Trong những năm gần đây, nhu cầu về thông tin đang phát triển như vũ bão trên thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng, đặc biệt là nhu cầu về dịch vụ băng rộng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ viễn thông đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau. Mỗi giải pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể
93 trang |
Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 2594 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án: CÔNG NGHỆ ADSL2+ VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nhu cầu về thông tin đang phát triển như vũ bão trên thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng, đặc biệt là nhu cầu về dịch vụ băng rộng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ viễn thông đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau. Mỗi giải pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể.
Trong khi việc cáp quang hoá hoàn toàn mạng viễn thông chưa thực hiện được vì giá thành các thiết bị quang vẫn còn cao thì công nghệ đường dây thuê bao số (xDSL) là một giải pháp hợp lý. Trên thế giới nhiều nước đã áp dụng công nghệ này và đã thu được thành công đáng kể. Ở Việt Nam công nghệ xDSL cũng đã được triển khai trong những năm gần đây và cũng đã thu được những thành công nhất định về mặt kinh tế cũng như giải pháp mạng và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng (năm 2003 tổng số thuê bao băng rộng trên thế giới là 60 triệu thuê bao đến năm 2005 đã đạt tới 107 triệu thuê bao). Tuy nhiên, do những giới hạn nhất định đặc biệt là về mặt công nghệ nên tốc độ truyền số liệu vẫn còn thấp chưa đáp ứng được hết những nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, nhu cầu đặt ra trong những năm tiếp theo là áp dụng các công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng đặc biệt là nhu cầu về dịch vụ băng rộng.
Trong khi công nghệ ADSL/ADSL2+ có thể cho phép cung cấp tốc độ đường xuống lên tới 8Mbps và 25Mbps tương ứng và ADSL2/ADSL2+ đã được chuẩn hoá bởi ITU, được phát triển bởi nhiều hãng cung cấp thiệt bị trên thế giới. Thì các công nghệ này là sự lựa chọn hợp lý có thể áp dụng vào mạng viễn thông nhằm đáp ứng được các dịch vụ băng rộng hiện tại và trong tương lai.
Nhằm mục đích nghiên cứu công nghệ ADSL2/ADSL2+ và đưa ra đề xuất khả năng ứng dụng công nghệ này trên mạng viễn thông của Việt Nam, em đã chọn đề tài “CÔNG NGHỆ ADSL2+ VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG”.
Nội dung của đồ án bao gồm:
Chương I: Mạng PSTN và NGN.
Chương II: Họ công nghệ xDSL.
Chương III: Công nghệ ADSL2, ADSL2+.
Chương IV: Khả năng ứng dụng công nghệ ADSL2+
Tuy nhiên, do công nghệ ADSL2, ADSL2+ còn mới mẻ và còn hạn chế về trình độ, thời gian cũng như những số liệu cần thiết nên trong quá trình làm đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. VÌ vậy em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và đóng góp ý kiến của các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Đông, ngày 20 tháng 10 năm2005
Sinh Viên thực hiện đồ án
Ngô Văn Nguyện
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU i
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH HÌNH VẼ vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU viii
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ix
CHƯƠNG I MẠNG VIỄN THÔNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN 1
CỦA MẠNG TRUY NHẬP 1
1.1 Mạng PSTN và NGN 1
1.1.1 Mạng PSTN 1
1.1.2 NGN 2
