Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

Qua hơn mười lăm năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào khởi xướng và lãnh đạo, bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1986) mở đường cho một thời kỳ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII của Đảng NDCM Lào đã đề ra chương trình cải cách hành chính và đổi mới cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước đối với tất cả các lĩnh vực, các ngành, trong đó có thương mại nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào đến năm 2020. Trọng tâm của chương trình cải cách và đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế là hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống tổ chức bộ máy quản lý kinh tế, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lý, đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra, phù hợp xu thế của thời đại mới. Vì vậy, đòi hỏi tất cả các ngành kinh tế quốc dân nói chung và ngành thương mại nói riêng phải đổi mới cơ chế, chính sách, các công cụ và phương pháp quản lý vĩ mô. cho phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo định hướng XHCN.

pdf10 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào Mở đầu ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ......................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 4 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 4 6. Những đóng góp khoa học của luận văn ..................................................... 4 7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 5 Chương 1 ....................................................................................................... 6 Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước ..................................................... 6 đối với hoạt động thương mại trong ............................................................... 6 nền kinh tế thị trường ..................................................................................... 6 1.1. những vấn đề cơ bản về hoạt động thương mại trong nền kinh tế thị trường ....................................................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động thương mại .......................................... 6 1.1.2. Vai trò của hoạt động thương mại trong nền kinh tế thị trường ............. 9 1.1.3. Mối quan hệ và tác động của hoạt động thương mại ........................... 12 1.1.3.1. Mối quan hệ của hoạt động thương mại ........................................... 12 1.1.3.2. Những tác động của thương mại ...................................................... 14 1.2. nội dung, yêu cầu quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại trong nền kinh tế thị trường ................................................................................... 16 1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại ................. 16 1.2.2. Yêu cầu đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại ở Lào22 1.3. tìm hiểu kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại của Việt Nam và bài học vận dụng ở lào ............................................................. 24 1.3.1. Kinh nghiệm đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại của Việt Nam ...................................................................................................... 24 1.3.2. Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở Lào nói chung và tỉnh Bó Kẹo nói riêng ............................................................................................................. 30 Chương 2 ..................................................................................................... 33 Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ...................................................... 33 2.1. Tình hình hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó kẹo ..................... 33 2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hoá tác động đến hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo ................................................... 33 2.1.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển thương mại ..................... 40 2.1.2.1. Thuận lợi ......................................................................................... 40 2.1.2.2. Khó khăn để phát triển thương mại .................................................. 41 2.1.3. Tình hình hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo ................. 42 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại ở tỉnh Bó Kẹo ..................................................................................................................... 46 2.2.1. Quá trình đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại ở Lào nói chung và tỉnh Bó Kẹo nói riêng .............................................................. 46 2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo .................................................................................................. 51 2.3. Đánh giá chung...................................................................................... 59 2.3.1. Những kết quả đạt được ...................................................................... 59 2.3.2. Những hạn chế.................................................................................... 61 2.3.3. Nguyên nhân ...................................................................................... 62 Chương 3 ..................................................................................................... 63 Phương hướng và giải pháp chủ yếu đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh bó kẹo ............................................................ 63 3.1. Phương hướng chung............................................................................. 63 3.1.1. Định hướng phát triển thương mại của Bộ Thương mại Lào giai đoạn 2006-2020 .................................................................................................... 63 3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bó Kẹo đến năm 201064 3.1.3. Phương hướng phát triển thương mại và đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh ........................................................ 66 3.2. giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại ở tỉnh bó kẹo.............................................................................. 70 3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch hệ thống thương mại ở tỉnh Bó Kẹo đến năm 2010 ..................................................................................................................... 70 3.2.2. Hoàn thiện các quy định và tổ chức đăng ký kinh doanh đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo ............................................................ 72 3.2.3. Cải tiến phương thức tác động của quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại ................................................................................................... 75 3.2.4. Sắp xếp, chấn chỉnh, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước ........................................ 77 3.2.5. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống gian lận thương mại và các hoạt động phi pháp ............................................................................................... 81 kết luận......................................................................................................... 83 Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................ 