình ), được làm theo kiểu chữ nhật giản dị. Sau trở
thành Ðình làng thì cũng cứ thế mà làm to rộng hơn ra. Vì
vậy Ðình kiểu chữ nhật là kiểu xưa hơn hết. Tỷ dụ như:
- Ðình Tây Ðằng, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn-Tây là ngôi Ðình
còn lại xưa nhất của nước Việt-Nam. Nhận xét qua cách cấu
trúc của bộ giàn trò và phong dạng điêu khắc trang trí thì
Ðình này có thể được coi là di vật của kiến trúc đời Trần ( thế
kỷ thứ 14 ).
- Ðình Chu Quyến ( Ðình Tràng ), phủ Quảng-Oai, tỉnh Sơn
Tây; nổi tiếng là to, đẹp. Sân lim lan can diễu quanh bốn mặt,
trong lòng trang trí những hình rồng ngang, sư tử hí cầu, sinh
hoạt dân gian chạm nổi, voi ngựa, phượng, tiên chạm tròn.
Với vẻ già lão, phong cách trang trí tiên, hạc cổ kính, kiến
trúc này có thể định tuổi vào khoảng thời Mạc ( thế kỷ thứ 14
) trở về trước.
- Ðình Dương-Liễu huyện Ðan-Phượng tỉnh Hà-Ðông: Khởi
lập từ triều Lý, tiêu biểu cho loại Ðình cổ, kiến trúc to rộng,
cột to, thềm đá, điêu