Máy biến áp là bộ biến đổi cảm ứng đơn giản dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều từ điện áp này thành dòng điện xoay chiều khác có điện áp khác. Các dây quấn và mạch từ của nó đứng yên và quá trình biến đổi từ trường để sinh ra sức điện động cảm ứng trong các dây quấn được thực hiện bằng dây cáp điện. Máy biến áp ngày nay được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Như máy biến áp lò, máy biến áp hàn, máy biến áp đo lường, máy biến áp thử nghiệm…
Máy biến áp thử nghiệm tạo nguồn điện áp cao là thiết bị chủ yếu của phòng thử nghiệm. Máy được thử nghiệm các thiết bị cao áp, các thành phần kết cấu, cấu trúc cách điện, dùng trong đo lường ... Máy này có thể vận hành trong nhà kín hoặc ngoài trời.
98 trang |
Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 3633 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án thiết kế máy biến áp cao áp dùng để thử nghiệm các thiết bị điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Máy biến áp là bộ biến đổi cảm ứng đơn giản dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều từ điện áp này thành dòng điện xoay chiều khác có điện áp khác. Các dây quấn và mạch từ của nó đứng yên và quá trình biến đổi từ trường để sinh ra sức điện động cảm ứng trong các dây quấn được thực hiện bằng dây cáp điện. Máy biến áp ngày nay được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Như máy biến áp lò, máy biến áp hàn, máy biến áp đo lường, máy biến áp thử nghiệm…
Máy biến áp thử nghiệm tạo nguồn điện áp cao là thiết bị chủ yếu của phòng thử nghiệm. Máy được thử nghiệm các thiết bị cao áp, các thành phần kết cấu, cấu trúc cách điện, dùng trong đo lường ... Máy này có thể vận hành trong nhà kín hoặc ngoài trời.
Phòng thử nghiệm cao áp với các nguồn điện khác nhau (như xoay chiều, một chiều, điện áp xung…) có nhiệm vụ xác định độ bền cách điện hoặc xác định các khuyết tật (như phóng điện cục bộ) trong những điều kiện thử nghiệm (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất…) và môi trường nhất định (ăn mòn) tương ứng với điều kiện làm việc của các thiết bị hoặc kết cấu cách điện khi vận hành. Ngoài ra sau khi sửa chữa hoặc kiểm tra tra định kỳ phải thử nghiệm lại tại vị trí làm việc của các thiết bị.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của máy biến áp thử nghiệm, em đã thực hiện đề tài thiết kế máy biến áp cao áp dùng để thử nghiệm các thiết bị điện.
Đề tài được trình bày thành sáu chương:
Chương I: Tìm hiểu về máy biến áp cao áp.
Chương II: Tìm hiểu công nghệ chế tạo máy biến áp cao áp.
Chương III: Các phương án về dây quấn.
Chương IV: Tính toán lõi thép và dây quấn.
Chương V: Tính toán các tham số.
Chương VI: Tính mạch bảo vệ, đo lường, điều khiển.
Do sự hiểu biết thực tế và thời gian có hạn nên khoá luận không thể tránh những sai sót, rất mong nhận được ý kiến của các thầy, cô và các bạn để khoá luận của em được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn thiết bị điện - điện tử , khoa điện - Trường đại học bách khoa Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em trong học tập tốt nhất là thời kỳ làm đồ án tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn thầy Chu Đình Khiết đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo em để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Chương 1
TÌM HIỂU VỀ MÁY BIẾN ÁP CAO ÁP
I. Nguyên lý cấu tạo của bộ thử nghiệm cao áp:
Thông thường một phòng thử nghiệm (môi trường thử nghiệm) điện áp cao được trang bị hoàn chỉnh, phục vụ tốt cho công tác nguyên cứu và chế tạo các thiết bị điện cao áp gồm những thành phần như hình vẽ sau:
Hệ thống thử nghiệm gồm các thiết bị sau:
1-Thiết bị thử nghiệm điện áp tăng cao tần số công nghiệp và các thiết bị phụ trợ đi kèm.
2 - Thiết bị thử nghiệm điện áp một chiều.
3 - Thiết bị thử nghiệm điện áp xung.
