Tóm tắt
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang từng bước tác động lên tất cả các lĩnh
vực trong đó có cả ngành giáo dục. Tuy nhiên, hiện tại các trường đại học ở Việt
Nam chưa thực sự chú tâm đến tác động to lớn của cuộc cách mạng công nghệ số
hóa này. CMCN 4.0 cùng các thiết bị thông minh đã hình thành mô hình trường học
trực tuyến với những ưu điểm nổi bật: chương trình luôn thay đổi và được cập nhật
thường xuyên hoàn toàn tương thích với sự phát triển. Do đó, nếu các trường đào tạo
đại học không tìm cách thích ứng với xu hướng đào tạo mới mẻ này thì sẽ rất dễ bị
loại ra khỏi cuộc chơi mang tầm cỡ quốc tế. Bài viết này sử dụng nghiên cứu định
tính bằng các kỹ thuật như tổng hợp, phân tích và quan sát để từ đó rút ra kết luận
cần thiết phải thay đổi đào tạo đại học ở Việt Nam về xác định đối tượng học tập,
thiết kế lại nội dung chương trình giảng dạy và phương pháp giảng dạy trong giai
đoạn tới, để hòa nhập được trong cuộc cách mạng dữ liệu số lớn.
12 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới đào tạo đại học ở Việt Nam trong cuộc cách mạng dữ liệu lớn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
143
ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
TRONG CUỘC CÁCH MẠNG DỮ LIỆU LỚN
TS. Nguyễn Thị Xuân Hồng
ThS. Đào Thị Nhung
ThS. Phạm Thu Huyền
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Tóm tắt
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang từng bước tác động lên tất cả các lĩnh
vực trong đó có cả ngành giáo dục. Tuy nhiên, hiện tại các trường đại học ở Việt
Nam chưa thực sự chú tâm đến tác động to lớn của cuộc cách mạng công nghệ số
hóa này. CMCN 4.0 cùng các thiết bị thông minh đã hình thành mô hình trường học
trực tuyến với những ưu điểm nổi bật: chương trình luôn thay đổi và được cập nhật
thường xuyên hoàn toàn tương thích với sự phát triển. Do đó, nếu các trường đào tạo
đại học không tìm cách thích ứng với xu hướng đào tạo mới mẻ này thì sẽ rất dễ bị
loại ra khỏi cuộc chơi mang tầm cỡ quốc tế. Bài viết này sử dụng nghiên cứu định
tính bằng các kỹ thuật như tổng hợp, phân tích và quan sát để từ đó rút ra kết luận
cần thiết phải thay đổi đào tạo đại học ở Việt Nam về xác định đối tượng học tập,
thiết kế lại nội dung chương trình giảng dạy và phương pháp giảng dạy trong giai
đoạn tới, để hòa nhập được trong cuộc cách mạng dữ liệu số lớn.
Từ khóa: Cách mạng công nghệ 4.0, Giáo dục đại học, Đổi mới đào tạo
1. Đặt vấn đề
Đào tạo đại học là một khái niệm đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành
nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, dể người học lĩnh hội
và nắm vững tri thức, kỹ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để thích nghi với
cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định (Hà Văn Hội, 2012).
Các hình thức đào tạo đại học phân loại khá phổ biến và đa dạng theo nhiều
tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, theo tiêu chí hệ đào tạo thì đào tạo đại học gồm có đào
tạo chính quy và tại chức. Hiện nay, các trường đào tạo ở đất nước ta đang thực hiện
chủ yếu giáo dục theo hình thức cơ bản Thầy giảng, trò nghe, ghi chép và trả lời”.
Phương thức giáo dục truyền thống này yêu cầu giảng viên và sinh viên phải trực tiếp
tham gia vào quá trình học tập. Mặc dù có ưu thế là tham gia trực tiếp và nắm bắt rõ
được quá trình học tập, tiếp thu và phản hồi phương pháp giảng dạy của từng cá nhân
tham gia. Tuy nhiên, phương pháp giáo dục truyền thông này cũng tồn tại những bất
cập trong xu hướng công nghệ hiện nay đó là: sự thụ động của người học, sự thiếu
linh hoạt và sáng tạo trong hoạt động giảng dạy.
