Kinh tế học là gì? Chúng ta có thể định nghĩa kinh tế học như thế nào khi nói rằng nói có
liên quan đến cách mà các kinh tế gia nghiên cứu nền kinh tế và cố gắng thay đổi nó? Để
bắt đầu chúng ta có thể kiểm tra nhiều cách khác nhau mà các nhà kinh tế định nghĩa
chung chung. Sau đó, tôi sẽ đưa ra tiêu chuẩn của các định nghĩa đó và sự thay đổi của
các định nghĩa. Trước đây, các kinh tế gia đã định nghĩa kinh tế học như một lĩnh vực
nghiên cứu nhấn mạnh vào các lĩnh vực xã hội mà ở đó của cải được tạo ra và phân bổ.
Những định nghĩa gần đây hơn đã coi kinh tế học là việc nghiên cứu những chọn lựa
chung và riêng có liên quan đến phân phối các nguồn lực khan hiếm để hoàn thành mục
đích. Chúng ta cùng lần lượt xem xét các định nghĩa này
11 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2033 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định nghĩa kinh tế học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Định Nghĩa Kinh Tế Học
Harry M. Cleaver, Jr.
Nguyễn Lệ dịch
Kinh tế học là gì? Chúng ta có thể định nghĩa kinh tế học như thế nào khi nói rằng nói có
liên quan đến cách mà các kinh tế gia nghiên cứu nền kinh tế và cố gắng thay đổi nó? Để
bắt đầu chúng ta có thể kiểm tra nhiều cách khác nhau mà các nhà kinh tế định nghĩa
chung chung. Sau đó, tôi sẽ đưa ra tiêu chuẩn của các định nghĩa đó và sự thay đổi của
các định nghĩa. Trước đây, các kinh tế gia đã định nghĩa kinh tế học như một lĩnh vực
nghiên cứu nhấn mạnh vào các lĩnh vực xã hội mà ở đó của cải được tạo ra và phân bổ.
Những định nghĩa gần đây hơn đã coi kinh tế học là việc nghiên cứu những chọn lựa
chung và riêng có liên quan đến phân phối các nguồn lực khan hiếm để hoàn thành mục
đích. Chúng ta cùng lần lượt xem xét các định nghĩa này
Kinh Tế Học Là Nghiên Cứu Sản Xuất và Phân Bổ
Sự tiếp cận định nghĩa kinh tế học đầu tiên nhấn mạnh đến địa hình nhất định của hoạt
động con người, ví dụ như sản xuất và phân bổ của cải. Theo cách hiểu này, kinh tế học
phân tích mọi thứ mà diễn ra trên các lĩnh vực. Vì theo thói quen, của cải được xem dưới
hình thức vật chất, lĩnh vực sản xuất trước đây thường nói đến các nhà máy, hầm mỏ,
nông trại và các nơi khác, nơi mà nguyên vật liệu được tạo ra. Cùng với sự gia tăng của
các dịch vụ thị trường như dịch vụ y tế, dịch vụ tài chính, hoặc đồ ăn sẵn, lĩnh vực sản
xuất được tái định nghĩa gồm bệnh viện, ngân hàng, và cả McDonald. Nói một cách khác,
lĩnh vực sản xuất gồm tất cả các lĩnh vực mà con người mang ra để sản xuất kể cả hàng
hoá và dịch vụ.
Vào các thế kỷ 18 và 19, mối quan tâm của sản xuất và phân phối của cải gần như là
chính trị. Nó đã thắt chặt sự phát triển của quốc gia. Đó là lý do Adam Smith (1723-
1790) đã viết tác phẩm về đề tài này gọi là Của Cải Của Các Quốc Gia. Ông không phải
là nhà quan sát học thuật duy nhất nhưng lại là người quan tâm sâu sắc đến nhân tố làm
tăng thêm của cải của mảnh đất quê hương cũng như những kinh tế gia ở bất kỳ nơi nào
quan tâm.
Smith đã yêu cầu các nhà hoạch định chính sách chú ý đến sự nhận thức của đồng tiền và
mảnh đất như vai trò chủ chốt trong việc tạo ra của cải. Trong một số xã hội tiền tư bản
như thổ dân trước thuộc địa ở Úc, công việc chỉ chiếm một số lượng nhỏ thời gian, và có
nhiều thời gian cho các hoạt động khác. Mặt khác, cái chúng ta gọi Xã Hội Tư Bản lĩnh
vực sản xuất đã chiếm đa phần đời sống con người. Một trăm năm trước đây họ bị bắt
làm việc 10 đến 14 giờ mỗi ngày, 6 hoặc 7 ngày trong tuần, và 50 đến 52 tuần trong năm.
Thậm chí ngày nay hầu hết chúng ta đều phải làm việc 8 tiếng/1 ngày, 5 ngày/tuần và 40-
50 tuần/năm
Với giả định rằng việc làm quan trọng trong xã hội tư bản, không còn gây ngạc nhiên cho
những người mà chúng ta hiện nay gọi kinh tế gia cổ điển (classical economists) như
Adam Smith và David Ricardo (1771-1823) đã phát triển các công cụ phân tích kinh tế
dựa trên thuyết giá trị "lao động". Bằng thuyết này, họ đã tìm kiếm nhằm phân tích sản
xuất và phân bổ dưới hình thức phân chia lao động và trao đổi hàng hoá bao gồm cả
lượng lao động. Vì nhiều lý do khác nhau, các kinh tế gia đương thời và một số nhà kinh
tế chính trị học đã không tiếp tục thực hiện các nghiên cứu này. Như chúng ta nhìn thấy,
họ bắt đầu bằng các thuyết lựa chọn.
Phạm vi phân phối gồm sự phân phối của hai thứ: của cải mà các công nhân tạo ra vì sự
tiêu dùng của con người và của cải họ tạo ra vì sự sản xuất tương lai. Trong nhiều xã hội
có quy mô nhỏ thì sự phân phối của cải tương đối đơn thuần. Những người sản xuất tiêu
thụ những cái tự họ sản xuất hoặc họ chung công việc sản xuất của mình với những người
khác theo những nguyên tắc gia đình truyền thống. Trong nền kinh tế tư bản như ở nước
Mỹ thì phạm vi phân phối được tổ chức chủ yếu thông qua thị trường. Điều đó nói lên
rằng, của cải do con người tạo ra do sự lao động rồi được các nhà tư bản bán cho những
người tạo ra nó. Vì của cải chẳng bao giờ được phân bổ một cách công bằng, vấn đề của
sự phân bổ của cải - đó là cái gì và tại sao lại có nó - là câu hỏi mà nhiều kinh tế gia quan
tâm.
Các nền kinh tế thị trường vận hành một cách rộng rãi thông qua việc sử dụng tiền tệ và
nhìn chung được gọi là các nền kinh tế tiền tệ. Ví dụ, các công nhân được trả lương ở thị
trường lao động và chi tiêu các khoản lương đó ở thị trường hàng hoá mà họ sản xuất ra.
Các nhà tư bản sử dụng tiền nhận được trong việc thanh toán tiền hàng để trả tiền cho các
hoá đơn, gồm lương công nhân, và hoặc họ bỏ túi hoặc đầu tư (có nghĩa thuê thêm công
nhân hoặc mua thêm máy móc với bất kỳ khoản lãi (lợi nhuận) còn lại. Trong những tình
huống như vậy thì tiền được sử dụng như tiêu chuẩn giá cả và một trong những lĩnh vực
trọng tâm trong nền kinh tế là phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới giá cả.