4 - Thiết bị thử nghiệm điện áp dòng xung.
5 - Các thiết bị tạo môi trường, điều kiện thử nghiệm, các thiết bị phục vụ khác công tác thử nghiệm được tốt….
Ta sẽ xét kỹ ba thiết bị đầu vì trong đó có sử dụng các máy tạo điện áp cao để thử nghiệm.
Hình 1.1. Môi trường thử nghiệm cao áp
1. Thiết bị thử nghiệm điện áp tăng cao tần số công nghiệp:
Thiết bị này được dùng để thử nghiệm cách điện của thiết bị điện. Việc thử nghiệm thiết bị hoặc kết cấu cách điện bằng điện áp tăng cao tần số công nghiệp cho phép xác định các khuyết tật làm giảm độ bền điện và tuổi thọ của thiết bị mà các phương pháp khác không xác định được. Thử nghiệm bằng biện pháp cơ bản để xác định dự trữ độ bền cách điện của các thiết bị trong các điều kiện của nhà máy chế tạo cũng như tại nơi sử dụng. Vì vậy các thiết bị ở cấp điện áp dưới 35 kV chịu thử nghiệm cả trong vận hành, còn các thiết bị ở cấp điện áp cao hơn được thử nghiệm trong điều kiện phòng thử nghiệm. Nguồn điện áp thử nghiệm cần phải đảm bảo trên điện áp đặt lên đối tượng thử nghiệm, và xác định được dòng ngắn mạch khi chọc thủng hoặc phóng điện ở bề mặt ở đối tượng thử nghiệm không nhỏ hơn 1 (A). Khi thử nghiệm cách điện bên trong và bên ngoài ở trạng thái khô, thì cho phép sử dụng các thiết bị có dòng ngắn mạch nhỏ hơn, nhưng không nhỏ hơn 0,3 (A). Thời gian thử nghiệm đối với cách điện bên trong bằng giấy dầu, chất lỏng, sứ ở điện áp xoay chiều là một phút và đối với các dạng điện áp khác ở cấp điện áp 220 (kV) trở xuống thì làm từ vật liệu cách điện hữu cơ, cách điện cáp điện là 5 phút. Cách điên bên ngoài chịu sự duy trì điện áp thử nghiệm xoay chiều là không quy định. Theo các quy định về thử nghiệm thì việc nâng điện áp từ không đến giá trị 1/ 3 trị số điện áp thử nghiệm được thực hiện với tốc độ tuỳ ý và có thể đọc được những chỉ số trên dụng cụ đo. Sau đó điện áp được tăng nhanh đến điện áp thử nghiệm, khi đạt giá trị xác định thì phải giữ không đổi trong thời gian thử nghiệm, chú ý là khi điện áp cao hơn ¾ điện áp thử nghiệm thì cần phải đảm bảo khả năng cắt nhanh của thiết bị thử. Việc giảm điện áp phải nhanh và trơn đều, khi điện áp nhỏ hơn 1/3 điện áp thử nghiệm thì cho phép cắt điện. Độ lệch tần số so với định mức không vượt quá 10% (tức trong khoảng (45 ÷ 55) Hz).
Các sóng hài bậc cao làm biến dạng diện áp thử nghiệm so với hình sin toàn bộ thiết bị thử nghiệm không vượt qúa 5%. Giá trị hiệu dụng của điện áp thử nghệm cho mỗi loại cách điện và cấp điện áp định mức thì thay đổi trong giới hạn rộng từ 3÷5 (kV) khi thử cách điện của nguồn dây điện áp thấp, cho đến 1,2 (MV) khi thử cách điện ngoài giữa các pha của thiết bị ở cấp điện áp 500 kV và cao hơn nữa. Sơ đồ khối của thiết bị thử nghiệm điện áp tăng cao tần số công nghiệp như hình vẽ:
Hình1.2. Sơ đồ khối thử nghiêm ở điện áp xoay chiều tần số công nghiệp
Bộ điều chỉnh dùng để điều chỉnh biên độ, tần số hoặc pha của điện áp đưa vào cuộn sơ cấp của nguồn cao áp 3. Trong trường hợp đơn giản là máy biến áp tự ngẫu hoặc là bộ điều chỉnh pha. Trong trường hợp phức tạp hơn ngoài điều chỉnh biên độ còn đòi hỏi phải đều chỉnh tần số thì cần có máy phát điện kiểu máy phát có hệ thống khởi động, điều khiển và điều chỉnh tần số quay.
