Bản đồ địa hình thể hiện chính xác đầy đủ các đối tượng. Thể hiện đồng đều các yếu tố địa hình, tự nhiên, kinh tế xã hội. Mức độ tỉ mỉ của nội dung phải phù hợp với mục đích sử dựng, tỷ lệ bản đồ và khu vực thành lập bản đồ. Bản đồ địa hình được dùng trong các ngành kỹ thuật khác nhau, trong quân sự quốc phòng, trong điều tra quy hoạch, trong khảo sát thiết kế trồng rừng, trong giảng dạy học tập và quan trọng hơn là để thành lập các bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn.
20 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2653 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đo đạc trong lâm nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ hai ĐO ĐẠC TRONG LÂM NGHIỆP
Chương 3 SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TRONG LÂM NGHIỆP
3.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH
3.1.1. Khái niệm bản đồ địa hình
Bản đồ địa hình trước hết thuộc bản đồ địa lý chung có tỷ lệ lớn ( ≥ 1:1.000.000).
Bản đồ địa hình thể hiện chính xác đầy đủ các đối tượng. Thể hiện đồng đều các yếu
tố địa hình, tự nhiên, kinh tế xã hội. Mức độ tỉ mỉ của nội dung phải phù hợp với mục đích
sử dựng, tỷ lệ bản đồ và khu vực thành lập bản đồ. Bản đồ địa hình được dùng trong các
ngành kỹ thuật khác nhau, trong quân sự quốc phòng, trong điều tra quy hoạch, trong khảo
sát thiết kế trồng rừng, trong giảng dạy học tập và quan trọng hơn là để thành lập các bản
đồ tỷ lệ nhỏ hơn.
3.1.2. Phân loại
bản đồ địa hình
Để tiện lợi
cho việc quản lý
và sử dụng bản
đồ địa hình,
trong sản xuất
hiện nay bản
đồđịa hình được
chia thành ba loại
cơ bản sau đây:
Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn: ( 1:200 và 1:5.000)
Bản đồ địa hình tỷ lệ trung bình: (từ 1:5.000 đến 1:10.000)
Bản đồđịa hình tỷ lệ nhỏ: (các mảnh bản đồ trên 1: 10.000)
Hiện nay, bản đồ địa hình sử dụng trong lâm nghiệp vẫn chủ yếu là bản đồ tỷ lệ
1: 10.000 và mảnh bản đồ 1:50.000. Đặc biệt trong thiết kế trồng rừng hay xây dựng bản
đồ hiện trạng rừng chúng ta đều sử dụng bản đồ địa hình 1:10.000 là chính.
Bên cạnh đó việc phân loại bản đồ địa hình còn được quy định bởi màu sắc của bản
đồđịa hình đó:
Ví dụ: Màu nâu, lục, xanh...
3.2. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ MỘT ĐIỂM, YẾU TỐ ĐỊA HÌNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG BẢN
ĐỒ
3.2.1. Xác định vị trí một điểm
Như chúng ta biết việc xác định
chính xác tọa độ của một điểm trên bản đồ
là hết sức cần thiết, đặc biệt với những
công nghệ mới như hệ thống định vị toàn
cầu (GPS). Việc xác định chính xác một
điểm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
công tác thiết kế các công trình. Thực tế,
bản đồ địa hình là hình vẽ thu nhỏ biểu
diễn các yếu tố địa vật và địa hình lên trên
bản đồ theo quy luật toán học nhất định.
Tất cả các loại bản đổ địa hình đều có lưới
tọa độ (kể cả tọa độ địa lý hay tọa độ
vuông góc bởi vậy việc xác định tọa độ của
một điểm trên bản đồ trở nên hết sức đơn
giản. Nói chung khi đo vẽ bản đổ tỷ lệ lớn ta
dùng hệ tọa độ vuông góc, trên các tờ bản
đồ đều ghi chú tọa độ ở góc khung tờ bản
đồ. Vì vậy có thể dừng com pa, thước tỷ lệ
đo các đoạn vuông góc từđiểm cán xác định tới cạnh của ô lưới tọa độ chứa điểm đó.
