Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị cho sinh viên hệ đào tạo trực tuyến trong cách mạng công nghiệp 4.0

Tóm tắt Làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi giáo dục đại học phải thay đổi cả chương trình lẫn phương thức đào tạo. Hình thức đào tạo trực tuyến trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành một xu thế đào tạo mới. Do vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy đang là một yêu cầu tất yếu đặt ra nhằm thích ứng với đòi hỏi của thời đại, trong đó có việc đổi mới giảng dạy các môn học Lý luận chính trị, đặc biệt là đối với hình thức học trực tuyến. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả xin đưa ra một vài giải pháp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy Lý luận chính trị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đối với môn học.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị cho sinh viên hệ đào tạo trực tuyến trong cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
413 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN HỆ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Phí Thị Lan Phương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi giáo dục đại học phải thay đổi cả chương trình lẫn phương thức đào tạo. Hình thức đào tạo trực tuyến trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành một xu thế đào tạo mới. Do vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy đang là một yêu cầu tất yếu đặt ra nhằm thích ứng với đòi hỏi của thời đại, trong đó có việc đổi mới giảng dạy các môn học Lý luận chính trị, đặc biệt là đối với hình thức học trực tuyến. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả xin đưa ra một vài giải pháp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy Lý luận chính trị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đối với môn học. Từ khóa: Cách mạng 4.0, đào tạo trực tuyến, phương pháp giảng dạy, lý luận chính trị 1. Cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế đào tạo trực tuyến trong giai đoạn hiện nay Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục nhờ những tiến bộ trong công nghệ thông tin - truyền thông. Khác với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cách mạng công nghiệp 4.0 không gắn với sự ra đời của một công nghệ cụ thể nào mà là kết quả hội tụ của nhiều công nghệ khác nhau, trong đó trọng tâm là công nghệ nano, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin - truyền thông. Bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0 là sự hình thành của thế giới số, vốn dĩ là sự phản ánh sinh động, tồn tại song song với thế giới vật lý. Sự kết nối giữa hai thế giới vật lý và thế giới số tạo ra những tác động “mang tính cách mạng” trên mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của loài người. Số hóa ngày nay không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp mà làm thay đổi một cách căn bản mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0, toàn cầu hóa trở nên sâu sắc hơn, sự thay đổi diễn ra với phạm vi, cường độ và tốc độ lớn hơn và khó dự báo hơn; các ngành công nghiệp được định hình lại xoay quanh các nhu cầu của con người, vì lợi ích và vì mục tiêu tối thượng là hạnh phúc của con người. Đặc biệt, “tiêu chuẩn hóa” sẽ được thay thế bằng “cá nhân hóa” trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0. Trong ngành công 414 nghiệp chế tạo, những tiến bộ công nghệ, đặc biệt là công nghệ in 3D dẫn đến việc sản xuất loạt nhỏ, đơn chiếc theo yêu cầu của từng khách hàng, nhóm khách hàng trở nên khả thi. Tương tự, trong giáo dục, phương thức giáo dục chung cho mọi người được thay thế bằng học tập cá nhân hóa nhờ những sự phát triển vượt bậc của công nghệ. Cách mạng công nghiệp 4.0 cho phép mọi người truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua mạng mà không cần có sự tương tác trực