Đồ án Cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành tại công ty giấy bãi bằng

Thực tập tốt nghiệp là một yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi sinh viên,đây là thời gian để mỗi sinh viên làm quen với công việc của một kỹ sư trong quá trình sản xuất . Cũng trong thời gian thực tập là thời gian để sinh viên tìm hiểu , nghiên cứu các quá trình công nghệ trong các công ty , cơ sở sản xuất , áp dụng những kiến thứ đã học vào công việc , đồng thời bổ xung kiến thức thực tế. Công ty Giấy Bãi Bằng là đơn vị có bề dày truyền thống trong sản xuất giấy . Với dây chuyền công nghệ tạo thành một chu trình khép kín từ sản xuất nguyên vật liệu , tinh chế , sản xuất , xử lý chất thải tạo điện năng phục vụ sản xuất và kinh doanh .

doc29 trang | Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 3110 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành tại công ty giấy bãi bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Thực tập tốt nghiệp là một yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi sinh viên,đây là thời gian để mỗi sinh viên làm quen với công việc của một kỹ sư trong quá trình sản xuất . Cũng trong thời gian thực tập là thời gian để sinh viên tìm hiểu , nghiên cứu các quá trình công nghệ trong các công ty , cơ sở sản xuất , áp dụng những kiến thứ đã học vào công việc , đồng thời bổ xung kiến thức thực tế. Công ty Giấy Bãi Bằng là đơn vị có bề dày truyền thống trong sản xuất giấy . Với dây chuyền công nghệ tạo thành một chu trình khép kín từ sản xuất nguyên vật liệu , tinh chế , sản xuất , xử lý chất thải tạo điện năng phục vụ sản xuất và kinh doanh . Để tờ giấy có được chất lượng cao, ngoàiviệc áp dụng các phương pháp kỹ thuật trong công nghệ sản xuất thì vấn đề tự động trong truyền động là vô cùng quan trọng. Điều này đã được áp dụng rất thành công tại công ty Giấy Bãi bằng. Được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ CNV trong công ty và thầy giáo Võ Minh Chính , em đã được tiếp cận với quá trình sản xuất có tính tự động hoá cao này. Sau thời gian 4 tuần tìm hiểu trực tiếp tại công ty, cụ thể là tại phân xưởng xeo, em đã biết được thêm nhiều điều, đặc biệt là sự khác nhau giữa thực tế và lý thuyết. Kết hợp thực tế và bài học ,với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành nội dung thực tập theo yêu cầu của bộ môn. Sau đây em xin trình bày nội dung bản báo cáo thực tập này. Em xin chân thành cám ơn các Cán bộ CNVvà thầy giáo Võ Minh Chính đã giúp đỡ em hoàn thành nội dung này. Tuy nhiên , do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian có hạn nên không tránh khỏi được những sai sót. Rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn đọc. Em xin chân thành cám ơn. CHƯƠNG I Cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành tại công ty giấy bãi bằng Công ty gồm 5 xí nghiệp thành viên và nhà máy chính : 1 . Nhà máy điện. Nhiệm vụ sản xuất điện hơi nước và cung cấp nước cho các vùng phụ cận. Nhà máy điện