Đổi mới hoạt động đánh giá học sinh theo cách tiếp cận năng lực

Abstract: In order to implement the new general education program, it requires synchronous innovation from innovating teaching methods; renovating tests and assessing students' learning outcomes; innovating in planning teaching and education; renovating school governance . Within the scope of this article, we present some basic features of innovation to assess students' learning outcomes according to the competency approach to meet the requirements of the new general school education curriculum.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới hoạt động đánh giá học sinh theo cách tiếp cận năng lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 474 (Kì 2 - 3/2020), tr 1-6 1 Email: trananhtuancdspna@yahoo.com.vn ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO CÁCH TIẾP CẬN NĂNG LỰC Trần Anh Tuấn - Trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông Bạch Đằng, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 24/12/2019; ngày chỉnh sửa: 28/01/2020; ngày duyệt đăng: 15/02/2020. Abstract: In order to implement the new general education program, it requires synchronous innovation from innovating teaching methods; renovating tests and assessing students' learning outcomes; innovating in planning teaching and education; renovating school governance ... Within the scope of this article, we present some basic features of innovation to assess students' learning outcomes according to the competency approach to meet the requirements of the new general school education curriculum. Keywords: Innovation, assessment, educationm general education competence, student. 1. Mở đầu Ngày 26/12/2018, Bộ GD-ĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) [1]. Chương trình này được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình GDPT đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Chương trình được xây dựng gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống. Chương trình GDPT mới đòi hỏi đổi mới đồng bộ trong mỗi nhà trường và đội ngũ giáo viên (GV) như: đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục, đổi mới đánh giá (ĐG) kết quả học tập của học sinh (HS), đổi mới hệ thống thiết bị, đồ dùng dạy học, đổi mới quản trị nhà trường Để góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, Bộ GD-ĐT đã chọn một trong những khâu đột phá là đổi mới ĐG kết quả học tập, rèn luyện của HS theo định hướng tiếp cận năng lực, từ đó thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy - học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Đổi mới hoạt động ĐG HS theo định hướng tiếp cận năng lực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, bảo đảm ĐG trung thực, khách quan, góp phần hướng dẫn, điều chỉnh cách học của HS và cách dạy của GV; vì vậy, cần phối hợp sử dụng kết quả ĐG trong quá trình học với ĐG cuối kì, cuối năm học; ĐG của người dạy với tự ĐG của người học; ĐG của nhà trường với ĐG của gia đình và xã hội; thực hiện ĐG chất lượng GDPT ở cấp độ quốc gia, địa phương và tham gia các kì ĐG quốc tế; cung cấp cho GV phương pháp, quy trình, bộ công cụ ĐG HS theo định hướng tiếp cận năng lực. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đánh giá học sinh theo cách tiếp cận năng lực 2.1.1. Một số vấn đề về đánh giá học sinh theo cách tiếp cận năng lực Dạy học theo hướng phát triển năng lực của người học đã và đang trở thành một xu thế tất yếu và phổ quát trong giáo dục trên thế giới. Xu hướng chung của chương trình giáo dục hiện đại là chuyển từ “tập trung vào kiến thức” sang “tập trung vào năng lực”. Việc chú trọng đến sự phát triển năng lực, kĩ năng sống cho HS sẽ gặp một số khó khăn khi thời lượng học tập ở nhà trường không tăng; vì vậy, cần phải giảm thời lượng truyền thụ kiến thức từ GV, tăng thời lượng tổ chức hoạt động tự lực, sáng tạo cho HS, nhằm nâng cao năng lực tự học. Để ĐG năng lực của người học, cần đặc biệt nhấn mạnh đến ĐG quá trình học. Việc ĐG quá trình học kết hợp với ĐG kết quả học sẽ đem đến cho GV những thông tin phản hồi thường xuyên, kịp thời để điều chỉnh hoạt động dạy học. ĐG HS theo cách tiếp cận năng lực là ĐG theo chuẩn về sản phẩm đầu ra nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng mà còn là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập theo một chuẩn nhất định. ĐG HS theo hướng tiếp cận năng lực dựa trên kết nối ba yếu tố: kiến thức, kĩ năng, thái độ để giải quyết vấn đề trong bối cảnh nhất định: - Về kiến thức: ĐG mức độ thông hiểu nội dung kiến thức; - Về kĩ năng: ĐG tổng thể các hoạt động của HS thông qua quá trình giải quyết vấn đề trong tình huống cụ thể về nhận thức và thực tiễn, nghĩa là ĐG kết quả thực hiện hoạt động bằng một hệ VJE Tạp chí Giáo dục, Số 474 (Kì 2 - 3/2020), tr 1-6 2 thống các thao tác; - Về thái độ: ĐG sự suy ngẫm mục đích hành động, cách nhìn, cách nghĩ, trên cơ sở nhận thức chủ quan trước một vấn đề, bối cảnh. 2.1.2. Một số yêu cầu khi đánh giá học sinh theo cách tiếp cận năng lực - Phải ĐG được các năng lực khác nhau của HS: Mỗi cá nhân muốn thành công trong học tập, thành đạt trong cuộc sống cần phải sở hữu nhiều loại năng lực khác nhau. Do vậy, GV phải sử dụng nhiều loại hình, công cụ khác nhau nhằm ĐG được các loại năng lực khác nhau của người học để kịp thời phản hồi, điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo dục. - ĐG phải đảm bảo tính khách quan: ĐG phải đảm bảo sự phối hợp một cách hợp lí các loại hình, công cụ ĐG khác nhau nhằm khắc phục tối đa các hạn chế của mỗi loại hình, công cụ ĐG; đảm bảo môi trường, cơ sở vật chất không ảnh hưởng đến việc thực hiện các bài tập ĐG của HS. - ĐG phải đảm bảo sự công bằng: ĐG phải đảm bảo mọi HS được giao các nhiệm vụ hay bài tập vừa sức, có tính thách thức để giúp mỗi em có thể tích cực vận dụng, phát triển kiến thức và kĩ năng đã học. Đề bài ĐG phải cho HS cơ hội để chứng tỏ khả năng áp dụng những kiến thức, kĩ năng HS đã học vào đời sống hằng ngày và giải quyết vấn đề. Đối với những bài ĐG nhằm thu thập thông tin để ĐG xếp loại HS, GV cần phải đảm bảo rằng hình thức bài ĐG là không xa lạ đối với mọi HS. Ngôn ngữ và cách trình bày được sử dụng phải đơn giản, rõ ràng, phù hợp với trình độ của HS, không nên chứa những hàm ý đánh đố HS. Đối với các bài ĐG kiểu thực hành hay tự luận, thang ĐG cần được xây dựng cẩn thận sao cho việc chấm điểm hay xếp loại cũng như ghi nhận xét kết quả phản ánh đúng khả năng làm bài của người học. - ĐG phải đảm bảo tính toàn diện: Đảm bảo tính toàn diện cần được thực hiện trong quá trình ĐG kết quả học tập của HS nhằm đảm bảo kết quả HS đạt được qua ĐG, phản ánh được mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng, thái độ trên bình diện lí thuyết cũng như thực hành, ứng dụng với các mức độ nhận thức khác nhau trong hoạt động học tập của các em. Một số yêu cầu nhằm đảm bảo tính toàn diện trong ĐG kết quả học tập của HS: Mục tiêu ĐG cần bao quát các kết quả học tập với những mức độ nhận thức từ đơn giản đến phức tạp và các mức độ phát triển kĩ năng; Nội dung ĐG cần bao quát được các trọng tâm của chương trình, chủ đề, bài học mà GV muốn ĐG; Công cụ ĐG cần đa dạng; Các bài tập hoặc hoạt động ĐG không chỉ ĐG kiến thức, kĩ năng môn học mà còn ĐG các phẩm chất trí tuệ và tình cảm cũng như những kĩ năng xã hội. - ĐG phải đảm bảo tính công khai: ĐG phải là một tiến trình công khai. Các yêu cầu, tiêu chí ĐG có thể được thông báo bằng lời nói, hoặc được thông báo chính thức qua những văn bản hướng dẫn làm bài. HS cũng cần biết cách tiến hành các nhiệm vụ để đạt được một cách tốt nhất các tiêu chí và yêu cầu đã định. Việc công khai các yêu cầu hoặc tiêu chí ĐG tạo điều kiện cho HS có cơ sở để xem xét tính chính xác, tính thích hợp của các ĐG của GV, cũng như tham gia ĐG kết quả học tập của bạn học và của bản thân. Nhờ vậy, việc đảm bảo tính công khai sẽ góp phần làm cho hoạt động ĐG trong nhà trường khách quan và công bằng hơn. - ĐG phải đảm bảo tính giáo dục: ĐG phải góp phần nâng cao việc học tập và khả năng tự học, tự giáo dục của HS. HS có thể học từ những ĐG của GV. Từ những điều học được ấy, HS định ra cách tự điều chỉnh hành vi học tập về sau của bản thân. Muốn vậy, GV cần làm cho kết quả ĐG sau khi được chấm trở nên có ích đối với HS bằng cách ghi lên đó những ghi chú về: những gì mà HS làm được, những gì mà HS có thể làm được tốt hơn, những gì HS cần được hỗ trợ thêm, những gì HS cần tìm hiểu thêm. - ĐG phải đảm bảo tính phát triển: Trong dạy học, để giúp cho việc ĐG có tác dụng phát triển các năng lực của người học một cách bền vững, cần thực hiện các yêu cầu sau: Công cụ ĐG tạo điều kiện cho HS khai thác, vận dụng các kiến thức, kĩ năng liên môn và xuyên môn; Phương pháp và công cụ ĐG góp phần kích thích lối dạy phát huy tinh thần tự lực, chủ động và sáng tạo của HS trong học tập, chú trọng thực hành, rèn luyện và phát triển kĩ năng; ĐG hướng đến việc duy trì sự phấn đấu và tiến bộ của người học cũng như góp phần phát triển động cơ học tập đúng đắn trong người học; Qua những phán đoán, nhận xét về việc học của HS, GV nhất thiết phải giúp các em nhận ra chiều hướng phát triển trong tương lai của bản thân, nhận ra tiềm năng của mình, từ đó thúc đẩy sự phát triển lòng tự tin, hướng phấn đấu và hình thành năng lực tự ĐG cho HS. 2.1.3. Một số hình thức đánh giá học sinh theo cách tiếp cận năng lực 2.1.3.1. Đánh giá quá trình ĐG quá trình được thiết kế để phản hồi cho HS về sự tiến bộ của họ đối với việc hình thành kiến thức, kĩ năng và thái độ. ĐG quá trình nhằm thu thập thông tin về vấn đề học tập của HS trong quá trình học tập để cải thiện việc học. ĐG quá trình được thiết kế để cung cấp cho GV và HS phản hồi hữu ích về những gì HS đã học để các hoạt động học trong tương lai có thể giúp xác định rõ hơn điểm mạnh và điểm yếu của HS để cải thiện việc học. Kết quả của ĐG quá trình sẽ gợi ý cho những bước tiếp theo của việc dạy (điều chỉnh phương pháp dạy) của GV và việc học (thay