3.2.1.1. Xác định tọa độ địa lý của một
điểm
Để xác định vị trí của một điểm A bằng hệ tọa
độ địa lý, phải dựa vào vị trí tương đối của điểm
này so với các trục kinh độ và vĩ độ. Cụ thể trên
bản đồ, các trục này được thể hiện bằng các
khung độ phút. Khung độ phút được biểu thị bằng vạch đen trắng, tùy theo tỷ lệ bản đồ mà
giá trị độ dài mỗi vạch sẽ có độ lớn khác nhau. Thông thường đối với bản đồ tỷ lệ trung
bình, mỗi vạch đen trắng có giá trị là một phút, phần lẻ nhỏ hơn một phút của kích thước
bản đồ chỉ xuất hiện ở đầu hoặc cuối của khung đen trắng đó.
3.2.1.2. Xác định tọa độ vuông góc của một điểm
Muốn xác định tọa độ vuông góc của một điểm phải dựa vào vị trí tương đối của
điểm đó với các trục tọa độ vuông góc. Trục đứng kí hiệu và x chính là kinh tuyến giữa
của múi đã tịnh tiến về bên trái 500 km, còn trục nằm ngang là xích đạo.
Để thuận lợi cho việc xác định vị trí các điểm, người ta đã kẻ lên bản đồ một mạng
lưới ô vuông hay còn gọi là lưới tim. Các đường thẳng đứng của lưới ô vuông là những
đường thẳng song song với kinh tuyến giữa, còn các đường nằm ngang thì song song với
xích đạo.
Tuỳ theo tỷ lệ bản đồ mà cạnh của ô vuông có độ lớn khác nhau và được chọn là một
số chẵn km hay mét (hình 3-03). Công thức tính như sau:
XA = xa + at
YA = ya + ak
Ởđây xa và ya là các tọa độ của
điểm a.
Như vậy kể cả hệ tọa độ địa lý hay
hệ tọa độ vuông góc đều có thể giúp cho
ta xác định chính xác tọa độ bất kỳ một
điểm nào trên bản đồ.
3.2.2. Vẽ lát cắt theo địa hình
Việc vẽ lát cắt này có ý nghĩa
quan trọng trong thiết kế công trình, đặc
biệt là công trình giao thông. Để vẽ
được lát cắt theo đường đồng mức
chúng ta làm như sau:
-Chọn lát cắt AB: Lát cắt AB phải
đi qua khu đặc trưng của địa hình.
-Đánh dấu điểm giao nhau giữa
đường đồng mức và lát cắt đi qua.
-Ghi chú độ cao địa hình của các điểm giao nhau với lát cắt.
-Đưa lát cắt vào bản vẽ theo trục hoành. Tỷ lệ ngang của lát cắt chính là tỷ lệ bản đồ
Chọn trục đứng và biên độđứng theo độ cao Mìn và Max của các điểm cắt.
Lưu ý: Chúng ta có thể vẽ lát cắt dài hay ngắn, có thểđi qua nhiều dạng địa hình phức
tạp, tuy nhiên để tránh nhầm lẫn ta nên đánh dấu các điểm cùng đường đồng mức bằng các
ký hiệu đồng nhất.
3.2.3. Định hướng bản đồ
Trong quá trình xây dựng các công trình cũng nhưđiều tra rừng, khảo sát tuyến
đường,... ta thường phải định hướng bản đồ trên thực địa và xác định hướng đường thẳng
trên bản đồ Từđó theo bản đồ xác định được hướng của các địa vật ở thực địa so với
hướng Bắc. Định hướng bản đồ trên thực địa nghĩa là đặt bản đồ sao cho hướng Bắc của
bản đồ trùng với hướng Bắc của thực địa. Khi đó hướng đường thẳng trên bản đồ sẽ trùng
với hướng đường thẳng đó ở thực đó Với các bản đồ địa hình tỷ lệ lớn dùng hệ thống
chiếu bản đồ Gauss thì trục hoành độ X là hướng Nam Bắc thực còn trục tung độ Y là
hướng Đông Tây thực.
