Mạng thế hệ mới ( The Next Generation Network ) ra đời nhằm đem lại một cấu trúc mạng mới với chức năng đáp ứng được hầu hết các nhu cầu và đồng thời sẽ là nền tảng kiến tạo cho các dịch vụ viễn thông tiên tiến trong tương lai. Xây dựng một mạng NGN bây giờ là mục tiêu và nhu cầu của nhiều quốc gia trên thế giới với mục đích củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin của quốc gia đó. Đối với Việt Nam, việc triển khai mạng thế hệ mới không chỉ đem lại cho nhà khai thác những lợi ích kinh tế dồi dào mà còn là một bước nhảy vọt giúp cho chúng ta tiến gần hơn đến với thế giới.
90 trang |
Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 3149 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án: Giao thức báo hiệu trong mạng thế hệ sau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 5
CHƯƠNG 1. MẠNG VIỄN THÔNG THẾ HỆ SAU 6
1.1. Giới thiệu về mạng NGN 6
1.1.1. Sự hình thành khái niệm về mạng NGN 6
1.1.2. Đặc điểm mạng NGN 7
1.1.3. Lý do xây dựng mạng NGN 9
1.2. Các công nghệ sử dụng trong NGN 10
1.2.1. Công nghệ chuyển mạch 10
1.2.2. Công nghệ truyền dẫn 12
1.3. Các thành phần trong cấu trúc mạng NGN 15
1.3.1. Media Gateway 16
1.3.2. Media Gateway Controller 17
1.3.3. Signalling Gateway 19
1.3.4. Media Server 20
1.3.5. Application Server/ Feature Server 21
CHƯƠNG 2: CÁC GIAO THỨC BÁO HIỆU TRONG MẠNG NGN 23
2.1. Giao thức báo hiệu cuộc gọi 23
2.1.1. H323 23
2.1.1.1. Cấu trúc của H.323 23
2.1.1.2. Thiết lập và hủy cuộc gọi H.323. 26
2.1.2. SiP 27
2.1.2.1. Cấu trúc SIP. 28
2.1.2.2. Thiết lập và huỷ cuộc gọi SIP 30
2.2. Giao thức báo hiệu giữa MGC - MG 32
2.2.1. MGCP 32
2.2.1.1. Giới thiệu 32
2.2.1.2. Thiết lập và hủy cuộc gọi trong MGCP. 33
2.2.1.3. Cấu trúc lệnh của MGCP 35
2.2.2. MEGACO/H248 36
2.3. SIGTRAN – Giải pháp truyền tải báo hiệu SS7 qua mạng IP 37
2.3.1. Tổng quan về SIGTRAN 37
2.3.2. SCTP (Stream Control Transport Protocol) 38
2.3.3. Các giao thức thích ứng 41
CHƯƠNG 3. BÁO HIỆU CUỘC GỌI H.323 42
3.1. Tổng quan về H.323 42
3.2. Các thành phần của H.323 42
3.2.1. Terminal 43
3.2.2. Gateway 44
3.2.3. Gatekeeper 46
3.2.4. Multipoint Control Unit 49
3.3. Các giao thức thuộc H.323 50
3.3.1. Giao thức báo hiệu RAS (H.225.0) 50
3.3.2. Giao thức báo hiệu cuộc gọi H.225 52
3.3.3. Giao thức báo hiệu điều khiển H.245 54
3.4. Các thủ tục báo hiệu cuộc gọi 55
3.4.1. Pha A – Thiết lập cuộc gọi 56
3.4.1.1. Thiết lập cuộc gọi cơ bản – không qua Gatekeeper 57
3.4.1.2. Hai điểm đầu cuối được đăng ký tới cùng một gatekeeper 58
3.4.1.3. Chỉ chủ gọi đăng ký 60
3.4.1.4. Chỉ có bị gọi đăng ký gatekeeper 62
3.4.1.5. Hai điểm đầu cuối được đăng ký tại hai gatekeeper khác nhau 64
3.4.1.6. Cuộc gọi được thiết lập qua Gateway 69
3.4.2. Pha B: Khởi tạo kênh điều khiển và trao đổi khả năng 70
3.4.3. Pha C: Thiết lập kênh truyền thông 71
3.4.3.1. Trao đổi video bằng thỏa hiệp tương hỗ 71
3.4.3.2. Phân bổ địa chỉ luồng phương tiên 72
3.4.3.3. Phối hợp những luồng đa phương tiện trong hội nghị đa điểm 72
3.4.3.4. Các thủ tục yêu cầu phương thức truyền thông 73
3.4.4. Pha D: Các dịch vụ cuộc gọi 74
3.4.4.1. Thay đổi độ rộng băng tần 74