gồm 3 phân xưởng : -Phân xưởng lò -Phân xưởng điện máy -Phân xưởng nước 2 . Nhà máy bột và giấy . Đây là bộ phận chính sản xuất ra sản phẩm chính của Công ty : giấy viết , giấy gói , giấy photocoppy,...Nhà máy gồm 3 phân xưởng: -Phân xưởng nguyên liệu . -Phân xưởng bột. -Phân xưởng Giấy 3 . Nhà máy Hoá chất. Nhiệm vụ sản xuất ra Clo, nước gia ven,... để tẩy trắng bột giấy . Nhà máy gồm 2 phân xưởng chính : -Phân xưởng sản xuất Clo. -Phân xưởng xử lí nước. 4 . Xí nghiệp Vận tải. Nhiệm vụ chính là vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm cho Công ty. Xí nghiệp gồm có : -Phân xưởng sửa chữa. -Ngành vận tải bộ . -Ngành vận tải thuỷ. 5 . Xí nghiệp Bảo dưỡng. Nhiệm vụ sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị máy móc trong toàn bộ Công ty . Xí nghiệp gồm có các phân xưởng : 1-Phân xưởng sữa chữa cơ khí. 2-Phân xưởng Điện . 3-Phân xưởng Thông tin -Đo lường. 4-Phân xưởng xây dựng. Ngoài ra Công ty còn có các phòng ban chức năng phục vụ cho sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm như phòng vật tư , phòng phụ tùng, phòng kỹ thuật, phòng thị trường , phòng tài vụ, phòng đời sống , phòng bảo vệ. CHƯƠNG II giới thiệu công nghệ và hệ thống cung cấp điện của công ty Với công suất thiết kế 55.000 tấn giây năm. Công ty giấy Bãi Bằng tiêu thụ một lượng điện năng khoảng 20-25MW và nhiệt năng rất lớn, đồng thời thải ra môi trường một lượng chất thải hữu cơ (30% nguyên liêu) và hoá chất lớn. Do vậy sự có mặt của một nhà máy điện là cân thiết. Nhà máy điện là nguồn cung cấp điện chủ yếu cho nhà máy với tổng công suất thiết kế khoảng 28MW. Khi hoạt động bình thường nguồn điện do nhà máy điện cung cấp đảm bảo hoạt động cho toàn bộ công ty, từ điện trong sinh hoạt, đến điện sản suất. Khi công suất do nhà máy điện sản suất thừa, phần công suất này có thể bán lên lưới điện quốc gia hoặc mua điện từ lưới (khi công suất phát không đủ cho hoạt động của nhà máy) thông qua trạm biến áp của nhà máy. Việc hoà đồng bộ vào lưới điện quốc gia có thể được thực hiện bằng tay hoặc thông qua hệ thống hoà đồng bộ tự động. Nhà máy điện có hai máy phát ba pha do Simen chế tao điện áp đầu cực mỗi máy là 10KV. Công suất máy 1 là 12MW, máy còn lai là 16MW. Chúng được kéo bởi 2 turbin, turbin ngưng và turbin đối áp. Môt lượng hơi được trích ra từ turbin đối áp cung cấp cho nhà máy bột và nhà máy giấy. Nhà máy có hai hệ thống lò đốt, lò động lực và lò hơi thu hồi.Trong đó hệ thống lò hơi thu hồi rất có ý nghĩa về mặt kinh tế và môi trường. Nó giải quyết vấn đề về nhiệt năng và điện năng nhờ sử dụng nhiên liêu là dịch đen (chất thải trong quá trình nấu bột). 