85 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Qua hơn mười lăm năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào khởi xướng và lãnh đạo, bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1986) mở đường cho một thời kỳ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII của Đảng NDCM Lào đã đề ra chương trình cải cách hành chính và đổi mới cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước đối với tất cả các lĩnh vực, các ngành, trong đó có thương mại nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào đến năm 2020. Trọng tâm của chương trình cải cách và đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế là hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống tổ chức bộ máy quản lý kinh tế, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lý, đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra, phù hợp xu thế của thời đại mới. Vì vậy, đòi hỏi tất cả các ngành kinh tế quốc dân nói chung và ngành thương mại nói riêng phải đổi mới cơ chế, chính sách, các công cụ và phương pháp quản lý vĩ mô... cho phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo định hướng XHCN. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong những năm qua, quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và đối với thương mại nói riêng đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy vậy, vẫn còn một số hạn chế, vừa chưa định hướng quy hoạch chiến lược phát triển, vừa chưa quản lý kiểm soát chặt chẽ hoạt động thương mại của các thành phần kinh tế tham gia. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, hoạt động thương mại của thành phần kinh tế nhà nước còn bị động, lúng túng chưa phát huy được vai trò chủ đạo, hoạt động thương mại của thành phần kinh tế ngoài nhà nước phát triển nhanh nhưng không đồng đều giữa các vùng, miền, thị trường nông thôn miền núi hầu như bị "bỏ trống". Chính vì lẽ đó đòi hỏi phải có sự tác động của quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là địa bàn nông thôn miền núi. Bó Kẹo là tỉnh miền núi nhưng có cả đồng bằng và đô thị, hoạt động thương mại có sự đan xen, hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra, Bó Kẹo còn có vị trí địa lý thuận lợi là cầu nối giữa các tỉnh miền núi phía Tây Đông Bắc, có nhiều tiềm năng để phát triển thương mại. Tuy nhiên, quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết trong thực tiễn. Là người trực tiếp tham gia quản lý trong lĩnh vực này, tôi chọn đề tài: "Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào" làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về thương mại trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung - quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng đã được nhiều nhà khoa học, nhà kinh tế và nhà quản lý quan tâm. Ở Việt Nam, đã có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu dưới dạng chuyên đề được đăng trên các báo chí, tạp chí và công trình khoa học đã công bố như: luận văn thạc sĩ: "Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá" của Nguyễn Xuân Thiện (2000). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước "Đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước về thương mại trên thị trường nội địa nước ta thời kỳ đến năm 2010" (2003) của Bộ Thương mại. - Đổi mới, hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý thương mại dịch vụ, Giáo sư Hoàng Đạt (Bộ Thương mại). - Thị trường nội địa thống nhất và quản lý nhà nước về thương nghiệp, Tiến sĩ Hoàng Đức Tảo (Bộ Thương mại). Một số nghiên cứu sinh Lào tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cũng đã có các công trình nghiên cứu trên những lĩnh vực khác nhau như: - Đề tài về Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - Những giải pháp cơ bản tạo tiền đề, Luận án tiến sĩ kinh tế của Khăm Pheng SA SOM PHENG, Khoa học Kinh tế chính trị XHCN, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2001. - Đề tài về "Phát triển thị trường nông thôn Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào", Luận án tiến sĩ kinh tế của Bun Thi Khưa My Xay, Khoa học Kinh tế chính trị XHCN, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1998. - Đề tài về: "Đổi mới quản lý nhà nước về thương mại ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào", Luận án tiến sĩ kinh tế của Chăn Seng Phim Ma Vông, Khoa học Kinh tế chính trị XHCN, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003. Tuy nhiên, ở một địa phương cụ thể cấp tỉnh có nhiều đặc thù riêng như tỉnh Bó Kẹo, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống về lĩnh vực này. Để thực hiện đề tài, tôi có kế thừa các ý tưởng lý luận của các công trình đã công bố của Việt Nam và Lào, đi sâu phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phù hợp cho hoạt động thương mại của tỉnh Bó Kẹo trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích: Làm rõ cơ sở lý luận của quản lý nhà nước đối với hoạt động về thương mại trong nền kinh tế thị trường, đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ - Phân tích sự cần thiết khách quan phải tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo. - Đánh giá quá trình đổi mới và thực trạng quản lý nhà nước đối với các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại ở tỉnh Bó Kẹo. Từ đó rút ra kết quả, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất phương hướng và giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về thương mại ở tỉnh Bó Kẹo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự tác động của quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại ở tỉnh Bó Kẹo. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn là quản lý nhà nước về thương mại đối với tất cả các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, trọng tâm là doanh nghiệp nhà nước thuộc Sở Thương mại quản lý. - Thời gian nghiên cứu từ năm 1996 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận văn dựa trên cơ sở vận dụng những quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Lào từ Đại hội IV đến nay. Đồng thời tham khảo, tiếp thu một cách có chọn lọc các ý kiến của các nhà kinh tế, các nhà hoạt động thực tiễn qua các bài viết, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài này. - Luận văn kết hợp nhiều phương pháp, trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp điều tra khảo sát, phân tích thống kê, tổng kết thực tiễn. 6. Những đóng góp khoa học của luận văn - Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận, và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trong nền kinh tế thị trường ở tỉnh Bó Kẹo, đề xuất giải pháp có tính khả thi nhằm đổi mới quản lý nhà nước về lĩnh vực này trong giai đoạn tới. - Luận văn là một công trình nghiên cứu lý luận với tình hình thực tiễn của tỉnh Bó Kẹo, nên có thể làm tài liệu tham khảo để hoạch định những chủ trương, chính sách phát triển thương mại ở tỉnh Bó Kẹo trong những năm tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương, 8 tiết. Đề cương bạn đang xem tại Thuvienluanvan.com được trích dẫn từ bản nội dung đầy đủ. Quý độc giả nào có nhu cầu tham khảo toàn bộ nội dung có thể đặt mua tài liệu này từ thư viện. Vui lòng truy cập tại đây: (Bấm Ctrl vào link để xem) Xin chân thành cảm ơn quý độc giả đã quan tâm đến thư viện trong thời gian vừa qua. Thông tin liên hệ: Hotline: 093.658.3228 (Mr.Minh) Điện thoại: 043.9911.302 Email: Thuvienluanvan@gmail.com Hệ thống Website: