Tóm tắt. Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển giáo dục.
Cán bộ quản lí giáo dục có vai trò quyết định đến hiệu quả ứng dụng công nghệ
thông tin trong các cơ sở giáo dục. Vì vậy, cần trang bị cho cán bộ quản lí giáo dục
những kiến thức về công nghệ thông tin phù hợp để họ có thể phát huy được hiệu
quả trong công việc cũng như trong chỉ đạo triển khai ứng dụng công nghệ thông
tin ở đơn vị. Bài viết đề xuất việc đổi mới nội dung bồi dưỡng công nghệ thông tin
cho cán bộ quản lí giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục Việt Nam giai
đoạn hiện nay.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới nội dung bồi dưỡng công nghệ thông tin cho cán bộ quản lí giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Interdisciplinary Science, 2013, Vol. 58, No. 1, pp. 85-91
This paper is available online at
ĐỔI MỚI NỘI DUNG BỒI DƯỠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CHO CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Phạm Quang Trình
Khoa Công nghệ Thông tin, Học viện Quản lí Giáo dục
Tóm tắt. Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển giáo dục.
Cán bộ quản lí giáo dục có vai trò quyết định đến hiệu quả ứng dụng công nghệ
thông tin trong các cơ sở giáo dục. Vì vậy, cần trang bị cho cán bộ quản lí giáo dục
những kiến thức về công nghệ thông tin phù hợp để họ có thể phát huy được hiệu
quả trong công việc cũng như trong chỉ đạo triển khai ứng dụng công nghệ thông
tin ở đơn vị. Bài viết đề xuất việc đổi mới nội dung bồi dưỡng công nghệ thông tin
cho cán bộ quản lí giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục Việt Nam giai
đoạn hiện nay.
Từ khóa: Công nghệ Thông tin trong quản lí, quản lí giáo dục, bồi dưỡng cán bộ
giáo dục.
1. Mở đầu
Cán bộ quản lí giáo dục (CB QLGD) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
giáo dục của nước nhà. Ngoài kiến thức về chuyên môn, người quản lí phải được trang bị
các kiến thức về quản lí để quản lí và điều hành đơn vị phát triển theo kịp sự phát triển
của đất nước, của ngành. Như chúng ta đã biết, công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò
quan trọng trong sự phát triển xã hội nói chung và giáo dục nói riêng, đóng vai trò hết sức
quan trọng trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Vì vậy, người quản lí cần được
trang bị kiến thức về CNTT để ứng dụng trong công việc và chỉ đạo, triển khai việc ứng
dụng CNTT ở đơn vị mình.
Trong những năm qua, việc bồi dưỡng CNTT cho CB QLGD chủ yếu thông qua
chương trình bồi dưỡng ở các khóa bồi dưỡng tập trung, với thời lượng rất hạn chế. Do
mặt bằng về năng lực CNTT của cán bộ còn hạn chế, nhu cầu ứng dụng CNTT ở các cơ
sở giáo dục chưa lớn và điều kiện về trang thiết bị CNTT còn khó khăn nên nội dung bồi
dưỡng về CNTT chủ yếu tập trung vào giới thiệu một vài phần mềm thông dụng để hỗ
Received October 27, 2012. Accepted February 20, 2013.
Contact Pham Quang Trinh, e-mail address: trinh_dhv@yahoo.com
85
Phạm Quang Trình
trợ cho việc soạn văn bản hoặc sử dụng thư điện tử để hỗ trợ cho công việc quản lí. Hiện
nay, những nội dung đó đã không còn mới đối với mỗi người và nó không phù hợp với yêu
cầu, nhiệm vụ của CB QLGD. Đối với CB QLGD ngoài các kiến thức cơ bản, kỹ năng sử
dụng ở mức độ nhất định, họ cần có một cái nhìn tổng thể về ứng dụng CNTT trong sự
phát triển xã hội nói chung và trong giáo dục nói riêng để từ đó đưa ra được những định
hướng cụ thể cho việc ứng dụng CNTT của đơn vị. Bài báo này trình bày một số vấn đề
về đổi mới nội dung bồi dưỡng CNTT cho CB QLGD trong giai đoạn hiện nay nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cán bộ quản lí, đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục
Việt Nam giai đoạn hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung bồi dưỡng CNTT cho CB QLGD gồm những phần sau:
2.1. Phần tổng quan
Đây là phần quan trọng đối với CB QLGD nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ
quản lí về ứng dụng CNTT, giúp người cán bộ quản lí có cái nhìn tổng quan về vai trò, nội
dung, cách thức ứng dụng CNTT trong các cơ sở giáo dục. Đây là nội dung mà trước đây
trong các chương trình bồi dưỡng không đưa vào hoặc có đưa vào nhưng khá sơ sài. Sản
phẩm của giáo dục là con người, là lực lượng lao động của xã hội vì vậy giáo dục cần phải
hướng đến nhu cầu của xã hội về lực lượng lao động để từ đó đào tạo ra những con người
đáp ứng nhu cầu.
2.1.1. Vai trò của CNTT đối với sự phát triển xã hội
Nước ta đang trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, đang chuyển sang nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa. Cần làm rõ vai trò
của CNTT đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đối với sự phát triển
kinh tế, xã hội; đối với việc quản lí xã hội.
a. Vai trò của CNTT đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
Giới thiệu một số chỉ thị, văn bản, chủ trương của Đảng, Nhà nước về vai trò của
công nghệ thông tin đối với sự sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
+ Chỉ thị số 58-CT/TW, ngày 17 tháng 10 năm 2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát
triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-Truyền thông.
+ Chỉ thị số 07/CT-BCVT về “Định hướng chiến lược phát triển CNTT và truyền
thông Việt Nam giai đoạn 2011-2020” (gọi tắt là "Chiến lược cất cánh").
+ Cập nhật, giới thiệu các văn bản mới liên quan.
b. Vai trò của CNTT đối với sự phát triển kinh tế, xã hội:
Tập trung vào vai trò của CNTT trong nền kinh tế tri thức, và xu thế toàn cầu hóa.
c. Vai trò của CNTT đối với việc quản lí xã hội:
86
Đổi mới nội dung bồi dưỡng Công nghệ Thông tin...
Làm rõ vai trò của CNTT với đổi mới phương thức quản lí xã hội, quản lí bằng
chính phủ điện tử.
2.1.2. Tác động của CNTT và truyền thông đối với giáo dục
Chúng ta ai cũng nhận thấy rằng, CNTT đã tác động rất lớn tới giáo dục và có thể
chỉ ra một số ứng dụng rất cụ thể của CNTT trong giáo dục. Vậy CNTT tác động đến giáo
dục ở mức độ nào? Câu hỏi này các nhà quản lí cần quan tâm.
a. Tác động đến mô hình giáo dục:
Giới thiệu các mô hình giáo dục theo tổng kết của UNESCO, tác động của CNTT
tới mô hình tri thức và một số đặc điểm của mô hình tri thức:
+ Yếu tố không gian, thời gian sẽ không còn ràng buộc chặt chẽ;
+ Giá thành toàn bộ của giáo dục giảm nhiều;
+ Sự chuyển giao tri thức không còn chiếm vị trí hàng đầu;
+ Mối quan hệ người dạy - người học theo chiều dọc sẽ được thay thế bởi quan hệ
theo chiều ngang;
+ Thị trường giáo dục sẽ được toàn cầu hoá;
+ Việc đánh giá không còn dựa nhiều vào kết quả thi cử như trước;
+ Sự khác biệt giữa các loại hình và cấp bậc giáo dục sẽ ít quan trọng hơn, giáo dục
thường xuyên sẽ trở thành quan trọng nhất.
b. Tác động đến chất lượng giáo dục:
Giới thiệu các văn bản liên quan:
+ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP, ngày 10-4-2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT
trong hoạt động của cơ quan Nhà nước và văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi các
cơ sở giáo dục và đào tạo yêu cầu thực hiện tốt nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong giáo dục,
giai đoạn 2008 - 2012, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục;
+ Văn bản Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học về CNTT hàng năm. Chú trọng
các nhiệm vụ trọng tâm trong văn bản Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT của năm học
hiện tại;
c. Tác động đến hình thức giáo dục:
Giới thiệu các hình thức giáo dục mới xuất hiện do tác động của CNTT: từ xa, trực
tuyến và ưu, khó khăn của các hình thức giáo dục này.
d. Tác động đến phương thức quản lí giáo dục:
Giới thiệu các lĩnh vực quản lí có thể ứng dụng CNTT và hiệu quả mang lại. Xu
thế quản lí qua mạng Internet cùng những thuận lợi, khó khăn. Giới thiệu về hành chính
điện tử.
2.1.3. Nội dung ứng dụng CNTT trong giáo dục
Sau khi làm rõ tác động của CNTT đối với giáo dục, cần đi vào các nội dụng ứng
dụng CNTT cơ bản nhất ở các cơ sở giáo dục để giúp người học hiểu, liên hệ đến việc ứng
87
Phạm Quang Trình
dụng ở đơn vị mình.
a. Ứng dụng CNTT trong dạy học:
Làm rõ các khía cạnh ứng dụng của CNTT trong soạn thảo giáo án, trong thực hiện
bài giảng, trong khai thác tài liệu, trong đánh giá, trong học tập của học sinh; Tầm quan
trọng của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, các khía cạnh ứng dụng và công cụ ứng
dụng. Lồng ghép văn bản hướng dẫn nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học về nội dung
ứng dụng CNTT trong giảng dạy để làm rõ nội dung văn bản. Giới thiệu ý nghĩa, cách
sử dụng các nguồn tài nguyên trên mạng internet: Từ điển mở, học liệu mở hay thư viện
bài giảng.
b. Ứng dụng CNTT trong quản lí, điều hành:
Giới thiệu các lĩnh lực ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ sở giáo dục và một số
ứng dụng cụ thể phù hợp với đối tượng bồi dưỡng. Lồng ghép văn bản Hướng dẫn nhiệm
vụ CNTT năm học về công tác điều hành và quản lí hành chính tại sở GDĐT, các phòng
GDĐT và các trường học. Giới thiệu hệ thống hành chính điện tử.
c. Ứng dụng CNTT trong quảng bá hình ảnh:
Nêu rõ tầm quan trọng của việc quảng bá hình ảnh, nguồn lực thông tin đối với các
cơ sở giáo dục và định hướng ứng dụng CNTT trong việc quảng bá hình ảnh.
2.1.4. Vai trò của CBQL với việc ứng dụng CNTT trong đơn vị
Phần này giúp người học nhận thức được vai trò của người cán bộ quản lí đối với
việc triển khai ứng dụng CNTT trong đơn vị mình. Làm cho người học thấy rõ, để ứng
dụng CNTT có hiệu quả, người cán bộ quản lí cần biết cách xây dựng kế hoạch ứng dụng
CNTT, tổ chức triển khai, đánh giá hiệu quả ứng dụng. Định hướng cho người học về cách
triển khai các nội dung:
a. Kế hoạch cần nêu rõ:
+ Nội dung triển khai: Phần cứng, phần mềm, hạ tầng mạng;
+ Kế hoạch về kinh phí: Dự kiến các nguồn kinh phí;
+ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: Đối tượng, nội dung;
+ Kế hoạch thời gian: Thời gian bắt đầu, kết thúc;
+ Kế hoạch nhân sự để triển khai: Người tham gia, phân công trách nhiệm;
+ Kế hoạch quản lí ứng dụng và đánh giá hiệu quả: Người quản lí, sử dụng, đánh giá.
b. Tổ chức triển khai:
+ Tuyên truyền, vận động, định hướng, giúp đỡ và bồi dưỡng kiến thức một về
CNTT cho cán bộ, giáo viên và học sinh;
+ Làm cho giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường thấy rõ tầm quan trong của việc
ứng dụng CNTT đối với sự phát triển của nhà trường, vai trò trách nhiệm của mỗi người
trong việc ứng dụng CNTT. Tạo được sự thống nhất về chủ trương, kế hoạch trong toàn
nhà trường;
88
Đổi mới nội dung bồi dưỡng Công nghệ Thông tin...
