Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - Nguyễn Ái Quốc

Tại thủ đô nước Pháp, từ năm 1921, Nguyễn Ái Quốc đã từng phân tích những lý do lịch sử và khẳng định: “Chủ nghĩa cộng sản dễ dàng vào Châu á, dễ dàng hơn là ở Châu âu” (I, 35). Người còn nói: “ Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân Châu á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn” (I, 36). Ngay tại thời điểm đó, Hồ Chí Minh đã xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam là hướng tới xây dựng chủ nghĩa cộng sản, mà trước hết là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Quyết định đó của Người là cơ sở khách quan và khoa học. Trong một loạt bài viết hồi đó, đặc biệt là trong hai tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925) và “Đường Kách mệnh” (1927), Nguyễn Ái Quốc một mặt tố cáo sự bóc lột thậm tệ nhân dân các nước thuộc địa và cả ở chính quốc của chủ nghĩa đế quốc thực dân, mặt khác tuyên truyền chủ nghĩa Lê nin một cách nhiệt huyết và với niềm tin vô hạn, đồng thời kêu gọi nhân dân lao động bị áp bức đoàn kết cùng nhau đánh đổ chủ nghĩa tư bản và xây dựng nền hòa bình thế giới. Người hiểu rằng, chỉ có con đường duy nhất là làm cách mạng thì mới giành được độc lập cho dân tộc, và làm theo cách mạng tháng Mười Nga thì mới đem lại tự do và hạnh phúc cho dân mình. Điều này có nghĩa rằng, đối với các dân tộc thuộc địa, trong đó có Việt Nam, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trước hết phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc. Vì vậy, người chủ trương “ làm tư sản dân quyền cách mạng vá thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” (III, 1). Đây là một trong những luận điểm hết sức sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh khi Người vận dụng chủ nghĩa Mác – lê nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

docx7 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2537 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - Nguyễn Ái Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Tại thủ đô nước Pháp, từ năm 1921, Nguyễn Ái Quốc đã từng phân tích những lý do lịch sử và khẳng định: “Chủ nghĩa cộng sản dễ dàng vào Châu á, dễ dàng hơn là ở Châu âu” (I, 35). Người còn nói: “ Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân Châu á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn” (I, 36).  Ngay tại thời điểm đó, Hồ Chí Minh đã xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam là hướng tới xây dựng chủ nghĩa cộng sản, mà trước hết là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Quyết định đó của Người là cơ sở khách quan và khoa học. Trong một loạt bài viết hồi đó, đặc biệt là trong hai tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925) và “Đường Kách mệnh” (1927), Nguyễn Ái Quốc một mặt tố cáo sự bóc lột thậm tệ nhân dân các nước thuộc địa và cả ở chính quốc của chủ nghĩa đế quốc thực dân, mặt khác tuyên truyền chủ nghĩa Lê nin một cách nhiệt huyết và với niềm tin vô hạn, đồng thời kêu gọi nhân dân lao động bị áp bức đoàn kết cùng nhau đánh đổ chủ nghĩa tư bản và xây dựng nền hòa bình thế giới. Người hiểu rằng, chỉ có con đường duy nhất là làm cách mạng thì mới giành được độc lập cho dân tộc, và làm theo cách mạng tháng Mười Nga thì mới đem lại tự do và hạnh phúc cho dân mình. Điều này có nghĩa rằng, đối với các dân tộc thuộc địa, trong đó có Việt Nam, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trước hết phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc. Vì vậy, người chủ trương “ làm tư sản dân quyền cách mạng vá thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” (III, 1). Đây là một trong những luận điểm hết sức sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh khi Người vận dụng chủ nghĩa Mác – lê nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.  