Đôi điều về cá tra và cá basa phần 1

Cá tra và cá basa là hại loài cá da trơn được nuôi khá nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long (tập trung chủ yếu ở hai tỉnh: An Giang và Đồng Tháp). Hai loài cá này có thịt trắng và ngon, cổ giá trị xuất khẩu cao, đặc biệt là cá basa. Hiện nay, nước ta đã xuất khẩu cá basa đến hơn 40 thị trường trên khắp thế giới. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là cá nguyên con, cá miếng, cá khúc tươi đông lạnh (sẵn sàng để nấu), phơi khô, đóng hộp (sẵn sàng để ăn).

pdf15 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đôi điều về cá tra và cá basa phần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đôi Điều Về Cá Tra Và Cá Basa Phần 1 Cá tra và cá basa là hại loài cá da trơn được nuôi khá nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long (tập trung chủ yếu ở hai tỉnh: An Giang và Đồng Tháp). Hai loài cá này có thịt trắng và ngon, cổ giá trị xuất khẩu cao, đặc biệt là cá basa. Hiện nay, nước ta đã xuất khẩu cá basa đến hơn 40 thị trường trên khắp thế giới. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là cá nguyên con, cá miếng, cá khúc tươi đông lạnh (sẵn sàng để nấu), phơi khô, đóng hộp (sẵn sàng để ăn). Hình minh họa ở Việt Nam, người ta nuôi cá tra và cá basa theo hình thức nuôi tập trung và bán tập trung trong lồng, bè và ao. Việc sản xuất con giống nhân tạo và áp dụng kỹ thuật tiên tiến cũng đã giúp cho nghề nuôi cá phát triển mạnh, giá thành giảm và hợp vệ sinh. I. TÊN KHOA HỌC VÀ THƯƠNG MẠI Năm 1991, Roberts và Vidthayanon đã xếp cá tra vào giống Pangasius và đặt tên khoa học cho chúng là Pangasius sutchi. Song cái tên này đã không được công nhận chính thức. Đến năm 1996, Rainboth (1996), đặt tên khoa học mới cho loài cá tra là Pangasianodon hypophthcdmus (Rainboth đã tách cá tra từ giống Pangasỉus sang giống Pangasianodon). Hiện nay, nhiều người đã chấp nhận cái tên này, song theo quan điểm của chúng tôi, từ lâu người Việt Nam đã biết hãi loài cá này với tên khoa học như sau: cá tra: Pangasỉus hypophthalmus (Sauvage, 1878) và cá basa: Pangasius bocourti. Cả hai loài này đều thuộc giống Pangasius, họ Pangasidae, bộ Siluriíormes, lớp Osteichchthyes và ngành Chordata. Do đó, chúng tôi mạn phép chọn hai cái tên khoa học: Pangasius hypophthalmus (Sauvage, 1878) và Pangasius bocourti để thuận tiện trong việc nghiên cứu và biên soạn quyển sách này. Riêng về tên thương mại, cá tra và cá basa có nhiều tên thương mại khác nhau. Do đó, thường xảy ra tình trạng tranh cãi và tranh chấp về sản phẩm của hai loài cá này khi chúng được kinh doanh trên thị trường trong nước lẫn nước ngoài, thậm chí có doanh nghiệp đã sử dụng sản phẩm cá tra chất lượng thấp với nhãn hiệu hàng hóa là cá basa để kiếm nhiều lợi nhuận hơn (do cá basa có giá trị kinh