Giáo sư Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản chia sẻ góc nhìn về
quy trình xây dựng chính sách, chiến lược ngành của Việt Nam tại Diễn đàn phát
triển Việt Nam. Thông tin Cải cách nền hành chính Nhà nước đăng lại bài của tác
giả Phương Loan trên báo điện tử Vietnamnet.vn
Việt Nam phát triển không nhờ chính sách tốt
Giáo sư nhìn nhận như thế nào về mối liên hệ của sự phát triển của VN hiện
nay với chính sách Chính phủ đưa ra?
Việt Nam hiện có tốc độ phát triển nhanh. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này
không dựa trên nền tảng của hệ thống chính sách tốt mà nhờ vào việc trước đây, nền
kinh tế này hoàn toàn đóng, không giao thiệp với thế giới. Khi tự do hóa, mở cửa,
Việt Nam cùng với Trung Quốc trở thành "mặt trận kinh tế mới" ở châu Á, nơi mọi
người đều muốn vào đầu tư.
Việt Nam lại có lực lượng lao động tương đối tốt. Nguồn nhân lực là nhân tố
thu hút các nhà đầu tư đến, khiến nguồn FDI tăng nhanh. Hai điểm này định vị Việt
Nam ở vị trí giữa tại châu Á.
7 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới quy trình làm chính sách của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Đổi mới quy trình làm chính sách của
Việt Nam
2
Giáo sư Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản chia sẻ góc nhìn về
quy trình xây dựng chính sách, chiến lược ngành của Việt Nam tại Diễn đàn phát
triển Việt Nam. Thông tin Cải cách nền hành chính Nhà nước đăng lại bài của tác
giả Phương Loan trên báo điện tử Vietnamnet.vn
Việt Nam phát triển không nhờ chính sách tốt
Giáo sư nhìn nhận như thế nào về mối liên hệ của sự phát triển của VN hiện
nay với chính sách Chính phủ đưa ra?
Việt Nam hiện có tốc độ phát triển nhanh. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này
không dựa trên nền tảng của hệ thống chính sách tốt mà nhờ vào việc trước đây, nền
kinh tế này hoàn toàn đóng, không giao thiệp với thế giới. Khi tự do hóa, mở cửa,
Việt Nam cùng với Trung Quốc trở thành "mặt trận kinh tế mới" ở châu Á, nơi mọi
người đều muốn vào đầu tư.
Việt Nam lại có lực lượng lao động tương đối tốt. Nguồn nhân lực là nhân tố
thu hút các nhà đầu tư đến, khiến nguồn FDI tăng nhanh. Hai điểm này định vị Việt
Nam ở vị trí giữa tại châu Á.
Tuy nhiên, FDI vào Việt Nam không phải vì chính sách tốt, ngược lại, chính
sách của Việt Nam vẫn rất tệ so với khu vực.
Qua khảo sát của VDF với các nhà đầu tư tại Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan
về quy trình xây dựng chính sách công nghiệp cho thấy, các nước này không hề có
vấn đề gì trong chất lượng chính sách. Giữa khu vực doanh nghiệp và Chính phủ có
sự tin cậy lẫn nhau, cùng thảo luận.
Trong khi đó, Việt Nam tồn tại nhiều vấn đề về chính sách, dù đã có bước tiến
dài trong cải thiện môi trường đầu tư từ một xuất phát điểm thấp.
Quy trình hoạch định chính sách, Việt Nam có một không hai
Cụ thể những hạn chế chính sách đó là gì, thưa ông?
Hầu hết chính sách được xây dựng với sự can dự hạn chế của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chỉ được phép có ý kiến sau hoặc khi có vấn đề phát sinh. Chính sách
doanh nghiệp ủng hộ.
Hơn nữa, các chính sách không có sự phối hợp giữa các Bộ, chỉ là bản liệt kê
các chính sách mà thiếu kế hoạch hành động cụ thể. Mỗi Bộ ngành có nhiều kế
hoạch nhưng lại không xác định được lĩnh vực ưu tiên.
3
Việt Nam có quá nhiều
chiến lược ngành. Mỗi chiến
lược chỉ do vài người làm,
trong thời gian ngắn, với chất
lượng không cao. Chính phủ
lựa chọn ưu tiên và quyết
định kế hoạch.
Ở bất kì chính sách
nào, việc xây dựng đều quá
phân tán, và có quá nhiều sự
chồng lấn. Ví dụ, nếu muốn
xử lý vấn đề môi trường liên
quan đến ôtô, bạn cần gặp đại
diện Bộ Công thương, Bộ
Giao thông Vận tải, Bộ Tài
nguyên môi trường, Bộ Khoa học - Công nghệ, lực lượng cảnh sát giao thông... và
không một cơ quan nào chịu trách nhiệm chủ đạo trong việc này. Các chính sách
khác cũng tương tự.