3.4.4.2. Xác định trạng thái 77
3.4.4.3. Mở rộng hội nghị 78
3.4.5. Pha E: Kết thúc cuộc gọi 79
3.4.5.1. Thủ tục A 79
3.4.5.2. Thủ tục B 79
3.5. Triển khai báo hiệu H.323 ở Việt Nam 82
3.5.1. Thiết lập cuộc gọi mạng Hà Nội Telecom 82
3.5.2. Thực trạng mạng Hà Nội Telecom 84
3.5.3. Một số giải pháp phát triển mạng Hà Nội Telecom 86
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Tiếng Anh
Nghĩa
AMF
API
Application Program Interface
Giao diện mở ứng dụng
ATM
Asynchonous Tranfer Mode
Phương thức truyền không đồng bộ
DSL
Digital Subcriber Line
Đường thuê bao số
ETSI
European Telecommunications Standards Institute
Viện chuẩn hoá viễn thông châu Âu
FR
Frame Relay
Chuyển tiếp khung
GII
Global Infomation Infrastructure
Cấu trúc hạ tầng thông tin toàn cầu
HLR
Home Location Register
Thanh ghi định vị thường trú
IP
Internet Protocol
Giao thức liên mạng
ISDN
Intergrated Service Digital Network
Mạng số dịch vụ tích hợp
ITU
International Telecommunication Union
Tổ chức viễn thông quốc tế
LAN
Local Area Network
Mạng nội vùng
LDP
Label Distribution Protocol
Giao thức phân tán nhãn
LGP
Logical Gateway Function
Chức năng cổng logic
MFS
MultiService Switching Forum
Diễn đàn chuyển mạch đa dịch vụ
MGCP
Media Gateway Control Protocol
Giao thức điều khiển cổng phương tiện
MGW
Media Gateway
Cổng phương tiện
MPLS
Multi Protocol Label Switching
Chuyển mạch nhãn đa giao thức
NGN
Next Generation Network
Mạng thế hệ mới
PBX
Public Branch Exchange
Tổng đài nhánh công cộng
PLMN
PML
Network Management Layer
Lớp quản lý mạng
POTS
Plain Old Telephony System
Hệ thống điện thoại truyền thống
PSTN
Public Switched Telephone Network
Mạng điện thoại chuyền mạch công cộng
QoS
Quality of Service
Chất lượng dịch vụ
RAS
Remote Access Server
Máy chủ truy nhập từ xa
SCF
Service Control Function
Chức năng điều khiển dịch vụ
SCP
Service Control Point
Điểm điều khiển dịch vụ
SCN
Switch circuit Network
Mạng chuyển mạch kênh
SDH
Synchronous Digital Hierachy
Phân cấp số đồng bộ
SG
Signalling Gateway
Cổng báo hiệu
SIP
Session Initiation Protocol
Giao thức khởi tạo phiên
SML
Service Management Layer
Lớp quản lý dịch vụ
SS7
Signal System Number 7
Hệ thống báo hiệu số 7
TCP
Tranmission Control Protocol
Giao thức điều khiển truyền dẫn
TDM
Time Division MultIPlex
Ghép kênh phân chia theo thời gian
TINA
Telecommunication Information Network Achitecture
Cấu trúc mạng thông tin viễn thông
VDSL
Very Hight bit-rate Digital Subcriber Line
Đường thuê bao số tốc độ rất cao
VoIP
Voice Over Internet Protocol
Truyền thoại qua giao thức Internet
WDM
Wavelength Division Multiplexing
Ghép kênh phân chia theo bước sóng
WLAN
Wireless Local Areal Network
Mạng nội vùng không dây
WLL
Wireless Local Loop
Liên kết nội vùng không dây
MIME
MultiPurpose Internet Protocol
Giao th ức thư điện tử
LỜI NÓI ĐẦU
Trong một vài năm gần đây nhu cầu về các dịch vụ viễn thông tăng mạnh đã mang lại nhiều lợi ích cho các nhà khai thác viễn thông cũng như các nhà cung cấp thiết bị viễn thông, bên cạnh đó sự ra đời của nhiều công nghệ mới với các ưu điểm nổi trội đã mở ra cơ hội lớn cho cả người sử dụng lẫn nhà cung cấp.
