Đổi mới nhận thức về sứ mạng của giáo dục đại học

TÓM TẮT Giáo dục đại học (GDĐH) không phải đơn giản là sự nối dài của giáo dục phổ thông, cũng không phải chỉ đào tạo nghề như giáo dục chuyên nghiệp. Giáo dục đại học vừa phải cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, vừa phải đào tạo một đội ngũ trí thức có chuyên môn, có bản lĩnh, có óc sáng tạo và tư duy phê phán, đồng thời có tinh thần phản biện, ý thức trách nhiệm trước xã hội về những vấn đề của đất nước, của dân tộc. Muốn hoàn thành sứ mạng ấy, trường đại học phải thay đổi cách quản lí, đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá, xây dựng trường đại học thành môi trường tự do học thuật, môi trường văn hóa.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới nhận thức về sứ mạng của giáo dục đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 21 - Thaùng 6/2014 75 ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ SỨ MẠNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ KIM NGÂN(*) TÓM TẮT Giáo dục đại học (GDĐH) không phải đơn giản là sự nối dài của giáo dục phổ thông, cũng không phải chỉ đào tạo nghề như giáo dục chuyên nghiệp. Giáo dục đại học vừa phải cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, vừa phải đào tạo một đội ngũ trí thức có chuyên môn, có bản lĩnh, có óc sáng tạo và tư duy phê phán, đồng thời có tinh thần phản biện, ý thức trách nhiệm trước xã hội về những vấn đề của đất nước, của dân tộc. Muốn hoàn thành sứ mạng ấy, trường đại học phải thay đổi cách quản lí, đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá, xây dựng trường đại học thành môi trường tự do học thuật, môi trường văn hóa. Từ khóa: giáo dục đại học, giáo dục phổ thông, nguồn nhân lực, tư duy phê phán, phương pháp giảng dạy ABSTRACT Higher education is neither the lengthening-link of the general education nor vocational training. The higher education functions as a source providing the society with a great number of labors of high quality and at the same time, forms the contingent of intellectuals imbued with professional quality, skill and spirit combined, a creative and critical thinking, as well the consciousness of the problems of the country. Fulfil the commission, universities have to change the way of management, innovate the syllabuses, the curricula, the teaching methods, and the way of evaluation. Universities will be formed as a cultural and academic environment. Keywords: higher education, general education, labor source, critical thinking, teaching methods Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” đã định hướng và mở ra những cơ hội mới cho giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng. (*)Trước hết, được đổi mới một cách căn bản và toàn diện chính là nguyện vọng của bản thân giáo dục đại học. Những người làm công tác quản lí cũng như giảng dạy ở trường đại học từ lâu đã mong ước được (*)TS, Trung tâm Thông tin – Truyền thông & Phát triển Giáo dục, Trường Đại học Sài Gòn bật đèn xanh, được phép thay đổi cách tổ chức nhà trường, cách tuyển sinh, thi cử, cách đánh giá để có thể đào tạo tốt hơn và đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho sự phát triển đất nước. Những năm qua giáo dục đại học Việt Nam đã chịu quá nhiều ràng buộc, ràng buộc từ bên trên và ràng buộc tự chính mình. Vì vậy bây giờ được đổi mới căn bản và toàn diện là niềm vui của những người làm công tác giáo dục đại học. Nhưng đồng thời đổi mới cũng yêu ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ SỨ MẠNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 76 cầu, đặt ra những thách thức cho giáo dục đại học, bởi vì không phải ai khác mà chính giáo dục đại học phải tự biết mình phải làm gì để thay