Đô thị thông minh từ góc nhìn quản lý

Tóm tắt Phát triển đô thị thông minh là giải pháp tốt nhất để giải quyết các vấn đề quá tải ở đô thị ở Việt Nam hiện nay. Trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị thông minh, công tác quản lý đô thị cần được quan tâm một cách đúng mức, đó là hoàn thiện hệ thống pháp lý và cơ chế chính sách, xác định mô hình quản lý, xác định nội dung quản lý đối với từng lĩnh vực, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đô thị, tìm nguồn vốn đầu tư và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển đô thị thông minh. Do mỗi đô thị có đặc thù riêng về vai trò, vị trí, điều kiện tự nhiên, xã hội và sự sáng tạo của các nhà lãnh đạo, quản lý đô thị sẽ quyết định sự thành công nhanh hay chậm của mỗi đô thị.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 22 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đô thị thông minh từ góc nhìn quản lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62 ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ GÓC NHÌN QUẢN LÝ TS. Nguyễn Hữu Đoàn Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Phát triển đô thị thông minh là giải pháp tốt nhất để giải quyết các vấn đề quá tải ở đô thị ở Việt Nam hiện nay. Trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị thông minh, công tác quản lý đô thị cần được quan tâm một cách đúng mức, đó là hoàn thiện hệ thống pháp lý và cơ chế chính sách, xác định mô hình quản lý, xác định nội dung quản lý đối với từng lĩnh vực, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đô thị, tìm nguồn vốn đầu tư và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển đô thị thông minh. Do mỗi đô thị có đặc thù riêng về vai trò, vị trí, điều kiện tự nhiên, xã hội và sự sáng tạo của các nhà lãnh đạo, quản lý đô thị sẽ quyết định sự thành công nhanh hay chậm của mỗi đô thị. Từ khóa: đô thị thông minh, quản lý, kết cấu hạ tầng, công nghệ 1. Đô thị thông minh Phát triển đô thị thông minh là xu hướng chung của các đô thị trên thế giới cũng như ở Việt Nam nhờ ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng công nghiệp 4.0) đang diễn ra tại hầu hết các quốc gia. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng “Trí tuệ nhân tạo” (AI-Artificial Intelligence) và “Mạng lưới thiết bị kết nối Internet” (IoT- Internet of Things), “Khối lượng dữ liệu lớn, tốc độ cao” (Big Data) đã giúp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau và tự động hóa thực hiện các quyết định thông minh như con người. Đô thị thông minh là đô thị phát triển bền vững, có kết cấu hạ tầng (KCHT) đồng bộ, hiện đại được ứng dụng thành quả của cách mạng công nghiệp 4.0: công nghệ thông tin và truyền thông (ICT - Information Communication Technology) và Mạng lưới thiết bị kết nối Internet (IoT) làm nền tảng để quản lý, điều hành các hoạt động của đô thị. Đô thị thông minh phải là đô thị phát triển bền vững: Về kinh tế đô thị thông minh có tốc độ tăng trưởng hợp lý, ổn định, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao; Về xã hội: đô thị thông minh có xã hội an toàn, trật tự, công bằng, bình đẳng Về môi trường đô thị thông minh có hệ thống sản xuất, tiêu dùng sạch, hệ thống năng lượng và các phương tiện giao thông thông minh. Mục tiêu của việc xây dựng đô thị thông minh là phát triển bền vững đô thị, khai thác đầy đủ tiềm năng lợi thế tự nhiên và xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã 63 hội trong mọi lĩnh vực: sản xuất, quản lý, điều hành, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao chất lượng sống của cư dân đô thị. Trong đó, nâng cao chất lượng sống của cư dân được coi là mục tiêu quan trọng nhất bởi lẽ đô thị thông minh là để phục vụ con người, cư dân đô thị thông minh phải có cuộc sống sống tốt, với bản sắc, đặc trưng và thế mạnh của chính mình, được kế thừa, xây dựng và hoàn thiện không