Có quá nhiều trách nhiệm cấp bộ chồng lấn lên nhau. Trong đó, định hướng
lớn, không cơ quan nào ra quyết định.
Chính phủ Việt Nam hiện làm quá nhiều. Cán bộ nhà nước phải xây dựng quá
nhiều kế hoạch, chiến lược với nguồn lực hạn chế cả về tài chính và nhân lực.
Chỉ có Việt Nam áp dụng một quy trình lập chính sách kì lạ, có một không hai
như vậy.
Ở Thái Lan, Chính phủ không đưa ra chiến lược ngành. Đại diện doanh nghiệp
đưa ra là người đưa ra chiến lược, và Chính phủ chỉ có nhiệm vụ nhận và chấp thuận
những kiến nghị đó. Đây là cách làm tích cực, thúc đẩy khu vực tư nhận tự xác định
mục tiêu và kế hoạch hành động. Ở khía cạnh đó, Việt Nam còn phải đi một chặng
đường dài để học tập.
Phải chăng cộng đồng doanh nghiệp cũng chưa thực sự chủ động tham gia
vào quy trình hoạch định chính sách?
Đúng vậy, bởi vì họ không được chào mời tham gia với Chính phủ trong việc này.
Quy trình soạn thảo chính sách hiện hành của Việt Nam
4
Di sản của cơ chế cũ
Vậy lí do của việc Việt Nam áp dụng quy trình có một không hai đó là gì?
Phải chăng nó xuất phát từ cơ chế của Việt Nam?
Khu vực tư nhân của Việt Nam rất linh hoạt. Khi bước vào nhà hàng, đi taxi...
ông chủ và nhân viên đều biết cách thích ứng với những đòi hỏi của khách hàng càng
nhiều càng tốt. Ngược lại, khối nhà nước rất kém linh hoạt. Tôi tự hỏi tại sao Việt
Nam không biến đặc trưng linh hoạt của khu vực tư nhân thành đặc trưng quốc gia?
Có lẽ nguyên nhân một phần bởi cấu trúc Chính phủ. Thời kì kế hoạch hóa đã
qua nhưng có vẻ hệ thống cũ vẫn còn duy trì.
Di sản của thời kì kế hoạch hóa còn lớn trong khu vực nhà nước và chỉ có ở
VN. Các quốc gia khác như Nga, Đông Âu, khi Chính phủ kế hoạch hóa sụp đổ, họ
bắt đầu làm việc theo một cách thức mới.
Không bị vướng bận bởi di sản kế hoạch hóa sâu đậm, các nước này áp dụng
mô hình kinh tế phương Tây, tự do hóa thương mại nhanh hơn. Trong khi đó, Chính
phủ Việt Nam không thay đổi về mặt cơ học. Năng lực vẫn như cũ với những con
người cũ tiếp tục làm việc, do đó, tiến trình thay đổi chậm hơn các nước.
Sau hơn 20 năm đổi mới, nền tảng của kinh tế thị trường là quy luật tuân thủ
theo đòi hỏi thị trường, hướng tới người tiêu dùng chưa được xây dựng. Trong xây
dựng chiến lược ngành, nhân tố đầu tiên tính đến là mong muốn của Chính phủ,
doanh nghiệp sau đó mới tính đến người tiêu dùng.
Trong khi đó, nền kinh tế thị trường phải do yếu tố cầu quyết định. Người tiêu
dùng và khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng quyết định quy luật cạnh tranh,
xác định người thắng kẻ thua trong cuộc đua tranh mở rộng hay thu hẹp sản phẩm.
Thiết lập kênh giao tiếp hiệu quả với doanh nghiệp
Giải pháp gợi ý nào cho Việt Nam để cải tiến phương thức hoạch định chính
sách, thưa ông?
Việt Nam nên bắt đầu một quy trình hoạch định chính sách mới, với sự tham
gia cả tất cả các bên liên quan, bao gồm: Chính phủ, doanh nghiệp, người tiêu dùng,
người nước ngoài, các nhà tài trợ, các nhà khoa học, chuyên gia. Đôi khi, các doanh
nghiệp hoặc các nhà khoa học có thể vạch ra một chiến lược trình Chính phủ. Chính
sách không đơn thuần chỉ là một văn bản hành chính của Nhà nước.
5
Trong xây dựng chiến
lược ngành, Chính phủ cần
xây dựng cơ chế cho phép
khu vực doanh nghiệp tự
quyết định nội dung chiến
lược ngành mình thay vì để
Chính phủ quyết định như
hiện nay.