tế cao hơn cá tra). Đến năm 2004, hội nghi về chất lương và thương hiệu cá tra - cá basa do Bộ Thủy sản và ủy ban nhân dân tỉnh An Giang tổ chức đã thống nhất việc xây dựng thương hiệu sản phẩm cho hai loại cá này với tên gọi mới là: cá tra: pangasius và cá basa: basa pangasius. Đây là một việc làm cần thiết để phân biệt và xác định rõ chất lượng sản phẩm của cá nhằm tránh tình trạng ngộ nhận, đánh lận con đen hay những rắc rối (đã từng và có thể sẽ tiếp tục xảy ra) qua việc tranh chấp tên thương hiệu của hai loài cá này. II. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ TRA Theo Roberts và Vlđthayanon (1991), khu vực phân bố tự nhiên của cá tra giới hạn từ sông Mekong, Chao Praya và có thể ở những vừng trung của sổng Mekong thuộc Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Ở Campuchia, người ta gọi cá tra là pra, ở Lào gọi là souay kheo, còn ở Thái Lan gọi là swai. Ở nước ta, có khoảng 16 loài cá tra, trong đó có 5 loài khá giông nhau về ngoại hình và tập tính sinh học. Những loài này được nuôi khá nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long (Mekong), đặc biệt là tại tỉnh An Giang. Chúng có tên khoa học như sau: - Pangasius Hypothalmus Sauvage - Pangasius Pangasius Hamỉỉton - Pangasius micronemus Blecke (còn gọi là cá tra nuôi). - Pangasanodon gigas Chevey (còn gọi là cá tra dầu). - Pangasius Sutchi (còn gọi là cá tra yêu). Nhìn chung, những loài cá tra nêu trên đều có đầu lớn, thân thon và dẹp dần về phía đuôi. Vây lưng cao, có 1 gai cứng có răng cưa, vây ngực có ngạnh và có độc tố. Lưng có màu tro nhạt, bụng trắng bóng. Tuỳ theo loài, cá tra có kích cỡ khác nhau. Ở Việt Nam, loài cá tra đáp ứng với nhu cầu thị trường cổ trọng lượng khoảng 4 - 5 kg/con, song trên thực tế, một số loài cá tra khác xuất hiện ở sông Mekong lại có trọng lượng lớn hơn nhiều, chiều dài của chúng cổ thể từ 1 - 3 m và cân nặng từ 10 - 20kg trở lên. Cá tra là loài ăn tạp. Ngoài nguồn đánh bắt trên sông, người chăn nuôi Việt Nam nuôi chúng chủ yếu trong ao, bè hoặc lồng. Loài này ăn rau, củ, thức ăn hỗn hợp, thức ãn tự chế với các nguyên liệu như: tấm, cám, cá tạp, rau muông.... Thậm chí, chúng có thể ăn được phân người, phân heo và một sô' nguồn thức ăn khác. Nếu cho cá ăn thức ăn có nguồn gốc động vật thì chúng lớn rất nhanh, đặc biệt là khi nuôi trong ao. Sau 1 năm, cá có thể đạt trọng lượng 1 - l,5kg/con và càng về sau, chúng càng lớn nhanh hơn. Lúc 10 năm tuổi, cá có thể đạt trọng lượng 25kg. Nhìn chung, cá tra dễ nuôi, có thể sống tốt trong điều kiện ao tù nước đọng, nhiều chất hữu cơ, có hàm lượng oxygen hoà tan và độ pH thấp. Người ta có thể nuôi loại cá này với mật độ rất cao. Một ao nuôi có thể chứa 50 con/m2, còn nuôi bè thì khoảng 90 - 120 con/m2. Cá tra là loài đẻ trứng vào giai đoạn khá muộn trong cuộc