Trong các xã hội như Cộng Hoà Xô Viết thì cuộc sống của người dân cũng đã được tổ
chức xung quanh công việc và họ cũng đã phải sử dụng các đồng lương của mình để mua
hàng hoá và dịch vụ từ những người đã làm việc. Tuy nhiên, kiểu tư bản hoá Xô Viết (mà
được gọi là "xã hội hoá" thì chính phủ trung ương hành động theo dạng tư bản tập trung,
vừa làm chủ và giám sát tòan bộ việc sản xuất và phân phối (và đôi khi đặt giá một cách
trực tiếp hơn là cho phép họ được xác định bởi cơ cấu thị trường).
Vai trò này của chính phủ thì hơi khác so với vai trò của nước Mỹ; ở Mỹ vai trò của nhà
nước thì không bá đạo lắm và các công ty tư nhân được phép độc lập hơn. Chính phủ ít
khi tham gia vào việc đặt giá và phân phối các nguồn lực một cách trực tiếp (dù việc này
được thực hiện trong một số trường hợp); nhưng sử dụng quyền đánh thuế, chi tiêu và
soạn thảo luật nhiều hơn nhằm tạo ra một môi trường mà ở đó các công ty tư nhân tổ
chức việc sản xuất và phân phối. Nhà nước sử dụng quyền lực thuế của mình và việc chi
tiêu nhằm khuyến khích và giảm khích các nghành khác nhau vì vậy sẽ trực tiếp tạo ra
mô hình phát triển kinh tế.
Ở Hoa Kỳ và các nước xã hội chủ nghĩa có một số phạm vi sản xuất và phân phối được tổ
chức ngoài sự sắp xếp của thị trường. Trong cả hai trường hợp có sự sản xuất trong nước
đáng kể mà không được phân phối qua thị trường nhưng lại được phân phối trực tiếp tới
các thành viên trong gia đình. Ở Mỹ chính phủ phân phối một số mặt hàng và dịch vụ tới
người dân một cách trực tiếp, ví dụ trợ cấp an sinh xã hội và dịch vụ y tế công cộng. Ở
các nước xã hội chủ nghĩa thì sự phổ biến của những phân phối này lớn hơn và gồm cả
những thứ khác nhất là nhà tập thể.
Phạm vị phân phối cũng gồm việc phân phối các nguồn tới các đơn vị sản xuất. Trước hết
trong số " những nguồn này" là khả năng của con người cho lao động, ở đây là sản xuất
một cách năng suất và có tính chất sáng tạo. Trong nhiều hệ thống tư bản, như Hoa Kỳ thì
việc phân phối được thực hiện chủ yếu thông qua thị trường. Hầu hết mọi người đều bị ép
buộc vì họ sở hữu ít đất đai và các công cụ tư bản để tự sản xuất ra của cải của chính
mình, nên đành bán công lao động cho các công ty tư bản. Nhưng họ có một số chọn lựa
nơi làm việc và làm việc cho công ty nào. Ở Xô Viết, chính phủ có quyền lực nhiều hơn
trong việc chỉ định việc làm và nơi làm (điều này thường bị cường điệu hoá. Trong thực
tế, các cá nhân cũng có nhiều sự chọn lựa hơn các nhà bình luận ở Phương Tây đã công
nhận ra, hoặc mong muốn chấp nhận.)
Điều tương tự cũng đúng với các nguồn khác như nguyên nhiên liệu, nhà máy và dụng
cụ. Ở Mỹ, các công ty bán các nguồn này cho nhau. Ở các nước xã hội điều này cũng
xuất hiện, nhưng chính phủ có tiếng nói quan trọng hơn và giám sát khá chặt chẽ, gần
như là chỉ định cho công ty đó làm gì và có cái gì.
Ngoài những phạm vi phân phối và sản xuất còn có một phạm vi mà liên quan đến của
cải xã hội: đó là việc tiêu dùng. Tuy nhiên, rất gần đây thì phạm vi tiêu dùng mới được
coi như vấn đề phù hợp cho sự nghiên cứu kinh tế. Các kinh tế gia tự giới hạn mình vào
phân tích hành vi tiêu dùng trên thị trường, vì hành vi này tạo ra cung lao động và cầu
hàng hoá và dịch vụ và giúp xác định giá cả. Sự phân phối hàng hoá trong nước hay cộng
đồng từ lâu nhìn chung đã được coi tốt hơn mà phù hợp với các lĩnh vực như vậy như
kinh tế học gia đình hoặc có lẽ xã hội học và tâm lý học. Điều này chỉ thay đổi sau thời
kỳ hậu Chiến Tranh Thế Giới Thứ 2.
