Tóm tắt
Làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng mạnh mẽ tới mọi mặt của đời
sống kinh tế - xã hội đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (DNKNST).
Bên cạnh thuận lợi là số vốn đầu tư của hoạt động khởi nghiệp không lớn nhưng lợi
nhuận thu về của doanh nghiệp lại tương đối cao thì các doanh nghiệp cũng phải đối
mặt với nhiều khó khăn và rào cản pháp lý lớn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả
tập trung phân tích thực tiễn và xu thế phát triển của DNKNST thời đại 4.0.
12 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 27 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo - Thực tiễn và xu thế phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
210
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO
- THỰC TIỄN VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN
ThS. Nguyễn Chu Du
Trường Đại học Công đoàn
Nguyễn Thị Thùy Dung
Trường Đại học Luật Hà Nội
Tóm tắt
Làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng mạnh mẽ tới mọi mặt của đời
sống kinh tế - xã hội đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (DNKNST).
Bên cạnh thuận lợi là số vốn đầu tư của hoạt động khởi nghiệp không lớn nhưng lợi
nhuận thu về của doanh nghiệp lại tương đối cao thì các doanh nghiệp cũng phải đối
mặt với nhiều khó khăn và rào cản pháp lý lớn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả
tập trung phân tích thực tiễn và xu thế phát triển của DNKNST thời đại 4.0.
Từ khóa: Doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, cách mạng công nghiệp 4.0.
1. Khái quát về DNKNST
Làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 tác động ngày càng mạnh mẽ tới mọi
mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Doanh nghiệp trong thời kỳ này dựa trên động lực
không có trần giới hạn là công nghệ và đổi mới sáng tạo. Song, cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 đang tạo ra nhiều thách thức khiến một số doanh nghiệp, một số ngành lạc
nhịp về công nghệ phải thu hẹp đáng kể và bị đào thải.
Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung đã đẩy mạnh hoạt
động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (startup). Trong tiếng Anh, thuật ngữ “start-up”
có hai nghĩa: Một là, phản ánh một trạng thái bắt đầu của một công việc kinh doanh
hoặc một dự án; Hai là, một doanh nghiệp được thành lập để thực hiện ý tưởng trên
cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng
tăng trưởng nhanh. Theo nghiên cứu của Paul Graham, DNKNST là doanh nghiệp
được lập ra với kỳ vọng tăng trưởng nhanh. Tốc độ tăng trưởng gắn với ý tưởng sáng
tạo mới là yếu tố quan trọng nhất xác định đó là một doanh nghiệp khởi nghiệp. Các
yếu tố khác (như doanh nghiệp mới thành lập, thuộc lĩnh vực công nghệ, được quỹ
đầu tư rủi ro tài trợ, vv.) chỉ có ý nghĩa phụ trợ (Paul Graham, 2005). Theo Mandela
Schumacher - Hodge cho rằng, đối với một doanh nghiệp khởi nghiệp thì tính đột phá
là điều bắt buộc. DNKNST có thể tạo ra những thứ chưa hề có trên thị trường hoặc
tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn. Công nghệ thường là đặc tính
tiêu biểu của sản phẩm từ một doanh nghiệp khởi nghiệp. Mặc dù, ngay cả khi sản
211
phẩm không dựa nhiều vào công nghệ, thì doanh nghiệp khởi nghiệp cũng cần áp
dụng công nghệ để đạt được mục tiêu kinh doanh và tham vọng tăng trưởng (Lê Xuân
Trường, 2018).
Tại Việt Nam khái niệm DNKNST mới được đưa vào văn bản chính thức
đầu tiên là “loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai
thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới”( Quyết định số 844/QĐ–
TTg ngày 18/5/2016). Trên thực tế, các quy định liên quan đến hỗ trợ doanh
nghiệp khởi nghiệp đã xuất hiện từ những năm đầu 2010, khi Nghị định về trợ
giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chính phủ (Nghị định số
56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009) được ban hành. Tuy nhiên hệ thống pháp lý hỗ
trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp được đề cập chính thức tại các văn bản quy
phạm pháp luật của Việt Nam từ năm 2016, cho đến nay vẫn đang trong quá trình
xây dựng và hoàn thiện.
