TÓM TẮT
Đại đoàn kết dân tộc là động lực của sự phát triển trong suốt tiến trình lịch sử Việt
Nam trải qua những bước thăng trầm của lịch sử. Những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp đổi
mới đất nước là kết quả của nhiều động lực nhưng đại đoàn kết dân tộc là động lực cơ bản.
Tuy nhiên, những năm gần đây nhiều mâu thuẫn xuất hiện, kìm hãm sức mạnh động lực đại
đoàn kết dân tộc. Bài viết đã đề xuất những giải pháp để giải quyết các mâu thuẫn đó, kích
thích hoạt động của con người theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là phát huy dân chủ xã
hội chủ nghĩa; thực hiện công bằng xã hội; giáo dục truyền thống đoàn kết toàn dân tộc;
chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội; đấu tranh chống lại những luận điệu tuyên truyền
nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đoàn kết toàn dân tộc – Động lực cơ bản của sự phát triển xã hội Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC – ĐỘNG LỰC CƠ BẢN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
XÃ HỘI VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
NGUYỄN LƯƠNG BẰNG(*)
NGUYỄN THỊ ƯNG(*)
TÓM TẮT
Đại đoàn kết dân tộc là động lực của sự phát triển trong suốt tiến trình lịch sử Việt
Nam trải qua những bước thăng trầm của lịch sử. Những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp đổi
mới ®ất nước là kết quả của nhiều động lực nhưng đại đoàn kết dân tộc là động lực cơ bản.
Tuy nhiên, những năm gần đây nhiều mâu thuẫn xuất hiện, kìm hãm sức mạnh động lực đại
đoàn kết dân tộc. Bài viết đã đề xuất những giải pháp để giải quyết các mâu thuẫn đó, kích
thích hoạt động của con người theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là phát huy dân chủ xã
hội chủ nghĩa; thực hiện công bằng xã hội; giáo dục truyền thống đoàn kết toàn dân tộc;
chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội; đấu tranh chống lại những luận điệu tuyên truyền
nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc.
ABSTRACT
The great national unity is the driving force of development process throughout the
history of Vietnamthrough the steps of historical vicissitudes. The great victory in the
innovation of the country as a result of more power but the grade unity is the basic motivation
However, in the recent year, many conflicts occur, and they curb the power dynamics of the
great national unity. Article has proposed solutions to resolve such conflicts, stimulating
activities of oriented socialism, which is to promote socialist democracy, the implementation
of social justice, religious education tradition of the nation, againsting the negative
phenomena in society, fighingt against the propaganda argument to break the great national
unity.
Đại đoàn kết là nhân tố cơ bản nhất bảo đảm sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam
trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Trong chiến tranh chống thực dân Pháp, sức mạnh của
đại đoàn kết dân tộc đã làm nên một Điện Biên chấn động địa cầu. Đại thắng mùa xuân năm
1975- đại thắng của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Truyền thống đại đoàn kết dân tộc trong
công cuộc xây dựng đất nước, đã và đang được phát huy lên một tầm cao mới từ khi có Đảng
cộng sản lãnh đạo theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo động lực cơ bản để thực hiện mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Động lực phát triển của xã hội Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa bao gồm
nhiều yếu tố: hoàn cảnh kinh tế xã hội, phương thức sản xuất và trao đổi, phân công lao động,
sự phát triển của lực lượng sản xuất, mâu thuẫn xã hội, đấu tranh giai cấp, trình độ quản lí,
giao thông vận tải, nhu cầu và lợi ích, đoàn kết toàn dân tộc, v.v. Mỗi yếu tố có vai trò, vị trí,
sức mạnh khác nhau trong việc thúc đẩy xã hội phát triển.
Đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn vốn của xã hội, nó có vị trí đặc biệt trong hệ thống
các động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Đó là sự đồng thuận, sự cố kết dân tộc, trong
đó nòng cốt là liên minh bền vững giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, tầng lớp trí
thức và các tầng lớp lao động khác. Hiện nay “đại đoàn kết toàn dân tộc đã được khẳng định ở
(*)TS, Đại học Vinh
(*)ThS, Học viện Chính trị Hành chính Khu vực I
một tầm nhận thức mới, là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa
quyết định đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng và sự phát triển bền vững của đất nước
và dân tộc”(1). Khái niệm “đại đoàn kết toàn dân” trước đây, hiện nay được Đảng cộng sản
Việt Nam đổi thành “đại đoàn kết dân tộc”. Khái niệm này được mở rộng ngoại diên để bổ
sung thêm nguồn nhân lực cho đất nước trong thời kì quá độ định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chẳng hạn, có những người Việt Nam ở nước ngoài nhưng không thể gọi là dân Việt Nam vì
họ đã nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng nếu gọi là dân tộc Việt Nam thì họ có trong thành
phần của cộng đồng dân tộc. “Đại đoàn kết dân tộc” tạo điều kiện cho đồng bào ở xa tổ quốc
tham gia vào sự nghiệp xây dựng đất nước, chống được khuynh hướng cô độc, hẹp hòi, chống
sự đoàn kết xuôi chiều, hình thức. Tư tưởng đại đoàn kết là tư tưởng của thời đại.
Thực tiễn đã chứng kiến, cùng lâm vào cảnh khủng hoảng, khó khăn như nhau, nhưng
ở châu Mỹ La tinh và gần đây nhất là Thái Lan thoát ra khỏi khủng hoảng rất khó khăn, vì sự
chia rẽ, tranh chấp, lật đổ. Nhưng ở vùng Đông Bắc Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,
xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc nên họ vượt qua khó khăn và phát triển nhanh.
Truyền thống đại đoàn kết của dân tộc ta là kết tinh trí tuệ của toàn dân tộc Việt Nam.
Do nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của đại đoàn kết dân tộc, nên Đảng cộng sản Việt
Nam luôn luôn quan tâm, tìm các giải pháp để phát huy sức mạnh của nó trong mọi giai đoạn
cách mạng, thể hiện trong nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm khai thác động lực đó để phát huy
sức mạnh trí tuệ của cả dân tộc. Đặc biệt từ sau Đại hội VI, các thế lực thù địch ra sức tìm
cách kích động, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, gây mâu thuẫn giai cấp, tôn giáo, vấn đề dân
tộc càng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khoá IX) đã ra nghị quyết “về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Hội nghị khẳng định “khối đại đoàn kết
toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn
sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (2)
Sự gắn kết của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội là lợi ích, lîi Ých d©n téc lµ lîi Ých
cña mäi giai cÊp vµ tÇng líp x· héi trong mét céng ®ång d©n téc. Lợi ích dân tộc là lợi ích
của cả cộng đồng bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Lợi ích vật chất là lợi ích
kinh tế, chủ quyền dân tộc với lợi ích quốc gia. Lợi ích tinh thần là truyền thống dân tộc, văn
hoá dân tộc. Dân tộc gắn liền với xã hội có giai cấp, có nhà nước và các thể chế chính trị. Dân
tộc có những đặc trưng cơ bản là cộng đồng về ngôn ngữ; cộng đồng về lãnh thổ; cộng đồng
về kinh tế; cộng đồng về văn hoá. Dân tộc không phải là số cộng giản đơn của các quan hệ đó
mà những quan hệ ấy có quan hệ nhân quả, tác động biện chứng với nhau một cách chặt chẽ
và độc đáo, bền vững trong lịch sử lâu dài hình thành và phát triển của cộng đồng.