Cách mạng là sự đồi mới đổi mới toàn diện trên cơ sở phá bỏ tận gốc chế độ xã hội cũ lạc hậu, phản động. cuộc cách mạng nào cũng mang tính chất đó.Đảm bảo mọi quyền lợi ra sao, như thế nào ?....lại là một vấn đề khác. Mác đã nói: sự nghiệp cách mạng là của quần chúng. Hy vọng được hưởng những thành quả của cách mạng, nên quần chúng tham gia cách mạng như ngày hội và sẵn sàng hy sinh xương máu chi cách mạng. Tuy nhiên, khảo sát từ thực tiễn, từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX Nguyễn Ái Quốc đã rút ra nhận xét xác đáng: “cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ,nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục ( tước đoạt ) công nông,ngoài thi nó áp bức thuộc địa. kách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hằng mong thoát khỏi áp bức. kách mệnh An Nam nên nhớ những điều ấy” (II, 274 ). Người đi đến khẳng định: “ trong thế giới bây giờ chỉ có kách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi.( thành công triệt để ), nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do,bình đẳng thật,không phải tự do và bình đẳng giả dối như chủ nghĩa đế quốc Pháp khoe khoe khoang bên An Nam”…. “ kách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn kách mệnh thành công thì phải (dựa vào ) dân chúng ( công nông ) làm gốc, phải có đảng vững bền,phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất.Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư( tức chủ nghĩa Mác ) và Lê nin” (II, 280 ).  Như vậy,ngay từ khi tiếp cận chủ nghĩa Mac – Lênin,Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu và chấp nhận tính hiện đại của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học, bởi Người nhận thức rằng, chỉ có chủ nghĩa này mới có thể giúp các dân tộc thuộc địa tiến hành giành độc lập hoàn toàn và từ đó đưa nhân dân của mình tiến tới tới tự do,hạnh phúc thực sự. Và, cũng vì vậy,ngay từ khi đó,trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã xác lập một cách bền vững luận điểm độc lập dân tộc luôn gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Hồi đó, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “ Cuộc cách mạng vô sản không thể thắng lợi ở các nước nông nghiệp và nửa nông nghiệp nếu như giai cấp vô sản cách mạng không được quần chúng nông dân ủng hộ tích cực . đó là một sự thực hiện nhiên đối với cả hai cuộc cách mạng – cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng vô sản. Trong thời kỳ cách mạng tư sản dân quyền,cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản để thực hiện các khẩu hiệu của mình và chuyển cuộc cách mạng tư sản dân quyền thành cách mạng vô sản không thể giành được thắng lợi hoàn toàn nếu không có khối liên minh cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân,nếu không có sự tham gia tích cực của quần chúng nông dân bị áp bức vào việc thực hiện những khẩu hiệu của cách mạng” (II, 413 ).  Quan điểm này về sau được Hồ Chí Minh cụ thể hóa, đặc biệt trong “ Chương trình Việt Minh” (III, 583-586), trong bài báo “Dân Vận” (V, 698-700),cũng như ở nhiều bài nói,bài viết khác, đều nhằm vận động quần chúng nhân dân, đối với Việt Nam lúc bấy giờ đại bộ phận nông dân, ủng hộ và tham gia cách mạng, họ không những được bảo đảm mọi quyền lợi mà còn được Đảng lãnh đạo với mục đích: “ Kháng chiến thẳng lợi, kiến quốc thành công, thực hiện dân chủ mới,tiến đến chủ nghĩa xã hội,rồi đến chủ nghĩa cộng sản” (VII, 243 ). Dưới hình thức “thường thức chính trị” ( VII, 201-251), Hồ Chí Minh giải thích một loạt khái niệm một cách giản dị và đặt ra những nhiệm vụ hết sức cụ thể để cán bộ,đảng viên tuyên truyền mục đích của Đảng ( lúc này là Đảng Lao động Việt Nam ). Người khẳng định,ngươi cày có ruộng ( “canh giả hữu kỳ điền” ) chỉ là một chính sách dân chủ, nhưng dưới chế độ dân chủ mới,về kinh tế,Đảng có nhiệm vụ lãnh đạo “phát triển nông nghiệp,công nghệ, thủ công,thương nghiệp,giao thông vận tải,để cải tiến kinh tế và tài chính của nhà nước,cải thiện đời sống của nhân dân” trên cơ sở năm loại kinh tế khác nhau: kinh tế quốc doanh; hợp tác xã; kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ; tư bản tư nhân; và, tư bản nhà nước (ngày nay gọi là kinh tế nhiều thành phần). Người phân tích,loại đầu thuộc về chủ nghĩa xã hội và là “lãnh đạo”,loại thứ hai và ba là nửa chủ nghĩa xã hội,hai loại cuối đương nhiên là chủ nghĩa tư bản. Người còn nhấn mạnh,việc xây dựng kinh tế phải gắn mật thiết với xây dựng quân đội,xây dựng chính quyền,xây dựng văn hóa và phát động quần chúng triệt để để thi hành chính sách ruộng đất. Có thể hiểu “dân chủ mới” là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,mà Việt Nam cũng như các nước Đông Âu,Trung Quốc phải kinh qua,do hoàn cảnh lịch sử ở các nước này nên,đa số từ nền nông nghiệp lạc hậu đi lên,quy định. Đây là một nhận thức rất mới của Hồ Chí Minh về quy luật phát triển các phương thức sản xuất,các chế độ kinh tế -xã hội trong lịch sử xã hội loài người. Đây cũng là sự vận dụng sáng tạo học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học Mác-Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam. Năm 1960, trong bài viết “ Ba mươi năm hoạt động của Đảng” (X, 7-22),Hồ Chí Minh phát biểu quan điểm,tư tưởng và quyết tâm của Đảng là nhất định đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội,và người chỉ ra “đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Hai nhiệm vụ,xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục hoàn thành cách mạng dân chủ ở miền nam, “đều nhằm mục tiêu chung là: củng cố hòa bình,thực hiện thống nhất nước nhà trên nền tảng độc lập và dân chủ”. Như vậy là,trong bất kỳ hoàn cảnh nào của mỗi giai đoạn,của từng thời kỳ cách mạng Việt Nam,Hồ Chí Minh cũng kiên trì giữ vững quan điểm “độc lập tự dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Lập trường trước sau như một của Người là có cơ sở lý luận và thực tiễn,phù hợp với quy luật khách quan,có giá trị bổ sung vào học thuyết Mác-Lênin và có thể áp dụng rộng rãi đối với các nước có hoàn cảnh tương tự Việt Nam trên con đường tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay là tất yếu,vì theo Hồ Chí Minh,chỉ có chủ nghĩa xã hội (và chủ nghĩa cộng sản) mới có khả năng giải quyết mâu thuẫn về quyền tư hữu tư liệu sản xuất,cái mà từ đó sinh ra mâu thuẫn giai cấp và tình trạng khủng hoảng về mọi mặt trong lòng chủ nghĩa tư bả. Và điều quan trọng hơn,chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thực hiện được mục tiêu: “Ai cũng no ấm,sung sướng,tự do,ai cũng có thông thái đạo đức” (VII, 251).Luận điểm “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” hình thành ở thành phố Hồ Chí Minh từ rất sớm.trong tác phẩm “Đường kách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc dành hẳn một chương viết về “hợp tác xã” (II,313-318) ,mà theo Người hợp tác xã là loại kinh tế nửa xã hội chủ nghĩa và là “góp gạọ thổi cơm chung” cho khỏi hao của,tốn công,lại có nhiều phần vui vẻ,cũng có nghĩa rằng hợp tác xã vừa có ý nghĩa một loại hình tổ chức sản xuất ( thuộc phạm trù kinh tế) vừa bao hàm cả ý nghĩa xã hội. Đúc rút từ lịch sử hình thành và phát triển loại thành phần kinh tế này, Nguyễn Ái Quốc chỉ ra rằng,hợp tác xã trước là có ích lợi cho dân,sau là bớt sức bóp nặn của tụi tư bản và đế quốc chủ nghĩa”. Với Việt Nam,đại bộ phận dân số là nông dân với nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp và khá phát triển các hoạt động thương nghiệp,tiểu thủ công nghiệp,việc áp dụng loại hình hợp tác xã là phù hợp và rất cần thiết. Về