1.2 Quá trình phát triển của mạng truy nhập lên xDSL 6
1.2.1 Những vấn đề của mạng truy nhập truyền thống 7
1.2.2 Mạnh truy nhập dưới quan điểm của ITU-T 7
1.2.2.1 Định nghĩa 7
1.2.2.2 Các giao diện của mạng truy nhập 8
1.2.2.3 Mạng truy nhập ngày nay 9
1.3 Các công nghệ truy nhập khác 10
1.3.1 Công nghệ truy nhập sử dụng cáp đồng 10
1.3.2 Công nghệ truy nhập sử dụng cáp sợi quang 13
1.3.3 Công nghệ truy nhập vô tuyến 13
CHƯƠNG II HỌ CÔNG NGHỆ xDSL 15
2.1 Tổng quan 15
2.2 Phân loại 15
2.3 Ưu nhược điểm của xDSL 18
2.4 Tình hình phát triển xDSL trên thế giới 19
CHƯƠNG III CÔNG NGHỆ ADSL2, ADSL2+ 25
3.1 ADSL 25
3.1.1 Giới thiệu chung về ADSL 25
3.1.2 Mô hình tham chiếu của hệ thống ADSL 26
3.1.3 Kỹ thuật truyền dẫn trong ADSL 27
3.1.4 Các phương pháp điều chế trong ADSL 28
3.1.5 Ghép kênh 32
3.1.6 Cấu trúc khung và siêu khung 35
3.1.7 Hiệu năng của ADSL 40
3.1.8 Sửa lỗi trong ADSL 40
3.2 Công nghệ ADSL2 40
3.2.1 Các mô hình tham chiếu 40
3.2.1.1 Mô hình chức năng ATU 40
3.1.1.2 Mô hình tham chiếu giao thức khách hàng 42
3.2.1.3 Mô hình tham chiếu quản lý 42
3.2.2 Một số tính năng mới của ADSL2 43
3.2.2.1 Các tính năng liên quan đến ứng dụng 43
3.2.2.2 Các tính năng liên quan đến PMS-TC 47
3.2.2.3 Các tính năng liên quan đến PMD 49
3.2.3 Kết luận về công nghệ ADSL2 59
3.3 Công nghệ ADSL2+ 60
3.3.1 Một số tính năng mới của ADSL2+ so với ADSL2 60
3.3.2 Một số tính năng mới của ADSL2+ so với ADSL 66
3.3.3 Kết luận về công nghệ ADSL2+ 67
3.4 Kết luận 68
CHƯƠNG IV KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ADSL2+ 70
4.1 Triển khai các dịch vụ yêu cầu tốc độ cao 70
4.1.1 Truy nhập Internet tốc độ cao 70
4.1.2 Truyền hình theo yêu cầu 72
4.1.3 Truyền số liệu 74
4.1.4 Hội nghị truyền hình 74
4.1.5 Truyền hình và phát thanh 75
4.1.6 Học tập từ xa 75
4.1.7 Chơi Game tương tác trên mạng 75
4.1.8 Chữa bệnh từ xa 75
4.1.9 Làm việc tại nhà 76
4.1.10 Mua hàng qua mạng 76
4.2 Tránh ảnh hưởng của nhiễu xuyên âm 77
4.3 Khả năng nâng cấp ADSL2+ từ ADSL 77
4.3.1 Cấu trúc chung của mạng ADSL2+ 77
4.3.2 Thiết bị đầu cuối phía nhà cung cấp 78
4.3.3 Thiết bị phía khách hàng 79
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mô hình mạng viễn thông hiện đại 2
Hình 1.2 Cấu trúc mạng truy nhập thuê bao truyền thống 6
Hình 1.3 Kết nối mạng truy nhập với các thực thể mạng khác 8
Hình 2.1 Bộ cung cấp mạch vòng thuê bao số xDSL 15
Hình 2.2 Tỷ lệ thuê bao băng rộng tại các khu vực trên thế giới 21
Hình 2.3 Tỷ lệ thuê bao xDSL tại các khu vực trên thế giới 23
Hình 3.1 Mô hình tham chiếu ADSL 26
Hình 3.2 ADSL sử dụng kỹ thuật ghép kênh theo tần số 27
Hình 3.3 ADSL sử dụng kỹ thuật triệt phá tiếng vọng 27
Hình 3.4 Ví dụ về hệ thống QAM truyền 4 bit trên 1 kí hiệu. 28
Hình 3.5 Chùm điểm QAM16 và QAM4 trên cùng hệ trục toạ độ với cùng mức năng lượng 29
Hình 3.6 Sơ đồ khối bộ điều chế QAM 30
Hình 3.7 Sơ đồ khối bộ giải điều chế QAM 30
Hình 3.8 Sơ đồ điều chế DMT đơn giản 31
Hình 3.9 Cấu trúc siêu khung ADSL 36
Hình 3.10 Khung dữ liệu đường nhanh 37
Hình 3.11 Định dạng byte đồng bộ đường nhanh còn gọi là (“fats byte”) 37
Hình 3.12 Tạo khung đường xen 38
Hình 3.13 Định dạng byte đồng bộ đường xen còn gọi là “sync byte” 38
Hình 3.14 Mô tả chức năng ATU 41
Hình 3.15 Mô hình tham chiếu giao thức khách hàng 42
Hình 3.16 Mô hình tham chiếu giao thức quản lý 43
Hình 3.17 Mô hình ứng dụng dịch vụ số liệu 44
Hình 3.18 CVoDSL sử dụng các kênh từ băng tần lớp vật lý để truyền các đường thoại TDM 45