tiếp giữa người với người hay người với máy tính. Lúc đó, người học không cần đến lớp mà chỉ cần có điện thoại kết nối Internet là có thể theo dõi được bài giảng. Việc tiếp thu kiến thức trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Hơn nữa, việc tìm kiếm tri thức trên mạng Internet khổng lồ giúp cho người học có nhiều tài liệu hơn để phục vụ cho môn học. Các tài liệu này cũng đến từ nhiều nguồn, đa dạng về hình thức (text, ảnh, video) cung cấp nhiều cách nhìn nhận mới, đa chiều hơn cho người học. Cùng với sư ̣phát triển mạnh mẽ của công nghê ̣thông tin và truyền thông, đào taọ trưc̣ tuyến (E-Learning) ra đời như môṭ cuôc̣ cách maṇg về daỵ và hoc̣, trở thành môṭ xu thế tất yếu của thời đaị và đang “bùng nổ” ở nhiều nước đã và đang phát triển. E-Learning là một phương thức đào tạo hiện đại dựa trên công nghệ thông tin. Học tập trực tuyến (E-Learning) mang nhiều ưu điểm vượt trội trong đào tạo, cho đến nay, hình thức học này đã làm thay đổi mạnh mẽ quá trình tự học do khả năng cá nhân hóa cũng như đáp ứng hiệu quả các hoạt động học tập của người học. Nó giúp giải quyết nhiều vấn đề khó khăn khi người học có thể có thể học mọi lúc mọi nơi, ở văn phòng, ở nhà hoặc bất kỳ địa điểm nào thuận tiện và có thể học nhiều lần. Đây là điều mà các phương pháp giáo dục truyền thống không có được. Khi tất cả các trường đại học trên thế giới được kết nối với nhau, thì sinh viên nước này chỉ cần bật thiết bị là biết các thầy ở nước khác đang dạy gì. Do đó việc đào tạo lúc này không chỉ cho sinh viên Việt Nam mà là cho sinh viên toàn cầu. Trong đào tạo trực tuyến, vai trò của người giảng dạy là rất quan trọng, có tác dụng định hướng đối với người học bởi giảng viên không chỉ là người nắm bắt được nội dung, phương pháp học tập mà còn là người tạo ra bài giảng phục vụ cho giảng dạy, các bài giảng E-Learning phục vụ cho tự học của người học. Vai trò của người giảng viên đạo diễn quá trình dạy học hướng đến mục tiêu cuối cùng là người học tiếp nhận, nắm vững kiến thức, kĩ năng và thái độ. Do đó, một yêu cầu đối với người giảng viên trong dạy học hiện đại là phải có một khả năng sư phạm tốt và phải biết kết hợp tất cả các yếu tố truyền thống cũng như hiện đại để tổ chức hoạt động dạy - học đạt kết quả cao. Nếu như trước đây trong việc học tập, sinh viên lên lớp nghe giảng rồi về nhà làm bài tập thì ngày nay, với hình thức đào tạo trực tuyến, sinh viên có thể học và làm bài ở nhà thông qua các lớp học trên mạng, do vậy việc học tập cũng sẽ chủ động hơn. 415 2. Ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 trong việc giảng dạy lý luận chính trị tại các trường đại học Trong chương trình học đại học ở Việt Nam hiện nay, việc học các môn học thuộc chuyên ngành lý luận chính trị vẫn là điều bắt buộc trong khối kiến thức đại cương đối với tất cả các sinh viên theo học bất kể là học theo phương pháp truyền thống hay phương pháp trực tuyến vì mục đích việc giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên không chỉ là kiến thức, là kỹ năng hay phương pháp luận khoa học mà điều này còn có tác dụng như sau: Thứ nhất, giúp cho người học có sự hiểu biết sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, toàn diện hơn những tri thức lý luận chính trị - hành chính; từ đó trang bị cho mình vốn tri thức khoa học lý luận. Thứ hai, việc học tập, nghiên cứu lý luận chính trị nhằm củng cố niềm tin và bản lĩnh chính trị, ý thức giai cấp và tinh thần yêu nước cho cán bộ, đảng viên; từ đó thúc đẩy cán bộ, đảng viên tự giác, tự nguyện, hăng hái hành động, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra. Thứ ba, việc học tập và nghiên cứu lý luận chính trị nhằm cung cấp cho người học thế giới quan và phương pháp luận cách mạng và khoa học, từ đó vận dụng vào thực tiễn cuộc sống và công việc, để hoàn thành và hoàn thành xuất sắc công việc được giao. Hơn hết là xây dựng mỗi quan hệ giữa người với người trên tinh thần tôn trọng, tương trợ và thương yêu lẫn nhau. Với đặc thù riêng của mình như trên, các môn khoa học Lý luận chính trị vẫn là những môn học không thể thiếu trong chương trình đào tạo đại học tại Việt Nam, trong đó không thể không nói tới đào tạo trực tuyến. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi việc giảng dạy các môn Lý luận chính trị cũng cần phải được nghiên cứu đổi mới để thích ứng với sự phát triển và truyền tải đến người học trực tuyến một cách hiệu quả nhất. Nội dung giảng dạy có nhiều thay đổi nên giảng viên giờ đây “chỉ nên giới thiệu những giá trị cốt lõi, còn lại chủ yếu là gợi mở, giúp cách học, cách tiếp cận, cách phân tích và tổng hợp, giải quyết vấn đề, tức là nhằm phát triển năng lực”. Với đặc thù là các môn học thiên về lý thuyết thì việc đầu tiên những kiến thức cơ bản của môn học được cung cấp đến người đọc một cách đầy đủ thông qua các bài soạn giảng nhưng để thực sự hiểu và nắm bắt được những kiến thức đó đòi hỏi cần phải có sự tương tác giữa người học và người dạy. Chính sự phát triển của công nghệ đặc biệt trong cách mạng công nghiệp 4.0 đã giúp cho quá trình tương tác trở nên dễ dàng hơn, do đó, việc nắm bắt những kiến thức cũng trở nên đơn giản hơn đối với người học và việc truyền tải của giảng viên cũng phong phú hơn. 416 3. Giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo Lý luận chính trị cho sinh viên hệ đào tạo trực tuyến Là nhân tố chính trong việc cung cấp các bài giảng trên hệ thống quản lý học tập đối với hệ đào tạo trực tuyến, các bài giảng và học liệu đã được thiết kế theo hướng mô phỏng theo các hoạt động học tập của hình thức dạy học giáp mặt để giúp người học tự lực trong học tập, giảng viên cũng cần thao tác trực tiếp với các chức năng của hệ thống quản lý học tập trong việc định hướng kế hoạch học tập, thông báo, cảnh báo, đánh giá, chỉ dẫn, trợ giúp người học một cách thường xuyên và kịp thời. Để nâng cao chất lượng học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên hệ đào tạo trực tuyến trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh việc tự giác, chủ động của người học, khả năng sắp xếp thời gian học tập thì người giảng viên phải chủ động thay đổi phương pháp giảng dạy để người học có thể dễ tiếp thu hơn. Với sự hỗ trợ của công nghệ Multimedia, những bài giảng tích hợp text, hình ảnh minh hoạ, âm thanh tăng thêm tính hấp dẫn của bài học. Người học giờ đây không chỉ còn nghe giảng mà còn được xem những ví dụ minh hoạ trực quan, thậm chí còn có thể tiến hành tương tác với bài học nên khả năng nắm bắt kiến thức cũng tăng lên. Do vậy đòi hỏi người giảng viên cần phải đạt được một số yêu cầu cơ bản trong việc giảng dạy như sau: Trước hết, mỗi giảng viên phải có phông kiến thức đủ rộng và đủ sâu. Theo nguyên tắc “Nội dung nào, phương pháp đó”, tức là muốn đổi mới phương pháp giảng dạy trước hết phải đổi mới, điều chỉnh về nội dung giảng dạy cho phù hợp. Vì thế, mỗi giảng viên phải tự mình ý thức việc tự học để không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ cho đủ “sâu”. Ngoài kiến thức chuyên môn của mình thì cũng phải trang bị cho mình một phông kiến thức đủ “rộng”, mà trước hết là phải nắm vững kiến thức của các bộ môn liên quan trong hệ thống các môn Lý luận chính trị (Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng CSVN) vì giữa chúng có quan hệ khăng khít, gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong mỗi bài giảng. Vì đối tượng học trực tuyến không chỉ là các sinh viên trẻ chưa có phông kiến thức về lý luận chính trị rộng mà còn có những sinh viên đã có hoạt động thực tiễn, đã được nghiên cứu về lý luận. Thứ hai, quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc “gắn lý luận với thực tiễn”. Khi đã có kiến thức đủ rộng, giảng viên cần phải đầu tư chiều sâu cho