Đổi mới phương thức quản lý nhà nước hoạt động thủy lợi

Năm là, tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về thủy, hoàn thiện quy định quản lý nhà nước về thủy lợi theo hướng tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi; phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý thủy lợi giữa trung ương và địa phương, tăng cường, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm để bảo đảm tính nghiêm minh trong thực hiện pháp luật11 Cần xác định rõ nội dung của quản lý nhà nước về thủy lợi trên cơ sở tích hợp các nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước, quản lý nhà nước về đê điều, phòng chống thiên tai hiện hành về vấn đề khai thác, sử dụng nước để bảo đảm việc quản lý thủy lợi được toàn diện, không bị chia cắt theo lĩnh vực. Theo đó nội dung quản lý nhà nước về thủy lợi phải bao bao quát từ xác định nhu cầu sử dụng nước, nguồn cung cấp nước đến đầu tư xây dựng công trình và quản lý khai thác sử dụng nước để có thể điều tiết giữa các khâu. Đồng thời, cần quy định phân công rõ trách nhiệm của Bộ NN&PTNT là Bộ chủ quản về thủy lợi và các bộ có liên quan đến sử dụng nước như Bộ Công thương đối với hồ, đập thủy điện; Bộ Giao thông với công trình giao thông thủy; Bộ Tài nguyên môi trường đối với quản lý tài nguyên nước, dự báo thời tiết, thiên tai, về sử dụng đất để xây dựng công trình; làm rõ quy định phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về thủy lợi giữa Trung ương và địa phương, trong đó có 02 vấn để quan trọng. Đó là phân cấp đầu tư xây dựng CTTL; quản lý khai thác, bảo vệ CTTL, đặc biệt là vấn đề bảo đảm an toàn công trình trên địa bàn để địa phương chủ động nguồn lực trong đầu tư xây dựng, khai thác, bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình. Đồng thời, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới phương thức quản lý nhà nước hoạt động thủy lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 Tóm TắT Thời gian qua hoạt động thủy lợi đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp như Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, khái niệm và hoạt động thủy lợi đã có nhiểu thay đổi, tiếp cận, kế thừa kinh nghiệm quản lý hoạt động từ các nước tiên tiến trên thế giới. Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật về quản lý thủy lợi. Tuy nhiên, để quản lý nhà nước về thủy lợi trong tình hình mới cần có những đổi mới trong phương thức quản lý. Bài viết này khái quát lại thực trạng quản lý thủy lợi nước ta, yêu cầu và giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về thủy lợi. Từ khóa: phương thức quản lý, hoạt động thủy lợi, đổi mới phương thức I. Thực Trạng về quản lý Thủy lợI Trong ThờI gIan qua 1. Vị trí, vai trò của công tác thủy lợi Thủy lợi ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế , đời sống dân sinh, đảm bảo an ninh nguồn nước. Theo đánh giá của Liên hiệp quốc, trong thế kỷ 20 dân số thế giới tăng lên 3 lần trong khi tài nguyên nước được khai thác tăng lên 7 lần. Việt Nam có tài nguyên nước phong phú, lượng nước bình quân đầu người trên 9.000 m3/năm. Ngành thủy lợi đã quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước bước đầu mang lại hiệu quả, đảm bảo nước cho sản xuất nông nghiệp, phòng chống thiên tai và các ngành kinh tế khác như giao thông, thủy điện, khai thác cảnh quan du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái... Cụ thể: đối với sản xuất nông nghiệp, với các hệ thống thuỷ lợi hiện có, tổng năng lực tưới của toàn hệ thống bảo đảm cho khoảng 90% diện tích đất canh tác, trong đó diện tích đất trồng lúa được tưới đạt 7,482 triệu ha, 1,6 triệu ha rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây dược liệu, ngăn mặn cho 0,87 triệu ha, cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha, tiêu nước cho trên 1,72 triệu ha đất nông nghiệp và cấp khoảng 6 tỷ m3 nước phục vụ sinh hoạt và công nghiệp. Các hệ thống công trình thuỷ lợi tạo điều kiện phát triển đa dạng hoá cây trồng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng hiệu suất sử dụng đất, phân bổ lại nguồn nước tự nhiên, chống hiện tượng sa mạc hoá, cải tạo đất, cải tạo môi trường theo chiều hướng có lợi cho sản xuất và sinh hoạt, đã tạo điều kiện để định canh, định cư, giảm nạn đốt rừng làm nương của đồng bào miền núi. Đối với phòng chống lũ 1 Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường 2 Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Vinh Hà1, Trần Ngọc Hoa2, Nguyễn Tiến Sửu2 7 lụt: đã xây dựng và củng cố được gần 6.000 km đê sông, trên 2.000 km đê biển để chống lũ lụt cho lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả, hơn 8.000 km bờ bao ở đồng bằng Sông Cửu Long đã góp phần hạn chế tác hại của thiên tai, bảo vệ và phát triển sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, các CTTL cũng đã tạo nên 56 tỷ KWh điện; phục vụ hoạt động của trên 1.000 Nhà máy nước ở gần 800 đô thị với tổng công suất cấp nước sạch khoảng 7,4 triệu m3/ngày. Các CTTL như Thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Sông Đà, CTTL Hồ Tiếng, Hồ Kẻ Gỗ... ngoài chức năng chính còn kết hợp khai thác các hoạt động vụ phục vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản... tạo công ăn việc làm cho người lao động. Điều này cho thấy, đóng góp quan trọng của thủy lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. 2. Về quản lý nhà nước về hoạt động thủy lợi hiện nay Hiện tại, công tác quản lý nhà nước về thủy lợi hiện nay được quy định trong nhiều văn bản pháp luật như: Luật Thủy lợi, Luật Đê điều, Luật Tài nguyên nước, Luật Phòng chống thiên tai, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, trong đó Luật Thủy lợi là văn bản quy định một cách toàn diện nhất về hoạt động thủy lợi. Về hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi: ở Trung ương là Bộ NN&PTNT, cơ quan giúp Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thuỷ lợi là Tổng cục Thuỷ lợi. Ở địa phương, trực tiếp tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi là Sở NN&PTNT, với các đơn vị chuyên môn giúp Sở là chi cục thủy lợi, chi cục đê điều và phòng chống lụt bão; cấp huyện có phòng nông nghiệp và cấp xã là các tổ hợp tác dùng nước, tổ đội thủy nông trực tiếp tổ chức quản lý khai thác CTTL dưới sự quản lý trực tiếp của UBND cấp xã. Bên cạnh đó còn hệ thống cơ quan tương ứng của Bộ TN&MT quản lý về tài nguyên nước và hệ thống các cơ quan chuyên ngành thuộc lĩnh vực giao thông, điện lực... cùng tham gia phối hợp quản lý khai thác, sử dụng nước, CTTL theo phân công, phân cấp trách nhiệm. Đối với quản lý khai thác CTTL: theo Pháp luật về thủy lợi bao gồm: quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác CTTL (do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện) và quản lý trực tiếp khai thác CTTL (do doanh nghiệp thực hiện). Bộ NN&PTNT quản lý đối với hệ thống CTTL liên tỉnh; UBND tỉnh quản lý CTTL ở địa phương. Về tổ chức khai thác CTTL: Do đặc thù của công tác thủy lợi nước ta chủ yếu do Nhà nước thực hiện nên việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý đối với CTTL do nhà nước đầu tư được thực hiện theo phân loại và phân cấp. Đối với CTTL được đầu tư từ NSNN mang tính liên tỉnh thì giao Bộ NN&PTNT, Hội đồng quản lý CTTL quản lý. Các CTTL ở địa phương đầu tư từ NSNN giao cho các Công ty TNHH một thành viên