144
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra từ những năm 2000 gọi là
cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân
tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám
mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực
thành thế giới số. Năm 2011, một từ khóa mới là “Công nghiệp 4.0” (Industrie
4.0) bắt đầu được hình thành từ Hội chợ triển lãm Hannover ở Đức đề cập đến công
nghệ thông tin trong quá trình tự động hóa sản xuất. Với chiến lược công nghệ cao,
CMCN 4.0 giúp điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con
người. Cho đến hiện nay, Công nghiệp 4.0 đã vượt ra khỏi khuôn khổ nước Đức, và
được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, tạo nên cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở thế kỷ XXI này.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực,
với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội.
Nhờ công nghệ AI, người máy làm việc càng thông minh, có khả năng ghi nhớ, học
hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở con người càng già càng yếu đi. Ưu điểm làm
việc 24/24, không cần trả lương, đóng thuế, bảo hiểm của robot cũng đang đe dọa
đến sự tương quan trong việc sử dụng lao động là người thật hay người máy. Kéo
theo những thay đổi tất yếu của hầu hết các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Những
khái niệm về lớp học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo đã và đang trở thành xu thế phát
triển tất yếu trong đào tạo giáo dục. Do đó, đào tạo đại học cũng phải có những thay
đổi thích ứng về hình thức đào tạo và phương pháp giảng dạy phải được lựa chọn
phù hợp để chủ động đón nhận và hòa nhập vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
2. Cơ sở lý thuyết
Có nhiều tiêu chí phân loại hình thức đào tạo bao gồm: định hướng nội dung
đào tạo, mục đích của nội dung đào tạo, theo cách thức tổ chức, theo địa điểm và
theo đối tượng học viên. Ở nước ta hiện nay, qua khảo sát sơ bộ, đào tạo đại học chủ
yếu hiện nay được phân loại theo cách thức tổ chức bao gồm có: đào tạo chính quy
(tập trung, E-Leaning) và đào tạo không chính quy. Trong đó đào tạo chính quy được
hiểu là hình thức đào tạo mà học viên được thoát ly khỏi các công việc hàng ngày tại
doanh nghiệp, do đó thời gian đào tạo ngắn và chất lượng đào tạo thường cao hơn so
với các hình thức khác. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên trang
https://moet.gov.vn/thong-ke năm 2015 - 2016 thì đào tạo đại học chính quy ở nước
ta chiếm tỷ trọng cao nhất (83,3%), trong đó đào tạo tập trung có 1.370.619 sinh viên
đang theo học, đào tạo từ xa có 87.294 sinh viên. Ngoài ra có hình thức đào tạo tại
chức áp dụng cho các cá nhân vừa đi làm vừa đi học, hình thức này chiếm 17% vào
năm 2015 - 2016 và có xu hướng giảm so với những năm trước, hiện tại có 295.261
sinh viên đang theo học. Như vậy có thể thấy đào tạo đại học của nước ta hiện nay
145
chủ yếu thực hiện đào tạo chính quy theo hệ tập trung. Thực tế cho thấy, đào tạo từ
xa (trực tuyến) chưa được các cơ sở giáo dục đại học quan tâm đúng mực.
Đào tạo trực tuyến được phát triển từ những năm 1963, với quan điểm Giáo
dục phải được mở cho tất cả mọi người”. Nên, hình thức giáo dục này đã nhấn mạnh
đến sự linh hoạt và mềm dẻo của hệ thống giáo dục, giảm thiểu những rào cản gây ra
do tuổi tác, vị trí địa lý, hạn hẹp về thời gian và tài chính (Tian Belawat và Jon
Baggaley, 2009). Theo con số của Bradon Hall - một tổ chức chuyên nghiên cứu về
đào tạo trực tuyến vào năm 2013, thì đào tạo trực tuyến giúp người học tiết kiệm được
40-60% thời gian học tập và 50-70% chi phí học tập. Đào tạo trực tuyến hiện nay đang
được rât nhiều các quốc gia quan tâm và phát triển nó như Mỹ, Malaysia, Singapore...
số lượng sinh viên đào tạo theo hình thức này lên đến cả triệu người. Ở nước ta, đào
tạo trực tuyến được phát triển từ những năm 2000, khởi nguồn từ Đại học Mở - Thành
phố Hồ chí Minh, sau đó được nhân rộng ra với sự tham gia của các trường đại học
khác trong cả nước như Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, ĐH Duy Tân...
cho thấy sự quan tâm của các đại học truyền thống tới hình thức đào tạo này.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến hết năm học 2016 - 2017,
hệ thống giáo dục ở nước ta hiện có 235 trường đại học, học viện (bao gồm 170
trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài).