chuyên ngành của mình giảng dạy. Giảng dạy các môn Lý luận chính trị nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn, gắn liền lý luận với thực tiễn. Nếu như trong giảng dạy lý thuyết, việc lấy ví dụ minh họa quan trọng một (nó sẽ giúp cho người học có thể hiểu và vận dụng được kiến thức lý thuyết vào thực tiễn) thì trong giảng dạy Lý luận chính trị, việc lấy ví dụ 417 minh họa hoặc chứng minh bằng thực tiễn sinh động quan trọng gấp nhiều lần vì kiến thức Lý luận chính trị vốn rất cô đọng, khô khan, được khái quát từ thực tiễn. Chính vì vậy, muốn cho bài giảng sinh động, giàu sức thuyết phục, giảng viên cần phải liên hệ với thực tiễn của thế giới, của đất nước, ngành nghề, đơn vị. Việc liên hệ này tuỳ thuộc vào khả năng của mỗi giảng viên, có thể giảng viên tự liên hệ trong bài giảng và chỉ cho học viên thấy rõ điều đó được thể hiện trong thực tế cuộc sống. Giảng viên có thể gợi mở, đàm thoại với học viên, dẫn ra những thực tiễn của đất nước, đơn vị và từ đó khái quát làm sáng tỏ về mặt lý luận. Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả đào tạo chưa cao là do phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa chú trọng liên hệ với thực tiễn kinh tế - xã hội xung quanh. Các bộ môn Lý luận chính trị có mặt trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống xã hội, từ vấn đề nhỏ nhặt nhất trong sinh hoạt đời thường đến những vấn đề trọng đại của đất nước. Vì thế, một trong những vấn đề đổi mới giảng dạy Lý luận chính trị nhất thiết phải chú trọng liên hệ với thực tiễn mới nâng cao được chất lượng, hiệu quả đào tạo. Thứ ba, phải sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học hiện đại, khai thác tối đa tính ưu việt của công nghệ thông tin để hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu và giảng dạy. Một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với giảng viên Lý luận chính trị là phải sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong nghiên cứu và giảng dạy. Các phương tiện đó bao gồm: máy vi tính, laptop, máy ghi âm, projector, video, radio, băng đĩa hình Thứ tư: bảo đảm tính sư phaṃ trong daỵ hoc̣ hiện đại. Việc chuẩn bị một bài giảng không những tính nội dung khoa học mà còn phải đặt mạnh tiêu chí về tính sư phạm. Tính sư phạm ở đây bao gồm: sự phù hợp về mặt tâm sinh lí người học, tính thẩm mỹ của trang trình chiếu, sự thể hiện nhuần nhuyễn các nguyên tắc dạy học và các phương pháp dạy học, giảng viên còn phải biết lựa chọn đúng các chuyên đề bài giảng cần thiết và biết thiết kế một cách hợp lý thì sẽ thu hút được sự quan tâm cũng như sự thích thú của sinh viên trực tuyến đối với bài giảng của mình. 4. Kết luận Tóm lại, đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cấp bách đặt ra, là một trong những mục tiêu trọng tâm trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Đặc biệt là đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị không những cho đào tạo truyền thống mà còn đối với hệ đào tạo trực tuyến đáp ứng đòi hỏi của cách mạng công nghiệp 4.0 trong giai đoạn hiện nay. Đây là công việc lâu dài, khó khăn và phức tạp đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên Lý luận chính trị nói riêng nhằm nâng cao chất lượng học tập của các môn Lý luận chính trị. 418 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Tuyên giáo TW - Tổng cục Dạy nghề - Viện Nghiên cứu phát triển phương Đông: Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012, Tr.15-16. 2. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2005). Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới: Tài liệu hội thảo tập huấn dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông. 3. Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Phát triển hệ thống E-Learning tại trường ĐH CNTT, Kỉ yếu hội thảo khoa học về E-Learning , Tp Hồ Chí Minh, 12/2006. 5. 6.
Tài liệu liên quan