Thiết bị đo lường đo điện áp sơ cấp.
Nguồn điện áp cao.
Đối tượng thử nghiệm.
Thiết bị đo điện áp cao.
Bộ phóng điện đo lường, có điện áp chọc thủng cao hơn (10 ÷ 20)% điện áp thử nghiệm để ngăn ngừa việc đưa điện áp quá cao vào đối tượng thử nghiệm.
R1, R2 - là các điện trở hạn chế dòng điện khi chọc thủng đối tượng thử nghiệm hoặc khi phóng điện bề mặt giá trị không nguy hiểm cho vùng cao áp.
Nguồn cao áp 3 là các máy biến áp tăng áp, các máy biến áp nối cấp hoặc các mạch cộng hưởng. Yêu cầu chính của các máy này không có phóng điện cục bô trong bản thân máy biến áp ở điện áp thử nghiệm, các sóng hài làm biến dạng điện áp là nhỏ và không vượt quá (2 ÷ 2,5)% thành phần cơ bản. Để tạo điện áp cao hơn 105 (kV) thì cấu trúc của máy biến áp trở nên phức tạp, tránh sự xuất hiện cộng hưởng tạo bởi điện cảm riêng và điện cảm tản tới điện dung của cuộn dây được nối với thanh góp và đối tượng. Để tạo điện áp cao có thể nối cấp các máy biến áp. Công suất các máy biến áp thử nghiệm phụ thuộc vào công suất tích điện của các thiết bị thử nghiệm và được xác định theo điện dung của chúng cùng với điện áp thử nghiệm.
P = W.C.U2 .10-9 (kVA)
Với C - điện dung của đối tượng thử nghiệm
W - tần số góc (1/ sec)
U2 - điện áp thử nghiệm (kV)
Khi điện áp thử nghiệm nhỏ hơn điện áp định mức của máy biến áp thử nghiệm thì phụ tải của nó bị hạn chế bởi dòng định mức chạy qua cuộn dây và công suất của máy biến áp là:
P = It.Uđm =
Với It - dòng thử nghiệm (A)
Pt - phụ tải thử nghiệm (kVA)
Ut - điện áp thử nghiệm của đối tượng (kV)
Uđm - điện áp định mức cuộn dây thứ cấp của máy biến áp thử nghiệm (kV).
Khi không có máy biến áp thử nghiệm đặc biệt có thể sử dụng các máy biến áp khác như máy biến điện áp. Khi đó các cuộn dây cao áp được mắc nối tiếp, dòng từ hoá không được vượt quá giá trị cho phép vì điều kiện đốt nóng. Điện áp nhận được từ các đầu ra của các cuộn dây cao áp của các máy biến điện áp khi thử nghiệm bất kỳ thì không được quá 90% trị số điện áp xác định của nhà máy chế tạo. Vì rằng các máy biến áp thử nghiệm được sử dụng quá ít và phụ tải của chúng chỉ là trong khoảng thời gian rất ngắn, nên trong những năm gần đây, chúng được thiết kế có tính đến chế độ đốt nóng trong quá trình thử nghiệm. Khi đó cho phép dòng phụ tải lớn hơn so với dòng định mức là 2 ÷ 2,5 lần và có chỉ dẫn riêng, cần chú ý đến sự làm lạnh giữa các lần thử nghiệm.
Sơ đồ nguyên lý thử nghiệm cách điện thiết bị diện bằng điện áp xoay chiều tần số công nghiệp như hình vẽ 1.3.
