Đồ án: NGHIÊN CỨU MẠNG NGN CỦA VNPT VÀ CÁC DỊCH VỤ TRONG NGN

Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, các ngành hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cũng không ngừng lớn mạnh và Bưu Chính Viễn Thông là một trong những ngành đó. Tổng kết trong thời gian vừa qua cho thấy Bưu Chính Viễn Thông đã góp phần quan trọng vào sự vươn mình đi lên của nền kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới. Trong đóng góp đó không thể không kể tới vai trò quan trọng của bộ phận viễn thông

doc111 trang | Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 4810 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án: NGHIÊN CỨU MẠNG NGN CỦA VNPT VÀ CÁC DỊCH VỤ TRONG NGN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU MẠNG NGN CỦA VNPT VÀ CÁC DỊCH VỤ TRONG NGN Giáo viên hướng dẫn : TS Lê Hữu Lập Sinh viên thực hiện : Trần Ngọc Duy Lớp : D2001VT Hà Nội 10 - 2005 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA VIỄN THÔNG 1 -------***------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: NGHIÊN CỨU MẠNG NGN CỦA VNPT VÀ CÁC DỊCH VỤ TRONG NGN Giáo viên hướng dẫn : TS Lê Hữu Lập Sinh viên thực hiện : Trần Ngọc Duy Lớp : D2001VT Hà Nội 10 - 2005 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM   KHOA VIỄN THÔNG 1 -------***-------  Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc -------***-------   ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Họ và tên: Trần Ngoc Duy Lớp : D2001VT Khoá : 2001 – 2006 Ngành học: Điện Tử - Viễn Thông Tên đề tài: NGHIÊN CỨU MẠNG NGN CỦA VNPT VÀ CÁC DỊCH VỤ TRÊN NGN Nội dung đồ án: Giới thiệu chung về mạng viễn thông Cấu trúc mạng NGN Dịch vụ trong NGN. Mạng NGN thực tế của VNPT Dịch vụ trên NGN của VNPT Ngày giao đồ án:………………....... Ngày nộp đồ án: …………………... Ngày …. Tháng … Năm ….   Giáo viên hướng dẫn     TS. Lê Hữu Lập   NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Điểm: ........ (bằng chữ ………………..) Ngày …. Tháng …. Năm ……   NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Điểm: ........ (bằng chữ ………………..) Ngày …. Tháng …. Năm ……   MỤC LỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT i LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNG 3 1.1 Mạng viễn thông hiện tại 3 1.1.1 Khái niệm về mạng viễn thông 3 1.1.2 Đặc điểm mạng viễn thông hiện nay 5 1.1.3 Mạng viễn thông Việt Nam 6 1.1.3.1 Hệ thống chuyển mạch 6 1.1.3.2 Hệ thống truyền dẫn 6 1.1.3.3 Hệ thống báo hiệu 7 1.1.3.4 Hệ thống truy nhập 7 1.1.3.5 Hệ thống quản lý 7 1.1.3.6 Hệ thống đồng bộ 7 1.1.4 Những hạn chế của mạng viễn thông hiện tại 8 1.2 Mạng NGN 8 1.2.1 Định nghĩa 8 1.2.2 Đặc điểm NGN 9 1.2.3 Các yếu tố thúc đẩy tiến tới NGN 10 1.2.3.1 Cải thiện chi phí đầu tư 10 1.2.3.2 Xu thế đổi mới viễn thông 10 1.2.3.3 Các doanh thu mới 11 1.2.4 Yêu cầu để phát triển NGN 11 CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC MẠNG NGN 13 2.1 Mô hình NGN của các tổ chức trên thế giới 13 2.1.1 Mô hình của ITU 13 2.1.2 Một số hướng nghiên cứu của IETF 14 2.1.3 Mô hình của MSF 14 2.1.4 Mô hình của TINA 15 2.1.5 Mô hình của ETSI 16 2.2 Cấu trúc NGN 18 2.2.1 Cấu trúc chức năng 