Đồ án Quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán tài chính

BCTC hàng năm do doanh nghiệp lập được nhiều đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp quan tâm. Trong nền KTTT với một môi trường cạnh tranh gay gắt, thông tin tài chính trởthành một trong những nhân tốquyết định đối với sựthành công của doanh nghiệp cũng như đối với các quyết định của nhà đầu tư. Những thông tin này cần phải được đảm bảo phản ánh một cách trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. Do đó, hoạt động kiểm toán ra đời với mục đích kiểm tra và xác nhận tính trung thực, hợp lý và mức độtin cậy của thông tin tài chính. Thông qua hoạt động kiểm toán, các doanh nghiệp có thểthấy được những sai sót, yếu kém của mình trong chế độkếtoán cũng nhưcách điều hành quản lý doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quảsản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, hoạt động kiểm toán còn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, giúp phần lành mạnh hóa nền kinh tếquốc gia đồng thời giúp các cơquan hữu quan xác định đúng đắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụvới nhà nước và đưa ra các chính sách hợp lý nhằm khuyến khích sựphát triển của doanh nghiệp. Trong các thông tin tài chính, thông tin vềdoanh thu đặc biệt được quan tâm bởi doanh thu là một trong những điểm trọng yếu trên báo cáo kết quảkinh doanh. Đây là cơsở đểtiến hành xác định lỗ, lãi trong kỳcủa doanh nghiệp, nó cũng là nhân tốquan trọng trong việc xác định các nghĩa vụphải thực hiện đối với Nhà nước. Vì vậy kiểm toán doanh thu là một trong những phần hành chủyếu trong kiểm toán BCTC. Mặc dù rất cốgắng nhưng do hạn chếvềkiến thức cũng nhưkinh nghiệm thực tế, bài viết này chắc chắn sẽkhông tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sựgóp ý, sửa chữa của cô giáo đểem có thểcó những hiểu biết sâu sắc hơn tạo điều kiên nâng cao trình độ, kiến thức.

pdf40 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2631 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án môn học Đề Tài: Quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính Đề án môn học S/v thực hiện Hồ thị Nguyên – Lớp Kiểm toán 43A 1 LỜI MỞ ĐẦU BCTC hàng năm do doanh nghiệp lập được nhiều đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp quan tâm. Trong nền KTTT với một môi trường cạnh tranh gay gắt, thông tin tài chính trở thành một trong những nhân tố quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp cũng như đối với các quyết định của nhà đầu tư. Những thông tin này cần phải được đảm bảo phản ánh một cách trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. Do đó, hoạt động kiểm toán ra đời với mục đích kiểm tra và xác nhận tính trung thực, hợp lý và mức độ tin cậy của thông tin tài chính. Thông qua hoạt động kiểm toán, các doanh nghiệp có thể thấy được những sai sót, yếu kém của mình trong chế độ kế toán cũng như cách điều hành quản lý doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, hoạt động kiểm toán còn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, giúp phần lành mạnh hóa nền kinh tế quốc gia đồng thời giúp các cơ quan hữu quan xác định đúng đắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và đưa ra các chính sách hợp lý nhằm khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp. Trong các thông tin tài chính, thông tin về doanh thu đặc biệt được quan tâm bởi doanh thu là một trong những điểm trọng yếu trên báo cáo kết quả kinh doanh. Đây là cơ sở để tiến hành xác định lỗ, lãi trong kỳ của doanh nghiệp, nó cũng là nhân tố quan trọng trong việc xác định các nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước. Vì vậy kiểm toán doanh thu là một trong những phần hành chủ yếu trong kiểm toán BCTC. Mặc dù rất cố gắng nhưng do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, bài viết này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý, sửa chữa của cô giáo để em có thể có những hiểu biết sâu sắc hơn tạo điều kiên nâng cao trình độ, kiến thức. