Đối chiếu kết cấu “Số + Lượng + Danh”, kết cấu biểu thị thứ tự trong tiếng Trung và tiếng Anh và ứng dụng của việc đối chiếu vào giảng dạy

1. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây, sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc làm cho tiếng Trung (hay còn gọi là tiếng Hán, tiếng Hoa) thực sự trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng trên trường quốc tế. Tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM, số lượng sinh viên khoa tiếng Anh đăng ký học tiếng Trung như ngoại ngữ hai hiện nay lên đến con số hàng trăm. Số sinh viên này khi tốt nghiệp sẽ là nguồn nhân lực biết sử dụng cả hai ngôn ngữ quốc tế quan trọng bậc nhất. Điều đó cho thấy công tác giảng dạy tiếng Trung tại khoa này không những đáp ứng nhu cầu của sinh viên mà còn góp phần cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Do đó, nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Trung cho sinh viên khoa Anh là vấn đề cần được chú trọng. Sinh viên khoa Anh là những đối tượng có điểm tuyển sinh đầu vào cao và có năng lực tiếng Anh vững chắc. Mặt khác, tiếng Anh được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông từ năm lớp sáu. Như vậy, tính đến thời điểm bước vào đại học, bất cứ sinh viên nào cũng đã tiếp xúc với tiếng Anh ít nhất tám năm. Vì đặc điểm này, thiết nghĩ, đối chiếu tiếng Trung và tiếng Anh là một kênh nghiên cứu có tiềm năng khai thác để ứng dụng vào công tác giảng dạy tiếng Trung, tạo điều kiện cho sinh viên học tập ngôn ngữ mới thông qua một ngôn ngữ gần gũi khác bên cạnh tiếng Việt. Đối chiếu hai ngôn ngữ là một công việc phức tạp và đòi hỏi tốn rất nhiều công sức. Với năng lực, kiến thức còn hạn chế, tôi đã chọn nghiên cứu và đối chiếu kết cấu “số + lượng + danh” và kết cấu biểu thị thứ tự của tiếng Trung với thành phần tương đương của tiếng Anh. Tôi nhận thấy rằng, đây là những kết cấu mang những nét đặc biệt, thể hiện sự khác biệt về đặc điểm loại hình của hai ngôn ngữ, việc đối chiếu có thể ứng dụng vào công tác giảng dạy.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đối chiếu kết cấu “Số + Lượng + Danh”, kết cấu biểu thị thứ tự trong tiếng Trung và tiếng Anh và ứng dụng của việc đối chiếu vào giảng dạy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 46 ĐỐI CHIẾU KẾT CẤU “SỐ + LƯỢNG + DANH”, KẾT CẤU BIỂU THỊ THỨ TỰ TRONG TIẾNG TRUNG VÀ TIẾNG ANH VÀ ỨNG DỤNG CỦA VIỆC ĐỐI CHIẾU VÀO GIẢNG DẠY. Phạm Ngọc Đăng (Sinh viên năm 4, Khoa Tiếng Trung) GVHD: TS. Vương Khương Hải 1. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây, sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc làm cho tiếng Trung (hay còn gọi là tiếng Hán, tiếng Hoa) thực sự trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng trên trường quốc tế. Tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM, số lượng sinh viên khoa tiếng Anh đăng ký học tiếng Trung như ngoại ngữ hai hiện nay lên đến con số hàng trăm. Số sinh viên này khi tốt nghiệp sẽ là nguồn nhân lực biết sử dụng cả hai ngôn ngữ quốc tế quan trọng bậc nhất. Điều đó cho thấy công tác giảng dạy tiếng Trung tại khoa này không những đáp ứng nhu cầu của sinh viên mà còn góp phần cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Do đó, nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Trung cho sinh viên khoa Anh là vấn đề cần được chú trọng. Sinh viên khoa Anh là những đối tượng có điểm tuyển sinh đầu vào cao và có năng lực tiếng Anh vững chắc. Mặt khác, tiếng Anh được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông từ năm lớp sáu. Như vậy, tính đến thời điểm bước vào đại học, bất cứ sinh viên nào cũng đã tiếp xúc với tiếng Anh ít nhất tám năm. Vì đặc điểm này, thiết nghĩ, đối chiếu tiếng Trung và tiếng Anh là một kênh nghiên cứu có tiềm năng khai thác để ứng dụng vào công tác giảng dạy tiếng Trung, tạo điều kiện cho sinh viên học tập ngôn ngữ mới thông qua một ngôn ngữ gần gũi khác bên cạnh tiếng Việt. Đối chiếu hai ngôn ngữ là một công việc phức tạp và đòi hỏi tốn rất nhiều công sức. Với năng lực, kiến thức còn hạn chế, tôi đã chọn nghiên cứu và đối chiếu kết cấu “số + lượng + danh” và kết cấu biểu thị thứ tự của tiếng Trung với thành phần tương đương của tiếng Anh. Tôi nhận thấy rằng, đây là những kết cấu mang những nét đặc biệt, thể hiện sự khác biệt về đặc điểm loại hình của hai ngôn ngữ, việc đối chiếu có thể ứng dụng vào công tác giảng dạy. 2. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp đối chiếu. Cụ thể là nghiên cứu ba quyển Giáo trình Hán ngữ nằm trong phân phối chương trình tại khoa Anh, thống kê các kết cấu “số + lượng + danh” và kết cấu biểu thị thứ tự xuất hiện trong giáo trình, cuối cùng là phân tích chỉ rõ điểm khác biệt, tác dụng của việc đối chiếu. Năm học 2009– 2010 47 3. Kết quả nghiên cứu Kết cấu “số + lượng + danh” và kết cấu biểu thị thứ tự đều thuộc phạm vi liên quan đến định ngữ số lượng trong tiếng Trung. Định ngữ là thành phần phụ trong câu, phụ thuộc về ngữ pháp vào danh từ và có chức năng nêu thuộc tính, đặc trưng của sự vật, hiện tượng, Sự khác biệt lớn đầu tiên giữa định ngữ tiếng Trung và tiếng Anh nằm ở vị trí của nó đối với danh từ trung tâm (trung tâm ngữ). Trong tiếng Anh, các loại định ngữ nằm trước trung tâm ngữ bao gồm: định ngữ chỉ định từ (mạo từ, tính từ chỉ định, tính từ sở hữu, sở hữu cách), định ngữ tính từ (chỉ số đếm, thứ tự, tính chất, đặc điểm), định ngữ danh từ, định ngữ động từ. Các loại định ngữ nằm sau trung tâm ngữ bao gồm: định ngữ phó từ, định ngữ kết cấu giới từ, định ngữ kết cấu chủ - vị. Trong tiếng Trung, tất cả các loại định ngữ đều nằm trước trung tâm ngữ. Hai kết cấu “số + lượng + danh”, biểu thị thứ tự của hai ngôn ngữ này tuy tương đồng về mặt tương quan vị trí với trung tâm ngữ nhưng khác nhau trong cách thức cấu tạo và diễn đạt ý nghĩa. 3.1. Kết cấu “số + lượng + danh” Thông qua thống kê và đối chiếu, kết cấu này được phân loại theo tiêu chí số lượng được biểu đạt: số lượng một và số lượng nhiều hơn một. 3.1.1. Số lượng một Chúng ta cùng xem xét một vài ví dụ sau của tiếng Trung: 一本书 (một cuốn sách), 一台电脑 (một cái máy vi tính), 一个人 (một con người/ một người), 一支笔 (một cây viết). Trong các ví dụ trên, ứng với mỗi danh từ là một lượng từ (trong tiếng Việt quen gọi là từ chỉ xuất): 本 (cuốn, âm Hán – Việt: bổn/ bản), 台 (cái, âm Hán – Việt: đài), 个 (con, âm Hán – Việt: cá), 支 (cây, âm Hán – Việt: chi). Ngữ tương đương với các ví dụ này trong tiếng Anh có thể là: a book/ one book, a computer/ one computer, a man/ one man, a pen/ one pen. Như vậy, có hai điểm cần chú ý ở trường hợp số lượng một: (1) khi biểu thị số lượng một trong tiếng Anh, có thể dùng định ngữ là mạo từ bất định hoặc tính từ chỉ số lượng, trong tiếng Trung thì sử dụng thống nhất một kết cấu “số từ + lượng từ”; (2) lượng từ chỉ xuất hiện trong tiếng Trung, tiếng Anh không có thành phần ngữ pháp tương đương. 