Hầu hết các trường hiện nay đang tập trung phương pháp giảng dạy truyền thống,
thầy trò giao tiếp trực tiếp với nhau thông qua một môn học, một chương trình học.
Theo Coet và Schmulian (2012), phương pháp giảng dạy truyền thống là phương
pháp mà người dạy đóng vai trò chủ đạo, mang tính chất truyền giảng cho sinh viên
kiến thức, nên hạn chế sự tương tác, tính sáng tạo của sinh viên. Làm cho sinh viên
luôn rơi vào tình trạng thu động và luôn cho rằng chỉ có câu trả lời của giảng viên là
đúng (Carmona và Trombetta, 2010), thiếu ý tưởng, còn giảng viên thì luôn áp dụng
các quy tắc để giải quyết các vấn đề có tính chất tương tự nhau.
Một phương pháp giảng dạy khác được sử dụng đó là phương pháp lấy người dạy
làm trung tâm là phương pháp mà các giảng viên chủ yếu sử dụng bài giảng và giải
quyết các vấn đề thông thường để giảng dạy. Tuy nhiên, giảng dạy theo phương pháp
này quá tập trung và đề cao vai trò của người thầy, mà hạn chế sự thành công của sinh
viên trong việc tiếp cận các kiến thức, kỹ năng cần có của sinh viên (Skiner, 1987).
Bên cạnh đó, theo xu hướng phát triển, các trường đào tạo hiện nay cũng đang
chủ trương thực hiện là phương pháp giảng dạy hiện đại. Theo đó giảng viên đào tạo
sinh viên theo nguyên tắc và tập trung vào việc phân tích sâu những khái niệm cơ
bản để đạt được trình độ chuyên môn nhất định. Ngoài ra, giảng viên sẽ truyền đạt cho
sinh viên những kỹ năng nhất định về khả năng suy luận vấn đề chứ không bó hẹp như
146
phương pháp truyền thống. Phương pháp này tập trung vào phát triển những kỹ năng
phản biện và kỹ năng xét đoán nghề nghiệp, để mô phỏng và đưa ra các hướng giải
quyết cho các vấn đề trong thực tiễn. Vì trong giáo dục cần phải có sự chuyển đổi vai
trò của giảng viên từ người đóng vai trò chủ đạo sang hỗ trợ trong quá trình học tập
của sinh viên (Boyce và cộng sự, 2001, Palm và Bisman, 2010). Với phương pháp
giảng dạy lấy người học làm trung tâm, đem đến cho sinh viên ngoài kiến thức chuyên
môn vững chắc, còn trang bị những kỹ năng mềm khác: giao tiếp, tổ chức, xét đoán
vấn đề, kỹ năng phát triển vấn đề, sáng tạo và tạp khả năng làm việc nhóm với nhau,
tương tác giữa giáo viên và sinh viên (Berford và cộng sự, 1986).
