Điện lực là một bộ phận cấu thành của kết cấu hạ tầng nền kinh tế. Nó là công cụ phục vụ đắc lực cho việc quản lý điều hành Đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, góp phần nâng cao đời sống xã hội của nhân dân đồng thời là một nghành kinh doanh dịch vụ.
Có một hệ thống điện hiện đại là một yếu tố quan trọng để thu hút nhà đầu tư nước ngoài và thúc đẩy sản xuất của đất nước. Nó là xương sống của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
20 trang |
Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 3149 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Trạm bala - Hà Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu.
Điện lực là một bộ phận cấu thành của kết cấu hạ tầng nền kinh tế. Nó là công cụ phục vụ đắc lực cho việc quản lý điều hành Đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, góp phần nâng cao đời sống xã hội của nhân dân đồng thời là một nghành kinh doanh dịch vụ.
Có một hệ thống điện hiện đại là một yếu tố quan trọng để thu hút nhà đầu tư nước ngoài và thúc đẩy sản xuất của đất nước. Nó là xương sống của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Những năm gần đây, cùng với quá trình phát triển và đổi mới kinh tế và sự quan tâm của nhà nước điện lực đã có những bước tiến nhanh.
Là một sinh viên năm cuối của trường Khoa Điện Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, em đã được trang bị tương đối đầy đủ kiến thức cơ bản . Tuy nhiên những kiến thức và kinh nghiệm thực tế đối với em còn rất hạn chế. Chính vì vậy buổi thực tập nhận thức này là điều kiện tốt để cho em củng cố lại những kiến thức đã học vận dụng lý thuyết một cách cụ thể vào thực tiến để rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.
Được sự giúp đỡ của Bộ môn TBĐ-ĐT và Trạm điện 220 kV Hà Đông em đã hoàn thành chương trình thực tập của mình và củng cố lại những kiến thức đã học và học hỏi được một số kiến thức thực tế vô cùng bổ ích.
Em vô cùng biết ơn thầy chủ nhiệm và anh Dũng(kĩ sư của trạm) đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Xuân Trường Trạm trưởng trạm Hà Đông và các cô chú trong Trạm đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo để em hoàn thành tốt buổi thực tập này
Phần I: Nội dung và yêu cầu của buổi thực tập.
-Hiểu biết quy mô một trạm biến áp trung gian
- Nắm bắt các thông số của trạm:
1,Cấp điện áp
2, số lứợng máy biến thế
3, công suất trạm
4, Các thiết bị
Phần II: sơ lược về trạm.
sơ đồ trạm:
Tóm lược sơ đồ trạm Hà Đông và ưu, nhược điểm của sơ đồ.
Sơ đồ nhất thứ trạm Hà Đông, ưu và nhược điểm.
Sơ đồ nối điện chính trạm 220 kV Hà Đông phía 220 kV và 110 kV được nối theo hệ thống thanh góp có thanh góp vòng. Để thuận tiện phân phối điện đi các nhánh tram sử dụng 3 thanh cái C1, C2 ,C9.. Mô hình như hình dưới đây:
Phía 22 kV nối theo kiểu một hệ thống thanh góp gồm 2 phân đoạn tách rời nhau: Một thanh cái được cấp từ MBA - AT4 chỉ cấp cho MBA tự dùng TD 44. Một thanh cái được cấp từ MBA AT3 cấp cho MBA tự dùng TD 43.
- TU, TI của các các đường dây 110 kV và 220 kV nằm ngoài DCL -7. Đối với lộ MBA TI nằm ngoài DCL-3.
- MC 100, 200 vừa là liên lạc, vừa là MC vòng. Trong chế độ làm việc bình thường làm nhiệm vụ liên lạc. Khi thay thế cho lộ bất kỳ MC làm nhiệm vụ MC vòng.
Ưu, nhược điểm của sơ đồ nối điện phía 220 kV và 110 kV. Ưu điểm:
- TU và TI đuờng dây nằm ngoài DCL -7, TI lộ MBA nămg ngoài DCL-3 nên khi dùng máy cắt 100 hoặc 200 thay cho một ngăn lộ bất kỳ không phải chỉnh lại thông số chỉnh định rơle lộ đó.
- Khả năng phát triển phụ tải cao.
- Độ tin cậy cung cấp điện cao.
- Tiết kiệm được một lộ MC vòng.