Trong xã hội có giai cấp, một giai cấp tiến bộ phải dân tộc hoá được những mục tiêu
giai cấp của mình, đồng thời phải giai cấp hoá được sức mạnh của cả dân tộc, tức là cả dân
tộc đi theo mục tiêu của giai cấp thống trị. Đó là sự thống nhất lợi ích dân tộc và lợi ích giai
cấp, tính dân tộc và tính giai cấp trong quá trình phát triển đất nước. Lợi ích dân tộc gắn bó
hữu cơ với lợi ích giai cấp. Giai cấp thống trị chỉ tồn tại khi nào lợi ích của nó phù hợp với lợi
ích của dân tộc. Nếu giai cấp thống trị không bảo tồn và phát triển được truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, chủ quyền dân tộc, lợi ích của nó đối lập với lợi ích của dân tộc, nó sẽ bị dân tộc
loại bỏ. Ngoài giai cấp thống trị, các giai cấp, tầng lớp khác trong cộng đồng dân tộc cũng chỉ
tồn tại khi lợi ích của nó phù hợp với lợi ích dân tộc. Trong lịch sử, để bảo vệ lợi ích của giai
cấp cầm quyền, các giai cấp thống trị sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn bạo ngược nhất, kể cả “khổ
nhục kế” để duy trì, huy động sức mạnh của dân tộc, phục vụ lợi ích ích kỷ của chúng. Tuy
nhiên, những giai cấp đó sớm hay muộn cũng sẽ bị dân tộc lọc bỏ và tôn vinh giai cấp khác
lên nắm ngọn cờ dân tộc.
Trong những năm qua, với chủ trương đúng đắn của Đảng, chúng ta đã và đang từng
bước kết hợp hài hoà, hợp lí lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp trong cộng đồng dân tộc. Theo
đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện nay “35 triệu người Việt Nam đã thoát nghèo,
95% dân số đã được sử dụng điện và 90% được sử dụng hệ thống đường bộ” (3). Lợi ích của
nhân dân gắn liền với lợi ích của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, nhiều nhân tố thuận lợi để phát huy khối đại đoàn kết
mất đi, xuất hiện nhiều nhân tố, thời cơ mới và nảy sinh không ít những nhân tố kìm hãm, làm
rạn nứt khối đại đoàn kết, đưa đến sự chia rẽ cộng đồng dân tộc. Những nhân tố đó như là
phần chìm của tảng băng, khó phát hiện, và khi phát hiện được thì việc ngăn chặn sự phát
triển, lây lan cũng không dễ dàng.
Trước hết là âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực phản động.
Chống phá cách mạng nước ta là chiến lược lâu dài của chủ nghĩa đế quốc, chúng đang sử
dụng hàng loạt các biện pháp và âm mưu thâm độc phá hoại nhiều mặt, tìm những sơ hở của
chúng ta để thực hiện “diễn biến hoà bình”, khai thác khuynh hướng tư bản chủ nghĩa để làm
suy yếu, triệt tiêu động lực cách mạng nước ta, chúng không từ một thủ đoạn thâm độc nào để
chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xúi giục các phần tử phản động, cơ hội, các tôn giáo gây rối,
phá hoại công cuộc xây dựng đất nước. Về kinh tế chúng gây sức ép, tạo ra sự bất bình đẳng,
gây khó khăn, tranh chấp, giành giật tài nguyên, năng lượng bằng các biện pháp trừng phạt,
bán phá giá, huỷ hoại môi trường sinh thái làm cho khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng
lớp trong xã hội ngày càng lớn. Tạo cơ hội cho các thế lực kinh tế lợi dụng sức mạnh của
mình để chèn ép, áp đặt chính trị, lợi dụng khủng bố và chống khủng bố để thực hiện mưu đồ
chính trị của mình. Đất nước luôn luôn tiềm ẩn những nguy cơ phá vỡ khối đại đoàn kết dân
tộc, mất ổn định về kinh tế chính trị - xã hội.
Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có nhiều tác động tiêu cực, trái chiều đến
mọi lĩnh vực của đời sống - kinh tế - xã hội. Xuất hiện nhiều mầm mống mới của sự chia rẽ,
mất đoàn kết trong nội bộ dân tộc nảy sinh. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa, những
trào lưu tư tưởng của xã hội phương Tây tràn vào với những quan điểm "phi hệ tư tưởng"
nhằm mục đích vô hiệu hoá chức năng thế giới quan của các nguyên lí Mác - Lênin và thay
vào đó là những tài liệu phản động, lừa đảo, tuyên truyền chống phá chế độ. Coi việc chia rẽ
là một biện pháp lợi hại nhất để làm suy yếu cách mạng nước ta.
Bài học về mất đoàn kết dân tộc dẫn tới triệt tiêu động lực phát triển đã diễn ra ở nhiều
quốc gia dân tộc, điển hình là ở nước Nga trước đây, khi chính quyền Xô-viết ra đời, quyền tự
quyết dân tộc đã được thực hiện. Khi các nước xã hội chủ nghĩa ra đời, về cơ bản, quan hệ
giữa các nước xã hội chủ nghĩa là quan hệ hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi. Vấn đề dân tộc ở
các nước xã hội chủ nghĩa cơ bản đã được giải quyết. Nhưng sau này do những sai lầm chủ
quan, do siêu hình, nóng vội, vận dụng không đúng quan điểm về dân tộc của chủ nghĩa Mác,
mâu thuẫn giữa các dân tộc trong cộng đồng nảy sinh dẫn tới sự tan rã của chủ nghĩa xã hội.
Ý thức rõ được vấn đề đó, Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “động lực chủ yếu để phát
triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và
trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi
tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội” (4).
Để giải quyết những mâu thuẫn hiện nay, phát huy động lực của khối đại đoàn kết dân
tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa, những năm tới chúng ta cần thực hiện tốt hơn nữa
những giải pháp sau:
Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Muốn huy động được sức mạnh toàn dân tộc
phải phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, đó là thước đo của dân chủ. Bằng cách
đổi mới từng bước hệ thống chính trị, tăng cường dân chủ hoá đời sống xã hội, thực hiện quy
chế dân chủ từ cơ sở, tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân tham gia ngày càng đông đảo vào
các sinh hoạt chính trị của đất nước, góp phần xoá bỏ dần những ngăn cách giữa các giai cấp,
tầng lớp, làm cho các thành viên trong xã hội cởi mở, xích lại gần nhau hơn. Xây dựng Nhà
nước ta thực sự là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Thực hiện đồng bộ những
nhiệm vụ đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lập pháp và giám sát tối cao của Quốc hội
đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Cải cách nền hành chính nhà nước về thể chế hành
chính, tổ chức bộ máy và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tổ chức và hoạt động
tư pháp, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống bệnh quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước.
Xử lí nghiêm, kịp thời mọi hành vi tham nhũng, tội phạm. Từng bước hoàn thiện Nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm tránh bệnh dân chủ hình thức, "lợi dụng dân chủ",
mất dân chủ, né tránh, ẩn náu, tự vệ.
Thực hiện công bằng xã hội. Cơ chế thị trường buộc chúng ta phải chấp nhận bất
bình đẳng giữa các giai cấp, tầng lớp, nhưng sự bất bình đẳng ấy phải có giới hạn, không
được để phát triển thành mâu thuẫn đối kháng. Mất công bằng trong xã hội hiện nay diễn ra
trong nhiều lĩnh vực xã hội. Khoảng cách giàu nghèo lớn tạo ra nhiều tiêu cực xã hội như
chăm sóc sức khỏe, giáo dục, v.v. Tuổi thọ bình quân của nhóm những người giàu đang mỗi
năm một tăng lên, trong khi nhóm người nghèo chưa được cải thiện trong nhiều năm qua, việc
ngày càng nhiều người giàu lên khiến giá cả có xu hướng tăng. Với thu nhập thấp, người
nghèo hầu như không thể mua được nhà ở với giá như hiện nay. Theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, chúng ta không thể lựa chọn động lực phát triển dựa trên các nhóm lợi ích, như cách
làm của một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, v.v. Một số tổ chức kinh tế lớn có nhiều
quyền lực đến độ có thể tạo ra ảnh hưởng cho những chính sách của chính phủ. Rồi sau đó,
chính phủ có thể sẽ đứng về lợi ích của các nhóm thay vì lợi ích của nhân dân, không thiết lập
được sự công bằng xã hội, làm cho khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư ngày
càng xa, sự bất ổn của xã hội ngày càng tăng.
