Vào năm 1931, khi nền kinh tếMỹphải vật lộn với cuộc Đại suy thóai, các cầu thủbóng
chày nổi tiếng nhưBabe Ruth vẫn kiếm được 80.000 đô la. Trong thời gian đó, mức lương
này cực kỳcao, ngay cả đối với các ngôi sao bóng chày. Theo người ta kểlại, một phóng viên
khi hỏi Ruth rằng anh có nghĩviệc anh nhận được mức lương cao hơn Tổng thống Herbert
Hoover, người chỉnhận được 75.000 đô la, là hợp lý không. Ruth đã trảlời “tôi đã có một
năm tốt hơn.
8 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2241 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đo lường chi phí sinh hoạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 11 – Đo lường chi phí sinh hoạt 1
CHƯƠNG 11
ĐO LƯỜNG CHI PHÍ SINH HOẠT
Vào năm 1931, khi nền kinh tế Mỹ phải vật lộn với cuộc Đại suy thóai, các cầu thủ bóng
chày nổi tiếng như Babe Ruth vẫn kiếm được 80.000 đô la. Trong thời gian đó, mức lương
này cực kỳ cao, ngay cả đối với các ngôi sao bóng chày. Theo người ta kể lại, một phóng viên
khi hỏi Ruth rằng anh có nghĩ việc anh nhận được mức lương cao hơn Tổng thống Herbert
Hoover, người chỉ nhận được 75.000 đô la, là hợp lý không. Ruth đã trả lời “tôi đã có một
năm tốt hơn.”
Ngày nay, các cầu thủ bóng chày trung bình kiếm được khoảng gấp 10 lần mức lương của
Ruth trong năm 1931. Và những cầu thủ giỏi nhất có thể kiếm được gấp 100 lần. Trước tiên,
con số này có thể khiến bạn nghĩ rằng bóng chày đã trở thành môn thể thao dễ kiếm tiền hơn
so với sáu thập kỷ trước đây. Nhưng như mọi người đều biết, giá cả hàng hóa và dịch vụ cũng
đã tăng. Vào năm 1931, một xu có thể mua được một chiếc kem, và 25 xu có thể mua được
một chiếc vé xem phim. Do giá cả ở thời kỳ của Ruth thấp hơn rất nhiều so với ngày nay, nên
việc Ruth có được hưởng thụ mức sống cao hơn so với các cầu thủ hiện nay không là điều
chưa thể kết luận được.
Trong chương trước, chúng ta đã xem xét việc các nhà kinh tế sử dụng tổng sản phẩm trong
nước (GDP) như thế nào để tính toán sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Chương
này sẽ nghiên cứu cách thức tính toán chi phí sinh hoạt. Để so sánh mức lương 80.000 đô la
của Ruth với mức lương hiện nay, chúng ta cần tìm ra một phương pháp nào đó để chuyển
các con số tính bằng đô la thành chỉ tiêu về sức mua có ý nghĩa hơn. Đó chính là nhiệm vụ
của chỉ tiêu thống kê có tên là chỉ số giá tiêu dùng. Sau khi xem xét cách tính chỉ số giá tiêu
dùng, chúng ta sẽ thảo luận cách thức sử dụng chỉ số giá này để so sánh các con số tính bằng
đô la ở các thời điểm khác nhau.
Chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời
gian. Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng, các gia đình phải chi tiêu nhiều tiền hơn trước để duy trì
mức sống như cũ. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ lạm phát để mô tả tình huống có sự
gia tăng của mức giá chung trong nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát là phần trăm thay đổi của mức
giá so với thời kỳ trước. Như chúng ta sẽ thấy trong các chương tiếp theo, lạm phát là một
phương diện trong hoạt động kinh tế vĩ mô được theo dõi chặt chẽ và nó là một biến số cơ
bản có vai trò hướng dẫn chính sách kinh tế vĩ mô. Chương này cung cấp cơ sở kiến thức
cho phân tích đó bằng cách chỉ ra cách tính tỷ lệ lạm phát của các nhà kinh tế khi sử dụng
chỉ số giá tiêu dùng.