khai thác CTTL quản lý khai thác hoặc giao tổ chức thủy lợi cơ sở thực hiện (đối với CTTL nhỏ, nội đồng). Việc quản lý được thực hiện theo kế hoạch giao hàng năm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt với nguồn lực cho duy tu, sửa chữa, nâng cấp CTTL do ngân sách nhà nước bảo đảm. Về nguồn thu từ khai thác CTTL: Theo pháp luật về thủy lợi thì nguồn tài chính được thu từ nguồn thủy lợi phí và các nguồn thu khác. Tuy nhiên, do công tác thủy lợi hiện nay tập trung chủ yếu cho nhiệm vụ tưới tiêu, phòng chống thiên tai... là các nhiệm vụ công ích lại được tính dưới dạng phí nên nguồn này rất nhỏ, không đủ bù đắp chi phí chi đầu tư xây dựng và quản lý khai thác, bảo vệ CTTL; các nguồn thu khác hầu như không có nên không đủ nguồn kinh phí để đầu tư mới, sửa chữa, nâng cấp CTTL. Do vây, chất lượng dịch vụ thủy lợi còn chưa cao, thất thoát nước còn lớn; số lượng, năng lực khai thác của hệ thống CTTL hiện nay bộc lộ nhiều yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của phát triển kinh tế - xã hội. Về bảo vệ, bảo đảm an toàn CTTL: việc bảo vệ CTTL hiện nay được giao chủ yếu cho các chủ quản lý khai thác công trình thực hiện. Tuy nhiên, việc thực hiện trách nhiệm này còn có hạn chế do chưa phân định rõ với trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng. Mặt khác, việc thực hiện trách nhiệm này còn gặp nhiều khó khăn do chưa xác định mốc giới trên thực địa; an toàn công trình chưa được bảo đảm do thiếu nguồn lực đầu tư hoặc do thiếu quy định về quy trình khai thác công trình. II. Sự cần ThIếT phảI đổI mớI phương Thức quản lý nhà nước về hoạT động Thủy lợI Mặc dù có những thành tựu đáng kể trong 8 công tác thủy lợi như đã nêu trên nhưng việc quản lý nhà nước về thủy lợi còn bộc lộ nhiều bất cập, cụ thể: Một là, việc quản lý hoạt động thủy lợi còn quy định phân tán trong nhiều văn bản khác nhau nên chưa thực sự tạo hiệu quả trong đầu tư, khai thác CTTL. Cách hiểu, cách tiếp cận về quản lý hoạt động thủy lợi còn chưa rõ ràng, mang tính đơn ngành nên có sự cát cứ giữa các ngành có liên quan đến sử dụng nước gây lãng phí nguồn lực nhà nước, tạo sự chồng chéo trong quản lý. Hai là, quản lý, khai thác CTTL là hoạt động cung cấp dịch vụ về nước nhưng hiện nay chủ yếu vẫn do nhà nước đầu tư, quản lý, chưa hoạt động theo cơ chế thị trường, bảo đảm tài chính bền vững cho các tổ chức quản lý, khai thác CTTL; nguồn thu cho thủy lợi còn thấp, được thu dưới dạng phí nên không đủ bù đắp chi phí khai thác, duy tu bảo dưỡng công trình, chưa bảo đảm lợi ích của chủ đầu tư. Do vậy, chất lượng sản phẩm dịch vụ thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng đa dạng hiện nay; khu vực tư nhân không mặn mà tham gia đầu tư trong lĩnh vực này. Ba là, việc phân công, phân cấp quản lý, khai thác CTTL còn chưa bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán và toàn diện; trách nhiệm quản lý đối với CTTL lớn, đa mục tiêu, đặc biệt là trách nhiệm trong bảo đảm an toàn công trình còn chưa rõ ràng, cụ thể trong các văn bản pháp luật nên việc thực thi pháp luật về thủy lợi còn chưa nghiêm; hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về thủy lợi chưa cao. Bốn là, vấn đề lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước giữa thủy điện, thủy lợi và các ngành kinh tế khác; quyền và trách nhiệm các chủ thể trong quản lý, khai thác CTTL còn chưa được xác định rõ trong văn bản pháp luật nên việc phân bổ, điều tiết các nhu cầu sử dụng nước trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Năm là, vấn đề đầu tư xây dựng CTTL, bảo đảm tài chính bền vững cho các đơn vị quản lý, khai thác CTTL, chính sách ưu tiên đầu tư cho