- Thao tác chuyển đổi đơn giản.
Nhược điểm:
- Máy cát 100 và 200 bình thường vận hành làm nhiệm vụ liên lạc, khi cần làm nhiệm vụ máy cắt vòng để thay thế cho một ngăn lộ bất kỳ. Vì vậy, khi dùng máy cắt 100 hoặc 200 thay cho một ngăn lộ bất kỳ thì phải nối cứng 2 thanh góp bằng dao cách ly để đảm bảo phân bố công suất của hệ thống.
- Khi rơ le bảo vệ của bản thân nội cần thay hư hỏng, thì không thể dùng bảo vệ của MC 100, 200 thay cho nó được (phải ngừng cung cấp điện cho lộ đó).
- Liên động các thiết bị phức tạp.
ưu nhược điểm của sơ đồ nối điện phái 22 kV
Ưu điểm:
- Sơ đồ đơn giản, dễ dàng cho vận hành.
- Là tủ hợp bộ dạng GIS có nén khí SF khoang MC và khoang thanh cái áp lực 0,2 bar. Có độ tin cậy cao.
Nhược điểm:
- Khi sửa chữa thiết bị một ngăn lộ bất kỳ thì các lộ được cấp điện cùng thanh cái bị mất điện.
- Liên động DCL-MC-TĐ phức tạp
- Không nhìn thấy khi DCL mở ( chỉ kiểm tra tín hiệu)
- Khó bảo dưỡng và thí nghiệm.
Chức năng và ý nghĩa thiết bị trong sơ đồ:
Máy biến áp:
Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh, làm việc trên nguyên lí cảm ứng từ, dùng để biến đổi hệ thống dòng điện xoay chiều có điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay chiều có điện áp khác tần số không đổi. MBA làm nhiệm vụ chính truyền tải công suất từ cấp điện áp 220 kV sang phía 110 kV và 22 kV.
Máy cắt:
MC 110KV, 220 kV là loại MC SF6, MC 22 kV là chân không. Là thiết bị dùng để đóng cắt dòng điện ở điện áp cao. Máy cắt SF6 có khả năng dập hồ quang nhanh, SF6 ít bị phân huỷ do quá trình đóng cắt. Số lần cắt sự cố cho phép lớn. Định kỳ đến tiểu tu và đại tu dài. Làm việc tin cậy, ít hỏng hóc.
Máy biến điện áp: kiểu tụ phân áp
Dùng để biến đổi điện áp cao xuống điện áp thấp để đo lường bằng các dụng cụ đo lương và rơ le bảo vệ.
Máy biến dòng:
Dùng để biến đổi dòng điện lớn xuống dòng điện nhỏ để đo lường và cung cấp tín hiệu cho rơ le bảo vệ.
Dao cách ly:
Dùng để đóng cắt mạch điện cao áp khi có dòng điện hay đẳng áp. DCL tạo khoảng cách nhìn they cho công nhân vận hành hay công nhân sửa chữa khi cần thao tác hay sửa chữa bộ phận mạch điện.
Dao tiếp địa:
Dùng để tản điện tích tàn dư, điện áp cảm ứng trên thiết bị hay đường dây khi sửa chữa trên thiết bị hay đường dây đó.
Phần III: Nội dung tìm hiểu trạm
1, cấp điện áp:
220/110 KV; 110/35 KV; 110/22 KV; 110/6 KV,35/0,4 KV; 6/0,4KV
2, Các loại bảo vê hệ thống điện, máy cắt và dao cách ly:
1.1 Bảo vệ.
1.1.1 Các loại bảo vệ MBA , AT3, phạm vi tác động.
1.1.1.1 Bộ bảo vệ thứ nhất.
1-Rơ le số RET 521:
+ Bảo vệ quá dòng không hướng: 50/51N
+ Bảo vệ so lệch dòng: 87T, tcắt = 0 s
Dùng để bảo vệ các dạng ngắn mạch pha - pha trong các cuộn dây MBA, chức năng 50/51 N để bảo vệ dự phòng cho các cuộn dây MBA khi có dòng sự cố chạm đất đi qua.
Bảo vệ tác động sẽ gửi tín hiệu đi cắt MC 3 phía MBA.
2- Rơ le bán dẫn RADHD:
- Bảo vệ so lệch chạm đất 87N.