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thước đo tổng chi phí mà một người tiêu dùng điển hình bỏ
ra để mua hàng hóa và dịch vụ. Hàng tháng Cục thống kê lao động thuộc Bộ lao động tính
toán và thông báo chỉ số giá tiêu dùng. Trong phần này, chúng ta thảo luận cách tính chỉ
số giá tiêu dùng và những vấn đề nảy sinh trong quá trình đó. Chúng ta cũng tìm hiểu sự
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 11 – Đo lường chi phí sinh hoạt 2
khác biệt của chỉ số này so với chỉ số điều chỉnh GDP - chỉ tiêu khác về mức giá chung
của nền kinh tế mà chúng ta đã đề cập đến trong chương trước.
Chỉ số giá tiêu dùng được tính toán như thế nào
Khi Cục thống kê lao động tính toán chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ lạm phát, họ thường sử dụng
số liệu về giá cả của hàng nghìn hàng hóa và dịch vụ. Để biết chính xác những chỉ số thống
kê này được thiết lập như thế nào, chúng ta hãy xem xét một nền kinh tế đơn giản trong đó
người tiêu dùng chỉ mua hai hàng hóa - xúc xúc và bánh hamburger. Bảng 1 trình bày năm
bước mà Cục thống kê lao động phải trải qua.
Xác định giá cả. Bước thứ hai trong quá trình tính toán chỉ số giá tiêu dùng là xác định giá cả
của mỗi hàng hóa và dịch vụ trong giỏ hàng tại mỗi thời điểm. Bảng này trình bày giá xúc
xích và hamburger trong 3 năm khác nhau.
Tính chi phí của giỏ hàng. Bước thứ ba là sử dụng số liệu về giá cả để tính chi phí của giỏ
hàng hóa và dịch vụ tại các thời điểm khác nhau. Trong bảng cũng trình bày phép tính này
trong cả 3 năm. Chú ý rằng chỉ có giá cả trong phép tính này là thay đổi. Bằng cách giữ giỏ
hàng hóa và dịch vụ không đổi (4 xúc xích và 2 hamburger), chúng ta có thể tách được ảnh
hưởng của sự biến động giá cả ra khỏi ảnh hưởng của sản lượng nếu nó thay đổi trong cùng
thời kỳ đó.
Chọn năm gốc và tính chỉ số. Bước thứ tư là quyết định chọn một năm nào đó làm năm
gốc - năm được sử dụng làm mốc để so sánh với các năm khác. Để tính chỉ số, giá của giỏ
hàng hóa và dịch vụ trong từng năm sẽ được chia cho giá của giỏ hàng hóa và dịch vụ đó
trong năm gốc và tỷ số này sau đó được nhân với 100. Kết quả thu được chính là chỉ số
giá tiêu dùng.
Ví dụ trong bảng 1 chọn năm 2001 làm năm gốc. Trong năm đó, giỏ hàng xúc xích và
hamburger có chi phí là 8 đô la. Do vậy, giá của giỏ hàng trong tất cả các năm được chia cho
8 đô la và nhân với 100. Chỉ số giá tiêu dùng là 100 trong năm 2001. (chỉ số này luôn bằng
100 trong năm gốc) Chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2002 là 175. Điều này hàm ý giá của giỏ
hàng trong năm 2002 bằng 175% giá của nó trong năm gốc. Hay nói cách khác, giỏ hàng hóa
có chi phí là 100 đô la trong năm gốc sẽ có chi phí là 175 đô la trong năm 2002. Tương tự,
chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2003 là 250, tức là mức giá trong năm 2003 bằng 250% mức
giá trong năm gốc.
Tính tỷ lệ lạm phát. Bước thứ năm, bước cuối cùng, là sử dụng chỉ số giá tiêu dùng để tính tỷ
lệ lạm phát, tức phần trăm thay đổi của chỉ số giá so với thời kỳ trước. Tức là, tỷ lệ lạm phát
giữa hai năm liên tiếp được tính như sau:
100×=
1 n¨m trong CPI
1 n¨m trong CPI - 2 n¨m trong CPI
2 n¨m trongph¸t L¹m
Trong ví dụ của chúng ta, tỷ lệ lạm phát là 75% trong năm 2002 và 43% trong năm 2003.