1 . Mạng điện cơ sở của nhà máy Điện áp ba pha 10KV của hai máy phát của nhà máy điện được đưa về hệ thống thanh cái chung của công ty theo hai đường riêng biệt. Mỗi máy đều được phân thành hai nhánh qua các máy cắt 10KV, và dao cách li đưa điện về hệ thống thanh cái ba pha A và B. Hệ thống thanh cái gồm hai bộ A và B, mỗi bộ gồm 3 thanh. Hai máy phát có thể làm việc theo chế độ 3 pha trung tính cách điện, hoặc 3 pha trung tính nối đất. Hai hệ thống thanh cái 3 pha A và B làm việc độc lập nhau. Các thanh cái A thường dùng làm thanh cái chính, thanh cái B là các thanh cái dự phòng. Giữa hai hệ thông thanh cái liên lạc với nhau thông qua máy cắt liên lạc. Điều này làm cho việc vận hành rất linh hoạt. Sơ đồ cấp điện của nhà máy theo sơ đồ hinh tia, với hai nguồn cấp điện, ngoài nguồn điện nhà máy điện. Điều này làm cho độ tin cậy cung cấp điện của nhà máy rất cao. Đường dây 3 pha 110KV từ Việt Trì và Thác Bà đưa vê hệ thống 2 thanh cái ba pha 110 kV riêng biệt các thanh cái được liên lạc với nhau thông qua máy cắt liên lạc. Từ các hệ thống thanh cái điện áp 110kV thông qua dao cách ly và máy cắt. Từ thanh cái này điện áp 110kV qua dao cách ly và máy cắt đến MBA của nhà máy từ đó điện áp được hạ xuống 10kV phía thứ cấp của biến áp có trung tính cách điện hoặc nối đất. Từ trạm biến áp điện áp được đưa đến hệ thống các thanh cái A và B theo hai đường riêng biệt qua các máy cắt. Từ các thanh cái Avà B điện áp 10kV được đưa đến TBA của các phân xưởng bằng cáp ngầm. 2 . Sơ đồ cấp điện của phân xưởng Xeo Đối với phân xưởng xeo , điện áp được cấp theo hai đường cáp đến hê thống gồm hai bộ thanh cái 3 pha. Các bộ thanh cái được liên hệ với nhau qua máy cắt liên lạc. Các đường cáp lấy điện trên các thanh cái A và B thông qua các máy cắt và dao cách ly .Từ các trạm biến áp phân xưởng điện áp được giảm xuống 660V, hay 380V cung cấp cho các thiết bị. 3 . Giới thiệu qui trình sản xuất giấy 4 . Quy trình công nghệ máy xeo giấy (Hình vẽ trang bên) Sau khi bột được phối trộn các phụ gia thích hợp, được sàng bỏ cát ,sỏi ,xơ ,sợi... bột được bơm lên hòm phun bột , bắt đầu hình thành tờ giấy. 1- Hòm phun bột Chức năng: Phân phối một lượng bột đồng đều trên lưới. Giữ cho dòng bột không xáo trộn phá vỡ sự hình thành tờ giấy. Bộ phận hình thành Chức năng : Hình thành nên tờ giấy ướt Việc hình thành nên tờ giấy được thực hiện giữa hai bề mặt của lưới đôi: lưới trong rộng 7.350mm, dài 22.000 mm. Lưới ngoài rộng 4350 mm, dài 18.000 mm. Ưu thế của việc tạo hình như thế hạn chế bề mặt tự do của dòng chảy trên lưới. Trên bộ phận hình thành, nước được thoát ra theo cả hai chiều dài tạo hình và giấy sẽ có bề mặt đồng nhất . 2- Bộ phận ép Chức năng : Dùng lực cơ học để ép tờ giấy đạt trên điểm bão hoà. ở phần này mục tiêu tách nước đến độ khô của tờ giấy khoảng 22%. Công đoạn này cũng góp phần làm cho tờ giấy có chất lượng tốt hơn. Ngoài nhiệm vụ tách nước, nó còn có nhiệm vụ dẫn giấy từ bộ phận lưới sang bộ phận sấy , tăng độ bền và độ nhẵn của tờ giấy. Bộ phận ép có số lượng cặp ép và cấu trúc khác nhau. Một cặp ép bao gồm giá đỡ và hai lô. Lô dưới thường được lắp trên một ổ cố định và là lô dẫn động. Sự ép xảy ra ở khoảng giữa lô trong khe ép. Tờ giấy được chăn dẫn qua khe ép . Tờ giấy ướt được chuyển trực tiếp từ lưới tới trục ép hút chân không. Chức năng quan trọng của lưới ép là chống tạo vết trên tờ giấy. Từ tổ ép 1 tờ giấy được chuyển tới bộ phận ép lưới ở tổ hai. Tổ hai gồm một lưới nhựa giữa chăn ép và trục ép phía dưới làm giảm áp suất thuỷ tĩnh trong tuyến ép. Từ chăn ép 2, tờ giấy được chuyển tới tổ ép nhẵn (ép 3) qua một khoảng kéo hở .Tổ ép này không có chăn nên không có nhiệm vụ tách nước mà chỉ có tác dụng làm cho hai mặt của tờ giấy mịn và phẳng hơn . 3- - Bộ phận sấy Khi tờ giấy rời khỏi bộ phận ép sẽ có độ khô vào khoảng 40% và nhiệt độ khoảng 25-30 °C. Trong bộ phận sấy lượng nước còn lại sẽ được tách ra bằng cách bốc hơi .Sấy là một quá trình vận chuyển nhiệt và nước trong đó nhiệt được chuyển qua vùng bay hơi nước bốc lên đi qua bề mặt của tờ giấy và luồng khí thông gió . ở máy này, tờ giấy được sấy khô tới khi hàm lượng chất khô 94% ở bộ phần sấy chính. Sau đó tờ giấy đi qua bộ phận ép gia nhựa .ở đó nước cùng hoá chất được tờ giấy hấp thụ và lượng nước này được làm khô ở bộ phận sấy thứ hai (gọi là bộ phận sấy nhựa ). Giấy thành phẩm sẽ có hàm lượng khô là 92-94%. Bộ phận sấy bao gồm 34 lô sấy, trong đó 24 lô nằm trong bộ phận sấy chính, 10 lô nằm trong bộ phận sấy nhựa . Giấy đã sấy khô được làm nguội trên 2 lô làm lạnh . Tất cả các lô đều có đường kính 1,5 m. CHƯƠNG III hệ truyền động máy xeo giấy 3.1 . Yêu cầu chung Công đoạn xeo giấy là công đoạn hình thành nên tờ giấy cuộn từ bột giấy. Với chiều dài hơn 100 m, công đoạn xeo giấy được thiết kế đảm bảo tờ giấy hình thành được liên tục từ đầu đến cuối một cách thông suốt, hạn chế giấy bị đứt, bị nhăn trong quá trình làm việc. Do đó yêu cầu hệ truyền động cho từng động cơ và cả hệ thống là sự đồng bộ tốc độ đảm bảo theo đặc trưng của quá trình công nghệ. Trong quá trình xeo giấy, tờ giấy đi qua nhiều công đoạn như hình thành, ép, sấy, ép quang, từ dạng lỏng hình thành nên tờ giấy, do đó chiều dài tờ giấy sẽ tăng lên theo từng công đoạn. Mặt khác tốc độ cả hệ thống thay đổi tuỳ theo yêu cầu sản xuất cụ thể là công suất sản xuất từng ngày từng tháng, từng quý, kế hoạch năm, từ lúc chạy máy ban đầu đến khi đạt tốc độ làm việc đòi hỏi hệ truyền động phải đảm bảo yêu cầu cụ thể đảm bảo sai số nhỏ về mặt tốc độ giữa các khâu, các công đoạn. Từ những yêu cầu đó, với công nghệ thập niên 70 hệ truyền động được chọn đó là hệ truyền động một chiều Thyristor - Động cơ (T - Đ). Đặc trưng hệ T - Đ là độ tác động nhanh cao, không gây ồn, khả năng điều chỉnh tốc độ sâu, van bán dẫn công suất lớn có hệ số khuyếch đại công suất cao, thuận tiện cho việc dùng các hệ thống điều chỉnh tự động sử dụng các mạch vòng nâng cao chất lượng các đặc tính tĩnh và động của hệ thống. 3 . 