Mạng thế hệ mới ( The Next Generation Network ) ra đời nhằm đem lại một cấu trúc mạng mới với chức năng đáp ứng được hầu hết các nhu cầu và đồng thời sẽ là nền tảng kiến tạo cho các dịch vụ viễn thông tiên tiến trong tương lai. Xây dựng một mạng NGN bây giờ là mục tiêu và nhu cầu của nhiều quốc gia trên thế giới với mục đích củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin của quốc gia đó. Đối với Việt Nam, việc triển khai mạng thế hệ mới không chỉ đem lại cho nhà khai thác những lợi ích kinh tế dồi dào mà còn là một bước nhảy vọt giúp cho chúng ta tiến gần hơn đến với thế giới.
Với những nhận định trên em đã quyết định chọn phần mạng thế hệ mới (NGN) để nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng. Trong đó em tập trung chủ yếu vào đề tài “Giao thức báo hiệu trong mạng thế hệ sau” đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của mạng NGN, trên cơ sở lý thuyết đó em tìm hiểu việc ứng dụng giao thức báo hiệu NGN trong mạng viễn thông hiện tại ở Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Dương Thanh Tú, giảng viên trường Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến phòng kỹ thuật công ty Viễn Thông Hà Nội đã giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
CHƯƠNG 1: MẠNG VIỄN THÔNG THẾ HỆ SAU
Giới thiệu về mạng NGN
Sự hình thành khái niệm về mạng NGN
Trong vài năm trở lại đây, rất nhiều nhà khai thác viễn thông đã lên kế hoạch nâng cấp mạng để tiến tới một mô hình mạng có tên NGN (Next Generation Networks). Hầu hết các phân tích thị trường đều dự đoán rằng toàn bộ mạng PSTN sẽ được thay thế bởi NGN trong vòng 10 năm. Vậy NGN là gì và tại sao lại có tầm quan trọng đến như vậy?
Khái niệm mạng thế hệ sau NGN đã xuất hiện vào cuối những năm 90 trước tác động của nhiều yếu tố: Sự toàn cầu hoá về kinh doanh viễn thông, nhu cầu dữ liệu tăng mạnh, những quan điểm mới về công nghệ, sự phát triển của thông tin di động..v.v.
Đã có rất nhiều tổ chức quốc tế thực hiện nghiên cứu về NGN để có thể đưa ra một chuẩn thống nhất, cho đến thời điểm hiện tại còn tồn tạo rất nhiều quan điểm khác nhau giữa các tổ chức quốc tế và giữa họ với các nhà sản xuất thiết bị viễn thông. Tuy còn có nhiều vấn đề vẫn cần phải nghiên cứu, thảo luận và thử nghiệm nhưng các nhà nghiên cứu đều có chung quan điểm cho rằng: NGN được xem như là mạng tích hợp IP hay mạng dựa trên công nghệ chuyển mạch gói, đây sẽ là nền tảng hội tụ các loại hình dịch vụ cũng như công nghệ mạng. NGN không chỉ mang đầy đủ các đặc tính của mạng mà còn có các đặc tính dịch vụ nhờ đó cung cấp các cơ hội mới cho các nhà khai thác mạng, các nhà cung cấp dịch vụ, các nhà sản xuất thiết bị và người dùng
Dưới đây là định nghĩa tham khảo do ETSI (European Telecommunication Standards Institute) đưa ra trong khuyến nghị của mình, định nghĩa này có tác dụng định hướng mọi hành động do ETSI tiến hành trên lĩnh vực này.
“ NGN là mạng được phân chia thành các lớp và các mặt phẳng, sử dụng các giao diện mở nhằm đưa ra cho các nhà khai thác mạng và cung cấp một nền tảng thông tin kiến tạo, triển khai và quản lý các dịch vụ bao gồm cả các dịch vụ đã có và các dịch vụ trong tương lai”.
Đối với ITU – T (International Telecommunication Union), NGN được định nghĩa là một mạng có nền tảng chuyển mạch gói có khả năng cung cấp các dịch vụ bao gồm các dịch vụ viễn thông và có thể tận dụng tối đa băng thông, chất lượng dịch vụ cho phép truyền dẫn nhiều công nghệ và trên đó các chức năng liên quan đến dịch vụ độc lập với các công nghệ liên quan đến truyền dẫn lớp dưới.
Như vậy để có thể có một khái niệm chung nhất về mạng viễn thông thế hệ sau cần đẩy nhanh quá trình chuẩn hoá các giao thức và công nghệ được sử dụng trong NGN đồng thời kết hợp với các bài học rút ra từ việc triển khai mạng NGN trên thế giới.