Mặc dù ví dụ này đã đơn giản hóa thế giới thực bằng cách giả định chỉ có hai hàng hóa,
nhưng nó vẫn cho thấy cách tính chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ lạm phát của Cục thống kê
lao động (BLS). Hàng tháng, BLS thu thập và xử lý số liệu về giá của hàng nghìn hàng
hóa và dịch vụ khác nhau, sau đó thực hiện năm bước trên và nhờ đó họ xác định được
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 11 – Đo lường chi phí sinh hoạt 3
tốc độ tăng chi phí sinh hoạt của người tiêu dùng điển hình. Khi hàng tháng BLS công bố
chỉ số giá tiêu dùng, thì thông thường bạn có thể nghe được con số đó trên các bản tin tivi
buổi tối hoặc thấy nó trong các tờ báo của ngày hôm sau.
Cùng với chỉ số giá tiêu dùng tính cho toàn nền kinh tế, BLS còn tính nhiều chỉ số giá khác.
Họ thông báo chỉ số cho từng khu vực cụ thể (ví dụ như Boston, New York, và Los
Angeles) và chỉ số cho một số mặt hàng nhất định (ví dụ thực phẩm, quần áo và điện). Họ
cũng tính chỉ số giá sản xuất, tức chi phí mà doanh nghiệp, chứ không phải người tiêu dùng
bỏ ra để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ. Bởi vì các doanh nghiệp cuối cùng cũng sẽ
chuyển chi phí mua hàng của họ sang cho người tiêu dùng dưới dạng giá cả cao hơn, nên
những thay đổi của chỉ số giá sản xuất cũng thường được coi là hữu ích khi dự báo sự thay
đổi trong chỉ số giá tiêu dùng.
ĐIỀU CHỈNH CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ ĐỂ LOẠI TRỪ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT
Mục đích của việc tính mức giá chung của nền kinh tế là để đưa ra được sự so sánh các chỉ
tiêu tính bằng đô la tại các thời điểm khác nhau. Giờ đây, khi đã biết cách tính các chỉ số giá,
chúng ta hãy xét xem có thể sử dụng chúng như thế nào để so sánh một chỉ tiêu tính bằng đô
la trong quá khứ với chỉ tiêu đó tính bằng đô la trong hiện tại.
Các con số tính bằng đô la tại các thời điểm khác nhau
Trước tiên chúng ta trở lại với ví dụ về mức lương của Ruth. Mức lương 80.000 đô la trong
năm 1931 là cao hay thấp so với mức lương của các cầu thủ ngày nay?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần biết mức giá cả năm 1931 và mức giá hiện nay. Một phần
sự gia tăng tiền lương của các cầu thủ bóng chày là để bù đắp cho mức giá cao hơn hiện nay.
Để so sánh mức lương của Ruth với mức lương của các cầu thủ ngày nay, chúng ta cần
chuyển mức lương tính bằng đô la năm 1931 của Ruth thành đồng đô la hiện nay. Chỉ số giá
quyết định quy mô của sự hiệu chỉnh lạm phát này.
Số liệu thống kê của chính phủ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng của năm 1931 là 15,2 và của năm
1999 là 166. Do vậy, mức giá chung đã tăng 10,9 lần (bằng 166/15,2). Chúng ta có thể sử dụng
con số này để tính mức lương của Ruth theo đồng đô la của năm 1999. Cách tính như sau:
Mức lương năm 1931 tính bằng đô la năm 1999 = Mức lương năm 1931 tính
bằng đô la năm 1931 ×
1931 n¨m gi¸Møc
1999 n¨m gi¸Møc = 80.000 đô la × 166/15,2
= 873.684 đô la
Chúng ta thấy rằng mức lương của Babe Ruth vào năm 1931 là tương đương với mức lương
dưới 1 triệu đô la hiện nay. Đó không phải là mức thu nhập tồi, nhưng thấp hơn mức lương
của một cầu thủ bóng chày trung bình hiện nay và nó thấp hơn nhiều so với mức lương trả
cho các ngôi sao bóng chày hiện nay. Ví dụ, cầu thủ Sammy Sosa của câu lạc bộ Chicago
Clubs được trả khoảng 10 triệu đô la trong năm 1999.