thủy lợi trong thời gian tới trong bối cảnh chuyển đổi từ bao cấp sang cơ chế thị trường cần còn chưa có hướng dẫn, quy định cụ thể gây khó khăn trong phát triển các loại hình khai thác, sử dụng nước. Trước nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp; tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu, công tác quản lý thủy lợi đang đứng trước các thách thức sau: Bảo đảm chủ động nguồn nước trong hoạt động thủy lợi trước tác động bất thường của thiên tai và biến đổi khí hậu. Điều này đòi hỏi phải có hệ thống hạ tầng trữ nước, điều chuyển nguồn nước từ nơi thừa sang nơi thiếu. Quản lý, điều tiết sử dụng nước để hài hòa lợi ích của các ngành kinh tế có sử dụng nước. Hiện khái niệm “CTTL” chưa được xác định rõ ràng, hiện nhiều công trình khai thác, sử dụng nước trên cùng một tuyến sông, trách nhiệm quản lý các công trình này lại thuộc nhiều bộ quản lý khác nhau gây khó khăn cho việc quản lý. Phát triển hạ tầng thủy lợi, xây dựng, nâng cấp, trong điều kiện nguồn NSNN còn hạn hẹp; trên 70% CTTL lớn được Nhà nước đầu tư, xây dựng cách đây 30- 40 năm đòi hỏi phải đầu tư lớn cho nâng cấp, sửa chữa; nguồn lực huy động từ tổ chức, cá nhân còn rất hạn chế. Quản lý, khai thác sử dụng CTTL để bảo đảm hiệu quả đầu tư. Hiện tại 100% CTTL do Nhà nước đầu tư và giao cho các cơ quan Nhà nước hoặc các đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, khai thác, sử dụng. Việc quản lý thực hiện theo các kế hoạch, quyết định hành chính, không hạch toán chi phí sản xuất nên hiệu quả không cao (trong lĩnh vực cấp nước tưới tiêu, thất thoát nước trên 30%); trách nhiệm của chủ quản lý công trình với hiệu quả sử dụng công trình còn chưa rõ ràng; việc sử dụng nước còn chưa tiết kiệm. Tài chính đầu tư cho thủy lợi còn hạn chế; việc đầu tư xây dựng, quản lý CTTL đều do Nhà nước thực hiện trong điều kiện nguồn NSNN còn hạn chế. Tất cả các vấn đề trên đòi hỏi phải có sự thay đổi cơ bản công tác quản lý thủy lợi, từ hành lang pháp lý đồng bộ, đủ mạnh để giải quyết được những vấn đề lớn, liên ngành đang đặt ra cho công tác thủy lợi. III. gIảI pháp đổI mớI quản lý nhà nước về Thủy lợI Cần hoàn thiện pháp luật về quản lý thủy lợi và đổi mới công tác tổ chức thực hiện bám sát định hướng đổi mới của Đảng và Nhà nước, giải quyết được các vấn đề thực tiễn đang đặt ra với công tác thủy lợi, sử dụng tài nguyên thiên nhiên khôn 9 khéo, bảo đảm phát triển bền vững theo hướng: đổi mới cách tiếp cận quản lý về thủy lợi từ đơn ngành sang đa ngành; tăng cường đầu tư cho hạ tầng thủy lợi; thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân và xã hội hóa hoạt động thủy lợi; đổi mới phương thức quản lý nhà nước về thủy lợi dựa trên thành tựu KH&CN và tiếp cận quản lý nước theo nhu cầu. Đồng thời, cần thực hiện các giải pháp chính sau đây: Một là, đổi mới công tác quản lý quy hoạch thủy lợi, nâng cao chất lượng quy hoạch thuỷ lợi, tăng cường quản lý nhà nước việc thực hiện quy hoạch thủy lợi Cần làm rõ nguyên tắc xây dựng quy hoạch thủy lợi phải dựa trên nền tảng điều tra cơ bản về thủy lợi, phù hợp với quy hoạch của các ngành, lĩnh vực khác, đồng bộ và gắn kết chặt chẽ với kết cấu hạ tầng và các quy hoạch có liên quan để bảo đảm sử dụng đa mục tiêu, thống nhất trong tổ chức thực hiện, khắc phục sự chồng chéo trong quy hoạch liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước hiện nay; bảo đảm quản lý tổng hợp tài nguyên nước, thống nhất theo lưu vực sông, hệ thống CTTL, bảo đảm tạo nguồn, tích trữ, cân đối, điều hòa, phân phối nguồn nước, giảm thiểu rủi ro hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng, ô nhiễm, suy thoái nguồn nước và các thiên tai khác