Đổi mới phương pháp dạy học học phần “Văn học” cho sinh viên giáo dục tiểu học, trường Đại học Tây Bắc đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới

1. Mở đầu Mục tiêu quan trọng nhất trong đào tạo giáo viên ở các cơ sở đào tạo hiện nay là đáp ứng được yêu cầu của xã hội về đào tạo nguồn nhân lực giáo viên chất lượng cao. Giáo viên được đào tạo vừa bảo đảm chuẩn chức danh nghề nghiệp, vừa có năng lực dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, đáp ứng được yêu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Để thực hiện được mục tiêu này, phát triển năng lực dạy học cho sinh viên (SV) là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, trong đó, cốt lõi là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của SV. Việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ giúp nâng cao ý thức, tinh thần học tập chủ động, tích cực, linh hoạt, sáng tạo, trách nhiệm của SV; nâng cao khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, hình thành một năng lực tổng hợp chuẩn bị cho quá trình dạy học của SV sau khi tốt nghiệp. Đối với các học phần trong chương trình đào tạo giáo viên tiểu học của Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc, học phần Văn học có những nét đặc thù, đòi hỏi người dạy phải nghiên cứu, có sự đổi mới phù hợp và mang tính đột phá trong phương pháp dạy học nhằm hình thành ở SV năng lực dạy học nói chung và năng lực dạy văn đặc thù, theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới đối với môn Ngữ văn.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học học phần “Văn học” cho sinh viên giáo dục tiểu học, trường Đại học Tây Bắc đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 108-112 ISSN: 2354-0753 108 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỌC PHẦN “VĂN HỌC” CHO SINH VIÊN GIÁO DỤC TIỂU HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Điêu Thị Tú Uyên Trường Đại học Tây Bắc Email: tuuyentbu@gmail.com Article History Received: 19/3/2020 Accepted: 09/4/2020 Published: 30/4/2020 Keywords innovation, teaching methods, Literature, primary education, new school education programme. ABSTRACT In the current new school education programme, innnovating teaching methods is an essential and necessary task to meet the requirements of education innovation. The paper figures out the requirements, giving solutions to innovating methods of teaching Literature for students of primary education at Tay Bac university in order to meet the requirements of Vietnamese subject at primary level in the school programme. The new school programme aims at teaching to develop students’ quality and competence. Teaching Literature to students of primary education should be changed to approaching learners’ competence instead of the passive traditional way of teaching which affects developing students’ teaching competence of Vietnamese in the future. 1. Mở đầu Mục tiêu quan trọng nhất trong đào tạo giáo viên ở các cơ sở đào tạo hiện nay là đáp ứng được yêu cầu của xã hội về đào tạo nguồn nhân lực giáo viên chất lượng cao. Giáo viên được đào tạo vừa bảo đảm chuẩn chức danh nghề nghiệp, vừa có năng lực dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, đáp ứng được yêu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Để thực hiện được mục tiêu này, phát triển năng lực dạy học cho sinh viên (SV) là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, trong đó, cốt lõi là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của SV. Việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ giúp nâng cao ý thức, tinh thần học tập chủ động, tích cực, linh hoạt, sáng tạo, trách