18 2.2.2 Các thành phần của NGN 21 2.2.2.1 Cấu trúc vật lý của NGN 22 2.2.2.2 Các thành phần của NGN 22 2.2.3 Các giao thức trong NGN 26 2.2.3.1 H323 và SIP 26 2.2.3.2 BICC, SIP-T và SIP-I 28 2.2.3.3 MGCP, H248/MEGACO 29 2.2.3.4 SIGTRAN 31 2.2.3.5 APIs và INAP 32 2.2.3.6 RTP và RCTP 32 2.2.4 Các công nghệ nền tảng cho NGN 33 2.2.4.1 IP 33 2.2.4.2 ATM 33 2.2.4.3 IP Over ATM 34 2.2.4.4 MPLS 34 2.3 Giải pháp NGN của các hãng 34 2.3.1 Mô hình NGN của Alcatel 34 2.3.2 Mô hình NGN của Ericsson 36 2.3.3 Giải pháp kết hợp mạng ATM/IP với mạng hiện tai của Nortel 38 2.3.4 Mô hình NGN của Siemens 39 2.3.5 Xu hướng phát triển NGN của Lucent 40 2.3.6 Xu hướng phát triển NGN của NEC 41 CHƯƠNG 3: DỊCH VỤ TRONG NGN 42 3.1 Giới thiệu chung về dịch vụ 42 3.2 Nhu cầu NGN của các nhà cung cấp dịch vụ 44 3.3 Yêu cầu của khách hàng 45 3.4 Dịch vụ NGN 46 3.4.1 Xu hướng các dịch vụ trong tương lai 46 3.4.2 Các đặc trưng dịch vụ NGN 47 3.4.3 Các dịch vụ chính trong NGN 49 3.4.3.1 Dịch vụ thoại (Voice telephony) 50 3.4.3.2 Dịch vụ dữ liệu (Data Serrvice) 50 3.4.3.3 Dịch vụ đa phương tiện (Multimedia Service) 50 3.4.3.4 Dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) 50 3.4.3.5 Tính toán mạng công cộng (PNC Public Network Computing) 51 3.4.3.6 Bản tin hợp nhất (Unified Messaging) 51 3.4.3.7 Môi giới thông tin (Information Brokering) 52 3.4.3.8 Thương mại điện tử (E-Commerce) 52 3.4.3.9 Dịch vụ chuyển cuộc gọi (Call Center Service) 52 3.4.3.10 Trò chơi tương tác trên mạng (Interactive gaming) 52 3.4.3.11 Thực tế ảo phân tán (Distributed Virtual Reality) 52 3.4.3.12 Quản lý tại gia (Home Manager) 53 3.5 Kiến trúc dịch vụ NGN 53 3.5.1 Kiến trúc phân lớp 56 3.5.2 Giao diện các dịch vụ mở API 56 3.5.3 Mạng thông minh phân tán 57 3.6 Các vấn đề về dịch vụ 58 3.6.1 Bảo mật 58 3.6.2 Chất lượng dịch vụ QoS 61 CHƯƠNG 4: NGN CỦA VNPT 67 4.1 Nguyên tắc tổ chức thực hiện triển khai NGN 67 4.1.1 Yêu cầu chung 67 4.1.2 Mục tiêu xây dựng 67 4.1.3 Quy trình chuyển đổi 68 4.2 Hướng phát triển NGN với các nhà cung cấp dịch vụ mạng khác nhau 68 4.2.1 Nhà cung cấp dịch vụ cố định ESP (Established Service provider) 69 4.2.1.1 Đối với cấu trúc mạng 69 4.2.1.2 Đối với mạng truy nhập 70 4.2.1.3 Yêu cầu với mạng 70 4.2.2 Nhà cung cấp dịch vụ mạng mới ISP/ASP (Internet Service provider/ Application Service provider) 70 4.3 Giải pháp đề xuất cho phát triển NGN của VNPT 71 4.3.1 Giải pháp xây dựng NGN trên cơ sở mạng hiện tại 71 4.3.1.1 Nội dung của giải pháp 71 4.3.1.2 Ưu điểm 72 4.3.1.3 Nhược điểm 72 4.3.2 Giải pháp xây dựng NGN hoàn toàn mới 72 4.3.2.1 Nội dung giải pháp 72 4.3.2.2 Ưu điểm 73 4.3.2.3 Nhược điểm 73 4.4 Nguyên tắc tổ chức NGN của VNPT 73 4.4.1 Phân vùng lưu lượng 73 4.4.2 Tổ chức lớp ứng dụng và dịch vụ 73 4.4.3 Tổ chức lớp điều khiển 74 4.4.4 Tổ chức lớp truyền tải 75 4.4.5 Tổ chức lớp truy nhập 77 4.4.6 Lộ trình chuyển đổi 77 4.5 Mạng NGN thực tế đang triển khai của VNPT 79 CHƯƠNG 5: CÁC DỊCH VỤ TRÊN NGN CỦA VNPT 84 5.1 Giới thiệu 84 5.2 Dịch vụ cho người sử dụng 84 5.2.1 Dịch vụ 1719 84 5.2.2 Dịch vụ báo cuộc gọi từ Internet CWI 85 5.2.3 Dịch vụ thoại qua trang Web WDP 87 