1- Thiết bị điều chỉnh (biến áp tự ngẫu)
2- Máy biến áp thử nghiệm
3- Điện trở hạn chế
4- Máy biến áp đo lường
5- Điện trở
6- Bộ phóng điện cầu
7 - Đối tượng thử nghiệm
Hình 1.3. Sơ đồ nguyên lý thử nghiệm cách điện thiết bị điện bằng điện áp xoay chiều tần số công nghiệp
A1, A2 các đồng hồ ampemet
V1, V2 , V3 - các đồng hồ vonlmet
KV- đồng hồ kilovonmet
Khi thử nghiệm cách điên của các đối tượng có điện dung bản thân lớn (các cuộn dây của máy phát công suất lớn, cáp…) thì có thể giảm độ lớn công suất của thiết bị thử nghiệm bằng sử dụng bù dòng điện dung. Để nhân dược công suất đủ lớn đôi khi sử dụng bằng cách mắc song song một số máy biến áp, khi đó chia thanh góp thành từng đoạn và thực hiện thử nghiệm theo các pha, hoặc các biện pháp làm giảm giá trị điện dung đồng thời của cách điện thử nghiệm.
Khi không có máy biến áp với điện áp thử nghiệm yêu cầu thì có thể thực hiện mắc nối tiếp với các máy biến áp như vẽ 4.1.
Hình1.4. Sơ đồ nối các cuộn dây của các máy biến áp thử nghiệm.
1,2 - máy biến áp thử nghiệm.
2. Thiết bị thử nghiệm điện áp cao một chiều:
Thiết bị dùng thử nghiệm nghiên cứu quá trình phóng điện chọc thủng, phóng điện bề mặt… ở các môi trường cách điện và kết cấu cách điện khác nhau. Một số thiết bị dòng xoay chiều do nguyên nhân kỹ thuật không thể thử nghiệm bằng điện áp xoay chiều như cáp chứa đầy khí, cáp có cách điện bằng dầu… phải thử nghiệm bằng điện áp một chiều. Nguồn điện một chiều được sử dụng để làm cháy chổ bị đánh thủng, chổ yếu của cáp sau đó có thể tìm ra chổ hỏng và thay thế nó. Nguồn điện một chiều cao áp thường là: nguồn chỉnh lưu, mạch nhân áp và máy phát tĩnh điện. Điện áp chọc thủng một chiều có giá trị cao hơn ở điện áp xoay chiều.
1- Nguồn ổn định
2- Bộ chỉnh điện áp
3- Máy biến áp thử nghiệm
4- Tụ san phẳng
5- Điện trở hạn chế dòng điện
6- Đồng hồ đo điện áp cao (kV)
7- Đối tượng thử nghiệm
8- Bộ phóng điện
9- Chỉnh lưu
10 - Đồng hồ microampenmetre
Hình 1.5. Sơ đồ khối thiết bị thử nghiệm dùng chỉnh lưu nữa chu kỳ
Lĩnh vực sử dụng sơ đồ phụ thuộc cấp cách điện, đối tượng thử nghiệm, thông số của thiết bị thử nghiệm, thiết bị chỉnh lưu. Chỉnh lưu hai nữa chu kỳ không có những ưu việt lớn mà thiết bị lại phức tạp nên không được phổ biến. Để nhận được điện áp thử nghiệm một chiều lớn người ta thường sử dụng các sơ đồ nhân điện áp như sau:
Đây là nguồn điện một chiều, điện áp cao và công suất nhỏ, phụ tải được nối với đầu ra của bộ này qua điện trở phụ để giảm sự nhảy vọt dòng do tụ điện ở các tầng khi phóng điện bề mặt nhưng có thể nối trực tiếp. Điện áp nhận từ bộ này có thể đến 3÷ 5 MV.
1 - Máy biến áp thử nghiệm.
2 - Đối tượng thử nghiệm.
Hình 1.6 Sơ đồ nhân điện áp
3. Thiết bị thử nghiệm điện áp xung(máy phát điện áp xung)
Việc thử nghiệm cách điện của thiết bị điện bằng điện áp xung là nhằm kiểm tra độ bền vững của nó đối với quá điện áp sét và quá điện áp thao tác xuất hiện trong lưới điện khi vận hành. Quá điện áp sét xuất hiện do sét đánh vào đường dây chống sét, cột điện, dây dẫn của đường dây truyền tải, do đó cách điện của đường dây sẽ chịu tác dụng của xung điện áp không chu kỳ có cực tính dương hoặc âm. Trên các thiết bị điện của trạm được bảo vệ bằng bộ phóng điện (chống sét ống, khe hở phóng điện…) thì xung có thể có dạng xung cắt ngay sau khi đạt giá trị cực đại. Xuất phát từ xác suất hư hỏng do quá điện áp, xung sét tiêu chuẩn là không chu kỳ 1,2/50 (µs) có độ dài đầu sóng £Þ = 1,2 ± 0,36 (µs) và độ dài xung là 50 ± 10 (µs). Ngoài ra xung sét để thử cách điện cuộn dây máy biến áp, các điện trở kháng và máy điện quay sử dụng là xung cắt. Giá trị cực đại của điện áp phụ thuộc vào cấp điện áp và dạng thiết bị được thử nghiệm, nó thay đổi trong một dải rộng từ vài chục kV đối với cấp điện áp 3 (kV) đến cấp điện áp vài triệu vôn đối với cấp điện áp siêu cao áp. Dung sai giá trị cực đại là 3%, quá điện áp nội bộ xuất hiện khi chuyển mạch, thao tác sự cố trong hệ thống điện hoặc khi thay đổi chế độ làm việc. Xung quá điện áp chuyển mạch khác với xung sét do thời gian dài và có dạng dao động. Để thử nghiệm đưa vào xung chuẩn dạng không chu kỳ 250 / 2500 (µs) có thời gian tăng xung T = 250 ± 50 (µs), thời gian suy giảm đến giá trị cực đại 2500 ± 1500 (µs). Có thể sử dụng các dạng xung khác nhau như xung không chu kỳ100/ 2500 ; 1000/ 5000 (µs) và xung dao động có thông số 4000 ± 1000 / 7500 ± 2500 ; 100/ 1000. Giá trị cực đại và dạng xung thử nghiệm có ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước cách điện, độ bền vững của thiết bị thử nghiệm.
Các dạng xung cơ bản.
a. Xung 1,2/ 50 (µs)
b. Xung cắt
c. Xung 100/ 1000 (µs)
d. Xung 250 / 2500 (µs)
Hình 1.7. Các dạng xung cơ bản
Một vấn đề quan trọng nữa được giải quyết trong phòng thử nghiệm cao áp là nghiên cứu quá trình chọc thủng ở các khoảng cách khac nhau trong không khí và những môi trường cách điện khác nhau. Giá trị của nó có liên quan tới chế tạo cách điện ở đường dây truyền tải siêu cao áp, hoàn thiện chống sét cho các đối tượng khác nhau, tiêu chuẩn hoá các dạng xung. Để có được quá điện áp chuyển mạch thao tác thì sử dụng các máy phát điện áp xung hoặc sử dụng máy biến áp thử nghiệm có nguồn xung.
Sơ đồ máy phát điện áp xung kích hình 1.8.
Hình 1.8 Sơ đồ máy phát điện áp xung kích.
Máy biến áp thử nghiệm.
E- đèn chỉnh lưu cao áp.
CA,CB,…..,CN- tụ điện nạp điện.
Rbv - điện trở bảo vệ.
KH1, KH2,… KHn - khe hở phóng điện.
Rn - Điện trở nạp điện.
R0 - Điện trở ổn định.
Rđ - Điện trở phóng điện.
Quá trình tạo xung gồm hai giai đoạn:
- Giai đoạn nạp: qua máy biến áp T và chỉnh lưu E cấp tụ điện CA,CB,…..,CN được nạp tới điện áp U và khi quá trình nạp kết thúc thì điểm A2, B2,… Bn có điện thế U còn các điểm A1, B1,… Bn có điện thế bằng không.
- Giai đoạn phóng: nếu chọn khoảng cách khe hở KH1 sao cho điện áp U có thể phóng điện được thì sau khi phóng điện thế của điểm B1 sẽ tăng vọt đến mức U và như vậy điện thế của điểm B2 tăng đến mức 2U. Khe hở KH2 được chọn cho phóng điện ở điện áp 2U vàsau khi nó phóng điện sẽ làm cho điện thế ở điểm C1 tăng từ không đến mức 2U và của điểm C2 tăng đến mức 3U.