Bảo vệ khi các cuộn dây chạm đất. Bảo vệ tác động sẽ gửi tín hiệu đi MC 3 phía MBA với thời gian 0s
1.1.1.2 Bộ bảo vệ thứ 2.
1 - Rơ le bán dẫn RADSB
+ Bảo vệ so lệch dòng 87T
Dùng để bảo vệ các dạng ngắn mạch pha - pha trong các cuộn dây máy biến áp.
Bảo vệ tác động sẽ gửi tín hiệu đi cắt MC 3 phía MBA với thời gian 0s.
2 - Rơ le bán dẫn RADHD:
- Bảo vệ so lệch chạm đất 87N
Bảo vệ khi các cuộn dây chạm đất. Bảo vệ tác động sẽ gửi tín hiệu đi cắt MC 3 phía MBA với thời gian.
1.1.1.3 Rơ le REF 541: Phía 22 KV.
- Bảo vệ dự phòng phía 22 kV: 50/51, 50/51 N.
- Bảo vệ quá dòng và bảo vệ quá dòng trạm đất không hướng. Lấy tín hiệu từ TI chân sứ phía 22 kV và TI của MBA tạo trung tính T401.
Bảo vệ tác động đi cắt MC 3 phía MBA với thời gian trễ.
- Bảo vệ hư hỏng máy cắt 62 BF.
1.1.1.4 Bảo vệ nội bộ MBA.
1-Bảo vệ rơle hơi
Dùng để bảo vệ các sự cố bên trong thùng dầu MBA. Dầu trong thùng dầu chính giãn nở chảy ngược lên thùng dầu phụ với tốc độ 2m/giây. Bảo vệ tác động gửi tín hiệu đi cắt MC 3 phía MBA.
3- Bảo vệ rơle áp lực: rơle õ
Dùng để bảo vệ các sự cố bên trong thùng máy biến áp và 3 khoang điều áp A, B, C khi có sự cố áp lực trong thùng máy hoặc khoang điều áp dưới tải tăng đến 700 àbar. Bảo vệ tác động sẽ gửi tín hiệu đi cắt MC 3 phía MBA.
4- Van an toàn: (phòng nổ)
Gồm 2 cái đặt ở phía trên mặt máy MBA
Tự động xả áp lực trong thùng máy biến áp khi có áp lực đột ngột tăng cao, tránh nổ thùng máy. Bảo vệ tác động gửi tín hiệu đi cắt MC 3 phía MBA. Khi áp lực trong MBA giảm van tự động đóng lại.
5- Bảo vệ nhiệt độ dầu:
Khi nhiệt độ dầu MBA tăng quá cao nhiệt độ cho phép, bảo vệ gửi tín hiệu đi cắt MC 3 phía MBA.
6- Bảo vệ nhiệt độ các cuộn dây:
Khi nhiệt độ cuộn dây MBA tăng quá nhiệt độ cho phép, bảo vệ gửi tín hiệu đi cắt MC 3 phía MBA.
7- Bảo vệ mức dầu cao và thấp: AKM (S25) và AKM (S26)
1.1.2 Bảo vệ đường dây 220 kV Hà Đông
1.1.2.1 Bảo vệ thứ nhất.
Tỷ số TI: 1200/5
Tỷ số TU:
220 0,11 0,1 KV;
√3 √3
1, Bảo vệ khoảng cách: Rơle REL 521 (ABB) 3 cấp có hướng.
2,Bảo vệ dao động công suất: 21 PSB
2,Bảo vệ chạm đất có hướng: 67 N
3,Bảo vệ chống hư hỏng MC: 51 BF
4,Tự đóng lại khi sự cố thoáng qua: 79
5,Kiểm tra đồng bộ: 25
6,Xác định điểm sự cố: 21 FL
7,Chức năng ghi sự cố: 95 DR
8,Đóng cắt không đồng pha: 98 PD
1.1.2.2 Rơ le điều khiển: REF 545 (ABB)
1 - Bảo vệ khoảng cách: Rơ le 521 (ABB) 3cấp có hướng
2- Bảo vệ dao động công suất: 21 PSB
3- Bảo vệ chạm đất có hướng: 67N
4- Bảo vệ chống hư hỏng MC: 51 BF
1.1.3 Bảo vệ đường dây 110 kV Hà Đông.
1.1.3.1 Bảo vệ thứ nhất.
Tỷ số TI: 600/5
Tỷ số TU:
110 0,11 0,1 KV;
√3 √3
1,Bảo vệ khoảng cách: Rơle REL 521 (ABB) 3 cấp có hướng.
2,Bảo vệ dao động công suất: 21 PSB
3,Bảo vệ chạm đất có hướng: 67 N
4,Bảo vệ chống hư hỏng MC: 51 BF
5,Tự đóng lại khi sự cố thoáng qua: 79
6,Kiểm tra đồng bộ: 25
7,Xác định điểm sự cố: 21 FL
8,Chức năng ghi sự cố: 95 DR
1.1.3.2 Rơ le điều khiển: REF 545 (ABB).
1.1.3.3 Bảo vệ thứ 2.
1 - Bảo vệ khoảng cách: Rơ le 521 (ABB) cấp có hướng
2- Bảo vệ dao động công suất: 21 PSB
3- Bảo vệ chạm đất có hướng: 67N
4- Bảo vệ chống hư hỏng MC: 51 BF
1.1.4 Bảo vệ bộ tụ 110 kV.
1.1.4.1 Thông số.
Điện áp định mức : 123 kV
Dòng định mức : 298 A
Công suất đầu ra : 62,5 MVAr
1.1.4.2 Bảo vệ thứ nhất: Rơ le REB 551.
1- 51 BF : Bảo vệ máy cắt.
1.1.4.3 Rơ le điều khiển: Rơle REF 545.
1.1.4.4 Bảo vệ thứ 2.
A- RaiCa
1-49 : Bảo vệ nhiệt
2-37 : Bảo vệ dòng điện thấp.
3-46 : Bảo vệ không cân bằng
Bảo vệ nhiệt của bộ tụ là phát hiện quá áp các phần tử của bộ tụ.
Bảo vệ không cân bằng phát hiện sự không cân bằng giữa 2 phần tử bộ tụ.
1.2 Máy cắt.
1.2.1 ý nghĩa thông số máy cắt 110, 220 kV.
- Uđm: điện áp dây của lưới đặt vào MC
- Umax Điện áp lớn nhất cho MC làm việc đảm bảo khả năng cách điện và dập hồ quang.
- Iđm : Dòng tải cho phép chạy qua máy cắt đóng làm việc lâu dài mà không tăng nhiết độ.
- Icắt đm: Dòng ngắn mạch 3 pha lớn nhất cho phép đảm bảo cách điện và dập hồ quang.
- Dòng ổn định động và ổn định nhiệt trong khoảng thời gian 3s là dòng ngắn mạch 3 pha cho phép NC chịu được trong thời gian 3s mà không ảnh hưởng đến hệ thống điện.
Các thông số kỹ thuật của MC 110,220 KV.
TT
Thông số
Đơn vị
Số liệu
S1 - 245 F3 AEG
3A P1 F1-245 SIEMEN
S1- 145 F1 AEG
LTB 145 D1 ABB
1
Điện áp định mức
kV
245
245
145
145
2
Tần số định mức
F
50
50
50
50
3
Dòng điện định mức
A
3150
3150
3150
3150
4
Dòng cắt định mức
kA
40
40
40
40
5
Dòng đóng NM định mức
S
100
125
100
100
6
Thời gian chịu dòng NM
S
3
3
3
7
Chu trình làm việc định mức
kV
C - 0,3s - Đ,C - 3phút - ĐC
8
Khả năng chịu điện áp tăng cao
Pha với đất
Giữa 2 tiếp điểm ở vị trí mở
kV
460
460
-5
275
9
Khả năng chịu điện áp xung sét và xung thao tác
- Pha với đất.
- Giữa 2 tiếp điểm ở vị trí mở
A
1050
1050
650
650
10
Dòng cắt đường dây không tải
VDC
125
220
50
140
11
Điện áp điều khiển, điện áp cuộn đóng, cuộn cắt.
%
220
220
220
220
12
Điện áp điều khiển cho phép sai lệch so với định mức
- Cuộn đóng.
- Cuộn cắt.