ngừng để phát triển bền vững. Xây dựng đô thị thông minh là sự đầu tư đồng bộ về xây dựng KCHT, tổ chức chính quyền (bộ máy quản lý) khoa học, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý đô thị có trình độ phù hợp. Xây dựng đô thị thông minh là giải pháp để đô thị vượt qua những hách thức trong quá trình phát triển, tuy nhiên, mỗi đô thị có trình độ phát triển và đặc thù khác nhau, do đó có thể xây dựng các đô thị “thông minh” với các cấp độ và cách thức khác nhau. Để đạt mục tiêu đô thị thông minh cần giải quyết các vấn đề: 1/ KCHT đồng bộ, hiện đại để đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của cư dân; có tích hợp công nghệ thông tin làm cơ sở để quản lý, điều hành 2/Tổ chức chính quyền đô thị và đội ngũ cán bộ quản lý đô thị có khả năng vận hành một cách hiệu quả KCHT và công nghệ thông tin 3/ Xây dựng mô hình quản lý đô thị thông minh. Đô thị thông minh cần hội tụ đủ các yếu tố: KCHT thông minh, chính quyền đô thị thông minh; chính phủ thông minh; người dân thông minh; Nền tảng của đô thị thông minh chính là KCHT được xây dựng đồng bộ, hiện đại, tích hợp sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông là điều kiện về vật chất cần thiết để có thể thực hiện các hoạt động thông minh tiếp theo. Cốt lõi của thành phố thông minh là yếu tố con người, khi nói Chính quyền đô thị thông minh, Chính phủ thông minh, người dân thông minh chính là nói đến yếu tố con người trên các góc độ khác nhau. 2. Xác định mô hình quản lý đô thị thông minh + Quản lý đô thị thông minh Để xây dựng và phát triển đô thị thông minh, công tác quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh đô thị trên cơ sở các yếu tố thông minh là điều kiện quan trọng hàng đầu để đô thị thông minh phát triển đạt được các mục tiêu của nó. Nếu đầu tư xây dựng đô thị thông minh nhưng không xác định được hiệu quả kinh tế - xã hội trong sản xuất; quản lý, điều hành không được nâng cao tương xứng; chất lượng sống của cư dân không tăng thì đó là sự đầu tư lãng phí Quản lý đô thị là quá trình tác động bằng các cơ chế, chính sách, của các chủ thể quản lý đô thị (các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các sở, ban ngành chức 64 năng) vào các hoạt động đô thị nhằm thay đổi hoặc duy trì hoạt động của đô thị theo hướng tích cực. Trên góc độ quản lý nhà nước, quản lý nhà nước đối với đô thị là sự can thiệp bằng quyền lực của mình (bằng pháp luật, thông qua pháp luật) vào các quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở đô thị nhằm phát triển đô thị theo định hướng nhất định. Chủ thể quản lý đô thị là Nhà nước, đại diện là chính quyền đô thị các cấp thông qua các tổ chức, các sở, ban ngành chức năng có vai trò quản lý tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội ở đô thị, bằng pháp luật, thông qua pháp luật để các tổ chức, cá nhân phải tôn trọng những quy định chung của xã hội. Công cụ quản lý đô thị là hệ thống pháp luật bao gồm hiến pháp, luật, bộ luật và những văn bản dưới luật (nghị định, quyết định, chỉ thị ) Đối tượng quản lý đô thị là các hoạt động ở đô thị. Các hoạt động của đô thị giống như các hoạt động một nền kinh tế quốc dân bao gồm: Hoạt động sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp trong các ngành kinh tế; hoạt động của cư dân: đi lại, học tập, làm việc, mua sắm, tiêu dùng, giải trí Tất cả các hoạt động đó được đặt trong tầm kiểm soát, quản lý của chính quyền đô thị. Quản lý đô thị thông minh phải là hoạt động quản lý thông minh. Đô thị thông minh được chính quyền đô thị quản lý, điều hành bằng công nghệ thông tin kết nối qua mạng internet. Để quản lý đô thị bằng công nghệ thông minh, chính quyền cần được tổ chức một cách khoa học, tương thích với KCHT và công nghệ, với đội ngũ cán bộ có trình độ, kỹ năng vận hành đô thị bằng công nghệ thông minh. + Xác định mô hình quản lý đô thị thông minh