2 . Hệ thống truyền động cho máy xeo. Hệ thống truyền động cho máy xeo sử dụng công nghệ thiết bị của hãng ASEA sản xuất. Các động cơ được truyền động từ những bộ điều chỉnh giống nhau về kết cấu, gồm 2 mạch vòng điều chỉnh: mạch vòng điều chỉnh tốc độ và mạch vòng điều chỉnh dòng điện. Các bộ điều chỉnh nhận tín hiệu chủ đạo từ tín hiệu điện áp chủ đạo chung (Mater voltage) được đặt ở thiết bị điều khiển trung tâm. Tuy nhiên, các động cơ không quay cùng tốc độ nên việc sai lệch tốc độ được điều chỉnh riêng lẻ từ các bộ phận điều chỉnh riêng của các động cơ. 3.2.1 – Sơ đồ hệ thống truyền động điện hệ thống máy xeo. Hệ truyền động máy xeo bao gồm: - Truyền động động cơ một chiều. - Truyền động động cơ xoay chiều. Các bộ truyền động gồm động cơ và bộ điều chỉnh cho động cơ đó. Nguồn cung cấp được lấy từ biến áp, qua các thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ và bộ biến đổi cung cấp cho động cơ. Trong đó bao gồm 26 động cơ, 24 động cơ một chiều và 02 động cơ xoay chiều. Các động cơ và cơ cấu truyền động cơ khí đặt tại hiện trường, các bộ điều chỉnh được đặt tập trung tại các phòng (Unit). Hệ thống tủ được bố trí trong phòng như sau: - Tủ YD 1 : Điều khiển và cấp nguồn cho động cơ số 1 ở bộ phận lưới, nhiệm vụ dẫn động chính. - Tủ YD 2: Điều khiển và cấp nguồn cho động cơ số 2 ở bộ phận lưới làm nhiệm vụ dẫn động chính. - Tủ YD 3: Điều khiển và cấp nguồn cho động cơ số 3 và số 4 ở bộ phận ép. - Tủ YD 4 : Điều khiển và cấp nguồn cho động cơ số 5 và động cơ số 6. -Tủ YD 5: Điều khiển và cấp nguồn cho động cơ số 7 và động cơ số 8 ở bộ phận ép. - Tủ YD 6 : Điều khiển và cấp nguồn cho động cơ số 9 ở bộ phận sấy 1. -Tủ YD 7: Điều khiển và cấp nguồn cho động cơ số 10 ở nhóm sấy số 2. -Tủ YD 8: Điều khiển và cấp nguồn cho động cơ số 11 ở nhóm sấy số3. -Tủ YD 9 : Điều khiển và cấp nguồn cho động cơ số 12, 13, 14 ở bộ phận ép. - TủYD 10: Điều khiển và cấp nguồn cho động cơ số 17 ở nhóm sấy 4. - Tủ YD 11 : Điều khiển và cấp nguồn cho động cơ số18 ở nhóm sấy 5. Tủ YD 12 : Điều khiển và cấp nguồn cho động cơ số 19 ở lô lạnh. - Tủ YD13 : Tủ dự phòng. - Tủ YD 14 : Điều khiển và cấp nguồn cho động cơ số 20, 23, 24 của ép quang một chiều. -Tủ YD 15 : Điều khiển và cấp nguồn cho động cơ số 25 của máy cuộn. - Tủ YD 16 : Điều khiển và cấp nguồn cho động cơ số 26 của bộ phận khởi động lô thay thế. - Một tủ riêng dành cho điều khiển biến tần, máy ép quang xoay chiều. Tất cả các tủ điều khiển đều nhận tín hiệu điều khiển từ tủ điều khiển trung tâm KD1. Từ đây các tín hiệu chủ đạo được gửi đi đến các tủ riêng để điều khiển các bộ biến đổi. 3.2.1.1 – Truyền động một chiều. Hệ truyền động một chiều được thiết kế lắp đặt từ lúc xây dựng nhà máy. Mô hình truyền động một chiều dây chuyền như hình vẽ a - Sơ đồ truyền động một chiều. Sơ đồ truyền động một chiều của các động cơ một chiều được thiết kế giống nhau bao gồm bộ điều chỉnh, bộ biến đổi và động cơ. Sơ đồ có dạng hình vẽ Trong đó: - U(đ - Tín hiệu đặt lấy từ bộ điều khiển chung KD1. R( - Bộ điều chỉnh tốc độ. - RI - Bộ điều chỉnh dòng điện. CB I - Cảm biến dòng điện. FT - Máy phát tốc. SI - Hàm truyền khâu phản hồi dòng điện. BBĐ - Bộ biến đổi. b - Sơ đồ mạch bộ điều chỉnh cho hệ máy xeo. Khâu tạo điện áp chủ đạo KD1 đặt giá trị điện áp chủ đạo chung cho cả dây chuyền máy xeo làm việc và