3.2.3.1. Xác định hướng đường thẳng trên bản đồ.
Xác định hướng đường thẳng trên bản đồ địa hình chính là xác định góc kẹp giữa
đường thẳng đó và trục hoành độ X. Hướng này có thể biểu thị bằng góc hai phương hoặc
góc phương vị (góc định hướng Để tìm góc kẹp đó, trước hết ta cần xác định tọa độ các
điểm đầu và cuối của đường thẳng. Sau đó tính được tổ số góc hai phương theo công thức:
Tùy theo dấu của ty và ∆y mà ∆x biết góc hai phương này thuộc ô phần tư nào của
hệ tọa độ, tức là biết được hướng của góc hai
phương cũng từđó biết được góc định hướng
a của đường thẳng (Phần này tham khảo mục 4-
4).
3.2.1.2. Xác định hướng địa vật ở thực địa theo bản đồ
Để xác định địa vật ở thực địa theo bản đồ trước hết ta cần định hướng bản đồ. Sau
đó đối chiếu hướng của các địa vật ở thực địa với các hướng của địa vật đã được biểu thị
trên bản đồ. Do hướng của địa vật trên bản đồ cố thể dựa vào trục hoành độ X để xác định
theo một trong các cách nói trên nên theo hướng này ta biết được hướng của địa vật ở thực
địa. Việc định hướng bản đồ có thể được xác định theo một trong các cách sau:
Định hướng bản đồ bằng địa bàn
Định hướng bản đồ theo địa vật dài, thẳng
Định hướng bản đồ theo phương hướng hai địa vật.
3.3. TÍNH TOÁN TRÊN BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH
3.3.1. Tính độ dài
3.3.1.1. Các dụng cụ thường dùng khi sử dụng bản đồ trong phòng
Muốn sử dụng bản đồ trong phòng vào các việc xác định độ dài, độ cao, độ dốc, cần
phải có các dụng cụ chuyên dùng như các loại thước tỷ lệ để xác định độ dài nằm ngang và
thước đo đường cong ở trên bản đồ.
* Thước tỷ lệ thẳng:
Cấu tạo cơ bản của thước tỷ lệ thẳng dùng cho bản đồ là những đoạn thẳng liên tiếp
bằng nhau. Mỗi đoạn gọi là "đơn vị cơ bản", độ dài của một đơn vị cơ bản phải chọn sao
cho nó tương ứng-.với một độ dài chẵn ngoài mặt đất để dễ nội suy.
Ví dụ: Hình 3-06 là thước tỷ lệ 1:5000. Đơn vị cơ bản của nó bằng 2cm tương ứng
với độ dài mồm ở mặt đất.
Đoạn đầu của thước ở phía trái chia làm 10 đoạn nhỏ bằng nhau và ghi số như hình
vẽ. Sử dụng com pa đo đoạn thẳng đo trên bản đồ và giữ nguyên khẩu độ compa, đặt lên
thước tỷ lệ thẳng sao cho một đầu của com pa trùng với trị số tròn trục nằm ở bên phải
vạch không (0), còn đầu kia là phần lẻ nằm ở bên trái vạch không (0) (hình 306) có độ dài
nằm ngang của đoạn thẳng MN = 220 m.
Thước tỷ lệ thẳng độ chính xác không cao vì khi khoảng cách có số lẻ bằng 1/10 đơn
vị cơ bản thì chỉ ước lượng lấy kết quả.
* Thước tỷ lệ xiên Hình 3-07 là thước tỷ lệ xiên dùng cho bản đồ tỷ lệ 1:5000. Cũng
như thước tỷ lệ
thẳng, đoạn đơn vị cơ bản đầu tiên theo chiều ngang và chiều đứng chia thành 10 phần đều
nhau.
Theo hình 3-07, xuất phát từ tam giác đồng dạng, tìm được độ dài của đoạn thẳng
nhỏ nhất trên thước hay còn gọi là độ chính xác của thước tỷ lệ. Với tỷ lệ 1:5000 đoạn
AB= 2 cm trên giấy thì t = 1 m ở mặt đất. Số ghi trên thước là độ dài nằm ngang ở mặt đất
có đơn vị là mét.