Rất cần thiết phải xác định một mô hình quản lý cho đô thị thông minh bởi vì trình độ của đô thị đã có bước “thay đổi về chất”. Kết cấu hạ tầng được xây dựng hiện đại cùng với việc tích hợp công nghệ thông tin cùng với ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sẽ dẫn đến sự thay đổi cách thức và nội dung quản lý do đó, mô hình quản lý riêng cho một đô thị thông minh cần được nghiên cứu. Theo chúng tôi, mô hình quản lý đô thị thông minh cần có những đặc trưng cơ bản như: - Công tác quản lý, điều hành các hoạt động của đô thị bằng công nghệ cao: Các bộ phận trong bộ máy quản lý được kết nối bằng internet, các hoạt động quản lý và điều hành thông qua mạng internet. Điều kiện để quản lý, điều hành bằng công nghệ cao chính là KCHT hiện đại được tích hợp nghệ thông tin và mạng internet, đó cũng chính là điều kiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong sản xuất và đời sống cư dân đô thị; - Trọng tâm quản lý đô thị thông minh là quản lý môi trường pháp lý và các vấn đề đối ngoại: Chính quyền đô thị tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các 65 doanh nghiệp hoạt động; quản lý gián tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (Thông qua sự vận động của thị trường,..); thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò bổ sung. - Bộ máy quản lý được tổ chức khoa học và hiệu quả; trình độ chuyên môn, ý thức, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý cao phù hợp trình độ công nghệ; nhờ có quản lý, điều hành bằng công nghệ cao mà bộ máy quản lý gọn nhẹ, minh bạch, hạn chế khả năng tham nhũng, người dân có điều kiện giám sát nhiều hơn. Các dịch vụ hành chính được thực hiện nhanh chóng, chính xác. - Nội dung quản lý hướng tới các mục tiêu chung là phát triển bền vững và những mục tiêu đặc thù của đô thị. Công tác quy hoạch được coi trọng với việc ứng dụng công nghệ cao. Các vấn đề trong quản lý được làm rõ như: chủ thể quản lý, trách nhiệm của chủ thể, đối tượng quản lý, công cụ quản lý, mục tiêu/kết quả cần đạt được. 3. Thực tế triển khai công tác xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam Cấp Chính phủ Ngày 26/10/2015 Thủ tướng Chính phủ Quyết định 1819/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, trong đó yêu cầu: “Triển khai đô thị thông minh ít nhất tại 3 địa điểm theo các tiêu chí do Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn”. Ngày 01/12/2016, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 10384/VPCP- KGVX gửi các Bộ, ngành, địa phương về việc phát triển thành phố thông minh bền vững trên thế giới và Việt Nam trong đó Thủ tướng có ý kiến: Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã hình thành xu thế phát triển mới trong nhiều lĩnh vực trong đó có thành phố thông minh. Ngày 01 tháng 08 năm 2018 Chính phủ đã ra Quyết định số: 950/2018/QĐ- TTg “Quyết định phê duyệt đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030”. Đây là văn bản pháp lý quan trọng để các thành phố triển khai xây dựng các đề án phát triển đô thị thông minh của địa phương mình. Quyết định 950/QĐ-TTg của Chính phủ đã nêu đầy đủ các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu để xây dựng và phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Những mục tiêu của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030 bao gồm: - Mục tiêu tổng quát: Phát triển đô thị thông minh bền vững ở Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, khai thác, phát huy các tiềm năng 66 và lợi thế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực; khai thác tối ưu hiệu quả tài nguyên, con người, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời đảm bảo tạo điều kiện đối với các tổ chức, cá nhân, người dân tham gia hiệu quả nghiên cứu, đầu tư xây dựng, quản lý phát triển đô thị thông minh; hạn chế các rủi ro và nguy cơ tiềm