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra ở thế kỷ XXI là cơ sở tạo ra toàn cầu
hóa trong giáo dục đại học sẽ làm thay đổi bản chất của trường đại học truyền thống,
tạo điều kiện cho đại chúng hóa giáo dục đại học phát triển. Và quá trình toàn cầu
hóa đó vừa tạo ra cơ hội hợp tác nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh, những thách thức
không nhỏ với ngành giáo dục đại học. Trong cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư,
những yếu tố mà các nước như Việt Nam đã và đang tự coi là có ưu thế như lực
lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ không còn là thế mạnh nữa, thậm chí bị đe
dọa nghiêm trọng. Trong tương lai không xa, các lao động có thể bị thất nghiệp hoặc
mất việc làm, bởi những lĩnh vực mà công nghệ robot có thể tác động tới trải dài từ
dệt may, dịch vụ, giải trí cho đến y tế, giao thông, giáo dục. Nếu như trong các cuộc
cách mạng công nghiệp trước đây, tự động hóa đã khiến nhiều việc tay chân bị thay
thế bởi máy móc, thì nay kết hợp với các tiến bộ mới như trí tuệ nhân tạo, một viễn
cảnh máy móc sẽ thay thế hoàn toàn sức lao động của con người đang hiển hiện
trước mắt. Vì thế nên có thể thấy rõ ràng rằng dù là việc chân tay hay trí óc, rất nhiều
nghề nghiệp sẽ bị thay thế dần bởi công nghệ mới. Trên góc nhìn lạc quan, các
chuyên gia cho hay CMCN 4.0 sẽ mở ra một tương lai tốt đẹp bởi sức lao động của
con người được giải phóng để theo đuổi những công việc sáng tạo, thú vị hơn. Tuy
nhiên, các chuyên gia nhận định sẽ có khoảng 60% lao động trẻ đang học những
nghề mà trong 20 năm tới sẽ không còn tồn tại. Viễn cảnh thất nghiệp hàng loạt là
không thể tránh khỏi, tỷ lệ phân chia giàu nghèo giữa các nước sẽ rõ rệt, tội phạm
công nghệ gia tăng, đặc biệt hơn là chiến tranh sử dụng công nghệ cao
Vì thế, câu hỏi đặt ra là phải làm thế nào để trí tuệ nhân tạo sẽ không thể thay
thế hoàn toàn con người mà chỉ hỗ trợ họ làm việc hiệu quả hơn, đưa ra những quyết
định đúng đắn hơn. Sự phát triển của nền sản xuất thông minh dựa trên nền tảng
Internet của CMCN 4.0 đang làm cho những kiến thức mà đào tạo đại học truyền
thống ở nước ta có thể vô ích trong tương lai. Do đó sinh viên tốt nghiệp đại học
truyền thống không thích ứng với sự phát triển công nghệ 4.0, không đáp ứng được
với yêu cầu của doanh nghiệp (DN) khiến nhiều DN phải tự tổ chức đào tạo lại, thậm
147
chí đào tạo mới, hoặc gay gắt hơn có thể chỉ cần nhu cầu với lao động phổ thông.
Mặt khác, cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm giãn rộng khoảng cách giữa việc đào
tạo của các trường đại học và những gì xã hội thực sự cần. Việt Nam tồn tại nghịch
lý: hàng vạn cử nhân thất nghiệp “nhưng các doanh nghiệp lại không đủ người làm
việc cho họ”. Tiến bộ công nghệ 4.0 đã làm thay đổi bức tranh của thị trường lao
động: lao động giản đơn đã có robot đảm nhiệm, thị trường chủ yếu chỉ cần những
việc đòi hỏi lao động sáng tạo ở trình độ cao. Do đó, nếu các trường đại học truyền
thống không thay đổi phương pháp giảng dạy và hình thức đào tạo phù hợp để đáp
ứng được các kỹ năng mà thị trường lao động sẽ cần trong tương lai gần thì sản phẩm
đầu ra sẽ không thể đáp ứng được với nhu cầu thực tiễn và chắc chắn sẽ bị loại ra
khỏi cuộc chơi trong kỷ nguyên thế giới số. Nên, thay đổi phương thức giảng dạy là
yêu cầu tất yếu đặt ra đầu tiên với các trường đại học truyền thống ở nước ta. Đặc
biệt, trước tác động của CMCN 4.0, các trường đại học nếu không muốn bị “thua
trắng” ngay trên sân nhà truyền thống thì cần phải tìm cách đổi mới chính mình phù
hợp với CMCN 4.0. Trên thực tế thì giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay mới đang
dừng lại ở mức độ “tìm hiểu” và “truyền tai nhau” về cách mạng công nghiệp 4.0 mà
chưa có hành động hay chiến lược cụ thể nào cho tiến trình công nghệ hóa giáo dục
sắp tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính, các dữ liệu được nhóm tác giả sử dụng để tổng hợp là dữ liệu
thứ cấp, tổng hợp, phân tích nguồn dữ liệu từ thực tế. Từ đó, nội suy để đề xuất
những thay đổi cần thiết về giáo dục đại học và thực hiện hình thức đào tạo trong kỷ
nguyên số tương lai.