Kinh Tế Học Là Nghiên Cứu Sự Phân Phối Các Nguồn Lực Khan Hiếm
Mối quan tâm gần đây trong phạm vi tiêu dùng đã nảy sinh từ việc viết lại định nghĩa
kinh tế học nói chung. Thay vì quan tâm đến những phạm vi cụ thể của hoạt động con
người (đây là sản xuất và phân phối) các kinh tế gia tuyên bố chủ đề kinh tế trở thành
thuyết phân phối các nguồn lực khan hiếm trong số những mục tiêu cần hoàn thiện. Sự
định nghĩa này có thể không chỉ gồm sự phân bổ các nhân tố sản xuất trong phạm vi sản
xuất hoặc sự phân phối của sản phẩm, mà còn cả sự phân phối các nguồn lực trong gia
đình.
Có hai điều chủ chốt cho sự tiếp cận thứ hai của việc định nghĩa kinh tế học. Điểm đầu
tiên là tập trung vào sự phân phối, hoặc chọn lựa trong số những thay thế. Điểm thứ hai là
nhấn mạnh vào sự khan hiếm.
Thiên kiến với sự phân bổ trong nghành kinh tế học có liên quan đến việc nhìn nhận kinh
tế học một cách thiết thực như Thuyết Chọn Lựa -- quá trình hợp lý mà con người chọn
những biến số. Vì vậy, các kinh tế gia nghiên cứu xem các cá nhân, các công ty va chính
phủ chọn lựa phân phối nguồn lực của họ như thế nào.
Trong trường hợp là những cá nhân, các kinh tế gia nghiên cứu xem họ chọn như thế nào
để phân phối thời gian của họ giữa làm việc vì đồng lương và nghỉ ngơi, họ chọn ra sao
để phân phối giữa đồng lương của họ trong nhiều các mặt hàng và dịch vụ mà họ có thể
mua được, và họ chọn như thế nào để phân phối những mặt hàng đó trong gia đình họ.
Trong hầu hết các thuyết của sự chọn lựa cá nhân, người ta cho rằng các cá nhân chọn lựa
dưới ánh sáng của những nhân tố mà họ không có ảnh hưởng gì cả, ví dụ như, mức lương
luôn như thế đối với họ, họ phải trả tiền khi họ mua hàng hoá, và số tiền đó họ luôn có
trong tay, v.v.
Trong trường hợp là doanh nghiệp (nhìn chung bây giờ thường gọi là công ty TNHH),
các kinh tế gia lại xem xét quyết định sản xuất mặt hàng nào, mua đầu vào là gì để sản
xuất các mặt hàng đó, và trong một số trường hợp phải trả bao nhiêu tiền. Lại nữa, người
ta thường cho rằng các công ty phải đối mặt với những giá đầu vào định sẵn, nhu cầu đã
đưa ra đối với các sản phẩm khác nhau và hàng loạt những công nghệ sẵn có đã định
trước.
Trong trường hợp là chính phủ, thì có hai lĩnh vực kinh tế học mà nghiên cứu về chính
sách kinh tế. Kinh tế học vĩ mô (macro) tập trung vào hai thứ: thứ nhất, cái được gọi là
chính sách tài khoá (fiscal policy) hoặc những quyết định về chi tiêu tích luỹ và nguồn tài
chính, đây là sự hỗn hợp của các khoản thuế phải đóng và sự vay mượn; và thứ hai cũng
liên quan đến chính sách tiền tệ (monetary policy) của chính phủ, đây là việc kiểm soát
thông qua số lượng tổng hợp của tiền lưu thông.