đổi, phải thay đổi cái gì và thay đổi như thế nào. Đây mới chính là cái khó, cái lõi của việc thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học. Thực tế cho thấy có rất nhiều thứ ngăn cản sự phát triển của giáo dục không phải lúc nào cũng xuất phát từ bên trên hay bên ngoài, mà nằm ngay trong chính bản thân giáo dục. Lấy ví dụ chuyện tuyển sinh đại học. Rất nhiều năm Bộ GD- ĐT tổ chức theo kiểu “ba chung”. Dĩ nhiên thi “ba chung” cũng có một số cái lợi, nhưng nhìn trong tổng thể nó có quá nhiều nhược điểm. Nhiều người cho rằng “ba chung” đáng lẽ phải “cáo chung” từ lâu. Sau khi có Nghị quyết của Trung ương về Đổi mới giáo dục, từ năm 2014, Bộ GD- ĐT bắt đầu triển khai tuyển sinh theo cách phối hợp “ba chung” với việc cho phép các trường tự tuyển sinh riêng. Đó là một bước tiến. Những việc cụ thể như vậy tự bản thân giáo dục đại học có thể làm rất nhiều. Tuy nhiên, theo chúng tôi hiểu, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo không phải chỉ dừng ở những khâu cụ thể. Nó phải bắt đầu trước hết trong nhận thức về tính chất, sứ mạng của giáo dục đại học. Ở nước ta lâu nay GDĐH thường được hiểu không chính xác. Thứ nhất, nó được hiểu như sự nối dài của giáo dục phổ thông, một thứ phổ thông cấp 4, như nhiều người vẫn quen gọi. Sự khác nhau giữa phổ thông và đại học không được hiểu như ở tính chất việc học mà ở số lượng và độ khó của tri thức. Học sinh và sinh viên không khác gì nhau. Chất lượng đào tạo ở đại học kém, việc sinh viên không có khả năng tự học và ít tham gia nghiên cứu khoa học có một phần bắt nguồn từ quan niệm này. Thứ hai, GDĐH thường được đồng nhất với giáo dục nghề nghiệp, xem nhiệm vụ cơ bản của trường đại học chỉ là đáp ứng nhu cầu ngành nghề của nền kinh tế. Chúng ta đều biết trường đại học ra đời một phần là do nhu cầu đòi hỏi nguồn nhân lực cao của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng đó không phải là tất cả. Đã có một thời gian rất dài ở nước ta, nhà trường chủ yếu đào tạo người để ra làm quan, giúp đời, giúp nước. Đó không phải là sai lầm hoàn toàn. Bởi vậy, nếu chỉ xem trường đại học như nơi đào tạo những thợ bậc cao, những chuyên gia lành nghề thì vô tình đã làm mất đi một phần sứ mệnh quan trọng của giáo dục và điều đó dẫn đến những thiếu sót trong đào tạo đại học. Chúng ta thử lấy ví dụ trong việc đào tạo giáo viên. Vừa qua có khá nhiều cuộc thảo luận về chất lượng người thầy và công tác đào tạo giáo viên. Nhiều ý kiến cho rằng phần đông giáo viên đứng lớp hiện nay chỉ là “thợ dạy” chứ chưa phải là thầy giáo đúng nghĩa của nó. Dĩ nhiên bản thân công việc của người “thợ dạy” nếu làm cho tốt cũng đã quý rồi và thực tế cho thấy ngay cả chỉ làm “thợ dạy” thôi, nhiều giáo viên cũng chưa hoàn thành được. Tuy nhiên trường phổ thông là nơi dạy người, là môi trường để hình thành nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ, ở đó trẻ em không chỉ cần học chữ, nắm được những kiến thức phổ thông mà còn học cách sống, cách làm người. Nhiệm vụ ấy đòi hỏi người giáo viên không thể chỉ biết cách truyền thụ kiến thức như một người thợ lành nghề, mà còn phải là một nhà giáo dục. Lâu nay khi nói đến yêu cầu làm sao để nâng cao hiệu quả giáo dục của người thầy, chúng ta thường nghĩ ngay đến việc bồi dưỡng cho SV sư phạm những kiến thức về Tâm lí học, Giáo dục học. Những NGUYỄN THỊ KIM NGÂN 77 người tốt nghiệp các trường ĐH khác, không phải sư phạm, chỉ cần học thêm một số chứng chỉ về sư phạm là được coi như đủ điều kiện để đi dạy. Điều này hoàn toàn không có gì sai. Những kiến thức về khoa học giáo dục hết sức cần thiết cho giáo viên. Trong một thời gian dài chúng ta đã coi nhẹ khoa học giáo dục và công tác nghiên cứu giáo dục. Điều này đã để lại một lỗ hổng lớn trong giáo dục nước ta. Tuy nhiên, để làm được công việc của người thầy - nhà giáo dục, có lẽ vẫn cần thêm một thứ gì đó rất quan trọng, mà theo chúng tôi, đó chính là những phẩm chất của người thầy, với tư cách là người trí thức, người có văn hóa. Người “thợ dạy” phiến diện hơn người thầy chính là ở chỗ này. Chữ THẦY ngoài ý nghĩa cao quý của nó, còn bao hàm sự thông thái, hiểu biết toàn diện, thái độ bao dung dựa trên cơ sở văn hóa, sự kết hợp hài hòa giữa tri thức và nhân cách. Có như thế mỗi thầy cô giáo mới có thể trở thành nhà giáo dục. Người thầy truyền thụ kiến thức cho học sinh bằng hiểu biết chuyên môn của mình, nhưng tác động đến trẻ em bằng cách hành xử, bằng nhân cách của chính bản thân mình, mà cách hành xử này phụ thuộc rất nhiều vào vốn văn hóa, phẩm chất đạo đức, sự am hiểu con người. Không có được những điều này, người đi dạy khó làm tròn trách nhiệm của nhà giáo dục đúng theo nghĩa của nó. Kinh nghiệm cho thấy xưa nay những nhà sư phạm lớn đều là những nhà văn hóa, những trí thức lớn. Đổi mới căn bản và toàn diện GDĐH yêu cầu đổi mới hàng loạt vấn đề, nhưng một trong những vấn đề hàng đầu là phải đổi mới ngay chính nhận thức về sứ mạng của nó. Đây là cái gốc, là vấn đề của mọi vấn đề. Cần phải nhận thức sâu sắc và đầy đủ rằng trường đại học vừa phải là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, có chuyên môn ngành nghề giỏi, vừa phải là nơi đào tạo một đội ngũ trí thức có óc sáng tạo và tư duy phê phán, có văn hóa, có bản lĩnh, tinh thần phản biện và ý thức trách nhiệm trước xã hội về những vấn đề của đất nước và dân tộc. Mỗi sinh viên tốt nghiệp trường đại học phải trở thành một người trí thức, chứ không phải chỉ là một người chỉ có chuyên môn giỏi. Phẩm chất trí thức ấy biểu hiện ở chỗ người sinh viên phải là người say mê hiểu biết, khát khao chân lí, miệt mài, tận tụy trên con đường học hỏi, khám phá và chống lại mọi thứ giả dối, thiếu trung thực. Phẩm chất trí thức ấy cũng biểu hiện ở chỗ người sinh viên có khả năng dấn thân – dấn thân trong khoa học hay trong hoạt động xã hội - có tinh thần bảo vệ công lí, thức tỉnh quần chúng ý thức về tự do và phẩm giá của con người. Trường đại học phải vừa cung cấp cho nền kinh tế những người có khả năng tạo ra năng suất lao động cao, vừa tạo ra cho xã hội một đội ngũ trí thức có khả năng đi đầu trong việc nhận thức con đường phát triển của xã hội và lôi kéo, tác động vào quần chúng. Đây mới thực sự là sứ mạng cao cả của trường đại học. Để thực hiện được sứ mạng này, giáo dục đại học tự mình phải đổi mới căn bản và toàn diện nhiều khâu, nhiều mặt. Trước hết, về chương trình và nội dung đào tạo, cần giúp sinh viên mở rộng tầm nhìn và hiểu biết về thế giới, về xã hội và con người, rộng hơn ngành nghề chuyên môn của mỗi người. Sinh viên tốt nghiệp đại học khác một người thợ lành nghề ở chỗ anh ta có nhãn quan rộng hơn, hiểu biết về những khả năng ở phía trước và luôn hướng tới những khả năng đó. Về phương diện này, những kiến thức chung của một khối ngành, đặc biệt là những kiến ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ SỨ MẠNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 78 thức về khoa học xã hội và nhân văn là hết sức cần thiết, nhất là đối với sinh viên các trường khoa học tự nhiên và công nghệ. Phải thừa nhận rằng những năm qua việc đưa vào giảng dạy chương trình giáo dục đại cương tuy đúng hướng nhưng chưa mang lại kết quả mong muốn. Một phần là do nội dung, một phần do cách giảng dạy. Thứ hai, phải đổi mới triệt để phương pháp dạy và học. Phải đoạn tuyệt triệt để với lối học ở phổ thông, phát huy tính tự học, tự mình quyết định và điều khiển việc học của mình. Thầy giáo cũng phải khắc phục triệt để lối dạy