nhiệm của SV; nâng cao khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, hình thành một năng lực tổng hợp chuẩn bị cho quá trình dạy học của SV sau khi tốt nghiệp. Đối với các học phần trong chương trình đào tạo giáo viên tiểu học của Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc, học phần Văn học có những nét đặc thù, đòi hỏi người dạy phải nghiên cứu, có sự đổi mới phù hợp và mang tính đột phá trong phương pháp dạy học nhằm hình thành ở SV năng lực dạy học nói chung và năng lực dạy văn đặc thù, theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới đối với môn Ngữ văn. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Vấn đề đặt ra từ Chương trình môn Tiếng Việt tiểu học (theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 đối với việc dạy học phần Văn học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học Năm 2018, Bộ GD-ĐT đã chính thức ban hành Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (kèm theo Thông tư số 32/2018-BGD ĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). Chương trình môn Tiếng Việt tiểu học mới đã có sự thay đổi khác biệt so với Chương trình môn Tiếng Việt tiểu học hiện hành. Trước yêu cầu của chương trình mới, việc trang bị cho SV giáo dục tiểu học kiến thức, phương pháp tiếp cận, giải quyết vấn đề của môn học trong quá trình dạy học sau này là một nhiệm vụ cấp thiết. Tuy nhiên, để thay đổi một phương pháp dạy học cố hữu bằng một phương pháp dạy học mới không phải việc làm đơn giản, dễ dàng. Đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp tiếp cận vì thế là một thách thức đối với cả giảng viên (GV) và SV. Học phần Văn học nằm trong phần Kiến thức chung của ngành của Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học. Học phần có mục tiêu cơ bản: cung cấp kiến thức nền tảng về văn học cho SV, hình thành kĩ năng tiếp cận với kiến thức, phương pháp xử lí kiến thức văn học phục vụ cho quá trình dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học sau này (Trường Đại học Tây Bắc, 2018). Việc dạy học học phần Văn học cho SV giáo dục tiểu học tại Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc về cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu trên. Kết quả dạy học học phần này thể hiện ở khả năng cập nhật chương trình, thiết kế kế hoạch, bài soạn, tổ chức giờ học Tiếng Việt cho học sinh của cựu SV khi dạy học. Qua khảo sát chất lượng giáo viên (là cựu SV của Khoa) hiện công tác tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La phục vụ cho việc cập nhật chương trình đào tạo, từ năm 2015-2020, có khoảng 60-65% giáo viên đạt loại VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 108-112 ISSN: 2354-0753 109 khá, giỏi trong giảng dạy, trong đó có 40-45% đạt loại khá, giỏi trong giảng dạy môn Tiếng Việt. Nhưng để đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới, hoàn thành mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, GV và SV cần xây dựng và tham gia vào quy trình đổi mới phương pháp dạy học học phần này, mà trước hết, phải thực hiện các yêu cầu cơ bản sau: - Đối với GV khi dạy học phần Văn học: cần xuất phát từ mục tiêu dạy học tiếp cận được năng lực của SV, đặc biệt là năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học; phải tổ chức dạy học kiến thức gắn với việc hình thành ở SV năng lực vận dụng kiến thức văn học vào thực tế; phải tổ chức luyện tập, thực hành gắn với hình thành ở SV năng lực sáng tạo trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tổ chức hoạt động học tập văn học, tiếng Việt cho học sinh tiểu học sau này; phải thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng đánh giá năng lực, sở