4. Đổi mới đào tạo trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
4.1. Xây dựng nội dung chương trình đào tạo phù hợp
Parasuraman (1988) cho rằng chất lượng dịch vụ là mức độ mà dịch vụ được
cung cấp thỏa mãn kỳ vọng của người sử dụng, là khoảng cách về sự mong đợi của
dịch vụ và sự cảm nhận về dịch vụ theo mong đợi của khách hàng. Rolland (2008)
khẳng định chất lượng dịch vụ giáo dục là một trải nghiệm đặc biệt mà người học
nhận được trong quá trình học tập ở trường đại học. Do đó “để có thể khẳng định
mình trong môi trường giáo dục, thì các trường đại học cần nắm bắt vai trò quan
trọng của việc cung ứng chất lượng dịch vụ giáo dục” (Shank, 1995). Về mặt lý
thuyết, Prosser và Trigwell (1999) cho rằng phương pháp giảng dạy và thiết kế
chương trình giảng dạy phù hợp có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn lực được
đào tạo. Sự toàn cầu hóa, sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ
148
thông tin đòi hỏi cần thiết phải có sự thích ứng phù hợp giữa đào tạo trong cuộc cách
mạng kỷ nguyên số (Albrecht và Sack, 2000).
Với phương châm, dùng chính công nghệ số hóa để thực hiện đổi mới chương
trình đào tạo bằng cách xây dựng nội dung chương trình dạy học công nghệ số. Để đạt
được công nghệ số hóa trong các chương trình thì sự đòi hỏi đầu tư về công nghệ khá tốn
kém vì luôn thay đổi và được cập nhật thường xuyên hoàn toàn tương thích với sự phát
triển của cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là một mô hình mới cho giáo dục, là chuyển
đổi lên số hóa trên nền tảng điện toán đám mây trong kỷ nguyên công nghệ số.
Nội dung của dạy học số hóa thực chất là ứng dụng công nghệ thông tin trong
việc xác định rõ nội dung cần số hóa, mục tiêu chính của bài học, phương tiện thực
hiện trong đào tạo trong môi trường trực tuyến. Khác với các chương trình đào tạo
truyền thống hiện nay đang tập trung tới việc truyền đạt kiến thức cơ bản và nâng cao
chuyên sâu thì nội dung chương trình đào tạo trong thời kỳ dữ liệu lớn này phải hướng
tới mục tiêu không chỉ dạy cho người học kiến thức nền tảng mà còn dạy khả năng
“trung chuyển” tri thức trên nền tảng dữ liệu số. Phải xây dựng được các thang bậc
kiến thức đáp ứng cho nhiều đối tượng với những đặc thù khác nhau, đây là một điều
rất khó khăn trong việc xây dựng nội dung so với đào tạo truyền thống trước kia.
Điểm nổi bật của nội dung dạy học công nghệ số là giúp người học tự tìm tòi,
nghiên cứu và tìm kiếm thông tin trên mạng – một lĩnh vực hấp dẫn. Đây là lĩnh vực
có sự chia sẻ nhiều nhất giữa trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet, và ngày càng trở nên
hết sức quan trọng. Mọi tri thức của nhân loại đang được số hóa và để lên mạng, khi
muốn tìm những tài liệu liên quan đến việc nào đó, nếu dùng các công cụ tìm kiếm
để tìm với các từ khóa, sẽ giúp người học nhận được rất nhiều tài liệu để có cái nhìn
mở về đối tượng tìm hiểu, nên hạn chế sự thụ động, tăng cường tính chủ động và
sáng tạo của các tri thức trẻ về những vấn đề mới. Vì vậy nội dung chương trình phải
đảm bảo tính chuẩn hóa và hoàn toàn mang tính hội nhập với xu hướng quốc tế.