3.1.2. Số lượng nhiều hơn một Trong trường hợp này, chúng ta tiếp tục bắt đầu từ những ví dụ trong tiếng Trung: 两本书 (hai cuốn sách), 四个国家 (bốn quốc gia), 五片叶子 (năm chiếc lá), 七座山 (bảy ngọn núi). Bốn ví dụ này tương đồng về cách thức cấu tạo của bốn ví dụ số lượng một ở trên: số từ + lượng từ + trung tâm ngữ (danh từ). Ngữ tương đương với bốn ví dụ này trong tiếng Anh là: two books, four countries, five Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 48 leaves, seven mountains. Khi biểu thị số lượng nhiều hơn một, bên cạnh số từ ở phía trước, trung tâm ngữ (danh từ) biến đổi để biểu thị số nhiều. Hình vị biểu thị số nhiều được thêm vào danh từ chính bao gồm: {-s}, {-es}. Ở trường hợp này, chúng ta thấy có điểm khác nhau về cách thức cấu tạo lẫn cách biểu đạt ý nghĩa trong hai ngôn ngữ. Thứ nhất, về mặt cấu tạo, lượng từ là thành phần nằm giữa số từ và trung tâm ngữ trong tiếng Trung, trong tiếng Anh chỉ có số từ nằm ngay sát phía trước trung tâm ngữ và không có thành phần nào xen vào. Thứ hai, về mặt biểu đạt ý nghĩa, do sự khác biệt về loại hình ngôn ngữ nên thông tin được biểu đạt trong các ví dụ được hiển thị ở các vị trí khác nhau. Trong tiếng Trung, thông tin về số lượng hiển thị toàn bộ ở số từ. Trong tiếng Anh, ý nghĩa về số lượng được biểu thị không chỉ ở nằm số từ mà còn trong cấu tạo của bản thân danh từ chính. 3.2. Kết cấu biểu thị thứ tự Bên cạnh kết cấu biểu thị số lượng, kết cấu biểu thị thứ tự là một dạng kết cấu ngữ pháp mà sinh viên tiếp xúc ngay từ những ngày đầu học tiếng Trung. Chúng ta có các ví dụ sau: 第一天 (ngày thứ nhất), 第二课 (bài thứ hai), 第四十 天 (ngày thứ bốn mươi). Phía trước số từ có xuất hiện tiền tố 第 (âm Hán – Việt: đệ) để biểu thị số thứ tự: 第一 (thứ nhất, âm Hán – Việt: đệ nhất), 第二 (thứ hai, âm Hán – Việt: đệ nhị), 第四十 (thứ bốn mươi, âm Hán – Việt: đệ tứ thập). Đằng sau số thứ tự có thể xuất hiện danh từ, hoặc lượng từ, hoặc kết cấu “lượng + danh”. Phần lớn các kết cấu biểu thị thứ tự khi làm định ngữ tu sức cho danh từ, thường yêu cầu có sự xuất hiện của lượng từ đằng trước trung tâm ngữ: 第二十 九届奥运会 (Thế vận hội lần thứ 29, Thế vận hội XXIX), 第三届大会 (Đại hội lần thứ 3, Đại hội III) ,第五本书 (Cuốn sách thứ năm). Quy tắc có thể rút ra khi sử dụng kết cấu biểu thị thứ tự trong tiếng Trung như sau: (1) thêm tiền tố 第 vào phía trước số từ để có số chỉ thứ tự, (2) đằng sau kết cấu chỉ thứ tự có thể là danh từ (lúc này kết cấu biểu thị thứ tự đóng vai trò là định ngữ, tu sức trực tiếp cho danh từ, cụm “số thứ tự + danh” trở thành một cụm danh từ quen thuộc, không cần lượng từ ở giữa hai thành phần này), (3) đằng sau kết cấu chỉ thứ tự có thể là lượng từ hoặc kết cấu “lượng + danh” (tần suất xuất hiện trong tiếng Hán của các trường hợp này thường không có quy tắc, tùy thuộc vào thói quen sử dụng của cộng đồng). Trong tiếng Anh, khi biểu thị thứ tự, cách thống nhất để chuyển từ số đếm sang kết cấu biểu thị thứ tự là như sau: thứ nhất, chuyển số đếm sang số thứ tự bằng cách thêm hậu tố “th” vào sau số từ (một số trường hợp có ngoại lệ, biến đổi bằng cách riêng); thứ hai, đằng trước số thứ tự thêm mạo từ xác định “the”. Chúng ta có thể có một vài ví dụ sau: four (bốn) – fourth – the fourth (thứ tư); Năm học 2009– 2010 49 one (một) – first – the first (thứ nhất), nine (chín) – ninth – the ninth (thứ chín); thirty-one (ba mươi mốt) – thirty-first – the thirty-first (thứ ba mươi mốt). Sau kết cấu này là danh từ (lúc này kết cấu biểu thị thứ tự làm định ngữ tu sức cho danh từ). Trong tiếng Anh và tiếng Trung, cách thức biểu thị thứ tự được trình bày ở trên chỉ là một phần trong số tương đối nhiều các cách biểu thị thứ tự, cách hình thành định ngữ biểu thị thứ tự. Tuy nhiên, đây