2. DNKNST thực tiễn và xu thế phát triển
2.1. Hệ thống chính sách của Nhà nước về DNKNST
Việt Nam thực hiện một số nhiệm vụ lớn, mang tính chiến lược đó là cơ cấu
lại nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và thực hiện mô hình tăng trưởng từ chủ yếu
dựa theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở
rộng quy mô, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả (Văn kiện Đại hội XI,
2011). Nghị quyết Quốc hội cũng khẳng định: xác định mục tiêu tổng quát là tập
trung nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực phát triển, xác định trọng
tâm chính sách của Chính phủ là vấn đề phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân
trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài, cải thiện môi trường kinh
doanh (Quốc hội, 2016) Nghị quyết của Chính phủ với mục tiêu đặt ra là sẽ xây
dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững; cả nước
có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp quy mô
lớn, nguồn lực mạnh; khu vực tư nhân Việt Nam đóng góp khoảng 48 - 49% tổng
sản phẩm quốc nội (GDP), khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; năng suất các
nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp khoảng 30- 35% GDP; năng suất lao động xã hội
tăng khoảng 5%/năm. Hàng năm, khoảng 30- 35% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt
động đổi mới sáng tạo (Chính phủ, 2016).
Ngoài các văn bản chung về DNKNST các cơ quan Nhà nước đã ban hành các
văn bản, quy định pháp luật về hỗ trợ khuyến khích các DNKNST. Theo đó “Doanh
nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp sáng tạo (đối tượng được hỗ trợ theo Luật) là doanh
nghiệp được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công
nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh”. Điều kiện để
doanh nghiệp được nhận hỗ trợ đó là, Thứ nhất, có thời hạn không quá 5 năm kể từ
212
ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu; Thứ hai, chưa chào bán chứng
khoán ra công chúng (Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa).
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ gồm 5 hình
thức như sau: (i) Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ trang thiết bị tại cơ
sở kỹ thuật; hỗ trợ tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung; hướng dẫn thử
nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới; (ii) Hỗ trợ
đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về xây dựng, phát triển sản phẩm; thu hút đầu tư; tư
vấn về sở hữu trí tuệ; thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo
lường, chất lượng; (iii) Hỗ trợ về thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kế nối
mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng
tạo; (iv) Hỗ trợ thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; (v) Cơ chế cấp bù lãi suất đối với
khoản vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp sáng tạo thông qua các tổ chức
tín dụng (Nghị định số 39/2018/NĐ-CP).
Chi tiết hóa các hình thức hỗ trợ của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là
các chính sách cụ thể về: Thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Nghị định 34/2018/NĐ-CP; Nghị định 39/2019/NĐ-
CP); Đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo đã tạo khung pháp
luật cơ bản cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư
khởi nghiệp sáng tạo, cơ chế sử dụng ngân sách địa phương đầu tư vào doanh nghiệp
nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư khởi
nghiệp sáng tạo (Nghị định số 38/2018/NĐ-CP);
Hiện thực hóa các chính sách chung Chính phủ đã triển khai Đề án “Hỗ trợ hệ
sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 với mục tiêu: Thứ
nhất, giai đoạn đầu đến năm 2020 hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo; thiết lập được cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia;
hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó 50 doanh nghiệp gọi
được vốn thành công từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập,
với tổng giá trị ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng; Thứ hai, đến năm 2025, hỗ trợ phát
triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ phát triển 600 doanh nghiệp
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; 100 doanh nghiệp tham gia Đề án gọi được vốn đầu tư
từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính
khoảng 2.000 tỷ đồng.(Quyết định số 844/QĐ-TTg)
Để thực hiện tốt Đề án trên, Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai 12 dự án
và 03 đề tài cụ thể sẽ được triển khai với mục tiêu: Nâng cao năng lực cho các thành
phần của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, liên kết các hệ sinh thái khởi
213
nghiệp quốc gia và xây dựng cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ hỗ
trợ DNKNST (Quyết định số 171/QĐ-BKHCN; Quyết định số 3362/QĐ-BKHCN
Ngoài ra, còn một số đề án khác hỗ trợ sinh viên, phụ nữ khởi nghiệp (Quyết
định số 1665/QĐ-TTg, Quyết định số 939/QĐ-TTg). Bên cạnh đó, còn các nghị quyết
của các HĐND tỉnh, các quyết định, kế hoạch, chương trình của UBND tỉnh về khởi
nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Nhìn chung, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 cùng với các văn bản
hướng dẫn đã tạo nhiều thuận lợi để doanh nghiệp nhỏ và vừa được khởi nghiệp sáng
tạo với các mục tiêu như sau.