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Thạc sĩ Nguyễn Hồng Thúy đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo em trong quá trình thực hiện đề án này. Quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính Đề án môn học S/v thực hiện Hồ thị Nguyên – Lớp Kiểm toán 43A 2 Phần I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN DOANH THU. I. Đặc điểm khoản mục doanh thu với vấn đề kiểm toán. 1. Khái niệm, nội dung của doanh thu. 1.1 Khái niệm doanh thu Theo chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: “ Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu ”. Doanh thu của các doanh nghiệp bao gồm doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động bất thường. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch như bán hàng hoá…bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). Doanh thu còn bao gồm các khoản trợ giá, phụ thu theo quy định của nhà nước đối với một số hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ được nhà nước cho phép và giá trị của các sản phẩm hàng hoá đem biếu, tặng hoặc tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp. Doanh thu nội bộ là số tiền thu được do bán hàng hoá, sản phẩm cung cấp dịch vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty hay tổng công ty. Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản thu bao gồm: - Tiền lãi: Lãi cho vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm; trả góp; lãi đầu tư trái phiếu…. - Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản ( bằng sáng chế, nhãn mác thương mại… ) - cổ tức, lợi nhuận được chia.. - Thu nhập về hoạt động đầu tu mua bán chứng khoán. - Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng. - Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác. Đề án môn học S/v thực hiện Hồ thị Nguyên – Lớp Kiểm toán 43A 3 - Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ - Chênh lệch lãi chuyển nhượng, vốn. Doanh thu từ các hoạt động bất thường là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên như: thu từ việc bán vật tư hàng hóa, tài sản dôi thừa, công cụ dụng cụ đã phân bố hết…các khoản phải trả nhưng không cần trả, các khoản thu từ việc chuyển nhượng thanh lý tài sản, nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được, hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho… Liên quan đến doanh thu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có các chỉ tiêu sau đây: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Đây là chỉ tiêu gộp của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu nội bộ khi thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Các khoản giảm trừ doanh thu: +/Chiết khấu thương mai: Là khoản dịch vụ bán hạ giá niêm yết cho khách hàng mua với số lượng lớn.; +/Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do những hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc thị hiếu. +/Hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. +/Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biêt và thuế GTGT: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cho ngân sách nhà nước theo số doanh thu trong kỳ báo cáo. - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng, thành phẩm và cung cấp dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ ( chiết khấu thương mai, giảm giá hàng bán…) trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết qủa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Doanh thu hoạt động tài chính: Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Đề án môn học S/v thực hiện Hồ thị Nguyên – Lớp Kiểm toán 43A 4 1.2 Xác định doanh thu: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác ” việc xác định doanh thu phải tuân theo các quy định sau: • Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Doanh thu được xác định = giá trị hợplý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. • Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được xét bằng các quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được theo tỉ lệ lãi suất hiện hành, giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai. • Khi hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy các thứ tương đương về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu và không được ghi nhận là doanh thu. • Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và phải theo năm tài chính. • Doanh thu (kể cả doanh thu nội bộ) phải được theo dõi riêng biệt theo từng loại doanh thu nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ chính xác kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. • Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thì được hạch toán riêng biệt. Các khoản giảm trừ doanh thu được trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán . 1.3 Điều kiện ghi nhận doanh thu: a/ Doanh thu bán hàng: Theo chuẩn mực KTVN số 14 thì doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau: - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quỳên sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua. Đề án môn học S/v thực hiện Hồ thị Nguyên – Lớp Kiểm toán 43A 5 - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Doanh thu đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. b/ Doanh thu từ các dịch vụ:Kết quả của giao dịch các dịch vụ được xác định khi thỏa mãn 4 điều kiện sau: - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch các dịch vụ đó. - Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán. - Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch các dịch vụ đó. Trường hợp giao dịch về các dịch vụ thực hiện trong kỳ kế toán thì việc xác định doanh thu của dịch vụ trong từng thời kỳ được thực hiện theo phương pháp tỉ lệ hoàn thành, theo phương pháp này, doanh thu được ghi nhận trong kỳ kế toán được xét theo tỉ lệ phần công việc đã hoàn thành. Như vậy khi hạch toán ghi nhận doanh thu phải xác định xem doanh thu từ nghiệp vụ bán hàng đó có thoả mãn những quy định về xác định và điều kiện ghi nhận doanh thu hay không. Chỉ khi những quy định và những điều kiện ghi nhận doanh thu được thoả mãn thì doanh thu mới được ghi nhận. 2. Tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách kế toán doanh thu 2.1 Chứng từ tài liệu kế toán Những chứng từ chủ yếu được sử dụng trong khoản mục này bao gồm: • Đơn đặt hàng của khách hàng, hợp đồng đã kí kết về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đây là những yêu cầu của khách hàng hoặc những thỏa thuận giữa doanh nghiệp và khách hàng về loại hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp có khả năng cung cấp cho khách hàng, các văn bản này đồng thời cũng là cơ sở pháp lý ràng buộc cả hai bên. Đề án môn học S/v thực hiện Hồ thị Nguyên – Lớp Kiểm toán 43A 6 • Chứng từ tiêu thụ: Là loại chứng từ độc lập vào lúc giao hàng, chỉ số mẫu mã của hàng hóa, số lượng giao và các số liệu khác, được dùng như một cách tính tiền của người mua. • Phiếu tiêu thụ: Là loại chứng từ dùng để ghi sổ mẫu mã, số lượng và các thông tin liên quan đến khách hàng đặt mua. • Hóa đơn GTGT ( mẫu số 01/GTKT – 3LL và 01/GTKT – 2LK ) là chứng từ của đơn vị bán xác nhận số lượng, chất lượng, đơn giá và số tiền bán sản phẩm, hàng hóa cho người mua. • Hóa đơn bán hàng: Là chứng từ của đơn vị bán xác nhận mẫu mã, số lượng, chất lượng, đơn giá và số tiền bán sản phẩm hàng hóa cho người mua. Hóa đơn bán hàng là căn cứ để người bán ghi sổ doanh thu và các sổ kế toán liên quan, là chứng từ cho người mua vận chuyển hàng đi đường, lập phiếu nhập kho, thanh toán tiền mua hàng và ghi sổ kế toán. • Bảng thanh toán đại lý: Là chứng từ phản ánh tình hình thanh toán hàng đại lý ( ký gửi ) giữa đơn vị có hàng và đơn vị nhận bán hàng. Là chứng từ để đơn vị có hàng và đơn vị nhận đại lý ký gửi thanh toán tiền và ghi sổ kế toán. • Bản quyết toán thanh lý hợp đồng bán hàng cung cấp dịch vụ: Là chứng từ minh chứng cho việc chấm dứt một hoạt động giao dịch thương mại. • Thẻ quầy hàng: Là chứng từ theo dõi số lượng và giá trị hàng hóa trong quá trình nhập và bán tại quầy hàng, giúp cho người bán hàng thường xuyên nắm bắt được tình hình nhập, xuất, tồn quầy. Là căn cứ để kiểm tra, quản lý hàng hóa và lập bảng kê bán hàng từng ngày (kỳ). • Các