5.3 Dịch vụ cho doanh nghiệp 87 5.3.1 Dịch vụ 1800 và 1900 88 5.3.1.1 Dịch vụ 1800 92 5.3.1.2 Dịch vụ 1900 94 5.3.2 Dịch vụ mạng riêng ảo VPN 96 5.3.3 Dịch vụ thoại miễn phí từ trang Web FCB 97 5.3.4 Dịch vụ cuộc gọi thương mại miễn phí CFCS 98 KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Viết tắt  Tiếng Anh  Tiếng Việt   ADSL  ASYMMETRIC DIGITAL SUBSCRIBER LINE  Đường thuê bao số không đối xứng   ATM  ASYNCHRONOUS TRANSFER MODE  Chế độ truyền tải không đồng bộ   ATM-LSR  ATM-LABEL SWITCH ROUTER  Router chuyển mạch nhãn ATM   BGP  BORDER GATEWAY PROTOCOL  Giao thức cổng biên   BHCA  BUSY HOUR CALL ATTEMPT  Cuộc gọi thử trong giờ cao điểm   BICC  BEARER INDEPENDENT CALL CONTROL PROTOCOL  Giao thức điều khiển cuộc gọi độc lập tải tin   CDMA  CODE DIVISION MULTIPLE ACCESS  Đa truy cập phân chia theo mã   CR-LDP  CONSTRAIN-BASED LDP  Cưỡng bức dựa trên LDP   DSS1  DIGITAL SIGNALLING SYSTEM No1  Hệ thống báo hiệu số số 1   ETSI  EROPEAN TELECOMMUNICATION STANDARD INSTITUTE  Viện tiêu chuẩn Châu âu   FEC  FORWARDING EQUIVALENCE CLASSES  Nhóm chuyển tiếp tương đương   FR  FRAME RELAY  Chuyển tiếp khung   HDSL  HIGH BIT RATE SUBSCRIBER LINE  Đường thuê bao tốc độ cao   IEEE  INSTITUTE OF ELECTRICAL AND ELECTRONICS ENGINEERS  Viện các nhà kỹ thuật điện và điện tử   IETF  INTERNET ENGINEERING TASK FORCE  Tổ chức quốc tế cho kỹ thuật internet   IP  INTERNET PROTOCOL  Giao thức internet   ISDN  INTEGRATED SERVICE DIGITAL NETWORK  Mạng số liên kết đa dịch vụ   ISP  INTERNET SERVICE PROVIDER  Nhà cung cấp dịch vụ internet   ISUP  ISDN USER PART  Phần người sử dụng ISDN   ITU  INTERNATIONAL TELECOMMUNICATION UNION  Hiệp hội viễn thông quốc tế   ITU-T  INTERNATIONAL TELECOMMUNICATION UNION-TELECOMMUNICATION  Hiệp hội viễn thông quốc tế   LC-ATM  LABEL CONTROLLED ATM  Giao diện ATM điều khiển nhờ nhãn   LDP  LABEL DISTRIBUTION PROTOCOL  Giao thức phân phối nhãn   LEC  LOCAL EXCHANGE CARRIER  Công ty chuyển mạch nội hạt   LFIB  LABEL FORWARDING INFORMATION BASE  Cơ sở thông tin chuyển tiếp nhãn   LIB  LABEL INFORMATION BASE  Cơ sở thông tin nhãn   LSP  LABEL SWITCHING PATH  Đường chuyển mạch nhãn   LSR  LABEL SWITCH ROUTER  Bộ định tuyến chuyển mạch nhãn   MEGACO  MEDIA GATEWAY CONTROL  Giao thức điều khiển cổng thiết bị   MG  MEDIA GATEWAY  Cổng chuyển đổi phương tiện   MGC  MEDIA GATEWAY CONTROLLER  Thiết bị điều khiển MG   MGCP  MEDIA GATEWAY CONTROL PROTOCOL  Giao thức điều khiển cổng thiết bị   MPLS  MULTI PROTOCOL LABEL SWITCHING  Chuyển mạch nhãn đa giao thức   MSF  MULTISERVICE SWITCH FORUM  Diễn đàn chuyển mạch nhãn đa dịch vụ   NGN  NEXT GENERATION NETWORK  Mạng thế hệ sau   N-ISDN  NARROW BAND-ISDN  Mạng ISDN băng hẹp   OSFP  OPEN SHORTEST PATH FIRST  Giao thức định tuyến mở đường ngắn nhất đầu tiên   OSI  OPEN SYSTEMS INTERCONNECTION  Mô hình liên kết hệ thống mở   PDU  PROTOCOL DATA UNIT  Khối dữ liệu giao thức   POST  PLAIN OLD TELEPHONE SERVICE  Dịch vụ điện thoại đơn giản   PPP  POINT TO POINT PROTOCOL  Giao thức điểm - điểm   PSTN  PUBLIC SWITCH TELEPHONE NETWORK  Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng   RADIUS  REMOTE