Như vậy nếu dùng n cấp để các tụ điện trong giai đoạn phóng được phép nối tiếp nhau qua các khe hở KH1, KH2,… KHn thì điện áp xung kích đã có thể tạo được điện áp cao tới 8 (MV). Các phần tử còn lại làm nhiệm vụ bảo vệ và điều chỉnh.
II. Các loại máy điện áp cao dùng trong thử nghiệm hiện nay:
1. Máy kiểu ? 0M - 100/ 25:
Hình 1.9. Hình dạng của máy biến áp kiểu ? 0M - 100/ 25
1.1 Công dụng:
Máy dùng làm nguồn cao áp một chiều và xoay chiều tần số 50 Hz để thử nghiệm vật liệu cách điện và các thiết bị điện có điện áp tới 35 kV.
1.2 Đặc tính kỹ thuật:
Dung lượng: 25 kVA
Điện áp : 0÷ 2 / 0 ÷ 100 kV
Tần số : 50 Hz
Dòng điện định mức cuộn cao áp: 0,25 A
Điện áp ngắn mạch: Un = 10%.
1.3 Cấu tạo:
Máy biến áp có mạch từ kiểu bọc, cuộn dây phân bố tập trung. Một đầu cuộn dây cao áp được đưa ra nắp và một đầu được nối đất, đầu thứ hai được đưa ra sứ cách điện cao áp. Các cuộn dây của cuộn sơ cấp đưa ra vỏ qua những đầu ra điện áp thấp. Vỏ máy có dạng hình tròn, trên nắp máy bố trí bình giãn dầu, thiết bị đo nhiệt độ… máy có 4 móc hàn nối với vỏ thùng để nâng máy khi duy chuyển.
Để mở rộng miền sử dụng, thử nghệm điện áp cao một chiều, máy biến áp được chế tạo thêm phần chỉnh lưu (Kenotron) đặt ở đầu ra cao áp của máy biến áp thử nghiệm.
Mạch từ được ghép từ các lá thép kỹ thuật điện dày 0,35 (mm). Lõi thép mạch từ có tiết diện 30 × 26 (mm). Để giảm điện trường ở cạnh sắc bích kim loại, đầu ra máy biến áp thử nghiệm được mắc các tấm chắn.
1 - Cuộn dây cao áp của máy
2 - Cuộn dây của đèn chỉnh lưu
3 - Đầu ra 12 V của đèn chỉnh lưu
4 - Chế độ làm việc 12 V của đèn chỉnh lưu
5 - Chế độ 220 V của đèn chỉnh lưu.
Cuộn dây 12 V của đèn chỉnh lưu máy biến áp có 200 vòng, đường kích dây dẫn 1,5 (mm) quấn trên lõi sắt có tiết diện 500 (mm2) dài 200 (mm). Để phân bố lại điện trường trong lõi sắt và dây quấn ta mắc thêm màn chắn.
Đầu ra cuộn 12 V cũng được bọc màn chắn để điện trường được san đều.
Cuộn dây sơ cấp của đèn chỉnh lưu máy biến áp gồm 1200 vòng, dây dẫn có đường kính 0,8 (mm) và được quấn trên ống bakelit.
Để loại trừ khả năng phóng điện trên bề mặt đèn chỉnh lưu máy biến áp người ta đặt một màn chắn hình trụ bên trong thùng, khoảng cách nhỏ nhất từ màn chắn đến đèn chỉnh lưu là 50 (mm). Đến vỏ thùng là 30 (mm).
Để máy biến áp ? 0M - 100/ 25 thử nghiệm đối tượng có điện dung lớn khi điện áp thấp hơn định mức, công ty chế tạo đã dùng cách phân đoạn cuộn dây cao áp. Cuộn dây cao áp được chia làm 8 cuộn nhỏ, mỗi cuộn nhỏ được tính toán làm việc với điện áp 12,5 (kV).
Theo sơ đồ đấu dây máy biến áp thử nghiệm làm việc với dòng 2 (A) khi điện áp 12,5 (kV) và 0,25 (A) khi điện áp 100 (kV). Để thực hiện điều này trên nắp vỏ thùng máy biến áp phải có một vài đầu đổi nối được cách điện.
