Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa.
Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống,.
Theo khái niệm của ngành địa lí, đô thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng không gian hoặc mật độ dân cư hoặc thương mại hoặc các hoạt động khác trong khu vực theo thời gian.
33 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đô thị hóa và môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đô thị hóa và môi trường Nhóm 3 Trưởng nhóm : Mr Nguyen Hai An Khái niệm về đô thị hóa Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa. Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống,... Theo khái niệm của ngành địa lí, đô thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng không gian hoặc mật độ dân cư hoặc thương mại hoặc các hoạt động khác trong khu vực theo thời gian. Các xu hướng của đô thị hóa 1. Gia tăng dân số Quá trình đô thị hóa kéo theo quá trình gia tăng dân số của các đô thị một cách nhanh chóng bằng các con đường 1. gia tăng dân số tự nhiên do dân cư của các đô thị 2. Quá trình di dân hay dân nhập cư từ các vùng nông thôn. 3. sự thay đổi về tỉ lệ phần trăm giữa người ở tại các đô thị với các vùng nông thôn. Báo cáo "Thảm họa thế giới 2010" của IFRC công bố ngày 21-9 cho biết, lần đầu tiên cư dân sống ở đô thị nhiều hơn ở nông thôn, nhưng thế giới không theo kịp sự thay đổi này. Cụ thể, hiện có hơn 3,3 tỉ người sống tại các đô thị. Trong định hướng phát triển đô thị Việt Nam, dự báo đến 2015 dân số đô thị chiến 38%, năm 2020 chiếm 45%, và đến năm 2025 chiếm 50% dân số (dân số đô thị dự báo lúc này khoảng 52 triệu). Bảng thống kê dân số thành phố Hải Phòng qua một số năm Biểu đồ tăng dân số TP Hải Phòng người di dân tự do thường có mong muốn và xu hướng chuyển theo hướng nông thôn - thành thị để tìm kiếm cơ hội công ăn việc làm, đặc biệt họ bị hấp dẫn bởi một số thành phố và khu công nghiệp lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hạ Long,... Quá trình di dân chủ yếu do các nguyên nhân do người lao động nhận thấy sự chênh lệch lớn giữa thu nhập thành thị và nông thôn hoặc do mất đất đai canh tác trong quá trình bị thu hổi để vào các mục đích sử dụng khác Việc di dân vào đô thị gây sức ép lên các đô thị nặng nề như vấn đề việc làm, vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục , tệ nạn, bệnh tật, nghèo đói, và nhiều vấn đề khác. Việc di dân cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng về mất cân bằng giới của vùng thành thị cũng như các vùng quê. Quá trình di dân hay dân nhập cư từ các vùng nông thôn Các xu hướng của đô thị hóa 2. Gia tăng về số lượng và không gian của các đô thị Đô thị hóa đã trở thành hiện tượng bùng nổ của thế kỷ 21. Tác động của tình trạng đô thị hóa nhanh chóng được cảm nhận rõ rệt nhất là ở các nước đang phát triển, nơi diện tích xây dựng đô thị dự kiến tăng gấp 3 lần trong khi dân số đô thị tăng gấp 2 lần vào năm 2030. Tính đến quý 2/2008, Viện Nam có 743 đô thị. Việt Nam có tốc độ đô thị hóa cao. Năm 1995 tỷ lệ đô thị hóa là 20,7%, đến năm 2000 là 24,2%, năm 2005 là 27% và nay khoảng 30% Năm 2020, diện tích đất đô thị là 460.000ha, chiếm 1,4% diện tích đất tự nhiên cả nước, bình quân 100m2/người. Hải Phòng: Phát triển không gian đô thị hướng ra biển Nay dân số nội thành được xác định 2,1 triệu dân đến năm 2025. Vì vậy, quy mô đất đai đô thị cũng tăng, theo đó đến năm 2015 là 23.000-24.000ha, đến năm 2025 là 47.500-48.900ha Hình thành 7 đô thị vệ tinh và 6 thị trấn mới Đô thị trung tâm (nội thành) với 12 quận và 7 đô thị vệ tinh (Minh Đức, Núi Đèo, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Núi Đối, Cát Bà), trong đó Tiên Lãng và Vĩnh Bảo là 2 đô thị mới được xác định là đô thị vệ tinh; đồng thời dự kiến 6 thị trấn mới gồm: Quảng Thanh, Lưu Kiếm (Thủy Nguyên); Hòa Bình, Hùng Thắng (huyện Tiên Lãng); Tiên Cường (huyện Vĩnh Bảo) và huyện đảo Bạch Long Vỹ. Một số hình ảnh đô