sống. Khả năng động dục của chúng hình thành mất hơn ba năm. Việc sản xuất trứng tăng đột ngột tùy theo trọng lượng của cá mái. Một con cá mắỉ cân nặng 5kg sẩn xuất khoảng 30.000 trứng, cồn cá mái cân nặng 10 kg thì sản xuất trên 1.000.000 trứng. Tuy nhiên, nếu nuôi ở ao thi chúng không đẻ trứng tự nhiên. Ở Việt Nam, cá tra không có bãi đẻ tự nhiên. Thông thường, chúng đẻ ở Campuchia, sau đố cá bột sẽ theo dòng nước đến Việt Nam. Môi trường sống chủ yếu của cá tra là: ghềnh thác, bờ sông có bãi cát. Ngoài ra, người ta còn thây chúng rải rắc ở lòng sông sâu nhiều đá và kênh rạch hoặc ở trong ao. Loài cá này sinh sấng chủ yếu dọc theo dòng sông Mekong (Cửu Long), nhiều nhất là ở Campuchia, Lào và Việt Nam; Cá tra tập trung ở những chỗ cố nước sâu vào mùa khô khỉ dòng sông đã hạ rất thấp mực nước. Chúng đẻ trứng trong giai đoạn gỉố mùa, giữa tháng 5 và tháng 8. Âu trùng trôi giạt xuống vùng châu thổ sông Mekong. Vào cuối mùa mưa, cá tra bột' có khuynh hướng di chuyển đến những vùng nước sâu hơn. Tuy nhiên, cá mái trưởng thành lại di chuyển ngược dòng để đến những vùng có thể đẻ trứng được. Sau khỉ đẻ trứng, chúng quay trở lại vùng đồng bằng. Mặc dù sản lượng ấp trứng tại Việt Nam được báo cáo là vượt quá nhu cầu, song người ta vẫn tiếp tục nuôi cá tra trong lồng bè và ao há. Không chỉ ở Việt Nam mà tại Campuchia cũng thế. Tuy nhiên, tại Việt Nam, những nơi ương cá giống sản xuất không đủ những con giống chất lượng cao (bao gồm cả cá basa). Do đó, những cá giống trong môi trường thiên nhiên vẫn được quan tâm đặc biệt và được mua với giá cao hơn. 1. Sinh sản - Ấu trùng: Hình thành từ trứng, nơi mà bao lồng đỏ trứng có thể nhìn thấy được và đây là nơi duy nhất chứa chất dinh dưỡng. Sau đó, chúng trở thành cá con với sự phát triển chưa hoàn toàn đầy đủ và trôi giạt theo dòng nước với số lượng lớn. Một thời gian sau, chúng sẽ phát triển thành cá bột có khả năng bơi độc lập (có chiều dài khoảng 15 cm). Đến giai đoạn cận trưởng thành thì chúng cổ kích cỡ khác nhau tùy theo độ tuổi. Từ ba tuổi trở lên, cá đã trưởng thành và có thể đẻ trứng. Lúc đó, cá cân nặng tối thiểu khoảng 4kg. - Khả năng sinh sản: Theo Cacot (1999), phải mất hơn ba năm cá tra mái mới có khả năng động dục, dù nuôi trong bè, ao hồ hay sông ngoài tự nhiên. Khó có thể xác định khả năng động dục của cá tra bằng kích cỡ ngoại hình của chúng, song người ta có thể nhận biết tương đối, khi cá tra dài khoảng 54cm và cân nặng nặng tôi thiểu 3 - 4kg thì chúng sẽ cố khả năng này. Cá tra là loài mắn đẻ. Tỷ lệ trứng của chúng tùy thuộc vào độ tuổi và một số con có khả năng đẻ trứng 2 lần / năm. Theo Cacot (1999), khi nuôi lồng hoặc bè ở Việt Nam thì chưa tới 1/3 số lượng cá tra mái cổ khả năng đẻ trứng ỉần thứ hai, tức từ 6 đến 17 tuần sau khi đẻ ỉần thứ nhất. Trứng có nhớt và