AUTHENTICATION DIAL IN USER SERVICE  Dịch vụ xác thực user quay số từ xa   RAS  REMOTE ACCESS SERVER  Máy chủ truy nhập từ xa   RESV  RESERVATION  Dành trước   RIP  ROUTING INFORMATION PROTOCOL  Giao thức thông tin định tuyến   RSVP  RESOURCE RESERVATION PROTOCOL  Giao thức giành trước tài nguyên (hỗ trợ QoS)   SDH  SYNCHRONOUS DIGITAL HIERARCHY  Phân cấp số đồng bộ   SIP  SESSION INITIAL PROTOCOL  Giao thức khởi tạo phiên   SIGTRAN  SIGNALLING TRANSPORT  Truyền tải báo hiệu   SS7  SIGNALLING SYSTEM No7  Hệ thống báo hiệu số 7   STM  SYNCHRONOUS TRANSFER MODE  Chế độ truyền tải đồng bộ   SVC  SWITCHED VIRTUAL CIRCUIT  Kênh ảo có chuyển mạch   TCP  TRANSPORT CONTROL PROTOCOL  Giao thức điều khiển truyền tải   TMN  TELECOMMUNICATIONS MANAGEMENT NET WORK  Mạng quản lý viễn thông   UDP  USER DATA PROTOCOL  Giao thức dữ liệu người sử dụng   VC  VIRTUAL CIRCUIT  Kênh ảo   VCI  VIRTUAL CIRCUIT IDENTIFIER  Trường nhận dạng kênh ảo   VPI  VIRTUAL PATH IDENTIFIER  Trường nhận dạng đường   VPN  VIRTUAL PRIVATE NETWORK  Mạng riêng ảo   WDM  WAVE DIVISION MULTIPLEXING  Ghép kênh phân chia theo bước sóng   WDMA  WAVE DIVISION MULTIPLE ACCESS  Đa truy cập phân chia theo bước sóng   LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, các ngành hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cũng không ngừng lớn mạnh và Bưu Chính Viễn Thông là một trong những ngành đó. Tổng kết trong thời gian vừa qua cho thấy Bưu Chính Viễn Thông đã góp phần quan trọng vào sự vươn mình đi lên của nền kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới. Trong đóng góp đó không thể không kể tới vai trò quan trọng của bộ phận viễn thông. Không ngừng lớn mạnh cùng thời gian, ngành viễn thông Việt Nam đã và đang cung cấp ngày càng nhiều loại hình dịch vụ viễn thông tới người dân với cả chất lượng và số lượng không ngừng được cải thiện. Người dân Việt Nam giờ đây đã được hưởng nhiều loại hình dịch vụ viễn thông tương đương như tại các nước phát triển trên thế giới. Trong đà phát triển đó, để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của xã hội trong thời đại bùng nổ thông tin, khi mà một loạt các hạ tầng viễn thông cũ tỏ ra không phù hợp hay quá tải, VNPT đã xây dựng đề án triển khai xây dựng mạng thế hệ mới NGN tại Việt Nam. NGN là mạng thế hệ sau không phải là mạng hoàn toàn mới, nó được phát triển từ tất cả các mạng cũ lên. NGN có khả năng làm nền tảng cho việc triển khai nhiều loại hình dịch vụ mới trong tương lai một các nhanh chóng, không phân biệt ranh giới các nhà cung cấp dịch vụ (dịch vụ độc lập với hạ tầng mạng) nhờ các đặc điểm: băng thông lớn, tương thích đa nhà cung cấp thiết bị, tương thích với các mạng cũ… Đồng hành với xây dựng mạng NGN, một loạt các dịch vụ với các kiến trúc khác nhau cũng dần được triển khai nhằm cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho người dùng. Với sự ham muốn nắm bắt công nghệ về NGN tôi đã quyết định lựa chọn đề tài đồ án tốt nghiệp là “Nghiên cứu mạng NGN của VNPT và các dịch vụ trên NGN”. Đồ án được trình bày trong 5 chương với nội dung cụ thể: Chương 1: Tổng quan về mạng viễn thông: giới thiệu sơ lược về mạng viễn thông nói chung và mạng viễn thông Việt Nam hiện tại, các ưu nhược điểm của mạng viễn thông hiện tại. Đồng thời trình bày xu hướng đổi mới và yêu cầu phát triển NGN. Chương 2: Cấu trúc NGN: trình bày các mô hình NGN của các tổ chức trên thế giới, các giải pháp của các hãng lớn và các vấn đề cần quan tâm khi triển khai NGN. Chương 3: Dịch vụ trong NGN: trình bày về nhu cầu dịch vụ của khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ, các mô hình dịch vụ trong NGN và các dịch vụ cơ bản trong NGN. Chương4: NGN của VNPT: trình bày về tổ chức thực hiện xây dựng và triển khai NGN tại Việt Nam, cấu hình cụ thể đã triển khai tới nay cũng như những dự định phát triển NGN trong tương lai của Việt Nam. Chương 5: Dịch vụ trên NGN của VNPT: trình bày về các dịch vụ mà VNPT đang thai thác trên nền NGN. Do giới hạn trong một đồ án tốt nghiệp đại học nên tôi không có nhiều cơ hội tiếp xúc thực tế cũng như còn thiếu kinh nghiệm khi bước vào nghiên cứu một vần đề công nghệ mới, nên không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được nhiều sự góp ý từ các thày cô và các bạn cũng như từ những người nghiên cứu về NGN. Mọi góp ý xin gửi về Trần Ngọc Duy theo hòm thư: ngocduy01e@yahoo.com hoặc duy.t@vitec.com.vn. Xin chân thành cám ơn! Sinh viên   Trần Ngọc Duy   CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNG Mạng viễn thông hiện tại Khái niệm về mạng viễn thông Mạng viễn thông là phương tiện truyền đưa thông tin từ đầu phát tới đầu thu. Mạng có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Mạng viễn thông bao gồm các thành phần chính: thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, môi trường truyền dẫn và thiết bị đầu cuối.  Hình 1: Các thành phần chính của mạng viễn thông Thiết bị chuyển mạch gồm có tổng đài nội hạt và tổng đài quá giang. Các thuê bao được nối vào tổng đài nội hạt và tổng đài nội hạt được nối vào tổng đài quá giang. Nhờ các thiết bị chuyển mạch mà đường truyền dẫn được dùng chung và mạng có thể được sử dụng một cách kinh tế. Thiết bị truyền dẫn dùng để nối thiết bị đầu cuối với tổng đài hay giữa các tổng đài để thực hiện việc truyền đưa tín hiệu thông tin. Thiết bị truyền dẫn chia làm hai loại: thiết bị truyền dẫn phía thuê bao và thiết bị truyền dẫn giữa các tổng đài. Thiết bị truyền dẫn thuê bao thường là cáp kim loại tuy nhiên trong một số trường hợp có thể là cáp quang hoặc vô tuyến. Thiết bị truyền dẫn giữa các tổng đài thường là cáp quang đôi khi dùng cáp đồng trục, cáp xoán đôi hay viba… Môi trường truyền dẫn bao gồm truyền dẫn vô tuyến và truyền dẫn hữu tuyến. Truyền dẫn hữu tuyến bao gồm dùng các cáp kim loại, cáp quang … để truyền tín hiệu. Truyền dẫn vô tuyến bao gồm viba và vệ tinh. Thiết bị đầu cuối cho mạng truyền thông gồm máy điện thoại, máy Fax, máy tính, tổng đài PABX. Một cách khác có thể định nghĩa mạng viễn thông là một hệ thống gồm các nút chuyển mạch được nối với nhau bằng các đường truyền dẫn. Nút được phân thành nhiều cấp và kết hợp với các đường truyền dẫn tạo thành các cấp mạng khác nhau.  