năng; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và các dịch vụ đô thị; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, hội nhập quốc tế. - Mục tiêu cụ thể được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn đến năm 2020: Xây dựng nền tảng cơ sở pháp lý phát triển đô thị thông minh, tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư triển khai thí điểm ở cấp khu đô thị và đô thị. Rà soát, xây dựng khung pháp lý chung về phát triển đô thị thông minh bền vững, ban hành các cơ chế chính sách áp dụng cho các khu vực triển khai thí điểm; Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia phục vụ phát triển đô thị thông minh bền vững tại Việt Nam; Xây dựng và thí điểm triển khai áp dụng Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh, xây dựng hệ thống hạ tầng dữ liệu không gian đô thị, hợp nhất các dữ liệu đất đai, xây dựng trên nền tảng GIS và các cơ sở dữ liệu khác; xây dựng mô hình phù hợp trong quản lý dân cư, giao thông, đất đai và đầu tư xây dựng tại các khu vực đô thị thực hiện thí điểm; xây dựng cơ sở dữ liệu đô thị quốc gia giai đoạn 1; Hướng dẫn và triển khai áp dụng hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong quy hoạch đô thị; Hỗ trợ tối thiểu 03 đô thị phê duyệt Đề án tổng thể về phát triển đô thị thông minh và tổ chức thực hiện đầu tư hạ tầng và phát triển ứng dụng các tiện ích đô thị thông minh; Hỗ trợ tối thiểu 03 khu đô thị mới được đầu tư xây dựng áp dụng thí điểm các giải pháp đô thị thông minh; 50% các Sở Xây dựng, Sở Thông tin truyền thông, các sở ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các đô thị thí điểm được đào tạo, bồi dưỡng về phát triển đô thị thông minh; Xây dựng, trình phê duyệt chương trình, dự án ưu tiên thí điểm phát triển đô thị thông minh vùng đồng bằng sông Cửu Long; Thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã được phê duyệt tại Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030. 67 Giai đoạn đến năm 2025: Thực hiện giai đoạn 1 thí điểm phát triển đô thị thông minh. Xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, các quy định quy phạm pháp luật trên cơ sở sơ kết, tổng kết việc thực hiện thí điểm; triển khai áp dụng Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam; Công bố các tiêu chuẩn quốc gia ưu tiên phục vụ cho việc triển khai xây dựng thí điểm các đô thị thông minh, ưu tiên cho các lĩnh vực quản lý đô thị, chiếu sáng, giao thông, cấp thoát nước, thu gom và xử lý rác thải, lưới điện, hệ thống cảnh báo rủi ro thiên tai và hệ thống hạ tầng ICT; Phát triển hạ tầng dữ liệu không gian đô thị, hợp nhất các dữ liệu đất đai, xây dựng và các dữ liệu khác trên nền GIS tại các đô thị thí điểm giai đoạn 1; Thí điểm áp dụng hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong quy hoạch đô thị và hệ thống tra cứu thông tin quy hoạch đô thị tại tối thiểu 3 đô thị từ loại II trở lên; Hỗ trợ ít nhất 6 đô thị/6 vùng kinh tế phê duyệt Đề án tổng thể về phát triển đô thị thông minh và tổ chức triển khai thực hiện các tiện ích đô thị thông minh phục vụ cư dân đô thị; hình thành thí điểm Trung tâm kết nối công dân kết hợp bộ phận 1 cửa; Thí điểm áp dụng cơ chế cấp chứng nhận khu đô thị mới thông minh; 100% các Sở Xây dựng, Sở Thông tin truyền thông, các sở ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các đô thị thí điểm được đào tạo, bồi dưỡng về phát triển đô thị thông minh; Thực hiện các mục tiêu được duyệt của chương trình, dự án ưu tiên thí điểm phát triển đô thị thông minh vùng đồng bằng sông Cửu Long; Thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã được phê duyệt tại Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030. Định hướng đến năm 2030: Hoàn thành thí điểm giai đoạn 1, từng bước triển khai nhân rộng theo lĩnh vực, khu vực, hình thành mạng lưới liên kết các đô thị thông minh, có khả năng lan tỏa. Tổng kết các cơ chế, chính sách