Hình 3.19 CVoDSL không đóng gói số liệu thoại như VoIP và VoATM 45
Hìng 3.20 Ghép nhiều đường dây điện thoại để tăng tốc độ số liệu 46
Hình 3.21 Chức năng của IMA phía thu và phía phát 46
Hình 3.22 Minh họa cấu trúc khung với hai khung mang một đường 47
Hình 3.23 Minh họa cấu trúc khung với hai đường và hai khung 48
Hình 3.24 Ảnh hưởng giữa các đôi dây bện với nhau trong cùng một cáp 50
Hình 3.25 Tổng quan quá trình khởi tạo 51
Hình 3.26 Các chế độ công suất L0, L2 và L3 53
Hình 3.27 Biểu đồ minh hoạ quá trình vào L2 55
Hình 3.28 Biểu đồ minh hoạ thủ tục vào ra L2 57
Hình 3.29 Hệ thống ADSL2 cải thiện khoảng cách so với ADSL 60
Hình 3.30 Băng tần đường xuống của ADSL2+ 61
Hình 3.31 Tốc độ số liệu đường xuống của ADSL2+ so với ADSL2 62
Hình 3.32 ADSL2+ có thể được sử dụng để giảm xuyên âm 63
Hình 3.33 Ghép hai đường ADSL2+ 63
Hình 3.34 Cấu trúc cơ bản của việc ghép hai đường ADSL2+ 64
Hình 3.35 Ngăn xếp giao thức cho việc ghép ADSL2+ 65
Hình 3.36 Khoảng cách và tốc độ đạt được của ADSL2+ so với ADSL 67
Hình 3.37 Tốc độ đường xuống của ADSL2+ 67
Hình 3.38 Ví dụ về dịch vụ và khoảng cách mà công nghệ ADSL2+ có thể hỗ trợ 68
Hình 4.1 Cấu trúc mạng ADSL2+ 78
Hình 4.2 Tổ chức nhà cung cấp dịch vụ 78
Hình 4.3 ATM-25 và Ethernet 10 Base T 80
Hình 4.4 Bộ định tuyến NT Router 80
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Các đặc trưng của họ công nghệ xDSL 16
Bảng 2.2 Tình hình phát triển thuê bao băng rộng trên thế giới 20
Bảng 2.3 Những quốc gia có số thuê bao băng rộng lớn nhất trên thế giới 21
Bảng 2.4 Các quốc gia có tỷ lệ thuê bao băng rộng trên 10% trong tổng đường dây điện thoại 22
Bảng 2.5 Các quốc gia có tỷ lệ thuê bao xDSL trên 20% trong tổng đường dây điện thoại 23
Bảng 2.6 Các quốc gia đạt trên 1 triệu thuê bao xDSL 24
Bảng 3.1 Tốc độ kênh mang 32
Bảng 3.2 Giới hạn trên của tốc độ tải tin 33
Bảng 3.3 Các phương án lựa chọn kênh mang cho các lớp truyền tải 33
Bảng 3.4 Các kênh hỗ trợ cho luồng 2Mbps 34
Bảng 3.5 Các phương án lựa chọn kênh mang cho các lớp truyền tải (E1) 34
Bảng 3.6 Vùng đệm mặc định cho các vùng truyền tải (T1) 39
Bảng 3.7 Vùng mặc định cho các lớp truyền tải (E1) 39
Bảng 3.8 Tốc độ tối đa của ADSL 40
Bảng 4.1 Tình hình phát triển thuê bao Internet tại Việt Nam 71
Bảng 4.2 Bảng giá dịch vụ trong mô hình cung cấp dịch vụ 73
Bảng 4.3 Bảng tổng hợp kết quả mô hình dịch vụ 74
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
AAL5
ATM Adaptation Layer 5
Lớp thích ứng ATM5
ADSL
Asymmetric DSL
Đường dây thuê bao số không đối xứng
ANST
American National Standards Institute
Viện Quốc Gia Mỹ
AOC
ADSL Overhead Channel
Kênh mào đầu
ATM
Asynchronous Tranfer Mode
Phương thức truyền tải không đồng bộ
ATU-C
ADSL Transmission Unit-CO
Khối truyền dẫn ADSL phía tổng đài
ATU-R
ADSL Transmission Unit-Rmote
Khối truyền dẫn ADSL phía thuê bao
BRI
Basic Rate Interface
Giao diện tốc độ cơ sở
CAP
Carrierless Amplitude Phase modulation
Phương pháp khuyếch đại sóng mang
CDMA
Code Division Multiple Access
Đa truy nhập phân chia theo mã
CO
Central Office
Trạm trung tâm
CO
Central Office
Trung tâm chuyển mạch
CPE
Customer Premises Equipment
Thiết bị truyền thông cá nhân
CRC
Cyclical Redundancy Check
Kiểm tra dư theo chu kỳ
DLC
Digital Loop Carrier
Hệ thống truyền dẫn số trên mạch vòng thuê bao
DMT
Discrete Multiple Tone modulation
Điều chế đa tần rời rạc
DSL
Digital Subscriber Line
Đường dây thuê bao số
EC
Echo Cancelling
Triệt tiếng vọng
EOC
Embedded Operations Channel
Kênh vận hành cố định
ETSI