đổi phong cách học) của HS. ĐG quá trình là quá trình ĐG hai chiều giữa GV và HS nhằm tăng VJE Tạp chí Giáo dục, Số 474 (Kì 2 - 3/2020), tr 1-6 3 cường nhận thức và phản hồi đối với việc học. Việc ĐG mang tính “hình thành” khi phản hồi từ hoạt động học được sử dụng để điều chỉnh việc dạy cho phù hợp với nhu cầu của người học. Những quá trình này có thể giúp HS kiểm soát được việc học của mình. Mục đích của ĐG quá trình là tăng cường việc học chứ không phải cho điểm và phân loại HS. 2.1.3.2. Đánh giá tổng kết ĐG tổng kết diễn ra vào cuối học kì hoặc cuối khóa học nhằm cung cấp thông tin về kết quả học tập của HS so với mục tiêu giáo dục của mỗi giai đoạn. Đây là cơ sở để phân loại, lựa chọn HS vào các chương trình kiểm tra thích hợp, được lên lớp hay thi lại, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp cho HS và đưa ra những nhận xét tổng hợp về toàn bộ quá trình học tập của HS... Tuy nhiên, ĐG tổng kết không thể góp phần vào việc cải thiện kết quả học tập của HS trong giai đoạn học tập được ĐG nhưng vẫn có thể góp phần vào việc cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc cải tiến giai đoạn học tập này trong tương lai, cho những lớp HS kế tiếp. 2.1.3.3. Đánh giá trên lớp a) ĐG trên lớp là hình thức ĐG phổ biến hiện nay trong các trường học, thường được thực hiện nhiều lần trong mỗi giờ học khi GV và HS đặt các câu hỏi về nội dung bài học, báo cáo về nhiệm vụ của họ và đưa ra quyết định về việc phải làm gì tiếp theo. Các mục tiêu bài học là gì? Người học hiện đang ở mức độ nào của mục tiêu dạy học? Làm cách nào để HS đạt được mục tiêu bài học? Mục đích chính của việc ĐG trên lớp, thảo luận ở đây là để giúp HS nâng cao chất lượng học tập. Các dữ liệu thu thập được và thảo luận trong quá trình ĐG trên lớp cũng có thể được sử dụng để truyền đạt thông tin quan trọng về HS để các bậc cha mẹ và người lớn khác có quan tâm. b) Để thực hiện ĐG trên lớp, GV có thể thực hiện các bước sau: Bước 1: Xác định yêu cầu cần đạt từ việc ĐG trên lớp (kiến thức, kĩ năng, thái độ...); Bước 2: Lựa chọn hình thức ĐG để thu thập thông tin phản hồi từ người học (kiểm tra, vấn đáp, thảo luận, quan sát...); Bước 3: Giải thích mục đích của việc thu thập thông tin phản hồi cho HS và tiến hành thu thập; Bước 4: Sau khi thu thập thông tin, ĐG và quyết định những điều cần thay đổi và thực hiện; Bước 5: Giải thích cho người học biết họ đã thu được những thông tin gì và sử dụng chúng như thế nào. c) Các hình thức ĐG trên lớp: - ĐG thông qua bài kiểm tra: Đây là hình thức ĐG hiện đang áp dụng phổ biến tại các trường phổ thông ở Việt Nam. Người dạy có thể ĐG người học thông qua các bài kiểm tra 10 phút, 15 phút, 30 phút hay 45 phút. Có thể sử dụng hình thức trắc nghiệm tự luận hay trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả hai để ĐG xem người học đang ở đâu trong quá trình dạy học, từ đó giúp người học học tập tốt hơn hoặc giúp người dạy có thể thay đổi cách dạy học để phù hợp với trình độ lĩnh hội của HS. - ĐG thông qua hồ sơ thu thập thông tin quan sát: ĐG thông qua quan sát trong giờ học là một hình thức ĐG rất quan trọng, giúp người dạy có cái nhìn tổng quan về thái độ, hành vi, sự tiến bộ của các kĩ năng học tập của người học suốt cả quá trình dạy học, từ đó có thể giúp người học có thái độ học tập tích cực và tăng cường các