Đặc điểm mạng NGN
Cho đến thời điểm hiện tại các tổ chức nghiên cứu cũng như các nhà cung cấp thiết bị mạng vẫn chưa thống nhất về một chuẩn quốc tế duy nhất về mô hình mạng NGN, nhưng cho dù nghiên cứu hay triển khai mạng NGN theo xu hướng nào thì mục đích cuối cùng cũng là có một hệ thống mạng với một số đặc điểm chính như sau:
Mạng NGN là mạng chuyển mạch gói hay mạng toàn IP.
Có sự phân tách các dịch vụ ứng dụng với mạng truyền dẫn.
Mạng NGN là một hệ thống mạng mở.
Mạng NGN là mạng dải rộng tích hợp hay hội tụ.
Mạng NGN là mạng rộng khắp.
Mạng NGN là mạng có khả năng phân tán tiềm năng mạng.
Các đặc điểm này thể hiện một cách rõ rệt các khả năng mà NGN mang lại cho con người cả về phía các nhà cung cấp dịch vụ, các nhà phát triển công nghệ và về phía người sử dụng.
Hầu hết các chuyên gia coi NGN như một mạng đa dịch vụ dựa trên công nghệ IP (Internet Protocol). NGN, như một mạng IP tích hợp cho hệ thống thông tin vô tuyến cũng như hữu tuyến, có thể điều khiển tất cả các loại lưu lượng hay dịch vụ qua mạng chuyển mạch gói. Hơn thế nữa, nhiều nhà nghiên cứu dự đoán rằng trong vài thập kỷ tới NGN sẽ thay thế toàn bộ mạng PSTN (Public Switched T Telephone Network)chứ không chỉ tồn tại song hành cùng PSTN. Nhờ có những đột phá trong công nghệ gói và những ưu điểm to lớn mà các mạng chuyển mạch gói thực tế đã đem lại thì NGN là mạng chuyển mạch gói, dựa trên một giao thức thống nhất sẽ hỗ trợ cho việc tích hợp các mạng trong một mạng IP thống nhất, người ta gọi đó là “dung lượng ba mạng” điều này ngụ ý về mạng viễn thông, mạng máy tính và mạng truyền hình cáp. Ý tưởng nói trên ngày càng trở thành thực tế khi mà giao thức IP đã trở thành giao thức vạn năng và bắt đầu được sử dụng làm nền tảng cho các mạng đa dịch vụ, mặc dù vẫn còn những bất lợi so với mạng chuyển mạch kênh truyền thống trong việc hỗ trợ lưu lượng thoại và cung cấp dịch vụ đảm bảo cho số liệu nhưng các nhà phát triển công nghệ tin rằng với tốc độ phát triển của các tiêu chuẩn mở sẽ giúp khắc phục những thiếu sót này.
Trong các mạng hiện nay, các dịch vụ được tích hợp tại lớp vận chuyển và một phần của mạng được dành cho một dịch vụ xác định. Nói một cách khác, NGN cung cấp một cấu trúc mở cho phép các dịch vụ và mạng được chia sẻ, theo đó các dịch vụ có thể được phát triển một cách độc lập không cần quan tâm đến nền tảng mạng đang dùng. Như vậy, song song với việc triển khai NGN việc cung cấp các cấu trúc mở, sự chuẩn hoá là vô cùng quan trọng, điều này giúp cho việc giao tiếp giữa các dịch vụ và công nghệ truyền thống với các dịch vụ công và công nghệ mới,và giúp cho các nhà khai thác chọn các sản phẩm mới và các dịch vụ bổ sung cho sự thiếu hụt đang tồn tại trên mạng PSTN hay IDSN. Hơn thế nữa sự phân tách dịch vụ độc lập với mạng sẽ giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ có thể triển khai một cách nhanh chóng sản phẩm của mình cũng như các nhà phát triển công nghệ mạng có thể ứng dụng các kỹ thuật mới hỗ trợ một cách đa dạng các loại hình dịch vụ.
Thông thường mạng phân tách được sử dụng để cung cấp các dịch vụ thoại, số liệu và video, mỗi loại đều yêu cầu các thiết bị truy nhập riêng rẽ. NGN cho phép nhiều loại dịch vụ khác nhau chuyển thành các gói tin và truyền đi một cách đồng thời. Sự kết hợp giữa NGN và các mạng đang tồn tại như PSTN, ISDN (Intergrated Services Digital Networ) và GSM có thể thực hiện thông qua các Gateway.
NGN cho phép người sử dụng truy cập vào tất cả các loại hình dịch vụ khác nhau, với chất lượng như nhau tại bất kỳ vị trí địa lý nào. Và với nhu cầu sử dụng dịch vụ cũng như khả năng cung cấp dịch vụ ngày càng tăng thì yêu cầu dung lượng và khả năng thích ứng của mạng cũng phải tăng theo, như vậy mạng NGN với khả năng thích ứng rộng rãi sẽ đáp ứng đủ nhu cầu. Bằng việc áp dụng các công nghệ mới và phù hợp nhất cũng như thực hiện phương án triển khai và quản lý tối ưu việc phát triển dịch vụ trên NGN trở nên thuận lợi hơn rất nhiều và như vậy các khách hàng có cơ hội thoả mãn các nhu cầu của mình.
Một đặc điểm quan trọng của mạng NGN là cấu trúc phân lớp theo chức năng và phân tán tiềm năng mạng. Điều này giúp mềm hoá mạng qua đó có thể sử dụng rộng rãi các giao diện mở API (Apllicaion Programable Interface)để kiến tạo các dịch vụ mà không phụ thuộc vào các nhà cung cấp thiết bị và khai thác mạng.
1.1.3. Lý do xây dựng mạng NGN
Việc xây dựng và triển khai NGN là xu hướng tất yếu trong lĩnh vực viễn thông, tuỳ vào điều kiện của mỗi nơi mà yêu cầu triển khai có thể khác nhau nhưng có thể nói rằng ba nguyên nhân sau là những lý do chính dẫn đến việc phát triển NGN:
Sự thay đổi cơ cấu trong thị trường viễn thông.
Sự thay đổi trong các dịch vụ cũng như nhu cầu sử dụng.
Các đột phá trong lĩnh vực công nghệ.
Trước hết ta tìm hiểu về những thay đổi trong cơ cấu thị trường viễn thông ta thấy rằng trong suốt thập kỷ qua thị trường viễn thông đã trải qua sự thay đổi quan trọng và có điều chỉnh về cấu trúc. Đó là: Sự cạnh tranh rất mạnh cả phía thị trường PSTN truyền thống và toàn bộ các dịch vụ khác như các dịch vụ di động cellular, tư nhân hoá các nhà khai thác viễn thông và các dịch vụ mới đã xuất hiện…. Sự phát triển này là kết quả của sự giảm sút trong các nguồn lợi truyền thống của thị trường thoại. Một hướng mới cho các nhà khai thác PSTN là di chuyển các lợi nhuận và dung lượng viễn thông đến các nhà cung cấp dịch vụ khác. Trong khi đó lưu lượng IP đã tăng 85% hàng năm.
Lý do thứ hai để thúc đẩy quá trình triển khai NGN đó là sự thay đổi về các dịch vụ và nhu cầu của người dùng. Với sự phổ biến các dịch vụ Internet băng rộng, các nhà cung cấp dịch vụ mạng đã xác định sự phát triển nhu cầu của khách hàng đối với các dịch vụ đa phương tiện dải rộng phức tạp hơn, như vậy không thể phù hợp bởi mạng PSTN hiện có. Các vấn đề đối với mạng PSTN là sự thiếu hụt dung lượng tương hỗ trong một môi trường mạng không đồng nhất. Như một ví dụ cho sự cần thiết của các dịch vụ mạng dựa trên nền IP trông các khu vực thương mại, một nghiên cứu gần đây của EGNS (Eropean Global Network Strategy) chỉ ra rằng 90% sự tổ chức sản xuất (manufacturing organisations) hiện giờ có các mạng IP trung tâm (IP-centric), và 74% các nhà sản xuất có kế hoạch tích hợp mạng thoại và mạng gói trong vòng hai năm.
Sự phát triển căn bản có tính tương đối trong các dịch vụ VOIP, tế bào (cellular), không dây và truyền hình số đã tạo thêm sức ép cho các nhà khai thác viễn thông do đó để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các khách hàng các nhà khai thác nắm lấy các hiệu quả của mạng đa dịch vụ chuyển mạch gói, hay NGNs.
Cùng với Internet băng rộng, sự sử sụng rộng rãi VoiIP đã tác động như một chất xúc tác để kích thích sự phát triển của NGNs. VoIP tạo ra sự cạnh tranh về mặt giá cả đối với các nhà cung cấp thoại PSTN. Năm 2003 một số lượng lớn các nhà cung cấp triển khai VoIP và các công ty thoại truyền thống khác đã phải chịu nhiều sức ép từ phía VoIP.