trường, những tiến bộ của SV trong quá trình học Văn học. - Đối với SV khi học tập học phần Văn học: Cần tham gia tích cực, chủ động, với vai trò của một chủ thể vào quá trình dạy học học phần; phải rèn luyện để có năng lực vận dụng kiến thức văn học vào thực tế, thiết kế các hoạt động học tập môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học một cách thuần thục; phải thích nghi, sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu về kiểm tra, đánh giá theo hướng đánh giá năng lực, sở trường, tiến bộ của bản thân trong quá trình học Văn học. 2.2. Đổi mới phương pháp dạy học học phần Văn học 2.2.1. Đổi mới việc tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức - Tổ chức hoạt động tìm hiểu kiến thức, tăng cường tương tác cho sinh viên Việc tổ chức hoạt động tìm hiểu kiến thức cho SV trong dạy học Văn học giúp GV tránh được quan niệm họ được “độc quyền” trong cảm thụ các vấn đề văn học và truyền thụ “một chiều” cho SV, đôi khi, áp đặt nhận thức của cá nhân cho người học; SV tránh được tình trạng thụ động tiếp thụ những kiến thức được GV cung cấp qua thuyết trình. GV cần xây dựng và tổ chức cho SV các hoạt động sau: + Hoạt động tự học: Để điều chỉnh, tăng hiệu quả của hoạt động này, tác giả đã tiến hành thực nghiệm có đối sánh giữa 2 lớp cùng học học phần Văn học. Ở lớp K58 Đại học Giáo dục tiểu học A, sau khi giao nhiệm vụ học tập cho SV, GV thực hiện hỗ trợ SV tự học qua các kênh: trao đổi qua thư điện tử, qua mạng xã hội (Facebook, Zalo). Các vấn đề SV gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm tư liệu, xử lí thông tin đều được GV hỗ trợ kịp thời. Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà trước khi đến lớp của SV 2 lớp thu được sau 1 tuần thực nghiệm là: Bảng 1. Theo dõi mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của SV trong quá trình tự học (trong đó, lớp K58 Đại học Giáo dục tiểu học A sử dụng hình thức giao nhiệm vụ học tập mới, có sự hỗ trợ của GV; lớp K58 Đại học Giáo dục tiểu học B sử dụng hình thức giao nhiệm vụ học tập cũ) Mức độ hoàn thành/ Lớp Hoàn thành rất tốt Hoàn thành tốt Hoàn thành bình thường Không hoàn thành K58 Đại học Giáo dục tiểu học A (68 SV) 20 39 09 0 K58 Đại học Giáo dục tiểu học B (68 SV) 05 20 33 10 Ở lớp K58 Đại học Giáo dục tiểu học B, số SV không hoàn thành nêu lí do là họ gặp khó khăn trong việc xử lí thông tin khi đọc tài liệu, nhất là đối với việc tìm hiểu tác phẩm văn học. Còn ở lớp K58 Đại học Giáo dục tiểu học A, do được GV hỗ trợ thường xuyên, kịp thời nên việc tự học của SV đạt hiệu quả tốt hơn, SV tự tin hơn khi tham gia học trên lớp. Kết quả này cho thấy, GV cần có sự hỗ trợ hiệu quả hoạt động tự học của SV, tạo cơ hội để SV nâng cao ý thức chủ động tiếp cận kiến thức sớm hơn, chuẩn bị các vấn đề có thể trao đổi, thảo luận cùng bạn học và GV khi đến lớp. + Hoạt động trao đổi, thảo luận trong giờ học: Việc GV thay đổi, tổ chức hoạt động trao đổi, thảo luận trong giờ học trên cơ sở SV đã chuẩn bị vấn đề để trao đổi từ trước sẽ tạo một không khí hoàn toàn mới cho giờ học. Các nội dung kiến thức được khơi gợi từ thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm, trao đổi với GV. Sau khi đã thảo luận, làm rõ vấn đề, GV cùng SV thống nhất về kiến thức, nhất là các đơn vị kiến thức có vấn đề. SV có thể phản biện đối với những vấn đề mà họ nhận thức khác với GV và bạn học. Tất nhiên, GV cũng không nên lạm dụng việc tổ chức hoạt động trao đổi, thảo luận trong giờ học, có những đơn vị kiến thức, nhất là tác phẩm văn học, GV vẫn cần có những lời bình, tạo không khí của một giờ học văn, giúp SV cảm nhận trọn vẹn cái hay, cái đẹp của nghệ thuật. Hoạt động