lắng xuống rễ cây rồi trở nên tràn ngập vào mùa mưa. Trứng nở trong vòng 24 giờ. Sau 2-3 ngày, ấu trùng có thể ăn được và phát triển thành cá con chưa định hình hoàn toàn. Sau dó, chúng sẽ phát triển thành cá bột, sông gần mặt nước và có khả năng di chuyển độc lập. 2. Di trú Thời gian đẻ trứng và sự di trú xuôi theo dòng nước của cả tra bột chưa định hình hoàn toàn: Theo Poulsen và Valbo - Jrgensen (2001),cá đẻ trứng vào giữa tháng 5 và tháng 8, đặc biệt là trong tháng 6 và tháng 7. Vào tháng 5, cá tra có tuyến sinh dục trưởng thành và gần trưởng thành thường bơi ngược dòng nước và bị đánh bắt nhiều nhất. Gió mùa khiến mực nước sông Mekong dâng lên. Đây chính là thời điểm cá tra mái bắt đầu dẻ trứng, thường là trong tháng 6. Thức ăn chính của cá tra là rong tảo, sâu bọ, côn trùng, trái cây, loài giáp xác và cá nhỏ... Cá trưởng thành và cận trưởng thành cũng di trú ngược dòng trong mùa sinh sản. Tuy nhiẽn, sau khi chấm dứt việc đẻ trứng, cá trưởng thành sẽ lại di trú xuôi theo dòng sông để tìm thức ăn ở các cửa sông. III. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ BASA Về ngoại hình, bạn có thể phân biệt dễ dàng giữa cá basa và cá tra. Loài cá basa có thân hình thoi, hơi dẹp hai bên, bụng to chứa nhiều mỡ. Lưng màu nâu (hoặc xám xanh), nhạt dần xuống bụng, còn phần bụng thì trắng. Da lưng và gai vi ngực cứng và nhọn, mặt sau của vi này có răng cưa xuống tới gôc. Đầu cá ngắn, hơi dẹp, trán rộng, mắt to. Phần sau thân dẹp một bên, cuống đuôi thon dài. Miệng nằm hơi lệch dưới mõm, miệng cận dưới không co đuôi được, răng nhỏ và mịn. Răng hàm trên lớn, hơi nhô ra khi miệng khép lại. Loài này có hai đôi râu, một dôi ở hàm trên và một đôi ở hàm dưới, kích cỡ của hai đôi râu khác nhau. Vi bụng kéo dài gần tới vi hậu môn. Vi lưng và vi ngực có màu xám, vi hậu môn có màu trắng trong, màng da giữa các vi có màu đen nhạt. Cá basa có thể sông ở sông có dòng nước chảy tương đốỉ mạnh và cả ở những hồ lớn. Loài này chịu đựng được lượng oxygen dao động ở mức 3-6 mg/1, độ pH từ 7 - 8,3. Nếu nuôi bè thì lưu tốc dồng chảy phải trong phạm vi giới hạn từ 0,2 đến 0,3 m/giây. Cá basa cũng là loài ăn tạp như cá tra. Chúng có thể ăn cá con, giun, ốc, côn trùng, rau, bèo cám, thức ăn hỗn hợp công nghiệp, thức ăn tự chế và cả phụ phẩm công nghiệp. Nếu nuôi bè, sau 6 tháng, cá có thể đạt trọng lượng từ 0,8 đến 1 kg/con. Sau một năm, cá đạt trọng lượng trung bình 1,2 - 1,5 kg/con. Cá basa phân bố nhiều nơi ở lưu vực sông Mekong, đặc biệt là ỗ Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Java.. Ở nước ta, phần ỉớn cá basa được nuôi bè (cố khoảng trên 4.000 bè nuôi loài cá này, tập trung chủ yếu ở Châu Đốc (tình An Giang) và Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp). Mùa sinh sản của cá basa từ tháng giêng đến tháng 6, cao điểm