kĩ năng học tập. Các quan sát có thể là: quan sát thái độ trong giờ học; quan sát tinh thần xây dựng bài; quan sát thái độ trong hoạt động nhóm; quan sát kĩ năng trình diễn của HS; quan sát HS thực hiện các dự án trong lớp học, quan sát một sản phẩm thực hiện trong giờ học,... Muốn ĐG HS thông qua quan sát, GV cần thiết kế bảng kiểm, phiếu quan sát... hoặc quan sát tự do và ghi chép lại bằng nhật kí dạy học. - ĐG thông qua vấn đáp, thảo luận nhóm: GV có thể vấn đáp về nội dung bài cũ để kiểm tra việc học bài ở nhà của HS hoặc có thể đặt những câu hỏi cho HS trả lời cá nhân hay hoạt động nhóm trong quá trình dạy bài mới nhằm ĐG mức độ đạt được mục tiêu bài học hoặc chẩn đoán những khó khăn mà người học mắc phải nhằm cải thiện quá trình dạy, giúp người học cải thiện việc học tập của mình. - HS tự ĐG: Đây là hình thức HS tự ĐG kiến thức, kĩ năng và mục tiêu học tập của chính mình trước, trong hoặc sau các giờ học. HS có thể ĐG (kiến thức, thái độ) lẫn nhau trong các giờ học. Để tạo điều kiện cho HS tự ĐG, GV có thể sử dụng bài kiểm tra, xây dựng bảng hỏi hoặc giao cho HS các bài tập tự ĐG, bài báo cáo và thiết kế bảng kiểm kèm theo. - ĐG dựa vào một số kĩ thuật thu nhận thông tin phản hồi khác: Sau khi dạy xong một bài/ một chủ đề nội dung, đề nghị HS trả lời vào giấy hai câu hỏi: Nội dung (kĩ năng) quan trọng nhất bạn đã học được là gì? Điều gì chưa hiểu trong bài? Với việc trả lời hai câu hỏi này, đã gợi ra được cho GV những gì HS đã học được và những gì các em chưa học được để hướng dẫn thêm d) Kĩ năng thiết kế công cụ ĐG: - Kĩ năng thiết kế câu hỏi, bài tập: GV cần nắm vững và vận dụng thành thạo quy trình đặt câu hỏi gồm 5 bước bao gồm: Bước 1: Xác định mục tiêu bài học; Bước 2: Phân tích nội dung bài học; Bước 3: Xác định các kiến thức có thể mã hóa thành câu hỏi; Bước 4: Diễn đạt nội dung kiến thức thành câu hỏi; Bước 5: Lựa chọn, VJE Tạp chí Giáo dục, Số 474 (Kì 2 - 3/2020), tr 1-6 4 sắp xếp câu hỏi thành hệ thống phù hợp với mục đích lí luận dạy học. - Kĩ năng thiết kế đề kiểm tra: GV cần hiểu và vận dụng thành thạo quy trình thiết kế ma trận đề kiểm tra theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT gồm 6 bước: Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra; Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra; Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra; Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận; Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm; Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra. Nên xây dựng các đề kiểm tra có đủ 3 mức độ nhận thức theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Có thể vận dụng quan điểm PISA để thiết kế các đề kiểm tra nhằm ĐG năng lực giải quyết vấn đề của người học, đặc biệt là tích hợp được kiến thức liên môn. - Kĩ năng thiết kế bảng hỏi ĐG thái độ: Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi, chỉ báo đã được vạch ra nhằm khai thác, thu thập thông tin về thái độ của người học trên cơ sở các giả thuyết và mục đích của người dạy. Bảng hỏi được sử dụng trước hoặc sau khi học xong kiến thức, kĩ năng của bài học. Người học có thể hoàn thành bảng hỏi ở nhà hoặc ở trên lớp. Người dạy xử lí kết quả bảng hỏi, phân loại, xác định mức độ đạt được về thái độ của mỗi người học. Phân tích nguyên nhân dẫn đến thái độ lệch