trao đổi, thảo luận được sử dụng một cách hợp lí sẽ tăng tính dân chủ, tính chủ động cho quá trình dạy học, rèn luyện VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 108-112 ISSN: 2354-0753 110 cho SV kĩ năng thuyết trình, phản biện. GV cũng thông qua hoạt động này đánh giá được các năng lực của SV: năng lực văn học (qua cảm nhận vấn đề); năng lực ngôn ngữ (qua trình bày vấn đề); năng lực tương tác (khi tham gia làm việc nhóm, khi trao đổi với GV). Khi áp dụng cách dạy này, tác giả cũng tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của SV về hình thức tổ chức giờ học này, có đối sánh với lớp áp dụng hình thức tổ chức giờ học truyền thống (GV chủ yếu thuyết trình). Kết quả thu được như sau: Bảng 2. Theo dõi mức độ hài lòng của SV đối với giờ học Văn học (trong đó, lớp K58 Đại học Giáo dục tiểu học A áp dụng hình thức dạy học tổ chức hoạt động trao đổi, thảo luận; lớp K58 Đại học Giáo dục tiểu học B áp dụng hình thức dạy học thuyết trình là chủ yếu) Mức độ hài lòng/ Lớp Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng K58 Đại học Giáo dục tiểu học A (68 SV) 30 29 09 0 K58 Đại học Giáo dục tiểu học B (68 SV) 10 20 36 02 Ở lớp K58 Đại học Giáo dục tiểu học A, 9 SV bày tỏ thái độ bình thường đối với giờ học là các SV học trầm, còn e ngại việc tham gia hoạt động nhóm, trao đổi ý kiến cá nhân. Đối với những SV này, GV cần có những biện pháp khuyến khích riêng để thay đổi thói quen học tập của họ. + Hoạt động thuyết trình: Đặc thù của học phần Văn học là cung cấp kiến thức thuộc phạm vi một loại hình nghệ thuật với mục tiêu truyền cảm hứng với văn học, bồi dưỡng cảm xúc, giáo dục tư tưởng, nhân cách. Vì vậy, vẫn cần thiết phải có hoạt động thuyết trình. Nhưng để việc thuyết trình không xuôi chiều, gây tâm lí nặng nề cho người học, GV cần sáng tạo trong tổ chức hoạt động thuyết trình. Tuỳ đơn vị kiến thức, giờ học có thể do SV thuyết trình hoặc do GV thuyết trình hoặc kết hợp cả hai đối tượng thuyết trình. Thông thường, SV đại diện nhóm thuyết trình các nội dung đã được chuẩn bị trước, GV thuyết trình những nội dung khái quát, tổng hợp hoặc bình giảng tác phẩm văn học. Đối với hoạt động bình giảng tác phẩm văn học, GV cần đặc biệt quan tâm đến việc truyền cảm hứng, bồi dưỡng cảm xúc của SV qua các giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học. + Hoạt động đánh giá kiến thức: Thông thường, trong các giờ dạy học phần Văn học, việc đánh giá kiến thức do GV thực hiện. Với sự am hiểu kiến thức sâu sắc, GV cung cấp cho SV những đánh giá xác đáng, có giá trị về các vấn đề văn học. Tuy nhiên, việc cung cấp cái nhìn, cách nhìn một chiều dễ dẫn đến tình trạng SV thụ động, không có thói quen tư duy, phản biện trong khi họ có thể có cái nhìn, cách nhìn khác với GV. Vì vậy, GV cần hướng dẫn SV có những đánh giá của riêng mình. Hoạt động này vừa rèn luyện cho SV kĩ năng đánh giá, phản biện vừa giúp họ tích luỹ kinh nghiệm để tổ chức hoạt động thảo luận, tranh biện cho học sinh tiểu học sau này. - Tiếp cận kiến thức văn học theo hướng tích hợp liên môn Chương trình Tiếng Việt tiểu học tăng cường tính tích hợp. So với chương trình năm 2006, chương trình 2018 chú trọng hơn định hướng dạy học tích hợp. “Chương trình tích hợp đến mức cao nhất có thể giữa phẩm chất và năng lực, giữa ngôn ngữ và văn học, giữa thể loại và kiểu văn bản, giữa các hoạt động đọc, viết, nói và nghe, giữa nội dung tiếng Việt và các nội dung liên môn khác” (Lê Phương Nga, 2019, tr 25); “tích hợp kiến thức tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội” (Lê Phương Nga, 2019, tr 30) trong các môn Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức Trên