liên quan đến nước; hài hòa các nhóm lợi ích trong sử dụng nước. Về nội dung, quy hoạch thủy lợi, cần thể hiện được các nội dung đổi mới trong quản lý thủy lợi như dự báo xu thế phát triển và các kịch bản phát triển nguồn nước trong bối cảnh chịu tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, phát triển các lưu vực sông; dự báo tiến bộ khoa học và công nghệ, nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến thủy lợi; xác định về liên kết ngành, liên kết vùng; xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với thủy lợi; xây dựng phương án thủy lợi theo các kịch bản phát triển trên phạm vi toàn quốc, vùng, lưu vực sông, hệ thống CTTL, đơn vị hành chính. Bảo đảm cân đối nguồn nước trong khai thác, sử dụng. Thẩm quyền, trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch cũng cần xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện quy hoạch để bảo đảm chất lượng quy hoạch, tránh cát cứ giữa các ngành sử dụng nước như hiện nay trong xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch Hai là, hoàn thiện công tác quản lý về đầu tư xây dựng CTTTL theo hướng phân định rõ trách nhiệm chủ đầu tư, chủ quản lý CTTL và trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực này để phát triển mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng thủy lợi Cần hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư từ mọi nguồn vốn cho công tác thủy lợi. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư xây dựng hoặc hợp tác đầu tư xây dựng CTTL theo hình thức đối tác công tư. Phân định rõ nguồn đầu tư từ NSNN cho hoạt động thủy lợi được sử dụng cho xây dựng CTTL quan trọng đặc biệt, CTTL lớn, CTTL khó huy động các nguồn lực xã hội. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích hợp tác công tư trong hoạt động thủy lợi, chuyển dịch vai trò của nhà nước từ cung cấp trực tiếp dịch vụ công sang xây dựng khung pháp lý, chính sách hỗ trợ, điều phối, giám sát thực hiện, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình và hiệu quả vốn đầu tư công. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý để thúc đẩy hợp tác đầu tư công - tư, tập trung vào một số lĩnh vực như nước sạch, lĩnh vực phát triển tổ chức thủy nông cơ sở, chính sách thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng. Việc đầu tư xây dựng CTTL ngoài việc tuân thủ pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan cần phù hợp với tính đặc thù của hoạt động thủy lợi, được thực hiện theo tính chất, phân loại, phân cấp công trình. Đồng thời, việc đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu như: phù hợp với quy hoạch thủy lợi; áp dụng các giải pháp để giảm thiểu tổn thất nước và giảm diện tích đất phải sử dụng khi xây dựng công trình; phải tính đến yếu tố kết nối giữa các CTTL, giữa CTTL với công trình hạ tầng kỹ thuật khác có liên quan, giữa các vùng, nguồn nước; đồng bộ từ công trình đầu mối đến CTTL nội đồng, khép kín trong hệ thống CTTL; kết hợp hài hòa giải pháp công trình và phi công trình; bố trí đủ nguồn lực để thi công công trình trong giai đoạn vượt lũ, chống lũ an toàn; Bảo đảm an toàn CTTL. Đối với các CTTL lớn, có liên quan chặt chẽ với an toàn cần phải đáp ứng thêm các yêu cầu để bảo đảm an toàn, ứng cứu công trình khi xảy ra sự cố; có quy trình vận hành, phương án phòng chống thiên tai. Về quản lý đầu tư, cần phân cấp mạnh trong quản lý đầu tư xây dựng CTTL giữa Trung ương 10 và địa phương. Trung ương quản lý các công trình mang tính chất liên vùng, đòi hỏi nguồn vốn lớn, có tầm ảnh hưởng về kinh tế - xã hội, công trình đòi hỏi yêu cầu cao trong vận hành; các địa phương quản lý CTTL theo phân cấp quản