Trong quả trình hoạt đống sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường có mối quan hệ kinh tế với nhiều đối tượng. Các đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính, khả năng sinh lời và khả năng phát triển của doanh nghiệp . Trên cơ sở đó họ co thể quyết định được có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không, có nên bán hàng cho doanh nghiệp không hoặc có nên cho doanh nghiệp vay hay không . Tất cả những câu hỏi đặt ra chỉ có thể lời được khi họ biết được thực trạng về tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào . Mặt khác,trên góc độ quản lý vĩ mô của nhà nước, các cơ quan nhà nước cơ quan thuế, tái chính, kiểm toán cũng cần phải có những tài liệu đáng tin cậy về tình hình tài chính của doanh nghiệp .
30 trang |
Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 3220 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Bàn về dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong các doanh nghiệp hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong quả trình hoạt đống sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường có mối quan hệ kinh tế với nhiều đối tượng. Các đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính, khả năng sinh lời và khả năng phát triển của doanh nghiệp . Trên cơ sở đó họ co thể quyết định được có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không, có nên bán hàng cho doanh nghiệp không hoặc có nên cho doanh nghiệp vay hay không . Tất cả những câu hỏi đặt ra chỉ có thể lời được khi họ biết được thực trạng về tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào . Mặt khác,trên góc độ quản lý vĩ mô của nhà nước, các cơ quan nhà nước cơ quan thuế, tái chính, kiểm toán cũng cần phải có những tài liệu đáng tin cậy về tình hình tài chính của doanh nghiệp .
Thế nhưng, nền kinh tế hiện nay hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước . Một đặc điểm nổi bật đó là hoạt đông sản xuất kinh doanh chịu sự tác động, chi phối mạnh của quy luật giá cả, sự cạnh tranh gây gắt với nhiều cơ hội thách thức và cả những khó khăn mới đặt ra cho doanh nghiệp . Chính vì vậy giá trị tài sản luôn luôn thay đổi tại mỗi thời điểm khác nhau và có thể sẽ có nhiều những tổn thất, rủi ro sẽ xảy ra . Làm thế nào để phản ánh được chính xác giá trị thực tế của tài sản trên các báo cáo kế toán đồng thời khắc phục, bù đắp được những tổn thất sẽ xảy ra .
Xuất phát từ nguyên tắc kế toán : Nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc giá phí và yêu cầu trên đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện lập dự phòng .
Theo qui định của chế độ hiện nay, doanh nghiệp phải tiến hàng lập dự phòng giảm giá tài sản trên 3 loại : Dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư trong hoạt động tài chính .
Vì dự phòng là một nội dung tương đối mới trong chế độ ké toán tài chính so với các chế độ kế toán trước đây . Nên nó tồn tại những vướng mắc, bất cập đòi hỏi phải có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp . Điều này đặc biệp thể hiện hai loại dư phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho .
Với lý do trên em chọn nghiên cứu đề tài : Bàn về dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong các doanh nghiệp hiện nay .
Đề tài này gồm hai phần :
Phần 1 : Chế độ hiện nay về trích lập, xử lý vµ hạch toán các khoản dự phong giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu kho đòi
Phần 2 : Phân tích, nhận xét và kiến nghị về việc trích lập, xử lý và hạch toán các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho .
Đề tài này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Trương Thanh Dũng .
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
Jamiyanjav Ulziijargal
Phần 1
Chế độ hiện nay về trích lập, xử lý và hạch toán
các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng
giảm giá hàng tồn kho
1 . Lý luận chung về dự phòng và nguyên tắc lập, hoàn nhập dự phòng
1.1 Khái niệm
Chuẩn mực kế toán quốc tế ( IAS 37 ) định nghĩa một khoản dự phòng là một khoản nợ phải trả có giá trị và thời gian không chắc chắn trong đó một khoản nợ phảI trả là một nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ những sự kiện trong quá khứ , viêc thanh toán các nghĩa vụ này được dự tính là sẽ làm giảm các nguồn lợi kinh tế cử doanh nghiệp gắn liền với các lợi ích kinh tế .
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, hiểu một cách đơn giản và cụ thể thì dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế chưa thực chi ra vào chi phí của niên độ báo cáo để có nguồn tài chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra trong niên độ liền sau .
Như vậy dự phòng mang tính tương đối vì nó được lập dựa trên các ước tính kế toán .
Dự phòng phải thu khó đòi : Là dự phòng phần giả trị tổn thất của các khoản nợ phải thu, có thể không đòi được do đơn vị hoặc người nợ không co khả năng thanh toán trong năm kế hoạch . Mục đích của việc lập dự phòng phải thu khó đòi là để đề phòng nợ phải thu thất thu khi khách hàng không co khả năng trả nợ và xác định giả trị thực của khoản tiền phải thu tồn trong thanh toán khi lập các báo cáo tài chính .