tinh thần đó, khi học học phần Văn học, SV cũng cần được làm quen với hình thức dạy học tích hợp phù hợp với môn Tiếng Việt ở tiểu học sau này. Để triển khai nội dung dạy học tích hợp, trước hết, GV cần trao đổi với GV dạy một số học phần có kiến thức liên quan để tìm hiểu kiến thức, bảo đảm sự khoa học, hợp lí khi tích hợp. Ví dụ: tích hợp kiến thức của học phần Văn học và Tiếng Việt 1, 2, 3; Văn học và Tập làm văn; Văn học và Lí luận và Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1, 2 hoặc các học phần khác như Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật, Âm nhạc Để đạt hiệu quả tối ưu trong việc tổ chức các hoạt động học tập tích hợp, GV nên tập trung tích hợp ở các phần luyện tập, thực hành, bảo đảm quá trình cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau. 2.2.2. Đổi mới việc tổ chức các hoạt động luyện tập, thực hành - Đa dạng hoá hình thức luyện tập, thực hành gắn với quan niệm dạy học phân hoá VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 108-112 ISSN: 2354-0753 111 Yêu cầu phân hoá được xây dựng trên cơ sở tôn trọng sở thích, sở trường, năng lực, động lực, điều kiện, hoàn cảnh học tập khác nhau của cá nhân học sinh để trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nên tảng, cốt lõi và phát huy tối đa tiềm năng cá nhân, đáp ứng yêu cầu phân công lao động trong xã hội sau này (Trần Thị Bích Hồng, 2018). Nhiệm vụ của GV là tổ chức các hình thức luyện tập, thực hành phù hợp và hiệu quả cho các đối tượng SV bằng cách thiết kế các dạng bài tập khác nhau (về nội dung, về hình thức) trên cơ sở nắm bắt được sở trường, năng lực, điều kiện, trình độ, nguyện vọng học tập khác nhau của SV. Ví dụ: Đối với những SV có niềm ham thích học văn, có năng khiếu về văn học, GV nên sử dụng các dạng bài tập nâng cao, yêu cầu SV phát huy năng lực của mình nghiên cứu, thực hiện, nảy ra những ý tưởng sáng tạo trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học sau này; đối với những SV có lực học văn học bình thường, GV sử dụng các dạng bài tập cơ bản, tập trung rèn luyện kĩ năng cho SV, gắn với thực tế dạy học tiểu học để SV nhận thức được rằng việc học Văn học có ý nghĩa thiết thực Về hình thức trình bày các bài tập, GV cũng cần đa dạng hoá tuỳ thuộc vào khả năng, sở trường, điều kiện của SV: yêu cầu trình bày cá nhân, trình bày nhóm, báo cáo bằng văn bản viết, báo cáo bằng hình thức trình chiếu, nhận xét, phản biện Việc thiết kế hoạt động luyện tập, thực hành gắn với quan niệm phân hoá cũng giúp GV theo dõi được lực học và chiều hướng tiến bộ của SV. Từ đó, có những giải pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp, hiệu quả cho SV, nâng cao chất lượng học tập học phần. Trong quá trình cho SV luyện tập, thực hành, GV cũng cần tăng cường kích thích khả năng sáng tạo và hoạt động tương tác của SV bằng các bài tập nhóm. Việc phát huy trí tuệ tập thể sẽ giúp SV có hứng thú, thi đua học tập, được gợi mở để phát huy những năng lực mà nếu thực hiện hoạt động cá nhân không thể phát huy được. - Bài tập gắn với các đơn vị kiến thức có trong chương trình Tiếng Việt tiểu học GV có thể thiết kế các dạng bài tập gắn với những yêu cầu trên để rèn luyện cho SV năng lực ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, giải quyết các tình huống trong thực tế dạy học Tiếng Việt ở tiểu học sau này. Một số dạng bài tập có thể thiết kế theo mục tiêu trên là: + Dạng bài tập gắn với kiến thức lí luận văn học: Trong chương trình học phần Văn học có 15 tiết lí luận văn học. Ở chương này, GV có thể thiết kế các bài tập yêu cầu SV vận dụng kiến thức lí luận vào xác định, phân tích, đánh giá các văn bản văn học có trong