European Technical Standards Institute
Viện Chuẩn kỹ thuật Châu Âu
FDM
Frequency Division Multiplexing
Ghép kênh phân chia theo tần số
FEC
Forward Error Correction
Sửa lỗi trước
FEXT
Par and Crosstalk
Nhiều đầu xa
GSM
Global System for Mobile communication
Hệ thống truyền thông di động toàn cầu
HDSL
High bit rate DSL
Đường dây thuê bao số tốc độ bit cao
HDTV
High Difintion Television
Truyền hình độ trung thực cao
HPF
High Pass Filter
Bộ lọc thông cao
IB
Indicator Bit
Bit chỉ thị
IP
Internet Protocol
Giao thức Internet
ISDN
Integrated Services Digital Network
Mạng số đa dịch vụ
ITU
International Telecommunications Union
Liên minh viễn thông quốc tế
ITU-T
ITU-Telecommunication sector
Tiểu ban viễn thông của Liên minh viễn thông quốc tế
LPF
Low Pass Filter
Bộ lọc thông thấp
MPS-TC
Management Potocol Specific-Transmission Convergence
Lớp giao thức quả lý đặc thù -hội tụ truyền dẫn
NEXT
Near End Crosstalk
Xuyên âm đầu gần
NGN
Next Genemation Network
Mạng thế hệ sau
NT
Network Termination
Kết cuối mạng
OAN
Optical Access Network
Mạng truy nhập quang
ONT
Optical Line Terminal
Thiết bị đầu cuối đường quang
ONU
Optical Network Unit
Khối mạng quang
PHY
Physical layer
Lớp vật lý
PMD
Physical Media Dependent
Lớp truyền thông vật lý
PMS-TC
Physical Media Specific-TC
Lớp truyền thông vật lý đặc thù-hội tụ truyền dẫn
POTS
Plain Old Teliphone Service
Dịch vụ thoại truyền thống
PPP
Point to Point Protocol
Giao thức điểm-điểm
PSTN
Public Switch Telephone Network
Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng
PT
Remote Terminal
Thiết bị đầu cuối xa
QAM
Quaratude Amplitude Modullation
Điều chế biên độ cầu phương
QoS
Quality of Service
Chất lượng dịch vụ
RF
Radio Frequency
Tần số vô tuyến
RFI
Radio Frequency Interference
Nhiễu tần số vô tuyến
RFI
Radio Frequency Interference
Nhiễu tần số vô tuyến
S/N
Signal to Noise ratio
Tỷ số tín hiệu trên tạp âm
SDH
Synchronous Digital Hierrachy
Hệ thống phân cấp số đồng bộ
SDSL
Sigle pair DSL
Mạch vòng thuê bao số một đôi sợi
SRA
Seamless Rate Adaption
Thích ứng tốc độ liên tục
TC
Transmission Convergence
Hội tụ truyền dẫn
TE
Termination Equipment
Thiết bị đầu cuối
TMN
Telecom Management Network
Mạng quản lý viễn thông
VDSL
Very high speed DSL
Đường dây thuê bao số tốc độ rất
VoD
Video onDemand
Truyền hình theo yêu cầu
xDSL
Digital Subcriber Line
Họ công nghệ DSL
DSLAM
DSL Access Multiplexer
Bộ ghép kênh truy nhập ADSL2+
CHƯƠNG I MẠNG VIỄN THÔNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA MẠNG TRUY NHẬP
1.1 Mạng PSTN và NGN
1.1.1 Mạng PSTN
Sau hơn 120 năm sau khi máy điện thoại được phát minh, mạng điện thoại đã được triển khai rộng khắp trên toàn thế giới. Nhu cầu của con người là không có giới hạn và do đó các nhà cung cấp dịch vụ phải không ngừng phát triển dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng viễn thông để đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. Các công ty điện thoại đã có một khối lượng đầu tư khổng lồ vào mạng điện thoại. Ban đầu, các thiết kế chủ yếu được tính toán dành cho dịch vụ thoại. Nhưng trong thời gian gần đây, cùng với sự bùng nổ của Internet trên toàn cầu rất nhiều dịch vụ mới đã ra đời. Các dịch vụ này nói chung là có yêu cầu về độ rộng băng tần ngày càng lớn và không đối xứng. Do đó nó yêu cầu một cơ sở hạ tầng phải được nâng cấp và hiện đại hoá để có thể cung cấp được các dịch vụ này tới mọi khách hàng ở mọi nơi, mọi lúc. Hình 1.1 dưới đây mô tả một mạng viễn thông điện thoại điển hình.