Lĩnh vực thứ hai của kinh tế học có liên quan đến những chọn lựa của chính phủ được gọi
là tài chính công (public finance). Người ta thường quan tâm đến việc phân tích chi về
việc chính phủ chọn lựa như thế nào để phân phối việc chi tiêu của mình và chọn như thế
nào để đánh thuế và đi mượn tiền. Ví dụ, các kinh tế gia tài chính công đặt ra các câu
hỏi về sự ảnh hưởng đến cấu trúc công nghiệp của mô hình chi tiêu chính phủ định sẵn
hoặc về sự ảnh hưởng của chính sách thuế đến sự phân phối của cải định sẵn.
Trong tất cả những trường hợp này chúng ta có thể thấy nghiên cứu sự chọn lựa nhằm
đưa ra bài học hữu ích trong việc hoạch định chính sách, việc quản lý các khía cạnh khác
nhau của "nền kinh tế", nơi mà các doanh nghiệp, các cá nhân và chính phủ tham gia vào.
Khi các kinh tế gia nghĩ về quá trình chọn lựa trong số những biến số thay thế, họ thường
cho rằng những gì họ gọi là "tính hợp lý" (rationality) là một phần của quyết định. Theo
tính hợp lý, ý họ là những người đang tiến hành chọn lựa có thể sắp xếp được sở thích
của họ (đây là họ biết thích chọn A rồi chọn B hoặc ngược lại hoặc không khác biệt giữa
hai sự chọn lựa). Điều này cũng ngụ ý rằng những người quyết định hiểu sự dánh đổi
(trade-offs) liên quan giữa A với B và ngượi lại. Bằng sự đánh đổi các kinh tế gia muốn
nói những mất mát người chọn lựa phải bỏ khi lấy A thay vì B. Những gì họ từ bỏ để
khỏi chọn B thì các kinh tế gia gọi là "chi phí cơ hội" (opportunity cost).
Hiện nay, chúng ta phải để ý trong những phân tích chọn lựa này, các kinh tế gia khẳng
định rằng việc quyết định là do cá nhân hoặc các nhóm hoạt động dưới hình thức cá nhân.
Có rất ít phân tích về những quá trình thực tế thông qua việc những nhóm này đưa ra
quyết định. Đó là một chủ đề mà các kinh tế gia bỏ rơi, giao lại cho các nhà quản lý học
và các nhà xã hội học (trong trường hợp các công ty) hoặc cho các nhà khoa học chính trị
(trong trường hợp các chính phủ). Vì vậy, có sự thiên vị trong kinh tế học đương thời để
phân tích chọn lựa dưới hình thức lựa chọn cá nhân.
Trọng điểm thứ hai của những định nghĩa đương thời nhất của kinh tế học là sự khan
hiếm. Người ra quyết định phải chọn một trong các nguồn khan hiếm. Hầu hết các kinh tế
gia coi khái niệm khan hiếm là khá nhạy cảm và rõ ràng. Theo định nghĩa, đó không phải
sự khan hiếm vô hạn. Các cá nhân phải quyết định cách phân bổ đồng tiền vì họ bị giới
hạn bởi đồng lượng kiếm được. Các công ty phải tính toán kỹ càng vay và đầu tư như thế
nào để tránh lãng phí vì họ chỉ có một số tiền nhất định. Nếu không có sự khan hiếm, nếu
mọi cái đều vô hạn thì sẽ không có những lựa chọn, và mọi người sẽ có nhiều thứ như
mong muốn. Các nhà kinh tế chưa bao giờ cảm thấy chán khi nói rằng sự khan hiếm là
"sự thực cơ bản của cuộc sống"1. Khi chúng ta sẽ thấy, mọi thứ sẽ không đơn giản như
vậy!!!