chương trình Tiếng Việt tiểu học: về thơ, về truyện, kí; về nhân vật văn học; về ngôn ngữ văn học). + Dạng bài tập gắn với kiến thức văn học: Thời lượng dành cho kiến thức văn học trong chương trình học phần Văn học là 45 tiết với nhiều bình diện kiến thức: văn học dân gian, văn học thiếu nhi Việt Nam, văn học thiếu nhi nước ngoài. GV có thể thiết kế các bài tập cảm thụ văn học nhằm nâng cao năng lực cảm thụ, cảm thụ sáng tạo của SV. Để nâng cao năng lực của SV, giúp SV có khả năng cảm thụ văn học tốt, phục vụ cho quá trình giảng dạy kiến thức văn học trong chương trình Tiếng Việt tiểu học sau này, GV cần khuyến khích SV trình bày ấn tượng, quan điểm của cá nhân về các giá trị văn học; những đề xuất của cá nhân gắn với giá trị nhân văn trong thực tế cuộc sống. + Dạng bài tập gắn với kiến thức ngôn ngữ: Đối với dạng bài tập này, GV cần tăng cường yêu cầu SV phân tích hiệu quả nghệ thuật của ngôn ngữ trong các văn bản văn học được trích dạy ở chương trình Tiếng Việt tiểu học; nắm bắt các kiểu văn bản được sử dụng trong chương trình Tiếng Việt tiểu học. Đồng thời, GV cũng cần chú trọng việc rèn luyện năng lực đọc diễn cảm văn bản văn học cho SV nhằm hình thành năng lực đọc văn cho họ, đáp ứng yêu cầu rèn luyện năng lực đọc hiểu cho học sinh tiểu học sau này. + Dạng bài tập sáng tạo: Trong chương trình Tiếng Việt tiểu học mới, phần kiến thức về đọc có thêm tiết đọc Mở rộng, yêu cầu 1 năm học sinh phải đọc thêm một lượng văn bản, trong đó có văn bản văn học. Đối với văn bản văn học, yêu cầu học sinh phải nhớ thuộc lòng bài thơ, đoạn thơ, đoạn văn. Mục đích của phần đọc Mở rộng nhằm giúp học sinh mở rộng thêm vốn hiểu biết về văn bản, có vốn tác phẩm văn học phong phú. Vì vậy, trong quá trình luyện tập, thực hành, GV phải thiết kế thêm dạng bài tập này để SV có điều kiện trau dồi, tích luỹ thêm kiến thức phục vụ cho quá trình giảng dạy sau này. Ở dạng bài tập này, GV đặt ra yêu cầu SV đọc văn bản ngoài chương trình, đặc biệt là các tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi, tổng hợp các kiến thức liên quan đến văn bản, thể hiện thái độ đánh giá đối với các vấn đề đặt ra trong các văn bản. 2.2.3. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá - Đối với đánh giá thường xuyên: Việc đánh giá thường xuyên gắn với quá trình luyện tập, thực hành của SV, với mục đích kiểm tra, đánh giá thường xuyên ý thức tham gia học tập và chiều hướng tiến bộ của SV trong học tập. Các bài luyện tập, thực hành cần tập trung đánh giá kĩ năng của SV. Khác với bài thi, việc đánh giá diễn ra khi các kiến thức và kĩ năng đã được hoàn thiện; các bài luyện tập, thực hành được đánh giá ngay trong lúc SV đang học, đang có những băn khoăn, khúc mắc mà GV có thể hỗ trợ khắc phục ngay cho họ. Trong quá trình đánh giá thường VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 108-112 ISSN: 2354-0753 112 xuyên, GV nên cho SV tham gia vào quá trình đánh giá nhằm tạo động lực, khích lệ tinh thần thi đua học tập, cũng là rèn luyện kĩ năng tự đánh giá và đánh giá phục vụ cho công tác sau này. Trong cách đánh giá truyền thống, GV cũng đã cho SV tham gia đánh giá, nhưng mới dừng lại ở việc tự chấm điểm chuyên cần trong học tập là chủ yếu. Ở đây, GV cần khuyến khích SV tham gia vào đánh giá cả về nội dung kiến thức và kĩ năng. Đôi khi, ý kiến đánh giá của SV trở thành một “kênh” hữu ích cho GV tham khảo để có sự đánh giá chính xác nhất. - Đối với đánh giá kết thúc học phần: Việc đánh giá kết thúc học phần chỉ diễn ra 1 lần vào cuối học kì, khi SV đã học xong toàn bộ học phần với mục đích đánh giá tổng hợp khả năng và kết quả học tập của SV trong suốt 1 học kì. Đề thi