điều chỉnh tốc độ đồng bộ giữa các khâu có dạng hình vẽ Quá trình điều chỉnh đồng bộ tốc độ có thể thực hiện theo các phương pháp khác nhau, ở đây ta dùng phương pháp điều chỉnh đồng bộ tốc độ và sức căng bằng điều chỉnh điện áp phần ứng dùng nguồn cung cấp riêng cho động cơ. Phương pháp này có ưu điểm đơn giản, phù hợp với đặc điểm công nghệ của quá trình sản xuất giấy đó là tốc độ đầu vào và đầu ra khác nhau, cho nên cần có sự chỉnh định riêng cho từng nhóm truyền động cùng tốc độ. Giá trị điện áp chủ đạo từ +10 ( +11 V, tuỳ theo quá trình vận hành. Các khâu điều chỉnh tốc độ (R() và điều chỉnh dòng điện (RI) dùng khâu tỷ lệ – tích phân (PI). Sự có mặt của mạch vòng sức căng làm cho chất lượng quá trình điều chỉnh càng chính xác hơn. Trong quá trình làm việc các bộ điều chỉnh nhận cùng tín hiệu điện áp chủ đạo từ khối KD1. Tuy nhiên lúc đầu chạy máy, tốc độ được tăng dần nhờ tín hiệu đặt Crawl và tăng dần lên tốc độ làm việc. Do việc truyền động liên hệ nhau giữa các khâu là băng giấy không có khả năng truyền lực kéo cho nên xảy ra tình trạng giấy bị đứt hoặc chùng cục bộ giữa các lô, các khâu với nhau, lúc đó ta dùng nút Slack take-up để căng giấy. Sơ đồ khối truyền động một chiều như hình vẽ (Sơ đồ điều khiển chung) Trong đó: - Tín hiệu Master voltage (MV) đặt giá trị tốc độ chung cho cả hệ thống truyền động máy xeo. - Tín hiệu Cascade master voltage điều chỉnh tốc độ phù hợp giữa các động cơ truyền động cho các bộ phận trong hệ thống máy xeo. - Tín hiệu Slack take-up dùng điều chỉnh sức căng cục bộ trong từng thời điểm nhất định. - Tín hiệu Crawl and inch đặt giá trị tốc độ khi vận hành ở chế độ chạy bò và khởi động kiểm tra. 3.2.1.2 Truyền động xoay chiều. a – Mục đích, vị trí truyền động xoay chiều. Bản thân hệ thống truyền động máy xeo không thiết kế có hệ thống truyền động xoay chiều do nhiều nguyên nhân, ngày nay truyền động một chiều ngày càng bộc lộ những khuyết điểm thì truyền động xoay chiều càng chiếm được những ưu điểm rõ rệt với những hệ thống truyền động có điều chỉnh tốc độ. Do đó truyền động xoay chiều đang được áp dụng ngày càng lớn chiếm tỷ trọng ngày càng cao so với truyền động một chiều và cụ thể đang được áp dụng trong công nghệ ép quang ở dây truyền xeo giấy. Với những ưu điểm của mình như giá thành truyền động và chế tạo thấp, sử dụng trực tiếp nguồn điện lưới, vận hành đơn giản, khả năng quá tải lớn, do đó truyền động xoay chiều đang phát huy sức mạnh trong công nghệ truyền động xoay có điều chỉnh tốc độ. b - Sơ đồ nguyên lí bộ biến tần. Mô hình truyền động xoay chiều có dạng hình vẽ Các thành phần chính của bộ biến tần đều giống nhau bao gồm: Máy biến áp cung cấp nguồn cho truyền động. Bộ biến tần (Converter). Khối điều khiển cho biến tần Khối điều khiển cho biến tần là khâu quan trọng quyết định sự làm việc của biến tần. Có thể nói, đây là bộ não của bộ biến tần, nó quyết định toàn bộ hoạt động của các van công suất từ đó cấp dòng, áp cho các động cơ không đồng bộ hoạt động. Trong nội dung báo cáo này em đề cập đến phần truyền động cho máy ép quang phần xoay chiều. Các nội dung cụ thể của truyền động phần xoay chiều sẽ trình bày ở các chương sau. 3.2.2 Yêu cầu hệ truyền động máy xeo giấy. Xuất phát từ những đặc điểm trên, truyền động cho máy xeo giấy có những yêu cầu truyền động rất phức tạp, một trong những yêu cầu hàng đầu đó là đồng bộ hoá tốc độ giữa các khâu trong dây truyền công nghệ và đảm bảo sức căng giấy theo các giá trị đặt cho từng loại giấy. Từ những yêu cầu đó hệ thống truyền động cho máy xeo giấy được thiết kế rất hoàn thiện với 3 mạch vòng điều chỉnh trong các hệ truyền động . Các mạch vòng được tính toán, chỉnh định rất chính xác, tỉ mỉ. 3.2.3 Hệ thống bảo vệ cho truyền động máy xeo giấy. Từ những đặc điểm , yêu cầu phải có những thiết bị bảo vệ hệ thống chính xác kịp thời. ở đây, hệ thống được bảo vệ đầy đủ bao gồm cả chung và riêng. Hệ thống bảo vệ gồm: Bảo vệ dùng Aptormat, cầu chì phía xoay chiều. Bảo vệ quá áp, quá dòng cho Thyristor. Bảo vệ điện áp thấp, dòng chạm đất,... cho động cơ một chiều. Ngoài ra còn có các khoá liên động trong hệ thống như quạt làm mát, dầu bôi trơn vòng bi, ổ trục,... liên động về sai lệch tốc độ trong hệ thống. Ngoài ra với các truyền động cho từng bộ phận riêng có các chế độ bảo vệ riêng, ví dụ truyền động cho bộ phận lái chăn, lưới, hòm phun, biến tần ACS 600 ... có các bảo vệ riêng cho từng truyền động. Khi xảy ra sự cố nếu không giải trừ được sự cố đó hệ thống sẽ không vận hành trở lại được. Đây là những vấn đề chung nhất về truyền động của hệ thống máy xeo giấy. Những yêu cầu riêng về truyền động của máy ép quang cũng như những vấn đề liên động chung trong quá trình làm việc của hệ thống em sẽ trình bày ở chương sau. Chương Iv máy ép quang 4.1 – Giới thiệu chung. Trong công nghệ sản xuất giấy, ép quang là khâu rất quan trọng quyết định chất lượng của tờ giấy. Sau công đoạn hình thành tờ giấy ra khỏi lô lạnh có các tham số kĩ thuật công nghệ như độ trắng, độ tro,... tuy nhiên bề mặt tờ giấy chưa được đảm bảo các chỉ tiêu như độ bóng, độ mịn,... ép quang nhằm mục đích đảm bảo các yêu cầu đó. ép quang là quá trình công nghệ dùng lực cơ học ép lên bề mặt tờ giấy làm cho tờ giấy có bề mặt bóng hơn, mịn hơn. Do tầm quan trọng của mình, ép quang đã được quan tâm sửa chữa, nâng cấp cải tạo nhiều lần nhằm mục đích đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu dùng. Qua nhiều lần nâng cấp cải tạo, tuy nhiên máy ép quang ngày nay vẫn chưa đạt được những mong muốn của người tiêu dùng mà vấn đề vẫn là các chỉ tiêu trong truyền động cho máy ép quang chứ không phải về công nghệ. Trong phần này em xin được đề cập đến phần truyền động cho máy ép quang dùng biến tần ACS 600 của ABB sản xuất. 4.1 Máy ép quang thế hệ 3. Do những tồn tại của máy ép quang thế hệ 2, tháng 10/1997 công ty giấy Bãi Bằng đã cải tiến hệ truyền động máy ép quang trong đó 2 lô đều là lô dẫn động. Sơ đồ máy ép quang thế hệ 3 có dạng hình vẽ