hợp đồng, khế ước tín dụng: Là các văn bản về chính sách tín dụng thương mại của công ty với khách hàng như chính sách bán hàng, phương thức bán hàng, chính sách cả…Các chứng từ, tài liệu trên đều có vai trò nhất định trong doanh thu. Việc thiết kế khối lượng chứng từ kế toán, quy trình hạch toán trên chứng từ theo chỉ tiêu hạch toán và đơn vị hạch toán cơ sở được gọi là tổ chức chứng từ kế toán và có thể được khái quát một cách chung nhất như sơ đồ 1: Đề án môn học S/v thực hiện Hồ thị Nguyên – Lớp Kiểm toán 43A 7 Sơ đồ 1: Luân chuyển chứng từ trong quá trình bán hàng Ngoài ra cần thu thập các tài liệu và các thông tin phục vụ cho cuộc kiểm toán như: BCTC năm trước, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán năm trước; Bảng kê doanh thu theo mặt hàng, theo loại dịch vụ, theo tháng, theo từng bộ phận; Các quy định chính sách của nhà nước, của tổng công ty, của bản thuân doanh nghiệp về doanh thu như giá niêm yết, chiết khấu thương mại, giảm giá… 2.2 Hệ thống sổ sách kế toán. Kết hợp các chứng từ, doanh nghiệp sử dụng một hệ thống sổ sách kế toán để phục vụ cho việc hạch toán. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng sổ nhật ký chung trong hạch toán bán hàng thì theo quy định về chế độ sổ sách kế toán của Bộ tài chính ban hành, doanh nghiệp sẽ thực hiện các sổ kế toán sau đây: • Sổ nhật ký chung: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian. Bên cạnh đó thực hiện việc phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản tiền. Các con số tổng hợp hàng ngày ghi vào sổ này được đối chiếu với hóa đơn bán hàng. Cuối tháng, các số tổng hợp chi tiết của những sổ này sẽ được ghi vào sổ cái tài khoản. • Sổ nhật ký thu tiền: Là sổ nhật ký đặc biệt để ghi chép các nghiệp vụ thu tiền của đơn vị. Mẫu sổ này được mở riêng cho các nghiệp vụ thu tiền mặt từ hoạt động kinh doanh, doanh thu tiền mặt và tất cả các khoản thu khác bằng tiền thu tiền qua ngân hàng, cho từng loại tiền hoặc cho từng nơi thu tiền. Nhu cầu mua hàng Khách hàng Phòng kinh doanh Thủ trưởng (hoặc KTT) Phòng kinh doanh Thủ kho Phòng kinh doanh Phòng kế toán Đơn đặt hàng phiếu tiêu thụ Phê chuẩn phương thức tiêu thụ Lập hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho Xuất kho Vận chuyển hàng hóa. Lập chứng từ vận chuyển Ghi sổ kế toán lập báo cáo hàng kỳ Lưu trữ và bảo quản chứng từ Đề án môn học S/v thực hiện Hồ thị Nguyên – Lớp Kiểm toán 43A 8 • Sổ nhật ký mua hàng: Là sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ mua hàng theo từng nhóm hàng tồn kho của đơn vị như: Nguyên vật liệu, công cụ, hàng hóa. Sổ nhật ký mua hàng dùng để ghi chép các nghiệp vụ mua hàng theo hình thức trả tiền sau. • Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Mỗi tài khoản được mở hoặc một số trang liên tiếp trên sổ cái để ghi chép trong một niên độ kế toán. • Các sổ và thẻ kế toán chi tiết sử dụng trong hạch toán nghiệp vụ bán hàng và theo hình thức sổ nhật ký chung.Các sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu, tổng hợp, phân tích và kiểm tra của đơn vị mà các sổ kế toán tổng hợp không thể đáp ứng được. 2.3 Quá trình hạch toán doanh thu bán hàng cấp dịch vụ. Ngoài nội dung về doanh thu đã nêu ở trên, thì việc tìm hiểu cụ thể về quá trình hạch toán doanh thu bán hàng cũng là yếu tố làm cơ sở cho việc kiểm toán doanh thu.Theo thông tư số 89/2002/TT – BTC của Bộ tài chính, việc hạch toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ được hạch toán theo sơ đồ sau: Doanh thu tiêu thụ TK 3331 GTGT TK 911 TK 511, 512 TK 111, 112, 131, .., Kết chuyển giảm dthu hàng bán bị trả lại Kết chuyển doanh thu thuần TK 3387 Doanh thu nhận trước thu kì này TK 531, 532 Doanh Giảm giá, doanh thu hàng bán bị trả lại Đề án môn học S/v thực hiện Hồ thị Nguyên – Lớp Kiểm toán 43A 9 II. Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục doanh thu 1.Vai trò , ý nghĩa của việc kiểm toán doanh thu Trong BCTC của doanh nghiệp ,doanh thu là khoản mục có tính trọng yếu , ảnh hưởng trực tiếp tới các chỉ tiêu , khoản mục trên BCTC .Doanh thu cũng là chỉ tiêu cơ bản mà những người quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dùng để phân tích khả năng thanh toán , tiềm năng hay hiệu năng kinh doanh , triển vọng phát triển cũng như rủi ro tiềm tàng trong tương lai .Vì thế việc khoản mục này chứa đựng nhiều khả năng gian lận là khó tránh khỏi .Do đó , kiểm toán khoản mục doanh thu là một trong những nội dung rất quan trọng ,bắt buộc trong quy trình kiểm toán BCTC doanh nghiệp . 2.Mục tiêu kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC Chuẩn mực kiểm toán Việt nam số 200 “Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC” , đoạn 11 xác định :” Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận ) ,có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không ?” Mục tiêu kiểm toán tài chính còn giúp cho đơn vị kiểm toán thấy được những tồn tại , sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin của đơn vị . Đối với khoản mục doanh thu trên BCTC ,mục tiêu kiểm toán thường được hướng tới được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 1:Các mục tiêu kiểm toán doanh thu Mục tiêu kiểm toán chung Mục tiêu kiểm toán doanh thu Mục tiêu hợp lý chung Doanh thu bán hàng đã ghi sổ là có căn cứ hợp lý Tính hiện hữu Doanh thu được ghi nhận thực tế đã phát sinh Tính trọn vẹn Doanh thu bán hàng được ghi sổ đầy đủ Quyền và nghĩa vụ Hàng hóa tiêu thụ thuộc quyền sở hữu của đơn vị Chính xác số học Các nghiệp vụ bán hàng được ghi vào sổ tổng hợp chi tiết thích hợp, tính tóan và cộng dồn chính xác. Phân loại và trình bày Doanh thu bán hàng được phân loại đúng đắn Định giá Doanh thu bán hàng được định giá đúng đắn Kịp thời Doanh thu bán hàng được ghi sổ đúng kỳ Đề án môn học S/v thực hiện Hồ thị Nguyên – Lớp Kiểm toán 43A 10 Mục tiêu hợp lý chung bao hàm việc xem xét , đánh giá tổng số tìên ghi trên khoản mục doanh thu trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý và thông tin thu được qua khảo sát thực tế ở khách thể kiểm toán trong quan hệ với việc lựa chọn các mục tiêu chung khác . Nếu KTV không nhận thấy mục tiêu hợp lý chung đã đạt được thì tất yếu phải dùng đến các mục tiêu chung khác bao gồm : Mục tiêu hiện hữu : Doanh thu được ghi nhận là thực sự đã phát sinh và đã hoàn thành tương ứng với số tiền mà khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán .Hàng hóa được chấp nhận vận chuyển bán cho khách hàng là có thật , không tồn tại các khoản doanh thu ghi nhận mà khách hàng không tồn tại hoặc có tồn tại nhưng chưa chấp nhận mua hàng Mục tiêu trọn vẹn : Mọi nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu đều đã được ghi sổ , doanh nghiệp không bỏ ngoài sổ bất kỳ một khoản doanh thu nào khi nó đã thỏa mãn các tiêu chuẩn để ghi nhận doanh thu . Mục tiêu quyền và nghĩa vụ : Hàng hóa đã bán thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp không phải là hàng hóa ký gửi đại lý , tài sản nhận hộ , giữ hộ . Đồng thời doanh thu ghi nhận cũng phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp tương ứng với trách nhiệm vật chất mà doanh nghiệp phải thực hiện với khách hàng . Mục tiêu chính xác số học: Các nghiệp ghi vào sổ tổng hợp , chi tiết thích hợp và khớp đúng số tổng hợp .Doanh thu, giảm giá, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại đều được tính toán chính xác dựa trên số lượng và đơn giá cụ thể của từng nghiệp vụ bán hàng . Mục tiêu phân loại và trình bày : Các nghiệp vụ bán hàng được phân loại thích hợp, sử dụng các TK chi tiết để hạch toán doanh thu, phân loại đúng doanh thu tiêu thụ ra bên ngoài và doanh thu nội bộ ,giữa giảm giá và chiết khấu thương mại Các mục tiêu trong kiểm toán khoản mục doanh thu phải được cụ thể hóa theo công việc tương ứng với mỗi mục tiêu của kiểm toán nội bộ nói riêng và hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung . 3.Yêu cầu của việc kiểm toán doanh thu Việc kiểm toán doanh thu phải đạt được những yêu cầu sau: Đề án môn học S/v thực hiện Hồ thị Nguyên – Lớp Kiểm toán 43A 11 • Thu nhập bằng chứng chứng minh việc hoạch toán doanh thu và hệ thống kiểm soát nộ
Tài liệu liên quan