Muốn đo độ dài MN trên bản đồ, đặt hai đầu com pa đo trùng với hai điểm M, N rồi
lựa cách độ compa lên thước tỷ lệ, sao cho hai đầu com pa trùng với một đoạn trên thước.
Như vậy đọc số trên thước tỷ lệ xiên theo trình tự là:
Phần chẵn trăm mét dọc bên phải vạch (0)
Phần chẵn chục mét dọc bên trái vạch (0)
Phần mét và lẻ mét dọc ngay trên cột đứng tại vạch (0)
Theo cấu tạo của hai loại thước tỷ lệ thằng.chỉ.chính xác tới 1: 10 đơn vị cơ bản,
còn thước tỷ lệ xiên có độ chính xác tới 1: 100 đơn vị cơ bản.
* Máy đo độ dài trên bản đồ:
Để xác định độ dài trên bản đồ hiện nay người ta dùng máy đo độ dài. Nguyên lý cấu
lạo máy rất đơn giản, gồm có một bánh răng truyền chuyển động đến một chiếc tám, chiếc
kim này có tâm quét ở giữa các vòng tròn đồng tâm vẽ ngay trên mặt máy, bán kính và
khoảng chia cũng như cách chưa số trên
mỗi vòng tròn, phụ thuộc vào các loại tỷ lệ
khác nhau được ghi trực tiếp ngay trên
mỗi vòng tròn tương ứng với nó.
Khi sử dụng, chỉ cần đưa bánh xe
của máy di động từ đầu dấn cuối đường
thẳng hoặc đường cong.
Căn cứ vào số đọc trên bảng dọc số
của máy, tuỳ theo tỷ lệ sẽ biết được độ dài
quãng đường cần go.
3.3.1.2. Xác định độ dài một đoạn
trên bản đồ
Muốn xác định độ dài một đoạn thẳng trên bản đồ có thể dùng com pa đo, bấm hai
đầu của đoạn thẳng rồi đặt lên thước tỷ lệ, đọc dược ngay độ dài nằm ngang tương ứng ở
ngoài mặt đất. Cũng có thể dùng com pa do bấm trực liếp lên thước kẻ lắm, rồi nhân tố
sốđo được với mẫu số tỷ lệ bản đồ. Trường hợp biết toạ độ vuông góc của hai điểm đầu
đường thẳng, có thể lính ra độ dài đường thẳng đó (giải bài toán nghịch).
Muốn đo độ dài một đường cong trên bản đồ, người ta thường chia đường cong đó ra
nhiều đoạn ngắn coi nhưđoạn thảng, tiến hành đo trực tiếp từng đoạn rồi lấy tổng lại. Hiện
nay để đo đường cong trên bản đồ thường sử dụng máy đo độ dài.
Khi sử dụng chỉ cần đưa bánh xe của máy di động bám sát từ đầu đến cuối đường
cong, tuỳ theo tỷ lệ bản đồ sẽ đọc được độ dài quãng đường định đo.
3.3.2. Tính độ dốc
Nếu muốn xác định độ dốc một cách chính xác của địa hình theo một hướng nào đó,
nhất là đối với những khu vực có địa hình phức tạp thì phải tiến hành vẽ mặt cắt địa hình
theo hướng đã định. Nội dung đã được giới thiệu ở phần trên.
Để tiện sử dụng, người ta đã vẽ biểu đồ tương quan giữa khoảng cao đều và góc hoặc
độ dốc được gọi là thước độ dốc.
Muốn biết góc dốc mặt đất giữa 2 đường đồng mức tại 1 nơi nào đó thì đo khoảng
cách S giữa 2 đường đồng mức rồi đặt đoạn S lên biểu đồ theo hướng trục đứng và đọc trị
số góc dốc trên trục ngang.