Bảng 1. Các mục tiêu chính sách phát triển khởi nghiệp của Việt Nam
Loại Mục tiêu
Pháp luật - Hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.
Thông tin - Vận hành Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia
Số lượng dự án
được hỗ trợ
- Giai đoạn đầu (không rõ mốc): 800 dự án
- Giai đoạn hai (2025): 2.000 dự án
Số lượng doanh
nghiệp được hỗ trợ
- Giai đoạn đầu (không rõ mốc): 200 doanh nghiệp, trong đó 50
doanh nghiệp gọi vốn thành công, tổng giá trị 1.000 tỷ đồng
- Giai đoạn hai (2025): 600 doanh nghiệp, trong đó 100 doanh
nghiệp gọi vốn thành công, tổng giá trị 2.000 tỷ đồng
(Nguồn: VCCI 2017, Tổng hợp từ Đề án 844)
2.2. Đánh giá hệ thống pháp lý và chính sách hỗ trợ DNKNST
Nhìn chung, các quy định pháp luật và chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại
Việt Nam còn thiếu đồng bộ, cụ thể và vẫn tồn tại nhiều xung đột, mâu thuẫn. Các
quy định chủ yếu còn mang tính chung chung, có phạm vi đối tượng rộng, dàn trải
với đối tượng được hỗ trợ là gần như toàn bộ các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà
chưa có sự định hướng riêng cho nhóm đối tượng đặc thù, đặc biệt là các doanh
nghiệp khởi nghiệp.
Mặc dù các quy định, hướng dẫn để triển khai hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp ở
các địa phương đã được cụ thể hóa, rõ ràng hơn, song việc thu hẹp, tập trung vào các
nhóm đối tượng nhất định vẫn chưa được đảm bảo. Không ít trường hợp, các quy
định, hướng dẫn của các địa phương chỉ đơn thuần là lựa chọn và nhắc lại một số nội
dung của Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm
2025”. Tính đến thời điểm hiện tại, Đề án ban hành theo Quyết định số 844/QĐ-TTg
gần như là văn bản duy nhất đặt ra các mục tiêu cụ thể mang tính định lượng về phát
triển doanh nghiệp khởi nghiệp với các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn. Song, Đề án
214
này cũng như các đề án khác chỉ mang tính định hướng, không ràng buộc trách nhiệm
đối với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào, cũng không có biện pháp xử lý nào trong trường
hợp không đạt được mục tiêu. Từ đó, đã dẫn đến việc thực hiện hỗ trợ DNKNST bị
hạn chế, khó khăn.
3. Thực trạng DNKNST ở Việt Nam hiện nay
3.1. Số lượng DNKNST tại Việt Nam:
Tuy số lượng doanh nghiệp thành lập mới tại Việt Nam tương đối cao nhưng
trên thực tế, các DNKNST trong số đó lại rất ít.