thí điểm, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và triển khai áp dụng trên diện rộng; Hình thành các chuỗi đô thị thông minh khu vực phía Bắc, miền Trung, phía Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long, lấy thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ là hạt nhân, hình thành mạng lưới liên kết các đô thị thông minh. 68 Thực tế triển khai công tác xây dựng đô thị thông minh ở các thành phố địa phương Ở Việt Nam đã có gần 20 tỉnh, thành phố khởi động các đề án về thành phố thông minh. Đặc biệt việc phát triển thành phố thông minh là một chủ đề ngày càng thu hút được sự quan tâm của chính quyền các cấp và người dân. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng là những thành phố đi đầu trong công tác xây dựng đô thị thông minh. Thủ đô Hà Nội đã xác định để giải quyết các vấn đề và những thách thức trong phát triển thủ đô không cách nào khác phải áp dụng các tiến bộ công nghệ trong quản lý và phát triển đô thị. Đó chính là xây dựng TP thông minh, nội dung đã được HĐND TP Hà Nội bổ sung tại Nghị quyết về việc điều chỉnh “Chương trình mục tiêu Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước TP Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020”. Lộ trình xây dựng thành phố thông minh của Hà Nội gồm ba giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 2016 đến 2020: Hình thành cơ bản các thành phần như nền tảng cơ sở hạ tầng; xây dựng hệ thống thông minh: Giao thông, du lịch, giám sát môi trường, bảo đảm an ninh trật tự Giai đoạn 2020 - 2025, coi người dân là trung tâm, người dân sẽ tham gia quản lý, hình thành kinh tế số cơ bản. Đến năm 2030, Hà Nội sẽ là thành phố thông minh phát triển cao với đặc trưng của nền kinh tế tri thức. Ngày 5/6/2017 tại Tokyo UBND thành phố Hà Nội đã ký kết thỏa thuận hợp tác dự án phát triển đô thị Nhật Tân - Nội Bài với Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) có quy mô 4 tỷ USD. Mục tiêu của dự án là xây dựng một thành phố thông minh hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á, tại phía Bắc Hà nội (đoạn hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp), thuộc đồ án quy hoạch hai bên trục Nhật Tân - Nội Bài. Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) đã có rất nhiều hoạt động xây dựng đô thị thông minh trước khi có Quyết định số 950/QĐ-TTg của Chính phủ và hướng đến mục tiêu đi đầu cả nước về xây dựng thành phố thông minh. Tháng 11/2017 TP HCM đã công bố Đề án “Xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Đề án đề ra 4 mục tiêu tổng quát cho việc xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh, gồm: Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, hướng đến kinh tế tri thức, kinh tế số; quản trị đô thị hiệu quả trên cơ sở dự báo; nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc; tăng cường sự tham gia quản lý của người dân, tổ chức. Cũng theo đề án này, năm 2018 thành phố đã triển khai xây dựng kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở, tháng 1/2019, kho dữ liệu dùng chung của TP giai đoạn 1 đi vào hoạt động tại Công viên phần mềm Quang Trung (trên cơ sở tích hợp các dữ liệu hiện có của các sở, ngành TP); quý III/2019, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng kho dữ liệu dùng chung giai đoạn 2. UBND TPHCM và Bộ Thông tin - Truyền thông (TT- TT) đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển TT-TT giai đoạn 2019 - 2020 của thành 69 phố. Mục tiêu của chương trình hợp tác giữa hai bên là tăng cường an toàn, an ninh mạng; phát triển hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông; phát triển công nghiệp CNNT, điện tử - viễn thông; đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử và phát triển đô thị thông minh Thành phố Đà Nẵng là thành phố được Chính phủ chọn thí điểm sớm xây dựng đô thị thông minh, và cũng là một trong những