lý. Đồng thời, có chính sách huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng các CTTL lớn để điều tiết lũ, kiểm soát triều, ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng, hạn chế các tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Ba là, hoàn thiện pháp luật về khai thác, bảo vệ CTTL, bảo đảm an toàn CTTL: cần làm rõ các nội dung quản lý, khai thác CTTL gồm: nguồn nước (số lượng, chất lượng nước, dự báo, kiểm kê nguồn nước trong hệ thống CTTL); quản lý CTTL; giám sát, kiểm tra, kiểm định, đánh giá an toàn CTTL và quản lý kinh tế; phân định rõ trách nhiệm quản lý CTTL giữa chủ quản lý khai thác với chủ đầu tư, xây dựng CTTL. Xác định các loại hình tổ chức và phương thức khai thác CTTL đối với công trình do nhà nước đầu tư hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để có cơ chế quản lý thích hợp. Đối với công trình do Nhà nước đầu tư thì cơ quan nhà nước quản lý công trình quyết định phương thức khai thác; đối với CTTL do tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng thì tổ chức, cá nhân đó quyết định phương thức khai thác. Đổi mới công tác thực hiện nhiệm vụ đặt hàng, đấu thầu quản lý khai thác CTTL thống nhất trên phạm vi toàn quốc; tăng cường khai thác tiềm năng của các CTTL phục vụ các mục tiêu du lịch, dịch vụ cấp nước sinh hoạt, cấp nước công nghiệp... để tạo nguồn thu cho duy tu, bảo dưỡng công trình và quản lý vận hành. Bổ sung quy định về đánh giá hiệu quả khai thác của CTTL, trên cơ sở đó cơ quan quản lý nhà nước có thể đánh giá được năng lực khai thác của các CTTL để từ đó có giải pháp trong đầu tư, xây dựng, khai thác, điều tiết nhu cầu sử dụng nước trong hoạt động thủy lợi. Về bảo đảm an toàn CTTL, cần xác định rõ phạm vi bảo vệ CTTL; các hoạt động được phép trong CTTL; trách nhiệm bảo vệ CTTL; xây dựng phương án bảo vệ CTTL; huy động nguồn lực bảo đảm an toàn CTTL trước sự cố. Cần quy định cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư trong bảo đảm an toàn khi xây dựng công trình, các phương án bảo vệ CTTL, cắm mốc phạm vi bảo vệ CTTL trên thực địa và trách nhiệm bảo đảm an toàn công trình của các tổ chức, cá nhân có liên quan để làm căn cứ cho việc thanh tra, kiểm tra và xử lý lý phạm pháp luật về khai thác, bảo vệ CTTL. Điều này sẽ trở nên đặc biệt quan trọng trong điều kiện chuyển đổi cơ chế tài chính trong thủy lợi từ “phí” sang “giá”. Bốn là, đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong lĩnh vực thủy lợi, chuyển đổi từ cơ chế thu phí sang giá thủy lợi theo cơ chế thị trường; bảo đảm nguồn thu từ hoạt động thủy lợi đủ để bù đắp chi phí sản xuất, giảm gánh nặng từ NSNN, người sử dụng dịch vụ thủy lợi phải trả tiền. Theo đó, hoạt động cung cấp dịch vụ thủy lợi được thực hiện theo hợp đồng dân sự hoặc thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi. Đối với một số loại hình thủy lợi phục vụ công ích thì Nhà nước cần có hỗ trợ giá để bảo đảm ổn định sản xuất, đời sống người dân. Do đó, cần quy định rõ, nguyên tắc và căn cứ định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi. Đối với sản phẩm dịch vụ thủy lợi phục vụ công ích (đòi hỏi Nhà nước phải có điều tiết giá), gồm: dịch vụ tưới cho cây trồng và cấp nước cho sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi; tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, khu vực nông thôn và đô thị trừ vùng nội thị; thoát lũ, ngăn lũ, ngăn triều cường, ngăn mặn, đẩy mặn, rửa mặn, rửa phèn, giữ ngọt. Đối với sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác (để phục vụ theo nhu cầu thị trường) được thỏa thuận giữa người mua và người bán như kinh doanh, du lịch và các hoạt
Tài liệu liên quan