Trong mạng này, các thiết bị thuê bao được kết nối tới các tổng đài nội hạt thông qua một mạch vòng đường dây thuê bao. Nó được kết cuối tới tổng đài tại giá phối dây chính MDF. Các tổng đài được kết nối với nhau qua mạng liên đài (Inter-CO network). Với các tiến bộ của công nghệ truyền dẫn quang SDH, hầu như các mạng liên đài đã được quang hoá toàn diện và đã đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cung cấp các dịch vụ tốc độ cao cho các thuê bao. Nó có thể đảm bảo phục vụ cho tốc độ số liệu đường trục lên tới hàng chục Gbít.
Trong mạng này, các thiết bị thuê bao được kết nối tới các tổng đài nội hạt thông qua một mạch vòng đường dây thuê bao. Nó được kết cuối tới tổng đài tại giá phối dây chính MDF. Các tổng đài được kết nối với nhau qua mạng liên đài (Inter-CO network). Với các tiến bộ của công nghệ truyền dẫn quang SDH, hầu như các mạng liên đài đã được quang hoá toàn diện và đã đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cung cấp các dịch vụ tốc độ cao cho các thuê bao. Nó có thể đảm bảo phục vụ cho tốc độ số liệu đường trục lên tới hàng chục Gbít.
Hình 1.1 Mô hình mạng viễn thông hiện đại
Tuy nhiên, khi nhìn ở góc độ mạng truy nhập vấn đề lại hoàn toàn khác. Hiện nay có trên một tỷ đường dây thuê bao trong mạng điện thoại PSTN trên toàn thế giới. Trong đó, hơn 95% là cáp xoắn đôi dành cho dịch vụ thoại thuần tuý và chiếm một tỷ lệ lớn trong vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng của các nhà cung cấp dịch vụ. Nhưng hệ thống này lại có một số hạn chế làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cung cấp các dịch vụ truyền số liệu-là các nhu cầu gần như thiết yếu hiện nay.
1.1.2 NGN
Khái niệm mạng thế hệ sau NGN được xuất hiện vào cuối những năm 90 để đối mặt với một số vấn đề nổi lên trong viễn thông được đặc tính hóa bởi rất nhiều nhân tố: mở cửa cạnh tranh giữa các nhà khai thác trên toàn cầu trên cơ sở bãi bỏ những quy định lạc hậu về thị trường, khai thác lưu lượng dữ liệu được sử dụng trong Internet, nhu cầu mạnh mẽ của khách hàng về các dịch vụ đa phương tiện, cùng với sự gia tăng nhu cầu của người sử dụng di động. Nó là khái niệm mới được các nhà thiết kế mạng sử dụng cho việc minh họa quan điểm của họ đối với mạng viễn thông trong tương lai.
Tại thời điểm đầu tiên trong chu kỳ nghiên cứu trong năm 2000, khái niệm NGN vẫn còn rất mờ nhạt và tại hội nghị về IP Network and mediacom năm 2001 tại Geneva đã có một phiên họp dành riêng cho việc chuyển dịch đến NGN. Các quan điểm khác nhau về NGN đã được trình bầy và tại buổi hội thảo cuối cùng đã phát hiện ra rằng rất khó đạt được sự hiểu biết thống nhất về NGN.
Trong phiên họp của nhóm nghiên cứu SG 13 tại Caracas trong vòng một tháng, các vấn đề về NGN đã được thảo luận trở lại. Rất nhiều vấn đề đã được giải quyết nhưng một câu hỏi nổi bật đã mở ra cơ hội cho nhóm nghiên cứu SG, cơ hội hợp tác với những hoạt động của ITU (Hiệp hội viễn thông quốc tế) trong khuôn khổ dự án mới của ITU. Nhưng do một số vấn đề chưa đạt đến độ chín muồi nên việc triển khai dự án bị trì hoãn lại đến phiên họp của SG 13 lần sau.
Ngoài ra, còn rất nhiều quan điểm khác về NGN được biểu diễn bởi các nhà khai thác, nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ, mong muốn tiến đến một hiểu biết chung về NGN và thiết lập tiêu chuẩn cho NGN. Đó là nguyên nhân vì sao ITU đã quyết định bắt đầu quá trình tiêu chuẩn hóa về NGN theo mô hình dự án do nhóm nghiên cứu SG 13 chuẩn bị. Dự án mới này cũng sẽ thừa hưởng những thành quả từ dự án GII hiện có của ITU bởi vì NGN được nhìn nhận như là thực hiện GII.
Tại cuộc họp của SG 13 vào tháng giêng năm 2002, vấn đề NGN lại một lần nữa được đề cập đến. Đặc biệt, các thảo luận tại Q12/13 tập trung vào mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng thông tin toàn cầu và NGN. Các hiểu biết chung đều nhìn nhận rằng NGN là việc thực hiện cụ thể của các khái niệm được định nghĩa trong GII. Ngoài ra, những nhu cầu cấp thiết từ thị trường đòi hỏi các tiêu chuẩn cho mục tiêu ngắn hạn đối với NGN cần phải được xác định.
Tại cùng thời điểm, Viện Tiêu Chuẩn Viễn Thông Châu Âu (ETSI) cũng thành lập nhóm nghiên cứu NGN với nhiệm vụ phải đề xuất chiến lược chuẩn hóa của họ trong lĩnh vực NGN. Hơn nữa, những vấn đề liên quan đến NGN đều đạt được độ nhất trí cao trong lĩnh vực hợp tác tiêu chuẩn toàn cầu GSC nơi hợp tác của các tổ chức tiêu chuẩn SDO. Trong bản tổng kết nghiên cứu vào tháng 11 năm 2001, nhóm đã đưa ra 4 khuyến nghị:
+ Khuyến nghị 1: ETSI GA được mời để ghi nhận định nghĩa dưới đây của NGN. Định nghĩa này sẽ có tác dụng định hướng mọi hành động do ETSI tiến hành trên lĩnh vực này. “NGN là mạng được phân chia thành các lớp và các mặt phẳng, sử dụng các giao diện mở nhằm đưa ra cho các nhà khai thác mạng và cung cấp một nền tảng thông tin để kiến tạo, triển khai và quản lý các dịch vụ, bao gồm cả các dịch vụ đã có và các dịch vụ mới trong tương lai”.
+ Khuyến nghị 2: ETSI sẽ đảm nhiệm vai trò tiên phong trong quá trình thúc đẩy việc củng cố chuẩn hóa NGN nhưng việc tiến tới một dự án đối tác toàn cầu đơn nhất không phải là một mục tiêu thích hợp.
+ Khuyến nghị 3: ETSI cần tiến tới tham gia vào một tập hợp các quan hệ độc lập nhưng có liên quan đến nhau bao hàm cả lĩnh vực chuẩn NGN.
+ Khuyến nghị 4: Để có thể đặt ETSI lên vị trí hàng đầu trong quá trình chuẩn hóa NGN đi đầu trong việc chuẩn hóa NGN nhờ vào việc có một trung khu chuyên môn hùng mạnh và tập trung, người ta sẽ mời GA yêu cầu ủy ban ETSI tiến hành khẩn cấp/ngay lập tức việc kiểm điểm lại cấu trúc TB và các trình tự hoạt động nhằm đảm bảo rằng ETSI sẵn sàng đáp ứng các thách thức của NGN.
Hoạt động của NGN tiến hành đối với các vấn đề cấu trúc và giao thức cần tập trung vào:
Nghiên cứu xem xét việc sử dụng các công nghệ mô hình tham khảo chung dựa trên kết quả TIPHON, để góp phần xác định các chuẩn bổ sung cần cho việc hỗ trợ cả dịch vụ thiết lập truyền thông tuân theo NGN trong một phạm vi của một nhà điều hành hoặc giữa các phạm vi nhà điều hành khác nhau.
Xác định các chức năng liên kết hoạt động để hỗ trợ các thiết bị đầu cuối đang tồn tại (không nhận biết NGN). Cá biệt, cần xác định mô tả l