Chúng ta hãy xem tiếp mức lương 75.000 đô la của Tổng thống Hoover trong năm 1931. Để
chuyển con số này về đồng đô la của năm 1999, một lần nữa chúng ta lại nhân nó với tỷ số
giữa các mức giá trong hai năm. Chúng ta nhận thấy rằng mức lương của Hoover tương
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 11 – Đo lường chi phí sinh hoạt 4
đương với 75.000 đô la × (166/15,2), hay 819.079 đô la tính bằng đồng đô la năm 1999. Mức
lương này cao hơn rất nhiều so với mức lương 200.000 đô la của Tổng thống Clinton (và
thậm chí cao hơn mức lương 400.000 đô la mà theo qui định của một điều luật gần đây sẽ
được trả cho người kế nhiệm Clinton). Như vậy, có vẻ như Tổng thống Hoover đã có một
năm khá thành đạt.
Trượt giá
Như chúng ta vừa thấy, chỉ số giá được sử dụng để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát khi so sánh
các chỉ tiêu tính bằng đô la tại các thời điểm khác nhau. Việc điều chỉnh này được thực hiện trong
nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Khi theo luật định hay hợp đồng, giá trị tính bằng đô la được điều
chỉnh tự động để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát, người ta nói nó được trượt giá.
Ví dụ, nhiều hợp đồng dài hạn giữa doanh nghiệp và tổ chức công đoàn bao gồm điều khoản
trượt giá cho một phần hoặc toàn phần tiền lương dựa vào chỉ số giá tiêu dùng. Điều khoản
như vậy được gọi là trợ cấp chi phí sinh hoạt, gọi tắt là COLA. COLA tự động làm tăng tiền
lương khi chỉ số giá tiêu dùng tăng.
Trượt giá cũng là đặc điểm của nhiều đạo luật. Ví dụ, trợ cấp an sinh xã hội được điều chỉnh
hàng năm nhằm bù lại sự gia tăng giá cả cho người già. Các mức thuế thu nhập - thuế suất
thay đổi theo các mức thu nhập khác nhau - cũng trượt giá theo lạm phát. Tuy nhiên, còn rất
nhiều lĩnh vực mà hệ thống thuế không trượt giá theo lạm phát, thậm chí khi điều đó tỏ ra rất
cần thiết. Chúng ta sẽ thảo luận những vấn đề này một cách đầy đủ hơn khi bàn về chi phí của
lạm phát ở phần sau của cuốn sách này.
Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa
Việc điều chỉnh các biến số kinh tế để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng và đôi khi cần tới thủ thuật, khi chúng ta nhìn vào các số liệu về lãi suất. Khi gửi
tiền tiết kiệm vào một tài khoản ngân hàng, bạn thu được lãi từ số tiền gửi này. Ngược lại, khi
vay tiền của ngân hàng để trả học phí, bạn phải trả lãi cho khoản tiền đã vay. Lãi chính là
khoản phải thanh toán trong tương lai cho khoản tiền chuyển giao trong quá khứ. Do vậy, lãi
suất luôn gắn với việc so sánh giá trị của tiền tại các thời điểm khác nhau. Để hiểu đầy đủ về
lãi suất, chúng ta cần biết cách thức loại trừ ảnh hưởng của lạm phát.
Chúng ta hãy xem một ví dụ. Giả sử Sally Saver gửi 1.000 đô la vào một tài khoản ở ngân
hàng và nhận được lãi suất hàng năm là 10%. Sau một năm, Sally thu được 100 đô la tiền lãi.
Sau đó Sally rút 1.000 đô la. Có đúng là Sally được lợi 100 đô la không so với thời điểm cô
gửi tiền vào ngân hàng một năm trước đây?
Câu trả lời phụ thuộc vào ý nghĩa của từ "được lợi". Đúng là Sally có thêm 100 đô la so
với trước đây. Nói cách khác, số đô la mà cô có đã tăng 10%. Tuy nhiên, nếu cùng lúc đó
giá cả tăng, thì mỗi đô la bây giờ mua được ít hàng hóa hơn so với một năm trước đây.