thị Hải Phòng xưa – nay - mai Đường Lê Hồng Phong Sân vận động Lạch Tray ngày xưa Sân vận động Lạch Tray ngày nay Dự án khu nhà ở cao cấp đảo hoa phượng – Đồ Sơn Khu Tinh Thành Quốc Tế - Kiến An Khu đô thị bắc Sông Cấm HONDAU RESORT VENUS – CÁT BÀ Các xu hướng của đô thị hóa 3. Gia tăng trao đổi và tăng trưởng thương mại, kinh tế. Trong giai đoạn 1975 - 1990 đô thị ở nước ta hầu như không có biến động, phản ánh nền kinh tế còn trì trệ. Sau năm 1990 cùng với những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế - xã hội. Trên địa bàn cả nước đã và đang hình thành khoảng 82 khu công nghiệp tập trung, 18 khu kinh tế cửa khẩu. Đô thị hóa, công nghiệp hóa ở nước ta diễn ra mạnh nhất ở 3 vùng trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội Bắc, Trung, Nam, ở vùng duyên hải, kể cả ở các đảo lớn như Phú Quốc, Côn Đảo, Vân Đồn, Cát Bà,... Tăng trưởng kinh tế hàng năm của các đô thị ở ViệtNam trung bình từ 12 - 15%. Thu nhập đầu người tăng nhanh, tại các đô thị lớn đạt khoảng 1.000USD/năm và tại các đô thị trung bình đạt trên 500USD/năm Một số hình ảnh thể hiện đô thị hóa qua sự phát triển về kinh tế, thương mại và dịch vụ. Cảng Hải Phòng xưa Cảng Hải Phòng ngày nay Ngã tư An Dương xưa Ngã tư An Dương ngày nay Chợ Sắt Hải Phòng xưa Chợ Sắt Hải Phòng ngày nay Những hệ quả của quá trình đô thị hóa Mất đất canh tác do quá trình mở rộng đô thị Gây ảnh hưởng không tích cực làm tổn hại môi trường Thiếu nhà ở hay các công trình công cộng phục vụ cộng đồng, do sự phát triển không theo kịp quá trình tăng dân số Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp xã hội Khó khăn trong quản lý nhân khẩu và trật tự trị an do số người nhập cư lớn. Mất cân bằng tỉ lệ giới tại vùng di cư do dân nhập cư vào thành phố đa phần là nữ. Gây nghèo đói và thất nghiệp gia tăng, cũng như gia tăng tội phạm và các vấn nạn khác. Theo thống kê sơ bộ của Bộ Tài nguyên-Môi trường, trong 7 năm (năm 2001-2007), tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi chuyển sang đất phi nông nghiệp trên 500.000 ha (chiếm hơn 5% đất nông nghiệp đang sử dụng). Đặc biệt, việc đất nông nghiệp bị thu hồi và chuyển sang mục đích đô thị hóa và công nghiệp hóa năm sau luôn tăng hơn năm trước. Chỉ tính riêng trong năm 2007, diện tích đất trồng lúa cả nước đã giảm 125.000 ha. Môi trường của Hà Nội ngày càng xuống cấp. Ảnh: Internet. Các biện pháp cải thiện và ngăn chặn các tác động không tốt của đô thị hóa Đề ra các tiêu chí xây dựng đô thị mới theo hướng phát triển bền vững, tiến hành nghiên cứu các biện pháp để duy trì sự cần bằng cần thiết cho sự phát triển của đô thị Tiến hành quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, bao gồm hệ sinh thái và cảnh quan đô thị, hình thành các vành đai xanh, đồng thời cần quản lý chặt chẽ việc thu gom, vệ sinh, và xử lý các chất thải đô thị một cách khoa học. Thực hiện các đánh giá tác động và phương án giải quyết trong quá trình hình thành và phát triển các đô thị mới. Từ đó đưa ra các phương án hợp lý. Thực hiện việc cải tạo và nâng cấp thưởng xuyên cho các khu vực nghèo của đô thị. Khai thác đô thị hợp lý tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. Các biện pháp cải thiện và ngăn chặn các tác động không tốt của đô thị hóa Quản lý chặt chẽ những dự án đầu tư, cũng như dân số nhập cư Nên xây dựng thêm những đô thị vệ tinh bên cạnh những đô thị lớn nhằm giảm áp lực cho đô thị trung tâm và cũng giúp tạo cân bằng về dân số cũng như mật độ trên mỗi vùng. Có chế độ quan tâm đến các bộ phận người có thu nhập thấp hay người nghèo để giảm đi khoảng cách giầu nghèo ở các đô thị Xây dựng và quản lý chặt chẽ hệ thống giao thông và phương tiện tại các đô thị, nên ưu tiên phát triển giao thông công cộng. Quy hoạch và phân vùng hợp lý hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới đất nông nghiệp và đất canh tác nhằm đảm bảo tới an ninh lương thực. Cảm ơn vì đã theo dõi! Hết