Bảng 2: Số lượng DNKNST ở Việt Nam
Năm Số lượng DNKNST
2015 1.800
2016 3.000
2017 3.860
2018 4.460
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ VCCI, Đề án 844)
Mặc dù số lượng DNKNST còn chiếm số lượng nhỏ so với tổng số doanh
nghiệp hiện nay tuy vậy, nếu tính trên đầu người thì số các công ty khởi nghiệp của
Việt Nam cao hơn các quốc gia khác như Trung Quốc (2.300 công ty khởi nghiệp),
Ấn Độ (7.500 công ty khởi nghiệp) và Indonesia (2.100 công ty).
So sánh giữa các DNKNST cho thấy, số lượng DNKNST trong các lĩnh vực
công nghệ thông tin cao hơn các lĩnh vực khác. Riêng trong lĩnh vực công nghệ, Việt
Nam được đánh giá là thị trường mới nổi giàu tiềm năng.
Theo thống kê của tổ chức Topica Founder Institute (TFI), năm 2017, Việt
Nam tiếp nhận 92 thương vụ đầu tư KNST với tổng số vốn hơn 291 triệu USD, tăng
gần gấp đôi về mặt số lượng thương vụ và gần 50% về mặt tổng số vốn đầu tư so với
năm 2016 (50 thương vụ với 205 triệu USD). Trong số đó, có 8 thương vụ thoái vốn
thành công thông qua mua bán và sáp nhập (M&A) trị giá 128 triệu USD. Năm 2015,
giá trị đầu tư là 137 triệu USD và giá trị thoái vốn là khoảng 300 triệu USD (do có
thương vụ bán Misfit trị giá 260 triệu USD).
Mặc dù có sự tăng trưởng tương đối mạnh mẽ, nhưng nguồn vốn đầu tư cho
DNKNST (hay còn gọi là “startup”) tại Việt Nam vẫn tương đối khiêm tốn so với
khu vực và trên thế giới. Theo Tech in Asia3, năm 2017, khu vực Đông Nam Á đã
thu hút 7,86 tỷ USD đầu tư vào khởi nghiệp, như vậy số vốn đầu tư Việt Nam thu hút
được chiếm tỷ phần rất nhỏ, chưa đến 5%. Theo tạp chí uy tín về khởi nghiệp
215
CBInsights, từ năm 2012 tới nay, Việt Nam, đứng thứ tư về lượng vốn ĐTMH thu
hút được, sau Singpore, Indonesia và Malaysia. (VCCI, 2018)
Theo báo cáo thường niên về tình hình đầu tư khởi nghiệp năm 2018 của Topica
Founder Institute (TFI), trong năm 2018 các công ty khởi nghiệp Việt Nam đã nhận được
889 triệu USD đầu tư trong 92 thương vụ với các Quỹ đầu tư trong và ngoài nước, gấp 3
lần so với năm 2017 (cùng số thương vụ) và gấp 6 lần năm 2016 (TFI,2019)
Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam ngày một phát triển và tạo ra nhiều
điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo có cơ hội tiếp cận các nguồn lực.
Bảng 3: Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam
Các tác nhân Số lượng
Số quĩ đầu tư mạo hiểm
(Bao gồm từ hỗ trợ đến các giai đoạn: khởi đầu, Series A, Series B)
40
Số nguồn vốn đầu tư 7 tỷ USD
Số lượng vườn ươm và tổ chức thúc đẩy kinh doanh 40
Khu làm việc chung 70
(Nguồn: Trịnh Đức Chiều, Phan Hoàng Lan, Topica Founder Institute, Vietnam
startup deal insight 2018.)
Dự kiến trong các năm tới, các Startup giai đoạn đầu của Việt Nam sẽ tiếp tục
thu hút những khoản đầu tư lớn với ước tính của các năm 2019, 2020 và 2021 lần
lượt là 205 triệu USD, 320 triệu USD và 440 triệu USD.
3.2. Khu vực và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các DNKNST
Theo kết quả khảo sát của Viettonkin (2019) các DNKNST đa phần ở các
thành phố lớn.
(Nguồn: Viettonkin,2019))
Biểu đồ 1: Phân bố các DNKNST ở Việt Nam
45%
15%
29%
11%
Hà Nội
Đà Nẵng
Hồ Chí Minh
Khác
216
Kết quả khảo sát phản ánh Hà Nội vẫn chiếm số lượng DNKNST nhiều nhất
nước với 45.0% tiếp đó là Hồ Chí Minh với 29.0% và Đà Nẵng là 15.0% còn các
thành phố khác chỉ chiếm 11.0%. Tiếp theo là các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của
các DNKNST.
Bảng 4: Lĩnh vực hoạt động của DNKNST
Lĩnh vực Tỉ lệ %
Dịch vụ du lịch 15.4
IT 13.2
Thực phẩm và đồ uống 11.0
Thương mại điện tử 9.9
Dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp 8.8
Phần cứng 8.8
Phần mềm 8.5
Các lĩnh vực khác 24.4
Dựa trên khảo sát Khởi nghiệp Viettonkin, về khu vực mà các Startup khởi
nghiệp thể hiện nhóm lĩnh vực dịch vụ du lịch với 15,4 % chủ sở hữu Startup đã chọn.
CNTT đứng thứ hai trong các lĩnh vực khởi nghiệp phổ biến. Thực phẩm và đồ uống
được lựa chọn là 11% số người được hỏi. Thương mại điện tử, dịch vụ chuyên nghiệp,
phần cứng và phần mềm cũng là lĩnh vực phổ biến cho Startup, lần lượt nắm giữ gần
10%, 8,8% và 8,8%. Thực tế này phản ánh đúng xu hướng phát triển của thời kỳ cách
mạng công nghiệp 4.0 hiện nay với đặc điểm: Một là, doanh nghiệp khởi nghiệp dựa
trên nền tảng công nghệ thông tin không cần quá nhiều vốn đầu tư ban đầu; Hai là,
doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ thông tin chỉ cần có ý tưởng sáng tạo, cách làm
hay và có khả năng tăng trưởng, thúc đẩy nền kinh tế; Ba là, có khả năng kết nối toàn
cầu qua công nghệ IoT, dễ dàng học hỏi từ các quốc gia trên thế giới.
3.3. Trình độ công nghệ của DNKNST
Trình độ công nghệ nói chung và chuyển giao công nghệ nói riêng là nền tảng
cho tính sáng tạo đổi mới quyết định đến việc doanh nghiệp thành lập mới có phải là
DNKNST hay không. Kinh nghiệm ở các nước phát triển trên thế giới, đầu tư cho các
hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ chủ yến phần lớn là khu vực doanh
nghiệp, xuất phát từ hoạt động R&D của doanh nghiệp, chứ không phải nhà nước. Sự
đầu tư của nhà nước chỉ mang tính hỗ trợ, đầu tư cơ bản, đầu tư cho các nghiên cứu
cơ bản. Tuy nhiên, hiện nay cho thấy, tại Việt Nam, doanh nghiệp nói chung và doanh
nghiệp tư nhân nói riêng chưa thật sự quan tâm đến R&D trong lĩnh vực khoa học
công nghệ, phát triển công nghệ. Điều này thể hiện qua việc thực hiện chính sách và
217
các quy định hoặc khuyến khích các công ty tư nhân dành 10% doanh thu trước thuế
cho các hoạt động R&D (hoạt động nghiên cứu và phát triển) của doanh nghiệp, hoặc
sự đầu tư của doanh nghiệp cho các hoạt động đổi mới, tiếp cận công nghệ mới trong
sản xuất, kinh doanh. Theo kết quả khảo sát, thì ngoại trừ một số doanh nghiệp lớn,
đặc biệt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin¸còn tuyệt đại đa
số doanh nghiệp không quan tâm nhiều lắm đến đầu tư cho lĩnh vực R&D. Vì thế,
tổng mức đầu tư toàn xã hội cho KHCN hiện chưa đến 1% GDP, con số này ở các
nước phát triển là 3 - 4%. Trong khi đó, Nghị quyết 20/NQ-TW đặt ra phải đầu tư
cho khoa học công nghệ tối thiểu 1,5% GDP vào năm 2015 và 2% vào năm 2020
(Nguyễn Thị Thùy Dung, 2019)