Do vậy, sức mua của cô ta không tăng 10%. Nếu tỷ lệ lạm phát là 4%, thì lượng hàng hóa
mà Sally có thể mua được chỉ tăng 6%. Còn nếu tỷ lệ lạm phát là 15%, thì giá cả hàng hóa
đã tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của số đô la trong tài khoản của cô. Trong
trường hợp đó, sức mua của Sally thực tế đã giảm 5%.
Lãi suất mà ngân hàng trả được gọi là lãi suất danh nghĩa, còn lãi suất đã loại trừ lạm phát
được gọi là lãi suất thực tế. Chúng ta có thể viết mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa, lãi
suất thực tế và lạm phát như sau:
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 11 – Đo lường chi phí sinh hoạt 5
Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát.
Lãi suất thực tế là phần chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát. Lãi suất danh
nghĩa cho chúng ta biết tốc độ gia tăng theo thời gian của lượng đô la có trong tài khoản của
bạn tại ngân hàng. Lãi suất thực tế cho chúng ta biết tốc độ gia tăng sức mua theo thời gian
của tài khoản tại ngân hàng.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 11 – Đo lường chi phí sinh hoạt 6
Hình 3. Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa. Những con số trên biểu thị lãi suất danh
nghĩa và lãi suất thực tế trên cơ sở số liệu hàng năm từ năm 1965. Lãi suất danh nghĩa là lãi
suất của tín phiếu kho bạc kỳ hạn ba tháng. Lãi suất thực tế là lãi suất danh nghĩa trừ tỷ lệ
lạm phát (tính bằng chỉ số giá tiêu dùng). Hãy chú ý rằng lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
tế thường thay đổi cùng chiều với nhau.
Hình 3 minh họa cho sự thay đổi của lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa từ năm 1965.
Lãi suất danh nghĩa là lãi suất của các trái phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng. Lãi suất thực tế
được tính bằng cách lấy lãi suất danh nghĩa này trừ tỷ lệ lạm phát - tức phần trăm thay đổi
của chỉ số giá tiêu dùng.
Bạn có thể thấy lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa không phải lúc nào cũng biến động
cùng chiều. Ví dụ vào cuối những năm 1970, lãi suất danh nghĩa rất cao. Tuy nhiên, do
lạm phát cũng rất cao nên lãi suất thực tế lại thấp. Thực tế trong một số năm, lãi suất thực
tế âm, bởi vì lạm phát đã làm xói mòn tài khoản tiết kiệm nhanh hơn tốc độ gia tăng của
nó nhờ lãi suất danh nghĩa. Ngược lại, vào những năm cuối 1980, lãi suất danh nghĩa
thấp. Nhưng do lạm phát cũng rất thấp, nên lãi suất thực tế tương đối cao. Trong các
chương tiếp theo, khi nghiên cứu về các nguyên nhân và ảnh hưởng của sự thay đổi lãi
suất, thì điều quan trọng là chúng ta cần phải nhớ được sự khác biệt giữa lãi suất thực tế
và lãi suất danh nghĩa.
Kiểm tra nhanh: Vào năm 1914, Henry Ford trả cho mỗi công nhân của ông 5 đô la một
ngày. Nếu chỉ số giá tiêu dùng của năm 1914 là 10 và của năm 1999 là 166, thì số tiền mà
Ford trả cho mỗi công nhân sẽ trị giá bao nhiêu khi tính bằng đô la năm 1999?
KẾT LUẬN
"Một hào không còn đáng giá năm xu nữa," có một lần cầu thủ bóng chày Yogi Berra đã
châm biếm như vậy. Trên thực tế, trong suốt lịch sử cận đại, giá trị thực đằng sau đồng
năm xu, một hào và đô la không ổn định. Sự gia tăng dai dẳng của mức giá chung đã trở
thành phổ biến. Tình trạng lạm phát như vậy đã làm giảm sức mua của các đơn vị tiền tệ
theo thời gian. Khi so sánh giá trị của đồng đô la vào các thời điểm khác nhau, điều quan
trọng là phải nhớ rằng một đô la ngày nay không còn giống một đô la 20 năm trước đây,
hoặc tương tự như vậy nó cũng không giống một đô la sau 20 năm nữa.