Quan điểm về sự khan hiếm thì rất gần với khái niệm "chi phí cơ hội" đã được bàn ở
phần trên. Người ta chỉ quan tâm đến cái mà người ta từ bỏ, nếu từ bỏ là cần thiết. Nếu
các nhiều thứ đều vô hạn thì bạn có thể có mọi thứ và sẽ không có sự đánh đổi. Một ví dụ
chung nhất đó là phân bổ các nguồn lực trong số các khu vực sản xuất khác nhau. Nếu
các nguồn có hạn (tức là khan hiếm) thì bằng cách sử dụng chúng để sản xuất một thứ thì
bạn sẽ có ít hơn đầu vào để sản xuất một thứ khác.
Chiến Tranh Lạnh minh họa cho mối quan hệ này, và ngày nay vẫn còn liên quan là
"những khẩu súng và bơ sữa". Bạn càng cống hiến nhiều nguồn để sản xuất lực lượng vũ
trang, bạn càng để lại ít hơn những nguồn lực để sản xuất thức ăn và những thứ cần thiết
khác cho cuộc sống. Bạn càng cống hiến nhiều nguồn lực cho xây dựng chính trị và xây
dựng nhà tù thì bạn càng có ít cái để lại cho giáo dục, đào tạo nghề nghiệp, chăm sóc con
cái, các trung tâm giảm nghèo và chỉ dẫn nghề nghiệp.
Đây là những vấn đề mà kinh tế gia quan tâm, người mà định nghĩa kinh tế học là sự
phân bổ các nguồn khan hiếm trong số những sự chọn lựa khác. Vì trọng tâm sự chọn
lựa hơn là vào những lĩnh vực cụ thể của cuộc sống nên định nghĩa kinh tế học này dẫn
đến một số lĩnh vực mới được coi là trò chơi công bằng cho phân tích kinh tế học. Phạm
vi như vậy chúng ta đã đề cập rồi: đó là phạm vi tiêu dùng. Một phạm vi khác có lẽ
không rõ ràng lắm đó là chiến tranh. Những dụng cụ của phân tích kinh tế học được
mang ra để bàn về vấn đề chọn nơi (nghĩa là mục tiêu nào) để phân bổ nguồn lực khan
hiếm (các đội quân, các quả bomb, dầu và...). Không ngạc nhiên thay một số kinh tế gia
nổi tiếng nhất của giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai đã được thuê trong chiến
tranh dể giúp đưa ra những quyết định như vậy.
Kinh Tế Học Có Phải Là Môn Khoa Học Không?
Các học thuyết kinh tế đã trải qua nhiều thời gian, và lịch sử của cuộc cách mạng đó là
một trong những khía cạnh hay của việc nghiên cứu kinh tế học. Các học thuyết không tự
nhiên có hay chúng rơi từ trên trời xuống. Chúng được phát triển do con người thực, với
những mục đích cụ thể trong những tình huống cụ thể. Sự hiểu biết về các mối quan hệ
trong các học thuyết kinh tế, những người đặt ra công thức cho chúng và môi trường kinh
tế chính trị trong những cái học đã sống và nghĩ thì đều cuốn hút và cần thiết đối với sự
hiểu biết về kinh tế học.
Vì vậy, bất chấp sự tự phụ (kỳ vọng) của một số kinh tế gia đối với chân lý chung, các
học thuyết luôn mang tính chất lịch sử cụ thể. Trong hai thế kỷ đầu (thế kỷ 18 và 19) các
kinh tế gia được biết là nền kinh tế chính trị. Chủ đề chính đã chỉ ra được sự nhận thức về
cách thức mà các kinh tế gia và thế giới thực của chính trị được gắn kết lại. Tổ chức và sự
hoạt động của nền kinh tế được nhận biết là vấn đề chính trị căn bản. Không chỉ các nhà
kinh tế chính trị nghiên cứu chính trị của nền kinh tế mà cả những nhà bình luận về chính
phủ và chính trị cũng rất thành thạo về kinh tế học.