Với tỷ lệ nhân lực khoa học và công nghệ còn thấp, việc thực hiện đổi mới sáng
tạo là rất hạn chế. “Bán buôn, bán lẻ; sữa chữa ô tô, xe máy”, “Xây dựng” và “Công
nghiệp chế biến, chế tạo” là các lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp thành lập mới cao
nhất, lần lượt là 46.380 doanh nghiệp (tăng 2,1%), 16.735 doanh nghiệp (tăng 4,4%),
16.202 doanh nghiệp (tăng 0,07%). Số vốn đăng ký nhiều nhất là ở lĩnh vực “Kinh doanh
bất động sản” với 430.193 tỷ đồng; đây cũng là ngành có tỷ lệ doanh nghiệp thành lập
mới tăng cao nhất, đạt 40%. Các lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm
là: “Vận tải kho bãi” (giảm 34%), “Nghệ thuật, vui chơi và giải trí” (giảm 9,1%), “Nông,
lâm nghiệp và thủy sản” (giảm 5,5%), “Thông tin và truyền thông” giảm 3,8%, “Khai
khoáng” (giảm 3,1%) (Cục quản lý kinh doanh, 2018)
3.4. Về lao động của khu vực doanh nghiệp
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, giai đoạn 2010 - 2017, bình quân mỗi
năm khu vực doanh nghiệp thu hút thêm 5,9% lao động. Theo khu vực kinh tế, mỗi
năm khu vực công nghiệp và xây dựng thu hút thêm 5,5% lao động, khu vực dịch vụ
thu hút thêm 6,9% lao động và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thu hút giảm
0,6% lao động. Theo loại hình doanh nghiệp, mỗi năm doanh nghiệp khu vực nhà
nước giảm 4% lao động. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước hiện thu hút nhiều
lao động nhất, bình quân giai đoạn 2010 - 2017 mỗi năm khu vực này thu hút thêm
5,7% lao động. Khu vực FDI là khu vực đang có tốc độ thu hút lao động tăng nhanh
nhất trong ba khu vực, bình quân giai đoạn 2010 - 2017, mỗi năm khu vực này thu
hút thêm 11,1% lao động. Theo địa phương, có 26/63 địa phương có tốc độ thu hút
lao động trong khu vực doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2010 - 2017 cao hơn tốc
độ tăng bình quân cả nước, trong đó: Bắc Ninh tăng 19,8%; Thái Nguyên tăng 18,1%;
Hậu Giang tăng 15,2%; Vĩnh Phúc tăng 13,8%; Bắc Giang tăng 13,4%; Hà Nam tăng
13,3%; Tiền Giang tăng 12,8%; Bến Tre tăng 11,8% Có 9/63 địa phương có tốc độ
thu hút lao động trong khu vực doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2010 - 2017 giảm,
gồm: Hà Giang giảm 4%; Bắc Kạn giảm 2,7%; Phú Yên giảm 2,3%; Gia Lai giảm
2,1%; Sơn La giảm 1,6%; Lai Châu giảm 1,5%; Đắk Lắk giảm 1,4%; Cao Bằng giảm
218
0,4%; Quảng Trị giảm 0,2% (Tổng cục thống kê, 2018). Có thể thấy, cách mạng công
nghiệp 4.0 đã và đang tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước,
đem đến nhiều cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, khi
các doanh nghiệp có ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo.
4. Giải pháp thúc đẩy DNKNST ở Việt Nam
Nhận diện được các vấn đề của các DNKNST, Nhà nước thực hiện chính sách hỗ
trợ, can thiệp để giúp đỡ các DNKNST. Qua đó, thúc đẩy sự phát triển của các DNKNST,
các biện pháp hỗ trợ mà các Chính phủ đã hoặc đang thực hiện đều tập trung vào việc giúp
giải quyết hoặc xử lý các vướng mắc, khó khăn, hạn chế của DNKNST.
4.1. Hoàn thiện chính sách, môi trường pháp lý
Hoàn