thường trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 4, đỉnh điểm là trong tháng 3. Cá đẻ trung bình từ 5.000 - 10.000 trứng/kg thể trạng cá mái. Đường kính của trứng khoảng 1,9 đến 2,1 mm. . Khi nuôi cá basa trong bè, người ta thường thả cá giống cổ trọng lượng khoảng 80 - 150g/con và cho ăn khẩu phần dành cho loài cá ăn tạp (50% cám, 30% rau, 20% cá và bột cá). Trong tự nhiên, cá tăng trưởng rất nhanh. Sau 10 - 11 tháng, cá đạt trọng lượng 0,8 - l,5kg (theo Phillip). Lúc một năm tuổi, cá đạt 0,7kg. Hai năm tuổi, cá đạt l,2kg (Lý Kế Huy). Loài cá này có chiều dài tôl đa gần lmét, trọng lượng 15-18kg. Người ta có thể nuôi cá basa nhiều vụ trong một năm và thu hoạch sản phẩm quanh năm. Trước đây, nguồn giống cá basa phần lớn được thu gom ở Campuchia. Sau dó, người ta chuyển chúng về Việt Nam, bán lại cho những người nuôi cá bè ở đồng bằng sông Cửu Long, dặc biệt là tại An Giang và Đồng Tháp. Nhưng kể từ tháng 8 năm 1994, Khoa Thủy sản Trường Đại học cần Thơ dã kết hợp với Ciràd (Pháp) và Agifish (An Giang), nghiên cứu thành công việc sinh sản cá basa nhân tạo, nên đã chủ động cung cấp thêm nhiều con giông cho người chăn nuôi trong nước. IV. MỘT SỐ LOÀI CÁ THUỘC HỌ PANGASIIDAE 1. Loài cá Pangasianodon gigas: (Pangasianodon gigas Chevey, 1931) Họ: Pangasiidae (Shark catíĩshes). Bộ: Siluriformes (cá da trơn ). Lớp: Actinopterygii (cá có vây tia). Tên cơ bản: Mekong giant Catíĩsh. Kích cỡ tối đa: Con đực và vô tính có thể dài 300cm, con cái có thể dài 235cm. Có trường hợp ngư dân bắt được con nặng tới 350kg. Môi trường: Nước ngọt. Vùng khí hậu: Nhiệt đới. Tầm quan trọng: Đối với nghề cá: thương mại; đối với ngành Nuôi trồng thủy sản: thí nghiệm. Phân bố: Châu Á. Là loài cá đặc hữu của lưu vực sông Mekong. Tuy nhiên, loài này đang trở nên khan hiếm do bị khai thác quá nhiều. - Hình tháỉ: Xương sống lưng (tổng cộng): 2 vây tia ở lưng mềm (tổng cộng): 7-8; vây tia ỗ hậu môn mềm: 35; cột sống: 48. Thân không có sọc. - Sinh học: Là loài cá di trú thường xuất hiện ở những con sông lớn và trung bình. Có đặc điểm ngoại hình như những loài cá lớn khác ở vùng sông Mekong, bộ răng không đầy đủ và phần lớn hoàn toàn không có râu. Loài này chỉ ăn thực vật trong dòng sông. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể ăn những thứ khác nếu bị “bắt buộc”. Chúng thường di trú đến nơi khác trong giai đoạn sinh đẻ. Chúng là một trong những loài cá có tỷ lệ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, có thể đạt tới 150 - 200kg lúc 6 năm tuổi. Theo sách kỷ lục Guinness, chúng là loài cá nước ngọt lớn nhất. 2. Loài cá Pangasíus bedado (Pangasius bedado Roberts, 1999) - Họ: Pangasiidae (Shark catíĩshes). - Bộ: Sỉlurỉíormes (cá da trơn ). - Lớp: Actinopterygii (cá có vây tia). - Môi trường: Nước ngọt. - Vùng khí hậu: Nhiệt đới. - Phân bố: Ở Indonesia (châu Á). 