Nếu muốn biết độ dốc mặt đất tính theo phần trăm hoặc phần nghìn, cũng đo khoảng
cách S giữa 2 đường đồng mức, đặt đoạn S lên biểu đồ độ dốc theo hướng trục đứng rồi
đọc trị số độ dốc trên trục ngang.
i = tgα = h/a
a = h.cotg α
Để tiện sử dụng người ta chế tạo ra thước đo độ dốc sau (hình 3-09):
Ví dụ: Trên bản đồ lề 1:10.000 có h = 2 m a' = 0,2 cotga
3.3.3. Tính độ cao
Như ta đã nói tại chương 1, ở các phương tháp biểu diễn địa hình thì phương pháp
biểu diễn bằng đường đồng mức là ưu việt hơn bởi chúng có thể xác định được độ cao bất
kỳ của một điểm nào trên bản đồ, mà các phương pháp khác không có được. Vậy, để xác
định độ cao một điểm trên bản đồđịa hình ta tiến hành như sau:
Muốn xác định độ cao một điểm trên bản đồ phải dựa vào vị trí tương đối của điểm
đó so với các đường đồng mức gần nó.
Ví dụ. Trên hình 3-10 khoảng cao đều của đường đồng mức là lom. Điểm A nằm
giữa đường đồng mức 230 m và đường đồng mức 240 m. Nếu coi giữa 2 đường đông mức
có địa hình biến đổi đều. Ởđây h là khoảng cao đều, trong trường hợp này h = 10 m. Việc
xác định độ cao của điểm A rất đơn giản, bằng cách ta đo khoảng cách thực trên bản đồ
theo hướng dốc nhất (đường gần như vuông góc) giữa hai đường đồng mức 230 m và
đường 240 m đi qua điểm A. Kết quảđo được 1 chỉ tương ứng chênh cao loại, sau đo ta đo
từ đường đồng mức 230 m đến điểm A giả sử được 0,5 chỉ tương ứng là 5 m. Vậy độ cao
của điểm A sẽ bằng 230 m + 5 m = 235 m.
3.3.4. Tính diện tích
3.3.4.1. Ý nghĩa đo tính diện tích
Thực tế việc đo tính điện tích trên bản đồ là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong
công tác quản lý đất đai, quy hoạch sử dụng đất, đáp ứng mục tiêu kinh doanh sản xuất đạt
hiệu quả cao nhất. Bởi đo diện tích nhằm:
-Quản lý được nguồn tài nguyên dết, theo dõi được sự biến động trong sử dụng đất
(biến động diện tích rừng).
-Làm cơ sở quan trọng cho việc quy hoạch, lập
kế hoạch sản xuất Nông Lâm nghiệp.
-Đánh giá được giá trị của tài nguyên đất (như
định giá, trao đổi
3.3.4.2. Một số phương pháp đo tính diện tích
Trong công tác kỹ thuật nói chung và điều tra
quy hoạch rừng nói riêng, thường phải đo diện tích
một khu vực trên bản đồ. Để xác định được diện tích
trên bản đồ, người ta thường dùng mấy phương
pháp sau đây:
* Phương pháp hình học
Phương pháp hình học được sử dụng cho trường hợp diện tích con do dược bao
quanh bởi những đường thẳng. Khi đó, chia diện tích thành những hình có dạng cơ bản
như tam giác, chữ nhật rồi tiến hành đo các yếu tố chiều dài cạnh và độ cao của từng hình,
dùng công thức toán để tiên ra diện tích mỗi hình. Sau đó, cộng diện tích các hình lại đem
nhân với bình phương mẫu số tỷ lệ bản đồ sẽ được diện tích của khu vực đó ngoài thực
địa. Ví dụ: hình 3-11. Chia đa giác ABCDEG thành 4 hình tam giác, tiến hành đo a1, a2, a3,
a4 và h1, h2, h3, h4.