+ Tăng cường sự ủng hộ của chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo ngành;
+ Chỉ đạo thực hiện từng nội dung theo kế hoạch. Kịp thời điều chỉnh kế hoạch một
cách hợp lí khi cần thiết.
a. Đánh giá hiệu quả:
+ Cần đánh giá kết quả ứng dụng theo từng hoạt động cụ thể, trên cơ sở đó điều
chỉnh kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo một cách hợp lí, phù hợp với tình hình thực tế của
nhà trường trong từng giai đoạn;
+ Chỉ ra hiệu quả do ứng dụng CNTT mang lại để tăng cường sự ủng hộ, tin tưởng
của cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh và các cấp lãnh đạo.
2.2. Phần kiến thức, kĩ năng CNTT
Đặc điểm của các lớp bồi dưỡng là đối tượng người học khá đa dạng: Hiệu trưởng,
hiệu phó các trường phổ thông; trưởng phó các phòng ban, khoa trường đại học, cao đẳng...
và năng lực, nhu cầu về kiến thức, kỹ năng CNTT cũng rất khác nhau. Vì vậy, việc xây
dựng nội dung kiến thức CNTT cần căn cứ vào đối tượng được bồi dưỡng, năng lực người
học để đưa ra các kiến thức bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu công việc của người được bồi
dưỡng. Phần này nhằm giúp người học hiểu và khai thác được một số công cụ ứng dụng,
hỗ trợ trong giảng dạy, quản lí. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, nên lựa chọn các công cụ
đơn giản, dễ tiếp cận và tập trung chủ yếu vào việc giới thiệu tính năng, hiệu quả và cách
sử dụng. Bố trí để người học thực hành sử dụng một một vài công cụ thể. Sau đây là một
số nội dung tác giả đề xuất để lựa chọn:
2.2.1. Nhóm các phần mềm hỗ trợ soạn thảo:
+ Một số tính năng nâng cao của Microsoft Word: Giúp người học trong công tác
soạn thảo văn bản, giáo án và các công việc trong hoạt động dạy học;
+ Phần mềm Microsoft Powerpoint: Giúp các nhà quản lí soạn thảo báo cáo; Giúp
giáo viên soạn thảo bài giảng điện tử;
+ Phần mềm Mindmap: Giúp cán bộ quản lí và giáo viên xây dựng kế hoạch công
việc theo mô hình bản đồ tư duy.
2.2.2. Nhóm các phần mềm hỗ trợ quản lí
Trước khi giới thiệu một số phần mềm, cần làm rõ khái niệm phần mềm quản lí,
phân loại sản phẩm phần mềm để người học thấy được những khó khăn, thuận lợi khi sử
dụng các sản phẩm phần mềm và có định hướng hợp lí cho việc lựa chọn phần mềm. Khi
hướng dẫn phần mềm giảng viên cần làm rõ các yếu tố thông tin đầu vào, đầu ra và trách
nhiệm của người cung cấp thông tin đầu vào.
Ví dụ với phần mềm xếp thời khóa biểu:
• Thông tin đầu vào:
- Thông tin chung về nhà trường;
89
Phạm Quang Trình
- Danh sách lớp;
- Danh mục môn, số tiết/tuần;
- Danh sách giáo viên, tổ bộ môn;
- Bảng phân công giảng dạy;
- Yêu cầu cá nhân, yêu cầu của tổ chuyên môn;
- ...
• Thông tin đầu ra:
- Thời khóa biểu của giáo viên;
- Thời khóa biểu toàn trường;
- Thời khóa biểu của lớp;
- Tính giờ dạy của giáo viên;
- ...
