Đổi mới phương pháp dạy học học phần Chính trị quân sự theo hướng phát huy năng lực người học

TÓM TẮT Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực của người học đã và đang là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và là yêu cầu cấp thiết của xã hội. Xuất phát từ yêu cầu trên, trên cơ sở nghiên cứu một số lý luận về năng lực: Khái niệm, đặc trưng, cấu trúc năng lực, và nội dung của các học phần chính trị môn học giáo dục quốc phòng và an ninh và năng lực cần hình thành cho sinh viên theo mục tiêu của học phần, đề xuất một số phương pháp dạy học (PPDH) học phần chính trị quân sự theo hướng phát huy năng lực người học.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 111 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học học phần Chính trị quân sự theo hướng phát huy năng lực người học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 130 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỌC PHẦN CHÍNH TRỊ QUÂN SỰ THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Nguyễn Ngọc Quy1 TÓM TẮT Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực của người học đã và đang là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và là yêu cầu cấp thiết của xã hội. Xuất phát từ yêu cầu trên, trên cơ sở nghiên cứu một số lý luận về năng lực: Khái niệm, đặc trưng, cấu trúc năng lực, và nội dung của các học phần chính trị môn học giáo dục quốc phòng và an ninh và năng lực cần hình thành cho sinh viên theo mục tiêu của học phần, đề xuất một số phương pháp dạy học (PPDH) học phần chính trị quân sự theo hướng phát huy năng lực người học. Từ khóa: Năng lực người học, quốc phòng, an ninh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, trước những thay đổi nhanh chóng về khoa học kỹ thuật cũng như tri thức, giáo dục truyền thống tập trung vào nội dung kiến thức đã không còn phù hợp, mà theo xu hướng phát triển năng lực người học. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để áp dụng thành công giảng dạy và đánh giá theo năng lực cần có những nghiên cứu cụ thể, trong đó có việc áp dụng cho dạy học học phần chính trị quân sự - học phần của môn học giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN). 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát về năng lực Khái niệm năng lực: Theo Nguyễn Quang Uẩn: “Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả.” [5; tr 192-193] 1 Giảng viên Trung tâm Giáo dục Quốc phòng, trường Đại học Hồng Đức TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 131 Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn - một hay một số dạng hoạt động nào đó” [4; tr 41]. Theo Tài liệu hội thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: “Năng lực là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác nhau như hứng thú, niềm tin, ý chí để thực hiện một loại công việc trong một bối cảnh nhất định”. [3; tr 5]. Tóm lại, có nhiều quan niệm với cách diễn đạt khác nhau về năng lực. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát rằng năng lực là khả năng thực hiện có kết quả một nhiệm vụ, một hành động cụ thể liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở sự hiểu biết, kỹ năng và thái độ. Cấu trúc của năng lực: Cấu trúc của năng lực gồm ba thành tố cơ bản là tri thức, kỹ năng, với thái độ nhằm đáp ứng yêu cầu phức tạp của một hoạt động, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả trong một bối cảnh (tình huống) nhất định. Sự thể hiện của các thành tố trên trong hoạt động là năng lực hiểu, năng lực làm và năng lực ứng xử. Đặc trưng của năng lực: Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, tổ hợp này không phải tất cả những thuộc tính tâm sinh lý mà chỉ bao gồm những thuộc tính tương ứng với những đòi hỏi của một hoạt động nhất định nào đó trong một ngữ cảnh, tình huống nhất định và làm cho hoạt động đó đạt kết quả. Năng lực chỉ tồn tại trong một hoạt động nhằm đáp ứng những yêu cầu cụ thể trong bối cảnh cụ thể và phát triển trong chính hoạt động ấy. Khi con người chưa hoạt động thì năng lực vẫn còn tiềm ẩn. Tính hiệu quả, thành công của hoạt động là thước đo để đánh giá năng lực của cá nhân làm ra nó. Năng lực con người không phải sinh ra là đã có, nó không có sẵn mà được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động và giao tiếp. 2.2. Năng lực cần hình thành khi học học phần chính trị quân sự 2.2.1. Đặc điểm các học phần chính trị quân sự môn học giáo dục quốc phòng an tinh GDQPAN là môn học chính khóa trong Chương trình giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đã được luật định. Mục tiêu môn học là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Môn học có ba học phần, trong