-Tính diện tích các hình tam giác
Gọi diện tích ngoài thực địa là S thì:
Trong đó:
n: Số hình cơ bản trong đa giác
M: Mẫu số tỷ lệ bản đồ
* Phương pháp giải tích
Chúng ta biết tại bất kỳđiểm nào trên mặt đất đều có tọa độ. Để tính diện tích.hình 3-
12 có tọa độ tại các điểm 1,2,3,4,5 ta làm như sau: Toạ độ các đỉnh ta đánh số theo chiều
thuận kim đồng hồ, khi đó diện tích được tính
theo công thức
Hay Từ công thức trên ta cũng có thể viết
Ví dụ:
Áp dụng công thức ta có:
Thay số vào công thức ta có diện tích đa giác trên là 250.000 m
2
* Phương pháp lưới đo diện tích
Dùng tờ giấy can có kẻ ô vuông đặt lên hình cần
đo, đếm số ô nằm trong hình biết diện tích mỗi ô, sẽ
tính được diện
tích của hình.
Khi đếm ô ở vùng biên thường gặp các ô thiếu cần ước
lượng các ô thiếu, gần nhau để dồn thành ô đủ.
Trong thực tế, thường kết hợp với giấy bóng mờ
với giấy kẻ ly để đo diện tích trên bản đồ như sau:
Đặt giấy bóng mờ lên bản đồ, can chu vi hình
cần đo rồi đem tờ giấy đã can chu vi hình cần đo đặt
lên tờ giấy kẻ ô ly và tiến hành đếm ô như nội dung
trên. Gọi tổng số ô đếm được ở trong hình cần đo là
N.
Diện tích mỗi ô tương ứng ở ngoài thực địa là s
thì tổng diện tích toàn khu vực được xác định theo
công thức S = N.s
Nếu s' là diện tích mỗi ô ở trên giấy thì ta có
S = N.s'.M
2
Trong đó: M là mẫu số tỷ lệ bản đồ
* Phương pháp phân mảnh dài
Trên tờ giấy bóng mờ kẻ các đường
song song cách đều nhau một đoạn là d, kẻ
các đường nằm giữa mỗi dải bằng nét đứt
đoạn rồi đặt tờ giấy bóng mờđó lên màn
hình cần đo (hình 3-14).
Trên hình 3-14 tiến hành đo độ dài
nằm giữa mỗi dải là li
Gọi diện tích mỗi dải chắn bởi chu vi
hình cần đo là si, có độ lớn tương
đương
với diện tích của một hình chữ nhật có kích thước dài, rộng là li và d Vậy: si = d.li Diện
tích hình cần đo là:
Diện tích tương ứng ở ngoài thực địa của hình cần đo là
Trong đó:
M: Mẫu số tỷ lệ bản đồ
N: Diện tích dưở trên giấy tự ước lượng S': Diện
tích khu vực đo ở trên giấy
S: Diện tích khu vực đo tương ứng ở ngoài thực địa
* Đo diện tích bằng máy Máy đo diện tích là dụng cụ áp dụng nguyên tắc cơ học, để
xác định diện tích của
một hình bất kỳ trên bình đồ hoặc bản đồ. Phổ biến nhất thường dùng là máy đo diện tích
LASICO.
+ Cấu tạo của máy đo diện tích
Máy gồm ba bộ phận chính:
-Đế trọng lực
(1): Có tác
dụng cố định
máy khi tiến
hành đo.
-Bộ phận đọc
số (2): Đây là
bộ phận quan
trọng cho ta kết
quảđo diện tích.
Tại
bộ phận này có địa D chuyển động và được đánh số từ 0 đến 9. Đĩa R chuyển động cũng
được đánh dấu từ 0 đến 9, cứ quay được một vòng thì đĩa D di chuyển được một số. Đĩa V
được cốđịnh và chia thành 10 vạch.
-Bộ phận cánh tay đòn (3): Cánh tay đòn dài hay ngắn nó quyết định đến kết quả đo
diện tích, nói đúng hơn nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ số P trong công thức tính diện tích
+ Nguyên lý hoạt động
Thực chất máy đo diện tích dựa trên nguyên lý cơ học, đo chu vi và suy ra diện tích.