lạc của người học. Thiết kế bảng hỏi có thể thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Xác định các mục tiêu thiết kế bảng hỏi; Bước 2: Thiết kế các câu hỏi cần thiết và các phương án chọn; Bước 3: Sắp xếp các câu hỏi theo một trật tự logic. e) Kĩ năng thiết kế bảng kiểm: Bảng kiểm (Rubrics) là một bảng ĐG tổng hợp dựa trên một loạt tiêu chí thay vì chỉ dựa vào điểm số. Rubrics nêu rõ người chấm ĐG bài làm theo những kì vọng nào và mô tả các cấp độ của các tiêu chuẩn cần được ĐG. Bảng kiểm là công cụ giúp cho GV quan sát thái độ học tập của HS, ĐG kĩ năng trình diễn, kĩ năng báo cáo, bài tiểu luận, ĐG chất lượng trả lời câu hỏi, bài tập, dự án... Quy trình thiết kế gồm các bước sau: Bước 1: Xác định nội dung quan sát: quan sát tinh thần học tập của HS trên lớp, thái độ trong giờ thực hành, thái độ trong làm việc nhóm, khả năng trình diễn, báo cáo...; Bước 2: Xây dựng các tiêu chí quan sát và các mức độ cho mỗi tiêu chí: tập trung chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến, tích cực thảo luận, trình bày logic, ngôn ngữ...; Bước 3: Sắp xếp các tiêu chí theo trật tự logic. GV cũng có thể rèn luyện cho HS tự thiết kế bảng kiểm theo các bước sau: Bước 1: Cho HS xem một số bài làm mẫu tốt và chưa tốt lắm; Bước 2: Yêu cầu HS thảo luận và đưa ra các tiêu chí cho một bài làm tốt; Bước 3: Thảo luận nhằm đưa ra các mức độ ĐG từ kém nhất đến tốt nhất cho mỗi tiêu chí; Bước 4: Cho HS luyện tập thử nghiệm trên rubrics và đưa ra phản hồi; Bước 5: Hoàn thiện rubrics dựa trên phản hồi và photo cho mỗi HS một bản để sử dụng. g) Kĩ năng ĐG thông qua bài kiểm tra: Để thực hiện ĐG được sâu sắc, GV có thể áp dụng quy trình ĐG như sau: Bước 1: Cho HS làm bài kiểm tra; Bước 2: GV công bố đáp án của đề kiểm tra; Bước 3: GV yêu cầu HS tự chấm bài làm của mình và chấm bài cho nhau; Bước 4: GV chấm bài của HS và ĐG. Trong bước 4, GV không chỉ chấm điểm mà quan trọng hơn là phải nhận xét chi tiết, tỉ mỉ bài làm của HS, nội dung nào được, nội dung nào chưa được, diễn đạt như thế nào, bố cục có logic không...; Bước 5: GV trả bài cho HS: cần có 01 tiết học để trả bài kiểm tra 45 phút. GV nhận xét chi tiết bài kiểm tra cho HS, nhận xét bao gồm: Nhận xét chung toàn lớp; nhận xét nhóm tốt, tuyên dương những HS làm bài tốt và cụ thể khen về vấn đề gì; nhận xét nhóm chưa tốt, chưa tốt là vì những lí do gì. Sau đó, GV trả bài cho HS và các em tự đọc nhận xét của GV. Nếu HS nào có thắc mắc, GV sẽ trả lời cụ thể. 2.2. Ví dụ: đánh giá năng lực hợp tác của học sinh 2.2.1. Khái niệm năng lực hợp tác Năng lực hợp tác được hiểu là sự phối hợp giải quyết một nhiệm vụ được giao của một nhóm HS. 2.2.2. Biểu hiện năng lực hợp tác của học sinh trong học tập a) Nhóm năng lực quản lí: - Lập kế hoạch; - Phân công nhiệm vụ; - Giám sát thực hiện nhiệm vụ. b) Nhóm năng lực đàm phán: - Lắng nghe; - Thuyết phục; - Phản bác; - Ra quyết định. c) Nhóm năng lực chia sẻ: - Chia sẻ thông tin; - Chia sẻ trách nhiệm; - Chia sẻ lợi ích. 2.2.3. Phương pháp đánh giá năng lực hợp tác của học sinh: - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hợp tác của nhóm HS; - Phương pháp quan sát quá trình hợp tác; - Phương pháp phỏng vấn, vấn đáp; - Phương pháp ĐG đồng đẳng, ĐG quá trình; - Phương pháp tự ĐG. 2.2.4. Một số kĩ thuật đánh giá năng lực hợ
Tài liệu liên quan