đó phần chính trị quân sự thuộc học phần (HP) 1 và HP2, có nội dung liên quan đến nhiều môn học, ngành khoa học như: Chính trị, kinh tế, pháp luật, quân sự, anh ninh, lịch sử, địa lý, vật lý, hóa học, sinh học, dân tộc, tôn giáo. 2.2.2. Chương trình các học phần chính trị quân sự. Học phần 1: Đường lối quân sự của Đảng, gồm các nội dung: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 132 quốc; Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Vệt Nam; Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố nền quốc phòng - an ninh; Nghệ thuật quân sự Việt Nam. Học phần 2: Công tác quốc phòng - an ninh bao gồm: Phòng chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; Phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao;Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và động viên công nghiệp quốc phòng; Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; Một số nội dung về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam; công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. 2.2.3. Năng lực hình thành cho người học sau khi học học phần chính trị quân sự Có khả năng phân tích nguồn gốc, bản chất chiến tranh, tính tất yếu và mục tiêu bảo vệ Tổ quốc để nhận thức đúng quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng, an ninh, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh; vận dụng nghệ thuật quân sự trong bảo vệ Tổ quốc. Có khả năng phát hiện, nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đố của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam và tham gia đấu tranh, phòng chống "diễn biến hòa bình"; vận dụng kiến thức được trang bị để phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao, tham gia xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo vệ an ninh và giữ gìn trật tự xã hội; sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệchủ quyền lãnh thổ, biên giới Việt Nam. Có khả năng lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể, tổ chức hoạt động và làm việc nhóm. Có khả năng tự học tập, tìm kiếm và sử dụng thông tin, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn. Có khả năng phân tích, tổng hợp, phê phán, phán đoán, giải quyết vấn đề. Có niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 2.3. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực của người học. 2.3.1. Vận dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Thực hiện dạy học toàn lớp kết hợp với dạy học nhóm. Dạy học toàn lớp với phương pháp thuyết trình là chủ đạo kết hợp với đàm thoại (phát vấn); dạy học theo nhóm khi tổ chức thảo luận nhóm, đồng thời chú ý vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và các PPDH tích cực khác. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 133 2.3.2. Vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. SV được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp SV lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của SV, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của SV. Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Ví dụ: Tình huống có vấn đề đó là mâu thuẩn dân tộc, sắc tộc trên phạm vi quốc gia và quốc tế hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp. Yêu cầu SV tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết mâu thuẩn dân tộc, sắc tộc. (bài: Một số vấn đề dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam - HP1) 2.3.3. Vận dụng dạy học theo tình huống Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho SV kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập. Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một PPDH điển hình của dạy học theo tình huống, trong đó SV tự lực giải quyết một tình huống điển hình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm. Ví dụ: Tình huống là địch tiến công xâm lược bằng vũ khí công nghệ cao. Yêu cầu SV tìm hiểu về vũ khí công nghệ cao và biện pháp phòng, tránh khi địch tiên công xâm lược nước ta bằng vũ khí công nghệ cao. (bài: Phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao - HP2) 2.3.4. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho sinh viên Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của SV. Có những phương pháp nhận thức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm. Ví dụ: SV làm việc nhóm với nội dung: Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay về đối tác và đối tượng của cách mạng Việt Nam là gì? Hãy chỉ ra đối tượng tác chiến của cách mạng Việt Nam hiện nay, có thể vừa là đối tác vừa là đối tượng không? (bài: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội - HP2) 2.3.5. Tăng cường vận dụng hình thức học tập hợp tác Học tập hợp tác (HTHT) là một loại hình cụ thể của học tập tích cực, trong đó SV làm việc cùng nhau trong các nhóm nhỏ để đạt được một mục tiêu học tập chung. HTHT TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 134 bao gồm các thành tố như: Mục đích và nhiệm vụ bài tập, nội dung bài tập, phương pháp thực hiện, giáo viên hướng dẫn, SV học tập và giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện bài tập do giáo viên đề ra. HTHT không những tạo điều kiện cho SV phát huy khả năng tự học mà còn rèn luyện cho họ khả năng làm việc nhóm. Qua làm việc nhóm, SV có thể phát triển nhiều kỹ năng khác nhau, trong đó đặc biệt là kỹ năng làm việc và hoạt động tập thể, SV có điều kiện phát huy tinh thần chủ động, tích cực, độc lập sáng tạo. Kết quả là sản phẩm mà họ thu được bao giờ cũng lớn hơn những gì mà một cá nhân trong nhóm có thể làm được. Trong HTHT, GV tạo điều kiện thuận lợi cho SV hình thành một loạt các hoạt động trí tuệ như: phân tích, tổng hợp, phê phán, giải quyết vấn đề, đồng thời là người có chức năng điều khiển, tổ chức quá trình làm việc của nhóm SV và tổng kết, đánh giá kết quả làm việc của SV. Ví dụ: Tổ chức cho SV làm việc nhóm với nội dung: Tìm hiểu về chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ và chỉ ra những thủ đoạn của chiến lược này đối với cách mạng Việt Nam hiện nay (bài: Phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam- HP2) 2.3.6. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và phương tiện dạy học Hiện nay, đa phương tiện và công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ rất thuận tiện cho việc đổi mới PPDH, tăng cường tính trực quan sinh động. Việc sử dụng máy trình chiếu trong dạy học HP chính trị quân sự đưa SV về với những sự kiện lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc ta, qua đó khắc sâu kiến thức đã được nghiên cứu và chứng minh sự phù hợp lý luận với thực tiễn. Trong quá trình dạy học, thực hiện chiếu một số phim được cung cấp như: Ngàn năm dựng nước và giữ nước (2 tập), chiến tranh vũ khí công nghệ cao 2.3.7. Rèn luyện cách tự học cho sinh viên Chú trọng rèn luyện cho SV tự học, biết khai thác giáo trình và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới. Định hướng cho SV cách tư duy như phân tích, tổng hợp, khái quát hoá để dần hình thành và phát triển năng lực sáng tạo. Ví dụ: Yêu cầu sinh viên tìm hiểu một số loại vũ khí công nghệ cao về nguyên lý hoạt động như: Vũ khí hạt nhân; vũ khí Lade; vũ khí điện từ; vũ khí chùm hạt, chùm tia; vũ khí sinh học. (bài Phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao - HP2). 3. KẾT LUẬN Đổi mới PPDH theo hướng phát huy năng lực đã và đang là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục cũng như xã hội. Trên cơ sở lý luận dạy học, chúng ta có nhiều hướng đổi mới PPDH với những cách tiếp cận khác nhau theo hướng phát huy năng lực người học nhằm đạt hiệu quả cao đối với học phần chính trị quân sự môn học GDQPAN. Việc đổi mới PPDH đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 135 tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học; GV cần xác định những hướng cải tiến PPDH, kiểm tra đánh giá phù hợp với đặc thù môn học, đối tượng sinh viên để đạt hiệu quả cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Giáo trình Giáo dục Quốc phòng - An ninh, tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 31/2012/TT-BGDĐT, Ban hành chương trình GDQP-AN, năm 2012. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu hội thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong Chương trình giáo dục phổ thông mới”, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội, tháng 3 năm 2015. [4] Hội đồng quốc gia chỉ đạo và biên soạn Từ điển Bách khoa Việt nam, Tập 3, Nxb. Từ điển Bách khoa Hà Nội. [5] Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (2002), Tâm lý học đại cương, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. RENEWING TEACHING METHODS IN MILITARY POLITICS MODULE TO IMPROVE STUDENTS’ COMPETENCE BASE ON THE COMPETENCY Nguyen Ngoc Quy ABTRACT Currently, teaching and evaluating students based on the competence has been the subject attracting the attention of researchers and the essential needs of the society. Stemming from the above requirements, the authors studied some issues of competence: Concept, characteristics, structures of competence and on the basis of the content of the politics of defense - security module the competence necessary for students in accordance the subject target, the authors propose the methods of teaching the modules of military politics towards promoting learners’ competence. Keywords: Competence, method, defense and security.