%
85-110 70-110
85-110 70-110
13
Điện áp thử nghiệm đối với mạch điều khiển và nhị thứ (50 Hz trong 1 phút)
VAC
2000
2000
2000
2000
14
Điện áp định mức của động cơ tích năng
VDC
220
220
220
220
15
Điện áp bộ sấy trong tủ BTĐ
VAC
220
220
220
220
16
Công suất của bộ sấy
W
210
80
210
80
17
Khối lượng MC
Kg
3*917
3*980
1360
18
Khối lượng BTĐ
Kg
205
19
Khối lượng khí SF6
Kg
21
18
5
9
20
áp lực định mức SF6
Mpa
0,7
0,6
0,5
0,68
21
áp lực Alarm
Mpa
0,62
0,5
0,43
0,55
22
áp lực Block
Mpa
0,6
0,5
0,43
0,55
1.3 Dao cách ly.
Dùng để đóng cắt mạch điện cao áp khi có dòng điện hay đẳng áp. DCL tạo khoảng cách nhìn they cho công nhân vận hành hay công nhân sửa chữa khi cần thao tác hay sửa chữa bộ phận mạch điện. Mỗi lộ có 2 dao cách ly, trình tự như sau:
Thanh cái( cáp AC -500)/ dao cách ly-1/ máy cắt/ TI/ dao cách ly-7/ đường dây.
1.4 Rơ lega và rơle dòng dầu:
- Rơ le ga:
+ Loại OYSOY B được lắp ở trên đường ống dẫn đầu từ bình dầu phụ xuống thùng dầu chính MBA, dùng để bảo vệ MBA khi cố các hư hỏng bên trong thùng máy làm xuất hiện khí. Có hai mức : Mức báo tín hiệu và mức cắt 3 phía MBA.
1.5 Rơ le áp lực (õ):
- Gồm hai loại:
+ Một rơ le áp lực để bảo vệ cho thùng máy loại C1P404M – 87B – SZG1.
+ Ba rơ le áp lực để bảo vệ cho 3 khoang điều áp dưới tải LL114.
- Rơ le này tác động khi có sự cố cháy nổ trong thùng MBA và khoang ĐAT làm áp lực tăng đột ngột.
1.6 Van tự xả áp lực.
- Làm nhiệm vụ bảo vệ thùng máy khỏi bị nổ khi áp lực lớn do sự cố xảy ra trong thùng MBA.
1.7Hệ thống đo nhiệt độ.
- Gồm 4 bộ đo nhiệt: một bộ đo nhiệt độ lớp dầu trên, ba bộ đo nhiệt độ cuộn dây các phía MBA.
+ Đồng hồ đo nhiệt độ dầu gồm:
- Bộ cảm biến nhiệt đặt trong hốc dầu trên mặt máy qua ống mao dẫn từ bộ cảm biến đồng hồ chỉ thị nhiệt độ đặt trong tủ đấu dây MBA.
Phần IV: Thiết bị máy biến áp ở trạm.
2.1 Nguyên lý làm việc của máy biến áp lực
Máy biến áp lực là thiết bị điện từ tĩnh, làm việc trên nguyên lí cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi hệ thống dòng điện xoay chiều có điện áp này thành một hệ thống dòng xoay chiều có điện áp khác với tần số không đổi.
Máy biến áp 2 dây quấn (1 pha). Dây quấn sơ cấp có W1 vòng, dây quấn thứ cấp có W2 vòng được quấn trên lõi thép. Khi có điện áp xoay chiều sơ cấp U1 đặt một từ thông ệ, móc vòng với cả hai quận dây và cảm ứng trong chúng các sức điện động E1 và E2. Nếu trên đầu ra của mạch thứ cấp có tổng trở tải Zt thì trong nó sẽ có dây quấn khi đó có thể coi gần đúng U2 ≈ E2; U1 ≈ E1.
Nếu dòng điện trong dây quấn sơ cấp biến đổi hình sin với tần số f1 thì dòng điện và điện áp trong dây quấn thứ cấp cũng biến đổi hình sin cùng với tần số đó. Từ thông do dòng điện hình sinh ra cũng có dạng hình sin.
ệ = ệmsinựt
Theo định luật cảm ứng điện từ suất điện động cảm ứng trong dây quấn W1 và W2 sẽ là:
E1 = W1 dệ/dt = -W1 dệ sinựt/dt = - W1 ựệmcosựt
= √2 E1sin (ựt - ∏/2) (1)
E2 = √2 E2sin (ựt - ∏/2) (2)
Trong đó:
ựW1ệm 2∏fW1ệm
E1= = = 4,44fW1ệm (3)
√2 √2
E2= 4,44fW2ệm (4)
Các biểu thức (1) và (2) cho thấy Sđđ cảm ứng trong dây quấn chậm pha sinh ra nó một góc ∏/2.