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho : Là dự phòng phần gía trị bị tổn thất do giảm giá vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho có thể xây ra trong năm kế hoạch . Mục đích của nó là để đề phòng hang tồn kho giảm giá so với giá gốc trên sổ đặc biệt khi chuyển nhượng, cho vay, xử ly, thanh lý đồng thời để xác định giá trị thực tế của hàng tồn kho trên hệ thống báo cáo kế toán .
Thời điểm lập và hoàn nhập
Trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính trùng với năm dương lịch ( bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hang năm ) thì việc lập và hoàn nhập các khoản dự phòng đều được thực hiện ở thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm .
Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tàI chính khác với năm dương lịch thì thời điểm lập và hoàn nhập dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính .
1.3 Đối tượng và điều kiện lập dự phòng phảI thu khó đòi, dự phóng giảm giá hàng tồn kho
1.3.1 Dự phòng phải thu khó đòi
Các khoản nợ phải thu khó đòi được lập dự phòng phải có các điều kiện sau :
Thứ nhất: phải có bảng kê về tên, địa chỉ, nội dung tong khoản nợ, số tiền phải thu của tong đợn vị nợ hoắc người nợ trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi .
Thứ hai : phải có các chứng từ gốc hoặc xác nhận của đợn vị nợ hoặc người nợ về số tiền còn nợ chưa trả, bao gồm : hợp đồng kinh tế ,khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ …
Thứ ba : các căn cứ để được ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi :
Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ hai năm trở lên, kể từ ngày đến hạn thu nợ được ghi trên chứng từ vay nợ ( Hợp đông kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ ), doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được nợ .
Trường hợp đặc biệt, tuỳ thời gian quá hạn chưa tới 2 năm nhưng con nợ đang trong thời gian xem xét giải thể,phá sản hoặc người nợ có các dấu hiệu khác như bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử … thì cũng được ghi nhận là khoản nợ nghi ngờ khó đòi .
Thứ tư, doanh nghiệp lập hội đồng để xác định các khoản nợ phảI thu khó đò và thẩm định mức độ. Hội đòng do giảm đốc thành lập với các thành phần bắt buộc là: giảm đốc , kế toán trưởng và trưởng phòng kinh doanh.
1.3.2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Theo quy định hiện nay đối tượng lập dự phòng là những hàng tồn kho co giá trị thuần có thể thực hiện nhỏ hơn giá gốc . Số dự phòng giảm gía hàng tồn kho là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giả trị thuần co thể thực hiện được của chúng trong đó :
Hàng tồn kho bao gồm :
Thứ nhất, hàng hoá mua về để bán : hàng hoá tồn kho , hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hoá gửi đI gai công chế biến .
Thứ hai, thành phẩm tồn kho và thành phâmr gửi đi bán .
Thứ ba, sản phẩm dở dang : sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm .
Thứ tư, nguyên liệu,vật liệu,công cụ,dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường,chi phí dụng cụ dở dang .
Giá trị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ước tinh của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, trừ chi phí ước tính để hoàn thánh sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng .
Hàng tồn kho được lập dự phòng giảm giá thì phải tuân theo các điề kiện sau :
Một là, phải có biên bản kiểm kê hàng tồn kho tại thời điểm tính .
Hai là, có hoá đơn, chứng từ hợp lý pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn vật tư hàng hoá tồn kho .
Ba là, hàng tồn kho phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp .
Bốn là, doanh nghiệp phải lập hội động thẩm định mức giảm giá hàng tồn kho . Hội đồng thẩm định gồm các thành phần bắt buộc sau : Giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng vật tư .
Ngoài ra, trường hợp nguyên vật liệu và cộng cụ dụng cụ dùng cho mục đích sản xuất sản phẩm có giá trị bị giảm nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nó không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho .
1.4 Quy trình và phương pháp xác định, tính toán mức dự phòng cần lập
1.4.1 Đối với dự phòng phả thu khó đòi
Khi có bằng chứng chắc chắn về khoản nợ phải thu là khó đòi phù hợp với quy đinh trong chế độ tài chính hiện hành, doanh nghiệp tính toán số dự phòng cần phải lập theo từng khoản nợ theo một trong các cách sau :
Cách 1 : Có thể ước tính một tỷ lệ nhất định ( theo kinh nghiệm ) trên tổng doanh số thực hiện bán chịu .