áp đặt, khuyến khích sinh viên độc lập suy nghĩ, tự do nghiên cứu, khám phá. Thứ ba, phải tạo ra một môi trường tự do học thuật, môi trường văn hóa trong trường đại học. Muốn làm được điều này cần khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu là đi tìm. Chỉ khi đi tìm người ta mới có nhu cầu về tự do, tự do suy nghĩ, tự do tìm kiếm, tự do được viết ra những điều mình khám phá. Nghiên cứu khoa học là cơ hội để hình thành ý thức về tự do sáng tạo và bản lĩnh của người trí thức. Muốn sinh viên trở thành người trí thức, phải cho sinh viên được sống trong môi trường trí thức, môi trường văn hóa. Trường đại học của chúng ta hiện nay chưa có được đầy đủ tính chất của môi trường ấy. Cuối cùng, về phương diện quản lí vĩ mô, nên tách đào tạo cao đẳng và cao đẳng nghề ra khỏi giáo dục đại học, hợp nhất với hệ thống trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề thành khối giáo dục chuyên nghiệp. Đó cũng là một cách để giáo dục đại học trở nên “thuần túy” đại học hơn, góp phần nâng cao tính đại học của trường đại học. Đổi mới nhận thức về sứ mạng của giáo dục đại học không phải là vấn đề dễ dàng, bởi vì nó gắn liền với nhận thức, mà nhận thức thường có xu hướng bảo thủ, chậm thay đổi. Cái khó nữa còn nằm ở chỗ, đổi mới nhận thức về sứ mạng của đại học không phải chỉ là công việc nội bộ riêng của ngành giáo dục. Nó phụ thuộc rất nhiều từ trên và từ bên ngoài, muốn làm được phải có sự chấp nhận từ trên và sự đồng thuận từ bên ngoài. Tuy nhiên, những tranh luận về triết lí có con đường của nó mà những đổi mới thực tiễn cũng có con đường riêng của mình. Bằng cách đổi mới triệt để chương trình và nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy và học tập, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và thúc đẩy tự do học thuật theo hướng nêu trên, trường đại học cũng có thể từng bước thực hiện được sứ mạng của mình mà có thể không cần vượt qua những tranh cãi về sứ mạng./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh: 1. Harvard Kennedy School Vietnam Program (2010), “Beyond the Apex: Toward a System Level Approach to Higher Education Reform in Vietnam.” Retrieved from 2. Hayden, Martin and Dao Van Khanh (2010). “Private Higher Education in Vietnam,”’ in Harman, G, Hayden, M and Nghi, P.T. (eds), Reforming Higher Education in Vietnam: Challenges and Priorities, Springer, Dordrecht, Netherlands, 215-225. NGUYỄN THỊ KIM NGÂN 79 3. Horn, Michael (2014, March 4). “Intel Integrates Backward To Improve Vietnamese Education.” Forbes. Retrieved from improve-vietnamese-education-society 4. McCornac, Dennis (2012). “The Challenge of Corruption in Higher Education: The Case of Vietnam. Asian Education and Development Studies, Volume 1 No. 3, 262 – 275. 5. Ozturk, Ilhan (2001). “The Role of Education in Economic Development: A Theoretical Perspective.” Journal of Rural Development and Administration, Vol. XXXIII, No. 1, 39-47. S 6. Pham, Hiep (2014). “Aiming for at Least One World-Class University by 2020.” University World News. Retrieved from article.php?story=20140122154945702 Tiếng Việt: 1. Edgar Morin, Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai, NXB Tri thức, Hà Nội 2008 2. Hồ Ngọc Đại, Nghiệp vụ sư phạm, NXB ĐH Sư phạm, Hà Nội 2009 3. J.J.Rousseau, Emile hay là về giáo dục, NXB Tri Thức, Hà Nội 2008 4. John Dewey, Dân chủ và giáo dục, NXB Tri thức, Hà Nội 2008 5. Lê Ngọc Trà, Văn chương, thẩm mĩ và văn hóa, NXB Giáo dục, Hà Nội 2008 6. Nicolas Sarkozy (Tổng thống Pháp), Thư gửi các nhà giáo nhân ngày khai trường, 4/9/2007, Phạm Toàn dịch. Văn bản nguồn http//media.education.gouv.fr * Nhận bài ngày: 27/5/2014. Biên tập xong: 5/6/2014. Duyệt bài: 12/6/2014.
Tài liệu liên quan