cách tổ chức hợp tác xã,Người viết: “ Không phải làng nào cũng phải lập mỗi làng mỗi hợp tác xã. Cũng không phải mỗi làng phải lập cả mấy hợp tác xã. Cũng không phải có hợp tác xã này thì không lập hợp tác xã kia.Chẳng qua theo hoàn cảnh nơi nào lập được hợp tác xã nào và có khi hai hợp tác xã –mua và bán –lập chung cũng được”. Hồ Chí Minh bàn về hợp tác xã hội trước khi dân tộc giành được độc lập. Đó là tầm nhìn chiến lược . Luôn luôn nghĩ vê quyền lợi của nước, của dân Ngươi sớm ý thức tìm phương cáchto63 chức nhân dân để họ tự giác cải thiên điều kiện lao động, cải thiện đời sống của chính họ và đấu tranh chống sự bóc lột của giai cấp thống trị . Bàn về hợp tác xã, Người đã trang bị cho quần chúng nhân dân cả lý luân va vũ khí đê ho chuẩn bị tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và dần tiên lên xây dựng chủ nghĩa xã hội .Hợp tác xã càng phát triển rộng rãi thì cách mạng càng đông lực lượng và càng bền vững về mọi phương diện (tất nhiên là trong điều kiên của chế độ dân chủ mới , trong đó kinh tế quốc doanh là chủ đạo). Chuẩn bị xây dựng hợp tác xã cũng là một yếu tố quan trọng để xây dựng một nền kinh tế tự chủ. Nghiên cứu những tinh hoa mà nền văn minh nhân loại đã đạt được, hiểu rõ bản chât va những ích lợi do chúng đem lại,vận dụng chúng có chọn lọc vào con đường cch1 mạng của nước mình, trực tiếp giúp cho dân mình cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân họ để vươn tới cuộc sống mới , đó là nét đặc sắc , độc đáo trong tư tưởng và hành động cách mạng của Hồ Chí Minh. Đấu tranh đánh đổ cái cũ lạc hậu, phản động, đồng thời tiến hành xây dựng cái mớ tiên tiến là phương châm ứng sử , là phương pháp tư duy đúng đắn , xuyên suốt cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh . Đó chính la cốt lõi của luận điểm kết hợp dộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghiên cứu và vân dụng chủ nghĩa xã hội khoa học Mác – Lê nin, hơn ai hết Hồ Chi Minh thấu triết rằng :trong xu thế của thời đại , cách mạng Việt Nam muốn đi đến thắng lợi hoàn toàn , thì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu ,vấn đề còn lại là chọn các bước đi thích hợp, các biện pháp , phương pháp thích hợp để đảm bảo thắng lợi cho cung thời kỳ , từng giai đoạn . Phải am hiểu sâu sắc, tinh tường , nắm trắc cái nền tảng , gốc gác , cái cơ bản , chính yếu của học thuyết Mác – Lênin, một học thuyết đồ sộ có tác dụng cải tạo thế giới một cách triệt để , thì Hồ Chí Minh mới nói và viết những vấn đề to lớn , phức tạp một cách đơn giản , mạch lạc, sáng sủa, dễ hiểu ,dễ đi vào long người. Hồ Chí Minh có lối tư duy và diễn đạt khác người, khó có ai bắt trước nổi; cái khác người ấy lại không xa lạ với quảng đại quần chúng lao động nghèo khổ, nên họ tiếp thu nhanh , nhớ lâu va dễ làm theo . Bởi, tư tưởng Hồ Chí Minh gần với nguyện vọng của người lao động , lý luân đấy mà như không lý luận. Người toàn dùng “ chữ nhỏ ” thôi mà toàn dùng những “chuyện “ lớn , rất lớn . Tư tưởng Hồ Chí Minh là tổng hòa những mạch tư duy của người về những vấn đề , những lĩnh vực khác nhau, hòa quyện trong nhau thành một dòng chủ đạo là độc lập dân tôc và chủ nghĩa xa hội . cách mang Việt Nam muốn đi đến thắng lợi hoàn toàn , thì toàn bộ tiến trình của nó và ở tưng bước đi cụ thể của nó không thể tách rời , không được tách rời hai nhiệm vụ cách mạng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa . Phát biểu ngắn gọn và súc tích về sự nghiệp báo chí cách mạng của mình , tại Đại hội lần thứ hai Hội nhà báo Việt Nam ,ngày 6 tháng 4 năm 1959 Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “vê nội dung viết , mà các cô các chú gọi là “đề tài “, thi tất cả đề tài Bác viết chỉ có một “đề tài “:chống thực dân đê quốc , chống phong kiến địa chủ , tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội . Duyên nợ của Bác đối với báo chí là như vậy đó “ (IX , 419 ). Độc lập dân tộc và chu nghĩa xã hội , như Hồ Chí Minh đã nói, đó là :” Nước ta hoàn toàn độc lập , dân ta được hoàn toàn tự do , đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành “. Lời nói đó không chỉ là “sự ham muốn tột bậc “ của người , nó là mục đích cuối cùng của cách mạng , của con đường cách mạng mà người lựa chọn và dẫn dắt toàn dân thực hiện . Lịch sử cách mạng của dân tộc trên thế giới , kể cả thành công và thất bại , dã giúp Hồ Chí Minh lựa chọn con đường đi của cách mạng Việt Nam . thực tiễn của cách mạng tháng Mười Nga đã giúp Hồ Chí Minh khẳng định con đường đi của cách mạng Việt Nam . Người viết về cách mạng tháng Mười và một tình cảm sâu đậm:” Như ánh mặt trời rạng đông xua tan bóng tối . Cuộc cách mạng tháng mười đã chiếu rọi ánh sáng mới vào lịch sử loài người “, và :Cách mạng tháng mười đã chứng tỏ có khả năng lật đổ nền chuyên chính của bọn bóc lột , xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa , một xã hội bảo đảm cho đất nước phát triển rực rỡ một cách nhanh chóng chưa từng thấy , đưa quần chúng lao động đến một cuộc sống xứng đáng , vẻ vang và ngày cang phồn vinh, làm cho người lao động có một Tổ quốc tư do, hạnh phúc và hùng cường , hướng tới những chân trời tươi sáng , mà trước kia không thể nghĩ tới “ (VIII, 558 – 560). Ngày trước , đọc “Luận cương về vấn đề thuộc địa” của Lênin , chủ nghĩa yêu nước của Nguyễn Ái Quốc được tiếp sức và phát triển tư duy nên tầm cao mới ; sau này , thực tiễn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô với những thành tựu chói sáng càng thúc giục Hồ Chí Minh phấn đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội . Tính biện chứng của độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội là một khách quan , tất yếu; có giành được độc lập dân tộc thì mới có điều kiện , nên tảng để tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội . (Điều này không chỉ đúng với các dân tộc thuộc địa , mà còn đúng với cả các nước tư bản phát triển trong việc chính đảng của giai cấp công nhân có giành được lại được quyền lãnh đạo về tay giai cấp mình không , để từ đó xây dựng chế độ xã hội mới , thiết lập một phương thức sản xuất mới . Thực tế cho thấy , ngoài Cuộc cách mạng tháng Mười Nga , phong trào cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa chưa đủ sức mạnh để lật nhào chế độ tư bản , đánh đổ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ). Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội , một mặt la điều kiện để đảm bảo cho những giá trị mà cách mạng dân tộc dân chủ đạt được , mặt khác đem lại cho quần chúng nhân dân lao động những điều kiện phát triển mới , có tương lai , có hiện thực nhìn thấy được .  Tiến hành cuộc cách mạnh xã hối chủ nghĩa , chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo của giai cấp mình tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện , đổi mới tận gốc chế độ bóc lột , trực tiếp là chủ nghĩa tư bản , tiêu diệt nó bằng cách , như cách nói của Nguyễn Ái Quốc là cắt đứt cả hai cái vòi của con đỉa đế quốc thực dân , bắt tay vào xây dựng phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa – một hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ để tiến tới chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới . Trái lại với nền kinh tế tư bản chu nghĩa – nền kinh tế dựa vào bóc lột giai cấp công nhân ngày càng nặng nề , sự bần cùng hóa quần chúng lao động và sự cướp bóc của dân tộc bị nô dịch , nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và văn hóa ngày càng cao của nhân dân lao động trên cơ sợ nhà nước dân chủ nhân dân lắm quyền sở hữu về vật tư sản xuất , đẩy mạnh công nghiệp hóa , không ngừng tăng năng xuất