3. Loài cá Pangasius bocourti (Pangasius bocourti Sauvage, 1880) - Họ: Pangasiidae (Shark catíishes). - Bộ: Siluriíornies (cá da trơn). - Lớp: Actinopteiygii (cá có vây tia). - Kích cỡ tối đa: Con đực và vô tính có thể dài đến 120 cm. - Môi trường: Nước ngọt. - Vừng khí hậu: Nhiệt đới. - Phân bố Ở châu Á (lưu vực sông Mekong và Chao Phraya). - Hình thái: Cá cổ thân chắc khỏe, nặng nề; đầu rộng; lưng có màu đen xanh; mũi to và ngắn với những vệt trắng rõ ràng ở trên mõm. - Sinh học: Loài này xuất hiện ở những con sông lớn, thác ghềnh và ở cả những khúc sông sâu, nước chảy hơi chậm. Vào mùa lũ lụt, chúng có thể tràn yào những cánh rừng. Loài này ăn thực vật, sinh đẻ vào mùa lũ lụt. Người ta cổ thể nhìn thấy cá con vào đầu tháng 6. Đến giữa tháng 6, chúng dài khoảng 5 cm. 4. Loài cá Pangasius conchophilus (Pangasius conchophilus Roberts & Vidthayanon, 1991) - Họ: Pangasiiđae (Shark catfíshes). - Bộ: Siluriíbrmes (cá da trơn ). - Lớp: Actinopteiygii (cá có vây tia). - Kích cờ tối đa: Con đực và vô tính có thể dài đến 120cm. - Môi trường: Nước ngọt. - Vùng khí hậu: Nhiệt đới. - Phân bố: Châu Á (lưu vực sông Mekong, Bangpakong và Chao Phraya). - Hình thái Lưng cá có màu xám, cơ thể phát sáng màu xanh lục nhạt; mũi lồi; răng hàm trên hơi nhô ra khi miệng khép lại. - Sinh học: Loài cá này thường xuất hiện ở những con sông lớn và tràn vào rừng khi mùa lũ tới. Cá con ăn tôm panđan và côn trùng, sâu bọ. Cá gần trưởng thành và cá trưởng thành cũng dùng những loại thức ãn này, song đặc biệt là chúng thích ăn những động vật thân mềm và thực vật. Khi nước sông ngày càng đục dần thì chúng di trú đến giữa lưu vực sông Mekong, dọc theo biên giới Thái Lan và Lào. Loài cá này sinh sản vào đầu mùa lũ, cá con sẽ có chiều dài khoảng 6 — 70111 vào cuối tháng 6. 5. Loài cá Pangasius dịambal (Pangasius djambal Bleeker, 1846) - Họ: Pangasiidae (Shark catíìshes). - Bộ: Siluriĩormes (cá da trơn ). - Lớp: Actinopteiygii (cá có vây tia). - Chiều dài và trọng lượng tối đa: Con đực và vô tính có thể dài 90cm, cân nặng tối đa lồkg. - Môi trường: Nước ngọt - Vùng khí hậu: Nhiệt đới. - Tầm quan trọng: Đối với nghề cá: thương mại. - Phân bố: ở lưu vực sông Mekong, đặc biệt là ở Maỉaỵsỉa và Indonesia. - Sinh học: Loài cá này thường ăn những sinh vật nhỏ dưới đáy sông như: ấu trùng sâu bọ và giun, những thực vật và hạt chìm trong nước. 6. Loài Pangasius elongatus (Pangasius eíongatus Pouyaud, Gustiano & Teugels, 2002) - Họ Pangasiidae (Shark catíĩshes). - Bộ: Siluriíbrmes (cá da trơn ). - Lớp: Actinopterygii (cá có vây tia). - Chiểu dàỉ tối đa: Con đực và vô tính cố thể đài 28,2 cm. - Môi trường: Nước ngọt và nước lợ. - Vùng khí hậu: Nhiệt đới. - Tầm quan trọng: Đối với nghề cá: thương mại - Phân bố: ở châu Á (hạ lưu sông