Số dự phòng cần lập = Doanh số phải thu nhân với Tỷ lệ ước tính
Cách 2 : Dựa trên tài liệu hạch toán chi tiết các khoản nợ pjải thu của từng khách hàng, phân loại theo thời hạn thu nợ, các khoản hàng quá hạn được xếp loại khách hàng nghi ngờ theo quy định . Doanh nghiệp cần thông báo cho khách hàng và trên cơ sở thông tin phản hồi từ khách hàng, kể cả bằng phương pháp xác minh để xác định số dự phòng cần lập theo số % khó thu đã được thẩm định .
Dự phòng cần lập = % mất nợ có thể * Nợ phải thu khách hàng nghi ngờ
Cách tính thứ hai cho ta biết mức dự phòng cần lập khá sát với thực tế thất thu có thể xẩy ra, tuy nhiên cần phải mất nhiều công sức để tổ chức hạch toán chi tiết, phân loại nợ, đối chiếu xác định nợ với từng khách hàng .
Mức dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi được lập không được vượt quá 20% tổng dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm .
Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ váo bảng kê chi tiết làm căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp .
Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Trước tiên doanh nghiệp phải ước tính giả trị thuần có thể thực hiện được của từng loại hàng tồn kho . Việc ước tính này dựa trên những bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính và phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện hiện có ở thời điểm ước tính đồng thời phải tính đến mục đích của việc dự trữ hàng tồn kho .
Trên cơ sở đã biết doanh nghiệp xác định số dự phòng cần lập cho năm tiếp theo băng các bước công việc sau :
Bước 1 : Kiểm kê số hàng tồn kho hiện có từng loại
Bước 2 : Lập bảng kê hàng tồn kho về số lượng và giá trị mua vào, đối chiếu với giá trị thuần có thể thực hiện được váo ngày kiểm kê – ngày cuối niên độ báo cáo .
Bước 3 : Tính mức dự phòng phải lập cho niên độ sau theo từng loại hàng tồn kho nào mà giá trị thuần có thể thực hiện được của nó nhỏ giá gốc ( giá hạch toán trên sổ kế toán )
= x -
Bước 4 : Tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào bảng kê chi tiết … Bảng kê này là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán .
1.5 Xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho
1.5.1 Với dự phòng phải thu khó đòi
Cuối kỳ kế toán năm, sau khi kế toán tính xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay bằng với số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết thì doanh nghiệp không phải trích lập thêm .
Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay lớn hơn số dư của các khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán váo chi phí quản lý doanh nghiệp .
Nếu số dự phòng khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên đọ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp .
1.5.2 Với dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Cuối kỳ kế toán năm, sau khi tính toán số dụ phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập, nếu số dự phòng tồn kho cần trích lập năm nay bằng với khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì doanh nghiệp không phải trích lập thêm .
Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toấnnmw nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối ky kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm ghi tăng giá vốn hàng bán .
Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán .
2 . Xử lý xoá sổ các khoản nợ không thu hồi được
2.1 Các trường hợp nợ được coi là không có khả năng thu hồi
Theo quy dinh hiện nay các khoản nợ phải thu quá hạn hoặc chưa quá hạn thuộc một trong các trường hợp sau đây được coi là khoản nợ không có khả năng thu hồi :
Thứ nhất, khách nợ là doanh nghiệp, đã hoàn thành việc giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật .
Thứ hai, khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả .
Thứ ba, khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích đang thi hành án phạt tù, hoặc người thừa kế theo luật, nhưng không co khả năng chi trả theo phán quyết của toà án .
Thứ tư, khách nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xoá nợ theo quy định của pháp luật .
Thứ năm, khoản chênh lệch còn lại của khoản nợ không thu hồi được sau khi đã xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vật chất .
Thứ sáu, khoản chênh lệch thiệt hại được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận do bán nợ phải thu .
Thứ bẩy, các khoản nợ phải thu mà dự toán chi phí đòi nợ lớn hơn giá trị phải thu .
Thứ tám, các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn từ 3 năm trở lên, tuy khách nợ còn tồn tại, còn hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ liên tục và quá khó khăn, hoàn toàn không có khả năng thanh toán, doanh nghiệp đã tích cực áp dụng các biện pháp nhưng vẫn không thu được nợ .
2.2 Chứng từ cần có khi xử lý xoá sổ nợ
Thứ nhất, biên bản của hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp . Trong đó ghi rõ giá trị của từng khoản nợ phải thu, giá rị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế ( sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được )
Thứ hai, bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xoá để làm căn cứ hạch toán .
Thứ ba, quyết định của toà án cho xử lý phá sản doanh nghiệp theo luật phá sản quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với đơn vị nợ .
Thứ tư, giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ .
Thứ năm, giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người còn sống nhưng không có khả năng trả nợ .
Thứ sáu, lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án nhưng quá thời hạn 2 năm kể từ ngày nợ .