lao động và phát triển văn hóa . Hay nói cách khác , nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải đảm bảo :quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ; vì vậy tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng ; cách mạng quan hệ sản xuất , cách mạng khoa học – kỹ thuật và cách mạng tư tưởng văn hóa trong đó cách mạng khoa học – kỹ thuật là then chốt – là đòi hỏi khách quan , có tính quy luật . Thực tiễn cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh đã chứng minh chân thực và hùng hồn sự kiên định của Người về lập trường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội . Sự kiên định của người xuất phát từ nhân cách “cách mạng tiên cách tâm”, từ sự kết tinh văn hóa nhân loại , từ truyền thống đến hiện đại . Khát vọng của người là khát vọng chung của nhân loại cần lao . Người đấu tranh vì nền tự do của dân tộc mình và vì nền hòa bình thế giới . Người dẫn dắt cách mang Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và làm phong phú thêm chủ nghĩa Lênin , góp phần to lớn vào phong trào cộng sản và công nhân quốc tế . Kết quả hoạt động của người ở mỗi thời kỳ cách mạng Việt Nam đều đóng những giấu son vào lịch sử dân tộc . Đó là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 và mười lăm năm sau là sự ra đời của nước Việt Nam độc lập . Thời kỳ này (từ năm 1911, đặc biệt sau năm 1919 ), tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành và cơ bản hoàn thiện v07i1 một loạt luận điểm cách mạng sáng tạo , xác lập cho một cách mạng Việt Nam một đường hướng rõ nét nhất quán từ lý luận đến hành động cách mạng . Đường lối khang chiến - kiến quốc của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo tiếp tục thực hiên tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và được nâng lên thành chủ nghĩa nhân đạo – lấy nhân nghĩa thắng hung tàn . Cuộc kháng chiến trường kỳ đã huy động toàn dân tham gia , dựa vào long dân , sức dân để chiến thắng quân xâm lược , chắc thắng mới đánh và đã đánh là thắng lợi . Toàn dân hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua là yêu nước , yêu nước phải thi dua “ – thi đua đánh giặc va thi đua sản xuất . “Tăng gia sản xuất phải đi đôi với thực hanh tiết kiệm”, không chỉ là tinh thần tự lực tự cường mà còn là thước đo về đạo đức cách mạng . Hiếm có những dân tộc nào như Việt Nam co được một cuộc thi đua rầm rộ như thế , một cuộc thi đua biểu thị sức mạnh của dân tộc và mang tính chất , đặc điểm của xã hội xã hội chủ nghĩa , vì mỗi người dân đều biết đặt lợi ích dân tộc , lợi ích cách mạng nên trên hết thảy , sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân , gia đình , làng xóm để giữ vững nền độc lập – tự do , “thà chết chứ không chịu làm nô lệ “ , “Tổ quốc hay là chết “.Chiến thắng Điện Biên Phủ , ngày 7 tháng 5 năm 1954 , mở ra cho cách mạng Việt Nam một thời kỳ mới . hơn lúc nào hết , tư tưởng dộc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội càng được thăng hoa lên đỉnh cao là chủ nghĩa anh hùng cách mạng – anh hung trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, anh hùng trong chiến đấu chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai . Đồng bào và chiến sĩ hai miền, tiền tuyến và hậu phương , cùng thi đua và làm hậu thuẫn cho nhau để hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam , tiến tới thống nhất nước nhà và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội . Cũng chưa có một dân tộc nào trên thế giới thực hiện thắng lợi tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội như ở Việt Nam, điều này lý giải vì sao Việt Nam, một nước đất không rộng , người không đông, điều kiện kinh tế - xã hội nghèo nàn, lạc hậu, tiêm lực quân sự nhỏ bé , lại chiến thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ. Với ngọ