Chao Phraya Bangpakong và lưu vực sông Mekong ở vùng Đông Nam Á). - Hình thái: Gai ngạnh lưng: 2 - 2; vây tia mềm ở lưng. Cơ thể có hình thon dài; mũi ngắn; đuồỉ dài; mắt lớn. - Sinh học: Loài cá này ăn tạp, chủ yếu là ăn những sinh vật dưới đáy sông nhự: động vật thân mềm và loài giáp xác. Vào mùa mưa, chúng có thể ăn thêm trái cây và những vật nhỏ khác. 7. Loài cá Pangasius humeralis (Pangasius humeralis Roberts, 1989) - Họ: Pangasiidae (Shark catíĩshes). -Bộ: Siluriíbrmes (cá da trơn). - Lớp: Actinopterygii (cá có vây tia). - Chiều dài tối đa: Con đực và vô tính cổ thể dài 3Ỗ,9 cm. - Môi trường: Nước ngọt. - Vùng khí hậu: Nhiệt đới. - Phân bố: Ở châu Á (được tìm thấy ở lưu vực Kapuas (miền Tây Bomeo). 8. Loài cá Pangasius hỵpophthalmus (Pangasius hypophthalmus (Sauvage, 1878) - Họ: Pangasiidae (Shark catíĩshes). - Bộ: Siluriformes (cá da trorn ). - Lớp: Actinopterygii (cá có vây tia). - Tên cơ bản: Sụtchi Catifish. 7. Chiều dài và trọng lượng tối đaĩ Con đực và vô tính cổ thể dài 130cm, nặng tối đa 44kg. - Môi trường: Nước ngọt, phạm vi dộ pH: 6,5 - 7,5; pH: 2 - 29 - Vùng khí hậu: Nhiệt đới; nơi có nhiệt độ khoảng 22 - 26°c. - Tầm quan trọng: Đối với nghề cá và ngành Nuôi trồng thủy sản: thương mại; thường được nuôi trong bể kính để trưng bày. - Phân bố: ở châu Á (sông Mekong, Chao Phraya). - Hình thái: Vây cá cố màu xám đậm hoặc đen; có những vây tia ở lưng. Cá con có sọc đen ở hai bên hông, cá trưởng thành có màu xám. - Sinh học: Loài cá này sống ở những con sông lớn, ăn cá nhỏ, loài giáp xác và những mảnh vụn của thực vật. Chúng là loài cá di trú, di chuyển ngược dòng sông Mekong trong thời kỳ sinh sản (vào tháng 5 đến tháng 7) rồi trở về dòng chảy chính khi nước sông hạ xuông để tìm môi trường sống (vào tháng 9 đến tháng 12). Ở miền Nam sông Khone Falls, chúng thường di trú ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 2, cao điểm là từ tháng 11 - 12. Sự di trú này xảy ra là do mực nước sông hạ xuống, cá phải tìm môi trường sống mới. Ngoài ra, vào mùa lũ lụt, chúng sẽ di trú xuôi dòng từ Stung Treng đến Kandal (Campuchia) vào tháng 5 cho đến tháng 8 rồi đi xa hơn nữa để đến vùng đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam). 9. Loài cá Pangasius kỉnabatanganensis (Pangasius kinabatanganensis Roberts & Vidthayanon, 1991) - Họ: Pangasỉidae (Shark catíishes). -Bộ: Sỉluriíbnnes (cá da trơn ). - Lớp: Actinopterygii (cá có vây tia). - Chiều dài tối đa: Con đực và vô tính có chiều dài tối đa là 23,8cm. - Môi trường: Nước ngọt. - Vùng khí hậu: Nhiệt đới. - Phân bố: Ở châu Á (loài này thường xuất hiện ở lưu vực sông Kinabatangaii, đông bắc Bomeo). 10. Loài cá Pangasius krempíi (Pangasius krempíi Fang & Chaux, 1949) - Họ: Pangasiidae (Shark catfishes). - Bộ: Siluriíbrmes (cá da trơn ).
Tài liệu liên quan