Hình 2: Cấu hình mạng cơ bản Mạng viễn thông hiện nay có cấu trúc khác nhau như: mạng lưới, mạng sao, mạng tổng hợp, mạng vòng hay mạng thang. Các loại mạng này đều có nhược điểm và ưu điểm riêng phù hợp với từng vùng địa lý và lưu lượng. Về cơ bản mạng viễn thông được chia thành năm cấp nhưng trong từng trường hợp riêng có thể chỉ là bốn cấp, xu thế hiện nay cũng là giảm số cấp để quản lý thuận tiện và hiệu quả hơn. Đặc điểm mạng viễn thông hiện nay Các mạng viễn thông hiện tại có đặc điểm chung là tồn tại một cách riêng lẻ, ứng với mỗi loại dịch vụ thông tin lại có ít nhất một loại mạng viễn thông riêng biệt để phục vụ dịch vụ đó. Hiện tại có một số mạng truyền thống đang được khai thác như: mạng Telex, mạng điện thoại công cộng POTS (plane old telephone service), mạng truyền hình, mạng truyền số liệu, trong phạm vi cơ quan tổ chức hay văn phòng thì có mạng cục bộ LAN… Mỗi mạng được thiết kế cho các dịch vụ riêng biệt và không thể sử dụng cho các mục đích khác. Một số mạng điển hình đang khai thác : PSTN (Publish Switching Telephone Network) là mạng chuyển mạch thoại công cộng. PSTN phục vụ thoại bao gồm các tổng đài tương ứng với từng cấp. Hiện mạng này đang được nâng cấp ở các tổng đài trung tâm cũng như phía đầu cuối khách hàng … để có thể khai thác thêm một số dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng này. Đây là một mạng rất phức tạp, rất cũ và rất rộng nhưng đóng vai trò rất lớn trong viễn thông. ISDN (Intergrated Service Digital Network) là mạng số tích hợp dịch vụ. ISDN cung cấp nhiều loại ứng dụng thoại và phi thoại trong cùng một mạng. Nó có nhiều cấu hình khác nhau tuỳ thuộc vào hiện trạng mạng viễn thông từng nơi. ISDN cung cấp nhiều kiểu kết nối với các tốc độ đáp ứng khác nhau do vậy có thể triển khai thêm một số dịch vụ mới so với PSTN tuy nhiên mạng này cũng không đủ khả năng thích ứng với sự phát triển của các loại hình dịch vụ ngày nay. Mạng di động GSM (Glabol System For Mobile Telecom) là mạng cung cấp dịch vụ thoại như PSTN nhưng thông qua đường truy nhập vô tuyến. Mạng này chuyển mạch dựa trên công nghệ ghép kênh theo thời gian và công nghệ ghép kênh phân chia theo tần số. Hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ thu được lợi nhuận phần lớn từ các dịch vụ như Leased Line, Frame relay, ATM và các dịch vụ kết nối cơ bản. Tuy nhiên trong tương lai sẽ khác, lợi nhuận từ các dịch vụ trên sẽ giảm và đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ phải tìm ra các dịch vụ mới để khai thác và đảm bảo lợi nhuận. Trên con đường đó thì việc khai thác các dịch vụ dựa trên IP là một hướng đi đúng đắn và đã chứng tỏ rõ sự phù hợp qua một số dịch vụ mới được khai thác như dịch vụ mạng riêng ảo VPN… Mạng viễn thông Việt Nam Nước ta hiện nay ngoài mạng chuyển mạch công cộng còn có các mạng của một số dịch vụ khác. Riêng mạng Telex là không kết nối vào mạng thoại của VNPT, các mạng khác đều kết nối vào mạng thoại của VNPT thông qua các đường trung kế các bộ tập chung các kênh thuê bao thông thường … Xét về khía cạnh hệ thống, mạng viễn thông Việt Nam gồm: mạng chuyển mạch, mạng truyền dẫn, mạng truy nhập và các mạng chức năng Hệ thống chuyển mạch Với cấu trú
Tài liệu liên quan