2.2.3. Nhóm các phần mềm hỗ trợ đa phương tiện
Để soạn được một bài giảng điện tử tốt, giáo viên cần phải biết ứng dụng đa phương
tiện: Quay phim, chụp ảnh, ghi âm, biên tập video để đưa vào bài giảng. Tuy nhiên để
thực hiện được các công việc này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều công sức, thời gian
và phải học về kĩ thuật. Chính vì vậy, nhiều giáo viên thường sử dụng nguồn tư liệu có
sẵn sau đó biên tập lại đưa vào bài giảng. Khó khăn mà các giáo viên thường gặp phải là
các nguồn tư liệu định dạng không tương thích với phần mềm soạn thảo; nhiều khi giáo
viên chỉ cần một phần tư liệu; cần ghép nối, lồng ghép các tư liệu với nhau... Để giúp giáo
viên trong việc khai thác nguồn tài liệu có sẵn, nên trang bị cho họ một số công cụ hỗ
trợ đơn giản:
- Phần mềm SnagtIT: Dùng để cắt ảnh, các đối tượng hoặc quay video hướng dẫn
các quy trình thao tác trên màn hình đưa vào bài giảng;
- Phần mềm Photo Story: Tạo video từ tập hợp các ảnh đưa vào bài giảng hay
báo cáo;
- Phần mềm Format Factory: Giúp chuyển định dạng, nối file âm thanh hay video;
trộn các file âm thanh với file video giúp giáo viên tạo các bài giảng điện tử sinh động hơn.
2.2.4. Một số phương tiện hỗ trợ
1. Máy chiếu đa phương tiện:
Máy chiếu đa năng Projector là phương tiện phổ biến trong giảng dạy, hội nghị, hội
thảo. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết giáo viên và cán bộ đang gặp khó khăn khi sử dụng thiết
bị này. Trong chương trình này nên giành một phần thời gian để giúp họ hiểu những điều
cơ bản nhất về tính năng, cách sử dụng từ đó họ có thể làm chủ được phương tiện, nâng
cao hiệu quả sử dụng, quản lí.
2. Bảng thông minh:
Bảng thông minh (Smart Boad) tuy chưa được sử dụng rộng rãi nhưng với sự việt
90
Đổi mới nội dung bồi dưỡng Công nghệ Thông tin...
của nó, phương tiện này sẽ được sử dụng phổ biến để giảng dạy, hội nghị, hội thảo trong
tương lai vì sự hiệu quả, tiện dụng của nó trong giảng dạy. Người dạy nên giới thiệu về
tính năng của bảng thông minh giúp người học tiếp cận dần với loại thiết bị hiện đại này.
Căn cứ vào năng lực thực tế của người học, điều kiện máy móc, thiết bị người này
lựa chọn nội dung thực hành phù hợp.
3. Kết luận
Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục về công nghệ thông tin,
tác giả đã đề xuất việc đổi mới nội dung bồi dưỡng về công nghệ thông tin. Hy vọng rằng,
khi bồi dưỡng theo nội dung mới này sẽ giúp cho cán bộ quản lí giáo dục có cái nhìn tổng
thể về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và một số kiến thức về công nghệ
thông tin cần thiết để từ đó có thể đưa ra được định hướng cho việc triển khai ứng dụng
công nghệ thông tin tại đơn vị mình một cách hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban Chấp hành Trung ương, 2007. chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000
về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển Công nghệ Thông tin phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
[2] Bộ Bưu chính, Viễn thông, 2002. Chỉ thị số 07/CT-BBCVT ngày 07 tháng 7 năm 2007
về Định hướng Chiến lược phát triển Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Nam
giai đoạn 2011 - 2020 (gọi tắt là “Chiến lược Cất cánh”).
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008. Chỉ thị số 55/2008/CT - BGDĐT, ngày 30 tháng 9
năm 2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng Công nghệ Thông tin trong
Ngành Giáo dục giai đoạn 2008 - 2012.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012. Văn bản số 4987/BGDĐT-CNTT về việc Hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012 - 2013, ngày 2 tháng 8 năm 2012, 2012.
[5] Học viện Quản lí Giáo dục, 2008. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí.
[6] Học viện Quản lí Giáo dục, 2008. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
ABSTRACT
Information technology training innovation for education managers
Information technology is now a part of education and education managers need to
see to it that information technology is effectively applied in education. To do so, these
managers need to be knowledgeable of educational technology. This article proposes that
education administrators receive additional information technology training.
91