Mặt khác chương trình đào tạo theo hướng công nghệ dạy học số hóa cũng phải
hình thành các năng lực nghề nghiệp cao và các kỹ năng mềm khác: làm việc nhóm,
trao đổi và sự chuyên nghiệp trong không gian mở. Các trường đại học phải đào tạo
cho người học những kỹ năng và kiến thức cơ bản lẫn tư duy sáng tạo, khả năng
thích nghi khi công việc thay đổi liên tục để tránh nguy cơ bị đào thải. Người giảng
viên không dạy cho người học cái mình đang có, mà phải hướng tới dạy người học
sáng tạo ra cái mới. Học tập để tăng giá trị cạnh tranh chứ không phải để đạt được
một tấm bằng công nhận như trước. Mục tiêu đào tạo của đại học không phải là để
tạo ra những người lao động làm công việc mà robot sẽ làm mà phải đạt tới trình độ
con người làm ra được robot.
149
Nếu giáo dục truyền thống dạy cách đọc, cách viết, thì ngày nay cần dạy các kỹ
năng truy cập Internet, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng, đây cũng là những kỹ
năng sống còn của người học khi trưởng thành và vào đời. Giảng viên chuyển từ việc
truyền thụ kiến thức sang hướng dẫn sinh viên tiếp cận đúng thông tin cần tìm và biết
loại bỏ những thông tin xấu, không liên qua trên Internet.
So với chương trình chuyên môn hóa đào tạo theo từng ngành trước đây mà đại
học truyền thống đang sử dụng thì việc xây dựng chương trình đào tạo trong CMCN
4.0 đều được kết nối với CNTT để hình thành liên ngành mới như: CNTT + ngân
hàng = tin hoc̣ ngân hàng; CNTT + viêñ thông = tin hoc̣ viêñ thông điện tử... Liên
ngành mới có thể thủ tiêu ngành cũ. Nếu giáo duc̣ truyền thống “đóng khung” trong
không gian chính là trường - lớp, thầy - trò, sách - vở, học hành - thi cử thì CNTT
giáo dục có không gian học tập kết nối mạng và vận hành các mạng lưới học tập. Lúc
này CNTT vừa là công cụ, vừa trở thành tác nhân (actor) và cũng là môi trường sinh
thái cho học tập & quản lý giáo duc̣.
4.2. Xây dựng các phương pháp giảng dạy phù hợp
Các trường đào tạo truyền thống cần thiết đưa phương pháp MOOC - Massive
Open Online Course - Giáo dục trực tuyến (online education, E-Learning, massively
open online course) - Khóa học trực tuyến khổng lồ vào trong giảng dạy. Đây là hiện
tượng mới có tiềm năng ảnh hưởng lớn tới giáo dục, lớp học trực tuyến mở có quy mô
lớn theo phương pháp này là một công cụ giáo dục nên được sử dụng trong cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0. Tầm quan trọng của việc dạy MOOC là sử dụng Internet khuyến
khích sinh viên học tập và cải thiện được việc học tập của (Julieth Ospina - Delgado và
cộng sự, 2016). Bên cạnh đó cũng có rất nhiều nghiên cứu cho rằng những tiến bộ về
mặt kỹ thuật trong giáo dục đại học chưa nhìn thấy rõ (EU, 2015). Sự ứng dụng rộng rãi
từ năm 2012 trong lĩnh vực giáo dục được các tổ chức trên toàn cầu nhìn nhận nó như
một sự thay đổi tích cực trong giáo dục đại học và là cơ hội học tập suốt đời (Allen và
Seaman (2014), Morgan và Gibson (2015), ngoài ra, nhu cầu ngày càng tăng của người
học, chiến lược xây dựng thương hiệu cho các trường đại học đồng thời cắt giảm một số
khoản chi phí nên phương pháp này phù hợp trong thời đại kỷ nguyên số.
Phương pháp này có ưu thế hơn so với phương pháp truyền thống để truyền đạt
các kiến thức và kỹ năng cho sinh viên trong điều kiện hội nhập quốc tế. Phương
pháp học này được xem là cơ hội để thiết kế lại môi trường năng động và giảng dạy,
kích thích tư duy phê phán và không chỉ phản ứng nhanh nhạy của sinh viên mà còn
đáp ứng được nhu cầu về cập nhật công nghệ mới, tài liệu giảng dạy. Điều quan
trọng nhất là làm thế nào để sử dụng hiệu quả công nghệ trong giảng dạy để có được
môi trường học tập năng