Ngày nay, loại trừ một vài tâm hồn nhân đạo, các kinh tế gia có xu hướng chủ đạo thường
tham gia vào hoạch định chính sách hoặc những phê phán cực đoan -- các kinh tế gia đã
lọai bỏ từ "kinh tế chính trị" và họ thích cái tên "kinh tế học" trung tính hơn. Cùng với sự
thay đổi về chủ đề dẫn theo sự thay đổi cả về hình ảnh. Ngày nay, người ta coi kinh tế
học là "môn khoa học" xã hội -- tiếng Pháp gọi là "science economique". Một số kinh tế
gia nổi tiếng như Paul Samuelson thậm chí còn gọi kinh tế học là "nữ hoàng của khoa học
xã hội"2.
Đối với nhiều kinh tế gia thì việc nhấn mạnh mặt "khoa học" cực kỳ quan trọng (vì nó
cũng quan trọng đối với nhiều nhà khoa học xã hội khác như các nhà xã hội học hoặc các
nhà khoa học chính trị). Một số các kinh tế gia như kinh tế gia bảo thủ Milton Freedman
đi rất xa nhằm tuyên bố rằng trong kinh tế học tân thời là khoa học "tự do giá trị"3, hoặc
khoa học "tích cực".
Đối với nhiều người trong số chúng ta, tuy nhiên, điều này chỉ là khoa trương và vô nghĩa
về tư tưởng. Nó là cố gắng không thoả đáng để mô phỏng cái mà được gọi là khoa học
gian khổ như hoá học hoặc vật lý mà giả vờ bảo vệ những đánh giá về giá trị hoặc tính
chủ quan. Không đi quá sâu vào các vấn đề của tâm lý học, hãy chỉ để tôi nói rằng có lý
do khả dĩ để phản đối những yêu cầu này của các nhà hành nghề khoa học.
Một Số Tiêu Chuẩn Của Hai Định Nghĩa
Định nghĩa đầu tiên đã được nói ở phần trên -- định nghĩa này nói kinh tế học là nghiên
cứu các phạm vi của sản xuất và phân bổ có một ưu điểm chính. Nó nhấn mạnh vào hoạt
động trung tâm thông qua việc doanh nghiệp tổ chức xã hội : đó là công việc. Trong số
các kinh tế gia cổ điển những người đã đưa ra một số khác biệt của định nghĩa này thì
việc phân tích quá trình công việc là trung tâm đối với suy nghĩ về kinh tế học.
Một trong những nổi tiếng nhất và sớm nhất là sự phân tích của Adam Smith là sự phân
công lao động. Trường hợp ông nghiên cứu và từ cái ông đã đưa ra nhiều kết luận quan
trọng đó là nhà máy sản xuất ghim. Ở đây ông quan sát cách các nhiệm vụ kỹ thuật được
phân chia và tổ chức và kết luận rằng đó là điều chủ chốt trong năng suất lao động, cách
này là cách thuận lợi đã có được từ hoạt động chuyên biệt. Từ sự quan sát này ông và
những người khác như David Ricardo đã tiếp tục đưa ra nhiều hình ảnh về kinh tế học ở
tất cả các mức như: giá sàn, kinh tế quốc dân và thương mại quốc tế.
Sau đó, Karl Max (sinh năm 1818, mất 1883), nhà phê bình cách mạng tác phẩm của
Smith và Ricardo, thậm chí đã đi sâu hơn vào sự phân tích sản xuất. Ông tiếp tục sử dụng
thuyết giá trị lao động như là công cụ phân tích tổ chức tư bản trong cuộc sống bao quanh
lao động nhưng dần dần đã đưa ra những kết luận khác nhau. Ông đã phát triển một
thuyết về cách doanh nghiệp khai thác con người như thế nào qua lao động của họ, và
kêu gọi sự tiêu huỷ xã hội tư bản vì lý do sự lệ thuộc công việc.
Định nghĩa thứ hai của kinh tế học cùng với mối quan tâm với