2. Máy biến áp thử nghiệm kiểu ? 0M - 100/ 20:
2.1 Công dụng:
Máy do nhà máy T3P?He?HePZ0 chế tạo, máy ? 0M -100/ 20 dùng trong thử nghiệm để thử nghiệm các thiết bị điện có điện áp định mức đến 35 (kV), máy có thiết bị đèn cung cấp cho bộ chỉnh lưu Kenotron.
2.2 Đặc tính kỹ thuật:
Dung lượng 20 (kVA)
Điện áp: 0 ÷ 200 / 0 ÷ 100000 (V)
Điện áp định mức cuộn dây đo (x - x1) : 100 (V)
Điện áp ngắn mạch 9%
Công suất làm việc lâu dài: 10 (kVA)
Chế độ làm việc ngắn hạn: 1 phút làm việc - 3 phút nghỉ và 1 phút làm việc - 30 phút nghỉ công suất là 20 (kVA)
Kích thước máy: 686 × 642 mm (mặt bằng)
Chiều cao toàn bộ :1140 (mm)
Trọng lượng 280 (kg)
2.3 Cấu tạo:
Hình 1.10. Hình dáng bên ngoài của máy biến áp
thử nghiệm kiểu ? 0M -100/ 20
Mạch từ phân nhánh kiểu bọc. Đầu cao áp duy trì điện áp làm việc đưa ra ngoài qua sứ cách điện. Đầu thứ hai của cuộn cao áp được ra nắp máy qua sứ 1000 (V) và được nối đất. Cuộn cao áp có các mối hàn đưa ra do với điện áp 100 (V) (tương ứng khi U2đm = 100000 V).
Cuộn cao áp gồm 8 bánh dây (45000 vòng), dây dẫn kiểu ?310 có đường kính 0,2 mm. Cuộn đo 100 V của cuộn cao áp có 45000 vòng, dây dẫn có đường kính 0,49 mm. Cuộn hạ áp có 90 vòng, dây quân có tiết diện 2,26 × 6,4 (mm2).
Cấu trúc của đèn chỉnh lưu máy biến áp gồm cuộn dây sơ cấp 220 V có 814 vòng, đường kính dây 0,55 mm và cuộn thứ cấp 13 V có đường kính dây 2,26 mm.
70/300:
Hình 1.11 Hình dạng bên ngoài Hình112. Hình dạng bên ngoài
của máy ? 0M -15/ 10 của máy ? 0M -35-70/30
Hình1.13 Hình dạng bên ngoài Hình1.14 Hình dạng bên ngoài của máy ? 0M -35-70/100 của máy ? 0M -35-70/300
Bảng 1.1- Đặc tính kỹ thuật của một số máy biến áp thử nghiechế tạo tại nhà máy T3P?He?HePZ0
Kiểu Công suất định mức (kVA) Điện áp định mức (kV) Un%
Trọng lượng (kg)
Dài hạn Ngắn hạn CA HA Toàn bộ dầu
? 0M -15/ 10 5 10 15 0,2 3 92 23
? 0M -35 - 70/30 15 30 35 - 70 0,2 7 420 140
? 0M - 35 - 70/100 50 100 35 - 70 0,2 7 710 290
? 0M - 35 - 70/300 150 300 35 - 70 0,38 10 1000 4410
Chế độ làm việc của các máy biến áp này cho phép tiến hành mỗi thử nghiệm theo 3 chu trình: mỗi chu trình gồm 1 phút làm việc với tải và 3 phút ngừng. Thời gian giữa 2 thử nghiệm không quá 30 phút. Ở chế độ làm việc liên tục công suất máy biến áp chỉ bằng 50 % so với chế độ ngắn hạn.
Các đầu dây của cuộn cao áp đưa ra ngoài nắp máy được bọc cách điện. Một đầu tính toán với điện áp làm việc, đầu kia thường được nối đất. Để đo điện áp thử nghiệm có thể trực tiếp lấy từ một đầu ra cuộn cao áp với điện áp 100 V. Cuộn cao áp của máy biến áp thử nghiệm (trừ máy ? 0M -15/ 10) gồm hai bánh dây. Mỗi bánh có điện áp 35 (kV). Điều đó cho p