Thứ bẩy, quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý xoá nợ không thu hồi được của doanh nghiệp .
2.3 Thẩm quyền xử lý nợ
Việc xử lý xóa sổ những khoản nợ không thu hồi được thuộc thẩm quyền của Hội đồn quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị ) hoặc hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có hội đồng thành viên ); tổng giám đốc, giám đốc (đối với doanh nghiệp không có hội đồng quản trị ) hoặc chủ doanh nghiệp căn cứ doanh nghiệp căn cứ vào các bằng chứng liên quan đến các khoản nợ để quyết định xoá sổ và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước nhà nước và pháp luật, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý trách nhiệm theo chế độ hiện hành .
Mức độ tổn thất thực tế và cách xử lý hạch toán
Mức độ tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là phần còn lại sau khi lấy số dự nợ phải thu ghi trên sổ kế toán trừ đi số nợ đã thu hồi được ( do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của toà án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khac ) .
Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không thu hồi được cho phép xoá nợ thì bù đắp bằng nguồn dự phòng phải thu khó đòi, nếu thiếu hoặc chưa lập dự phòng thi hạch toán phần này vào chi phí quản lý doanh nghiệp .
Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xoá nợ, doanh nghiệp vẫn phải theo dõi riêng trên sổ sách trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ . Nếu lại thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác .
3. Kế toán các nghiệp vụ liên quan tới dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá hàng tồn kho
Theo thông từ số 89/2002/TT- BTC ngày 9/10/2002 thì việc hạch toán các nghiệp vụ dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá hàng tồn kho như sau :
3.1 Dụ phòng phải thu khó đòi
3.1.1 Tài khoản sử dụng
TK 139 - Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Kết cấu nội dung :
Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng đã lập thừa ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
Bù đắp tổn thất thực tế xảy ra với phần đã lập dự phòng
Bên Có: Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi ghi chi phí quản lý doanh nghiệp cho năm báo cáo .
Dư có: Dự phòng đã lập hiện có
TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết cấu nội dung :
Bên Nợ : Chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có : Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trừ vào kết quả kinh doanh
TK 642 cuối kỳ kông có số dư và được chi tiết thành các tài khoản từ 6421 đến 6428 . TK 711 – Thu nhập khác
Kết cấu nộ dung :
Bên Nợ : Số thuế GTGT phải nộp ( nếu có ) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ( nếu có ) (ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp )
Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản thu nhập khác trong kỳ sang TK 911 ( Xác định kết quả kinh doanh )
Bên Có : Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ
TK 711 ( Thu nhập khác ) không có số dư cuối kỳ .
3.1.2 Phương pháp hạch toán
Cuối ky kế toán năm, so sánh giữa số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay với số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết .
Nếu phải trích lập thêm ghi :
Nợ TK 642
Có TK 139
Nếu được hoàn nhập ghi :
Nợ TK 139
Có TK 642 ( Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi )
Trường hợp các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được phép xoá nợ, ghi :
Nợ TK 139 : Phần đã lập dự phòng phải thu khó đòi
Nợ TK 642 : Phần chênh lệch giữa số nợ phải thu khó đòi xoá sổ > số lập dự phòng
Có TK 131 : Phải thu của khách hàng
Có TK 138 : Phải thu khác
Đồng thời ghi Nợ TK 004 : Nợ khó đòi đã xử lý ( TK ngoài bảng cân đối kế toán )
Trường hợp xử lý xoá nợ sau đó đã thu hồi được, kế toán căn cứ vào giá tị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi :
Nợ TK 111,112
Có TK 711
Đồng thòi ghi Có TK 004 : Nợ khó đòi đã xử lý
Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ dự phòng phải thu khó đòi
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Tài khoản sử dụng
TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Kết cấu nội dung :
Bên Nợ : Hoàn nhập số dự phòng chênh lệch giữa số phỉa lập năm nay < số đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước
Bên Có : Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ghi tăng giá vốn hàng bán
Dư có : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện co
TK 632- Giá vốn hàng bán
Kết cấu nội dung :
Bên Nợ : Phản ánh giá vốn của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ .
Phản ánh khoản hao hụt, mất mất của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra .
Phản ánh chi phí tự xây dựng, chế tạo tài sản cố định vượt trên mức bình thường.
Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay > khoản đã lập dự phòng năm trước .
Bên Có : Phản ánh khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính ( 31/12) ( Chênh lệch giữa số phải lập dự phòng năm nay < khoản đã lập dự phòng năm trước )
Kết chuyển giá vốn của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang TK 911
TK 632 ( Giá vốn hàng bán ) không có số dư cuối kỳ .
Phương pháp hạch toán
Cuối năm tài chính, tính toán và so sanh khoản phải lập d