là cách biểu thị cơ bản nhất và xuất hiện ngay trong giáo trình Hán ngữ được giảng dạy tại khoa Anh. Thông qua thống kê, phân tích, đối chiếu, tôi nhận thấy rằng có những nét khác biệt giữa kết cấu “số + lượng + danh” và kết cấu biểu thị thứ tự trong tiếng Trung với ngữ tương đương trong tiếng Anh. Do đó, chúng tôi hình thành hai sơ đồ sau thể hiện sự khác nhau trên để sử dụng trong quá trình giảng dạy: Hình 1. Sơ đồ cách chuyển đổi từ cụm danh từ có định ngữ mạo từ bất định, định ngữ số từ trong tiếng Anh sang kết cấu “số + lượng + danh” trong tiếng Trung Hình 2. Sơ đồ cách chuyển đổi từ cụm danh từ có định ngữ biểu thị thứ tự trong tiếng Anh sang cụm danh từ có định ngữ biểu thị thứ tự trong tiếng Trung Ghi chú: Dấu chéo (x) biểu thị sự tiêu biến của mạo từ xác định “the”. 4. Kết luận, kiến nghị Bài nghiên cứu cho thấy, kết quả đối chiếu bước đầu chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các thành phần ngữ pháp, các kết cấu biểu thị ý nghĩa xuất hiện trong hai ngôn ngữ Trung – Anh. Đây là tiền đề để tiến hành những công tác nghiên cứu, đối chiếu sâu hơn nữa giữa hai ngôn ngữ này và ứng dụng vào công tác giảng dạy tiếng Trung tại khoa Anh. Trong kho khóa luận tại thư viện trường chúng ta, theo khảo sát, số lượng đề tài nghiên cứu đối chiếu Trung – Anh là rất ít, còn các đề tài nghiên cứu khả năng và phương pháp ứng Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 50 dụng đối chiếu vào công tác giảng dạy tiếng Trung cho sinh viên khoa Anh là hoàn toàn chưa có. Điều này cho thấy vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức. Thiết nghĩ, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đối chiếu này và ứng dụng của nó vào giảng dạy. Kết quả thu được có thể áp dụng cho sinh viên khoa Anh và khảo sát hiệu quả của nó. Nếu thành công, phạm vi áp dụng cũng có thể được mở rộng sang các khoa có tổ chức giảng dạy tiếng Trung như ngoại ngữ tự chọn. Sinh viên các khoa khác cũng đã được học tiếng Anh từ lớp sáu, việc giảng dạy tiếng Trung thông qua phương pháp bắc cầu từ tiếng Anh để đối tượng sinh viên này có thể hiểu được tiếng Trung là hoàn toàn khả thi. Xa hơn nữa, việc đối chiếu nếu đạt kết quả tốt, có thể được sử dụng để biên soạn một số tài liệu phục vụ cho việc học tiếng Anh của sinh viên khoa Trung. Đây là một công việc đạt được hiệu quả hai chiều, sinh viên học tiếng Trung có cơ sở để nắm vững tiếng Anh và ngược lại. Đào tạo nguồn nhân lực biết và sử dụng tốt hai ngoại ngữ quan trọng nhất trên trường quốc tế là hoàn toàn phù hợp với sứ mạng của Trường Đại học Sư phạm TPHCM, nhu cầu của đất nước, cũng như nhu cầu phát triển của bản thân sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ĐH Ngôn ngữ Bắc Kinh (2004), Giáo trình Hán ngữ tập 1 quyển 1, NXB KHXH, Trương Văn Giới, Lê Khắc Kiều Lục biên dịch. [2] ĐH Ngôn ngữ Bắc Kinh (2004), Giáo trình Hán ngữ tập 1 quyển 2, NXB KHXH, Trương Văn Giới, Lê Khắc Kiều Lục biên dịch. [3] ĐH Ngôn ngữ Bắc Kinh (2004), Giáo trình Hán ngữ tập 2 quyển 1, NXB KHXH, Trương Văn Giới, Lê Khắc Kiều Lục biên dịch. [4] Lưu Nguyệt Hoa, Phan Văn Ngu, Cố Vĩ (2006), Ngữ pháp thực hành tiếng Hán hiện đại, Xưởng in sách Thương Vụ, Phần III, chương 3. [5] Paul Roberts (1956), Patterns of English; Harcourt, Brace & World, Inc; Part Four, 16. Noun clusters, page 77 – 95. [6] Rebecca E. Hayden, Dorothy W. Pilgrim, Aurora Quiros Haggard (1956), Mastering American English; Prentice-Hall, Inc; Unit One, part II, page 13; Unit One, part III, page 25 – 30.
Tài liệu liên quan