Chương này đã thảo luận cách tính mức giá chung trong nền kinh tế của các nhà kinh tế và
việc họ sử dụng chỉ số giá như thế nào để điều chỉnh các biến số kinh tế nhằm loại trừ lạm
1965
Lãi suất
(% năm)
15
10
5
0
-
1970 1975 1980 1985 1990 1995 1998
Lãi suất danh nghĩa
Lãi suất thực tế
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 11 – Đo lường chi phí sinh hoạt 7
phát. Phân tích này chỉ là điểm khởi đầu. Chúng ta vẫn chưa xem xét các nguyên nhân và ảnh
hưởng của lạm phát hay lạm phát tương tác với các biến số kinh tế khác như thế nào. Để làm
được điều đó, chúng ta cần đi xa hơn vấn đề tính toán. Trên thực tế, đây chính là nhiệm vụ
sắp tới của chúng ta. Sau khi hiểu được cách thức tính toán các tổng lượng kinh tế vĩ mô và
mức giá chung của các nhà kinh tế trong hai chương vừa qua, giờ đây chúng ta đã sẵn sàng
phát triển các mô hình để lý giải những biến động ngắn hạn và dài hạn của chúng.
TÓM TẮT
Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh chi phí để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ so với chi phí
để mua cùng một giỏ hàng hóa và dịch vụ như thế trong năm gốc. Chỉ số này được sử
dụng để đo lường mức giá chung của nền kinh tế. Phần trăm thay đổi của chỉ số giá tiêu
dùng phản ánh tỷ lệ lạm phát.
Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ tiêu không hoàn hảo về chi phí sinh hoạt vì ba lý do. Thứ
nhất, nó không tính đến khả năng thay thế của người tiêu dùng theo hướng sử dụng hàng
hóa và dịch vụ có giá rẻ tương đối theo thời gian. Thứ hai, nó không phản ánh được sự
gia tăng sức mua của đồng tiền do sự xuất hiện của những hàng hóa mới. Thứ ba, nó bị
biến dạng do có những thay đổi không tính được trong chất lượng hàng hóa và dịch vụ.
Do những vấn đề tính toán này, nên CPI đã ước tính quá cao quy mô lạm phát hàng năm
khoảng 1%.
Mặc dù chỉ số điều chỉnh GDP cũng phản ánh mức giá chung của nền kinh tế, nhưng
nó khác chỉ số giá tiêu dùng vì nó phản ánh giá của những hàng hóa và dịch vụ được
sản xuất ra, chứ không phải những hàng hóa và dịch vụ được tiêu dùng. Do vậy, những
hàng hóa nhập khẩu ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng, nhưng lại không có ảnh hưởng
đến chỉ số điều chỉnh GDP. Hơn nữa, trong khi chỉ số giá tiêu dùng sử dụng giỏ hàng
cố định thì, chỉ số điều chỉnh GDP lại tự động làm thay đổi nhóm hàng hóa và dịch vụ
theo thời gian khi các thành tố của GDP thay đổi.
Các chỉ tiêu tính bằng đô la ở các thời điểm khác nhau không phải là sự so sánh chính
xác sức mua. Để so sánh giá trị của một đô la trong quá khứ với một đô la hiện nay, thì
đồng đô la trong quá khứ phải được điều chỉnh bằng cách sử dụng chỉ số giá cả.
Nhiều đạo luật và hợp đồng tư nhân sử dụng các chỉ số giá cả để loại trừ lạm phát. Tuy
nhiên, các luật thuế lại chỉ trượt giá một phần khi có lạm phát.
Việc điều chỉnh để loại trừ lạm phát có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nhìn vào số liệu
về lãi suất. Lãi suất danh nghĩa là lãi suất được thông báo trên thị trường; nó là tốc độ gia
tăng theo thời gian của lượng đô la nằm trong tài khoản tiết kiệm. Ngược lại, lãi suất
thực tế tính đến những thay đổi theo thời gian về giá trị của đồng đô la. Lãi suất thực tế
bằng lãi suất danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát.
CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN
Chỉ số giá sản xuất Producer price index
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Consumer price index
Chỉ số trượt giá Indexation
Lãi suất danh nghĩa Nominal interest rate
Lãi suất thực tế Real interest rate
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 11 – Đo lường chi phí sinh hoạt 8
Tỷ lệ lạm phát Inflation rate