Chống các hiện tượng tiêu cực, lãng phí trong xã hội. Do cơ chế quản lí yếu kém
dẫn tới tiêu cực, lãng phí tài nguyên của đất nước. Sự độc quyền của các tập đoàn kinh tế nhà
nước làm cho một số Đảng viên, cán bộ thực dụng khi leo lên vị trí nào đó họ làm ăn chụp
giật, cục bộ, phụng sự cho một nhóm quyền lợi chứ không phụng sự cho dân tộc để vươn ra
thế giới.
Để nhường đất cho các dự án, nhiều hộ dân phải di dời, tái định cư, không kế sinh
nhai, nhiều vướng mắc trong công tác bồi thường, ổn định đời sống cho dân vẫn còn ngổn
ngang, khiến đời sống một số đồng bào phải di dời, tái định cư hết sức khó khăn. Chất lượng
nhà quá kém, cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng đồng bộ, dân tái định cư không đất sản xuất.
Lòng tốt của dân bị lạm dụng do tính toán vụ lợi bởi những chủ đầu tư chỉ quan tâm đến lợi
ích kinh tế, mà thiếu quan tâm đến lợi ích của dân. Nhiều cuộc đình công, bãi công của công
nhân diễn ra, xung đột lợi ích của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội có nguy cơ rạn nứt khối
đại đoàn kết dân tộc. Hiện nay chúng ta đang tích cực mở rộng quan hệ quốc tế trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, định hướng xã hội chủ nghĩa phải trên cơ sở giữ
vững độc lập chủ quyền của đất nước, không thể mở rộng bằng mọi giá hoặc trả giá quá đắt.
Giáo dục truyền thống đoàn kết toàn dân tộc. Trong bài viết Nên học sử ta, Hồ Chí
Minh đã khẳng định: “Sử ta dạy cho ta bài học này: lúc nào nhân dân ta đoàn kết muôn người
như một thì đất nước ta độc lập tự do. Trái lại, lúc nào nhân dân ta không đoàn kết thì bị nước
ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên
mãi...” (5) Theo tinh thần đó thì thời bình cũng như thời chiến, sự nhất trí về chính trị và tinh
thần trong nhân dân tăng lên, trở thành một nhân tố căn bản đảm bảo sự ổn định chính trị-xã
hội, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Quốc gia nào khắc phục được những mâu thuẫn nội
tại để cùng tìm thấy lợi ích chung đều tạo ra được động lực thúc đẩy sự phát triển của dân tộc.
Ngược lại, nơi nào mà dân tộc chia rẽ, đối địch với nhau, thì dù có tài nguyên phong phú, dân
số đông đúc, vẫn bị triệt tiêu sức mạnh, vị thế quốc tế suy giảm. Ở nước ta hiện nay, cùng với
sự phát triển của công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì giữa con người với con người ngày càng
thiếu chất keo kết dính. Hiện nay Việt Nam đang “có trên 500.000 người lao động ở nước
ngoài” (6), nếp sống gia đình truyền thống đang ngày càng mai một, lối sống ngày càng Tây
hoá. Sắp tới, “hàng năm sẽ đưa được 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài” (7), đời sống
vật chất sẽ được cải thiện. Nhưng cái mất không phải là nhỏ, nhiều gia đình đổ vỡ, trẻ em
thiếu tình thương yêu của bố mẹ. Trong một số trường học quan hệ thầy trò và các hoạt động
giáo dục xã hội khác bị hạn chế, ý thức cộng đồng, ý thức đoàn kết dân tộc trong tầng lớp sinh
viên ngày càng mơ hồ, mai một.