Theo (3) và (4) ta có tỷ số biến của máy biến áp như sau:
E1 W1
K = =
E2 W2
Nếu qua tổn thất trên dây quấn thì có thể coi.
U2 ≈ E2; U1 ≈ E1
Tỷ số biến đổi điện áp giữa các dây quấn được tính như sau:
E1 U1
K = =
E2 U2
2.2 Nêu các loại máy biến áp lực có tại trạm và công dụng của nó?
2.2.1 MBA: AT3, AT4
Loại máy: SDN-6444
Nơi sản xuất: Hãng ALSTOM (AEG)
Máy biến áp AT3 trạm Hà Đông có nhiệm vụ chính trong truyền tải công suất từ cấp điện áp 220 kV sang cấp điện áp 110 kV và 22 kV.
Kiểu đấu dây:
* Các thông số kỹ thuật MBA , AT3, AT4 trạm Hà Đông
- Loại MBA: Loại SDN-6444
- Công suất định mức: Sđm = 225/115/23 MVA ở chế độ ONAF
60% Sđm = 75/75/24,9 MVA ở chế độ ONAN
- Tỷ số biến áp: 225 ± 8x1,25 % /115 /23 KV
- Điện áp ngắn mạch % ở 75 0C
Loại
Công suất định mức (KVA)
Cuộn dây
Vị trí nấc
Điện áp ngắn mạch ( Un%)
MBA AT3, AT4
125000
Cao/trung
9/1
10,57
41500
Cao/hạ
9/3
29,92
41500
Trung/hạ
1/3
17,99
- Thời gian lớn nhất chịu dòng ngắn mạch đối xứng: 2 giây
- Tổn thất khi đầy tải ở 75 0C.
Loại
Công suất ( KVA)
Cuộn dây
Vị trí
Ä Pn (KW)
MBA AT3, AT4
125000
Cao/Trung
9/1
155,38
MBA AT1:
-Dòng không tải: I0 = 0,11% Iđm ở Uđm
- Công suất tiêu thụ quạt gió: 0,43 KW
- Công suất không tải ở Uđm: 38,6
- Cách điều chỉnh tỷ số MBA: Điều chỉnh bằng cách thay đổi só vòng dây cuộn 220 KV nhờ bộ điều áp dưới tải và thay đổi số vòng dây cuộn 22 kV nhờ bộ điều áp không điện.
2.2.2 MBA: 1T & 2T
Loại máy: BQBT-63000 & BQBT-40000
Kiểu dáng máy:
Tỷ số biến áp: 115 ± 9x1,78 % /38,5 /23 KV & 115 ± 9x1,78 % /38,5 /6,6 KV
Nơi sản xuất: Nhà máy Thiết bị điện Đông Anh-Việt Nam
Máy biến áp lực trạm Hà Đông có nhiệm vụ chính truyền tải công suất từ cấp điện áp 110 kV sang cấp điện áp 35kV và 6 kV.
2.2.3 MBA tự dùng : TD43, TD 44
Loại máy: BAD-250KVA-35/0,4kV
Nơi sản xuất: Hãng ABB - Việt nam chế tạo.
Dùng để truyền tải công suất từ cấp điện áp 22 kV xuống điện áp 0,4 kV.
Máy biến áp cung cấp công suất từ cấp điện áp 22 kV xuống cấp điện áp 0,4 kV.
Máy biến áp cung cấp công suất cho các phụ tải tự dùng của trạm như: Máy nạp ắc quy, ánh sáng, bộ chỉnh lưu, nguồn thao tác, các loại bơm cứu hoả, sinh hoạt. Cấp cho động cơ lên cót MC (132,232).
tóm lại : trạm có
1, Cấp điện áp: 220; 110; 35; 22; 6; 0,4 KV
2,Số lượng biến thế: 4 máy biến thế chính
1T(63000KVA)
2T(40000KVA)
2 máy AT3, AT4 dung lượng 250000KVA
Và hai máy biến thế tự dùng :
TD43, TD 44 dung lượng 250KVA
3, Công suất trạm là: 2 x 250000 +63000 + 40000 = 603000 KVA
4, Các thiết bị: có rất nhiều trong đó phải kể đến các thiết bị quan trọng như: máy cắt, dao cách ly, rơ le, TI, TU......