Cuối cùng sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực IP bao gồm IP v6, số hoá, làm tăng năng lực và bộ nhớ máy tính, và công nghệ quang đã cho phép một sự kết hợp lưu lượng thoại và đa phương tiện trên các mạng. Hơn nữa chất lượng dịch vụ và kỹ thuật điều khiển công nghệ cho IP như SIP hay MPLS (Multi Protocol Label Switching) đã có những cải thiện đáng kể. Như vậy chúng ta có đủ điều kiện về công nghệ để có thể đi đến NGN.
Các công nghệ sử dụng trong NGN
Công nghệ chuyển mạch
Chuyển mạch là thành phần nằm trong lớp truyền tải của cấu trúc NGN tuy nhiên công nghệ chuyển mạch sử dụng ở đây đã có sự thay đổi lớn so với các thiết bị sử dụng công nghệ TDM (Time Division Multiplexing) trước đây.
Các công nghệ chuyển mạch truyền thống trước kia không thoả mãn được đa phương tiện cũng như nhu cầu đa dịch vụ băng rộng trong tương lai trong khi đó việc ra đời các công nghệ chuyển mạch mới như IP, ATM (Asynchronous Tranfer Mode) hay chuyển mạch quang đang và sẽ tạo lên một triển vọng to lớn trong công nghệ chuyển mạch.
Công nghệ IP: TCP/IP là họ giao thức cung cấp các phương tiện liên kết các mạng nhỏ với nhau để tạo ra mạng lớn hơn gọi là liên mạng (Internetwork).
Ứng dụng
Trình diễn
Phiên
Giao vận
Mạng
Liên kết
Vật lý
Cấu trúc phân tầng của TCP/IP gồm 4 tầng: Lớp liên kết dữ liệu và vật lý, lớp IP, lớp TCP/IP gồm hai giao thức TCP (Tranmission Control Protocol) và UDP (User Datagram Protocol) trong đó TCP cung cấp khả năng kết nối còn UDP cung cấp khả năng phi kết nối, lớp ứng dụng.
Ứng dụng và dịch vụ
TCP
UDP
IP
Liên kết dữ liệu và vật lý
So sánh với mô
hình OSI
Giao thức IP thực hiện truyền thông tin dưới dạng các đơn vị dữ liệu gọi là Datagram. Có hai loại khuôn dạng gói tin đó là IPv4 và IPv6, trong khi IPv4 đang trở lên lỗi thời và bộc lộ nhiều hạn chế thì sự ra đời của IPv6 là một bước phát triển tiếp theo trong công nghệ IP để có thể đáp ứng cho các yêu cầu mới.
Công nghệ ATM: ATM là một hệ thống truyền dẫn thông tin dạng gói đặc biệt sử dụng kiểu ghép kênh không đồng bộ. Công nghệ ATM xuất hiện với mạng diện rộng, đa dịch vụ băng rộng, tốc độ cao. ATM cũng chấp nhận loại dịch vụ kết nối trong đó kênh ảo được tạo ra để truyền các thông tin dịch vụ. ID kết nối được chỉ định khi thiết lập kênh và ID được giải phóng khi kết thúc kết nối.
Về cơ bản, ATM được xem như kiểu chuyển giao thông tin dạng gói hay còn gọi là tế bào ATM. Tế bào này luôn có cấu trúc cố định là 53 byte trong đó có 5 bytes mào đầu và 48 bytes thông tin. Việc thiết lập các kết nối (gồm các đường ảo và kênh ảo) đối với mạng ATM cũng giống như mạng chuyển mạch theo khe thời gian. Khi nhận được yêu cầu nối, mạng ATM cần phải xác định rằng nó có thể thiết lập kết nối được không và ngoài ra những kết nối nào đã được chấp nhận thiết lập trên mạng.
Công nghệ ATM có một ưu điểm hết sức nổi trội đó là chất lượng dịch vụ, điều này đã được thể hiện ở các sản phẩm ứng dụng công nghệ này mang lại. Tương phản với các giao thức định tuyến của công nghệ IP giao thức định tuyến ATM yêu cầu một chất lượng dịch vụ cao và nó thường được sử dụng khi xây dựng một tuyến truyền dẫn.
Công nghệ MPLS: MPLS là công nghệ mới trong liên lạc IP, là s