Con người Việt Nam vốn sống nghĩa tình với nhau, nhưng sự tăng tốc của xã hội hiện
đại làm cho sinh hoạt cộng đồng chưa thích ứng kịp. Để bù đắp những hẫng hụt đó, người ta
thường tìm đến với nhau bằng các hình thức hoạt động: hội đồng hương, hội đồng môn, họp
lớp, đồng đội cùng chiến trường xưa, v.v. những hoạt động tự phát đó góp phần không nhỏ
củng cố, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Các nhà trường hiện nay chưa thật sự tìm
được chất keo kết dính trong ý thức đoàn kết của sinh viên. Thậm chí trong đời sống của một
số thanh niên thành thị hiện nay còn nảy sinh bệnh “sống chết mặc bay”.
Hiện nay có một số người lãng quên ý thức dân tộc, hi sinh lợi ích dân tộc, hoạt động
của họ thuần túy vì lợi ích cá nhân. Có thể họ chưa hiểu hoặc vô cảm, bị chi phối bởi lợi ích
nhóm, bởi tư tưởng thực dụng, họ sẵn sàng bỏ ra hàng chục tỷ đồng, hàng triệu USD để mua
máy bay, du thuyền cá nhân chủ yếu cho mục đích “làm hàng” trưng bày, với các chi phí duy
trì, bảo dưỡng đắt đỏ hàng triệu đô la mỗi năm, để thể hiện đẳng cấp vượt trội của mình trong
xã hội. Trong khi bản thân trốn thuế, tham nhũng, kinh doanh bất hợp pháp, phá hoại tài
nguyên, môi trường, thờ ơ, vô tâm trước nỗi khổ của những người lao động trong doanh
nghiệp của mình, của đồng bào nghèo và trước những khó khăn chung của dân tộc. Đối với
tầng lớp này phải giáo dục cho họ hiểu rằng: Đất nước ta là của cả dân tộc, mọi người Việt
Nam phải có trách nhiệm đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước và
có quyền được sống, được hưởng các thành quả lao động, cống hiến trên giang sơn của mình.
Họ phải dũng cảm vượt qua sự cám dỗ của các nhóm lợi ích, dứt khoát đặt lợi ích của dân tộc
lên trên hết. Sự giàu có của họ không thể đạt được nếu không có sự hi sinh, góp sức lao động
của quần chúng nhân dân. Vì vậy, cả hệ thống chính trị phải tích cực tham gia giáo dục giá trị
tinh thần truyền thống đoàn kết toàn dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đấu tranh chống lại những luận điệu tuyên truyền nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết
dân tộc.
Các thế lực thù địch luôn tìm những sơ hở của chúng ta để thực hiện “diễn biến hoà
bình” coi việc chia rẽ là một biện pháp lợi hại nhất để làm suy yếu cách mạng nước ta. Nếu
chúng ta chủ động hội nhập kinh tế quốc tế giữ vững độc lập chủ quyền của đất nước, xây
dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, thực hiện công bằng xã hội, chống tham nhũng, hoàn thiện
nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn tình trạng kinh tế chậm phát triển, trì trệ,
lạm phát, nâng cao đời sống nhân dân, khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường như tranh
chấp lợi ích, xã hội phân hoá thành các đẳng cấp, v.v. thì đã tạo ra được sức đề kháng trong ý
thức mỗi người dân để chống lại những luận điệu gây mất đoàn kết của các thế lực thù địch.
Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển kinh tế chỉ
dựa vào các tập đoàn lớn trong nước, xuất khẩu nguyên liệu thô, vốn FDI, gia công hàng hoá,
v.v. như hiện nay là khó bền vững.
Xử lí nghiêm một số người "do thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái và có biểu
hiện vụ lợi cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội", những người có