Để xác định được diện tích trên bản đồ người ta tiến hành đo chu vi của hình cần đo
và ta có thể đọc được số đọc nhỏ nhất đến 1/1000 vòng quay của bánh xe V. Do cấu tạo
như trên nên số đọc toàn bộ của bộ phận tính phải có đủ 4 số đọc như sau: Số vòng quay
của bánh xe V được thể hiện trên đã tròn D: số phần mười và số phần trăm của mỗi vòng
quay của bánh xe V, đọc ngay trên bánh xe V, số phần nghìn của mỗi vòng quay của bánh
xe V, đọc trên du xích R trị số đọc là 2547, có nghĩa là 2.547 lần vòng bánh xe quay so với
tư số đầu.
Hình 3 -16. Cách đọc số trên máy
+ Sử dụng máy đo diện tích
Để xác định diện tích một khu vực nào đó ta tiến hành như sau
-Đặt điểm cực của máy ngoài hình vẽ. Khi chọn điểm để đặt cực, cần chọn sao cho
điểm tâm điểm cần di chuyển nằm ở tâm của hình cần đo, di chuyển ra một điểm A bất kỳ
của cạnh hình cần đo đọc số n1.1. Tiến hành di chuyển đều và chính xác trên cạnh của hình
theo chiều thuận kim đồng hồ về tới điểm A ta đọc được số n1.2. Sau đó tại để từđiểm A và
đọc được số n2.l và tiến hành di chuyển theo chiều ngược kim đồng hồ vềđiểm A và đọc
được số n2.2. Sau đó ta tính được diện tích hình ta cần đo bằng công thức:
Diện tích đo lần 1: S1 = P.(n1.2 - n1.1)
Diện tích đo lần 2: S2 = P.(n2.2 - n2.1)
Như vậy diện tích của hình cần đo được tính bằng công thức:
S = (S1 +S2)/2 Trong công thức trên đối với
mỗi độ dài nhất định của tay đòn (3) thì trị số P là một hằng số, gọi là giá trị
khoảng chia của máy đo diện tích. Cánh tay đòn dài hay ngắn thì hệ số P hoàn
toàn phụ thuộc vào nó.
Nếu số đọc thứ hai là n1.2 nhỏ hơn số đọc thứ nhất nợ thì cần cộng thêm 10.000 hoặc
bội số là 10.000, tuỳ theo số lần quay của đĩa tròn D.
+ Những điều cần chú ý khi sử dụng máy đo diện tích
Để đạt được kết quảđo diện tích với độ chính xác cao, trước khi sử dụng, máy phải
kiểm nghiệm và cần tuân theo những điều chú ý sau:
1 - Khu vực cần xác định diện tích trên giấy phải đặt lên một bề mặt thật phẳng
2 - Chọn điểm cực cho hợp lý, sao cho hai cánh tay đòn của máy đo diện tích không
tạo với nhau một góc quá nhỏ hoặc một góc quá lớn.
3 - Khi di chuyển kim đo của máy theo đường biên của khu vực đó, cần đưa kim đều
tay và giữ cho kim chạy đúng đường biên của khu vực đó.
Lưu ý: Khi khu vực đo quá lớn ta có thể chia làm nhiều phần nhỏ hợp lí, tiến hành
đặt cực ở ngoài đo từng phần, sau đó tính toán và lấy tổng diện tích các hình nhỏ lại, sẽ
được điện tích của từng khu vực.
Diện tích tính được của khu vực mới chỉ là diện tích trên giấy, muốn biết diện tích
của nó ngoài thực địa thì phải nhân với bình phương mẫu số tỷ lệ bản đồ.
3.3.5. Xác định lưu vực nước
3.3.5.1. Ý nghĩa
Để phòng lũ lụt, đồng thời để
có nước tưới cho đồng ruộng, hay là
công trình thuỷđiện... ta cần đắp các
đập nước thích hợp ngăn dòng nước
tạo thành hồ chứa nước. Đặc biệt để
bảo tồn các di tích danh lam thắng
cảnh như hồ Ba Bể, hồ Thác Bà, duy
trì nguồn nước như hồ thuỷđiện Hoà
Bình... thì vực trồng rừng phòng hộ
là rất cần thiết. Vậy xác định ranh
giới lưu vực giúp cho ta xác định
được diện tích rừng phòng hộ cần
bảo