Chí ít, Chính phủ cần
lắng nghe cộng đồng doanh
nghiệp thường xuyên, nắm rõ
điều gì các DN cần, muốn và
hoạch định giúp các doanh nghiệp. Đ doanh nghiệp iên tục, do đó, hiểu mong muốn
của doanh nghiệp, và Chính phủ có thể hoạch định.
Ở Việt Nam, Chính phủ không biết các doanh nghiệp thực sự muốn gì. Do đó,
bước đi đầu tiên là xây dựng một kênh cho phép các doanh nghiệp và Chính phủ đối
thoại thường xuyên.
Khâu quan trọng trong hoạch định chính sách là joint writing. Sau 3-5 năm, cần
tiến hành rà soát lại kế hoạch để có sự điều chỉnh thích hợp khi hoàn cảnh thay đổi.
Đây không phải là điều gì mới mẻ. Tất cả các nước đều thực hiện theo quy
trình đó.
Theo ông, VN cần xây dựng một kênh như thế nào để lắng nghe ý kiến doanh
nghiệp?
Ở cấp cao, cần xây dựng Diễn đàn doanh nghiệp đối thoại với Thủ tướng,
trong đó, các giám đốc điều hành của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước có
thể trao đổi trực tiếp với Thủ tướng về những vấn đề lớn. Đồng thời, họ có thể gửi
thư trực tiếp lên Thủ tướng.
Đối với cấp thấp và cấp trung, cần có tổ công tác về tham vấn, nơi doanh
nghiệp và Chính phủ và chuyên gia đối thoại cụ thể các vấn đề để hoạch định chính
sách. Cần có rất nhiều nhóm như vậy và các nhóm này thảo luận nhằm xây dựng luật
hoặc chiến lược ngành.
Quy trình lập chính sách theo đề xuất của GS.
Kenichi Ohno
6
Sau khi gặp 10-20 lần, thảo luận nhiều vấn đề, tôi nghĩ, Chính phủ hiểu các
doanh nghiệp muốn gì và các doanh nghiệp biết Chính phủ định làm gì. Và lúc đó, ai
chắp bút viết bản chính sách không còn quan trọng.
Tuy nhiên, vào thời điểm này, Chính phủ Việt Nam không đối thoại nhiều với
các doanh nghiệp. Tại Nhật, đại diện các Bộ có thể gọi điện trực tiếp tới bất kì doanh
nghiệp nào và đề nghị hợp tác hoặc cung cấp thông tin. Bộ Công thương VN không
hề liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp để trao đổi thông tin. Tại sao các bạn không thử
áp dụng mô hình này? Chính phủ không chỉ nói với một doanh nghiệp mà với nhiều
doanh nghiệp, và thậm chí sẽ tốt hơn nếu Chính phủ trao đổi với doanh nghiệp thông
qua Hiệp hội ngành nghề như Hiệp hội dệt may, thủy sản...
Bản thân các Hiệp hội của VN chưa đủ mạnh để thể hiện tiếng nói đại diện
cho cộng đồng doanh nghiệp?
Chính phủ trao trọng trách, tin tưởng Hiệp hội và ngược lại, các doanh nghiệp
sẽ sẵn lòng sử dụng kênh của Hiệp hội để phản ánh quan điểm, chủ động tìm đến
Hiệp hội.
Ban đầu, Chính phủ nên hỗ trợ các Hiệp hội. Khi các Hiệp hội đủ mạnh, khu
vực tư nhân có thể tự mình lên tiếng. Ở Việt Nam cũng có những Hiệp hội ngành
nghề hoạt động tốt, như Hiệp hội thép Việt Nam.
Chính phủ nên sử dụng các Hiệp hội trong quá trình hoạch định chính sách,
thu thập ý kiến của các ngành nghề thông qua Hiệp hội như một kênh quan trọng.
Chính phủ trao trọng trách, tin tưởng Hiệp hội và ngược lại, các doanh nghiệp
sẽ sẵn lòng sử dụng kênh của Hiệp hội để phản ánh quan điểm, chủ động tìm đến
Hiệp hội.
Cần nhóm kĩ trị trẻ, năng động và được trao trọng trách
Trong bài phát biểu tại Hội thảo về Chiến lược CNH của Việt Nam đến 2020,
ông đã nói về việc thành lập một nhóm các nhà kĩ trị trực tiếp trực thuộc Thủ tướng.
Vậy vai trò cụ thể của nhóm kỹ trị này như thế nào, thưa ông?
Tại các nước Đông Á thành công, Chính phủ đều xây dựng hệ thống như vậy.
Nhật Bản có một cơ quan lập chính sách trước chiến tranh. Sau chiến tranh, Bộ
Thương mại quốc tế và Công nghiệp trở thành một siêu bộ, đưa ra các chính sách
công nghiệp, thương mại, tài chính, môi trường, công nghệ... Đó là một nhóm lập kế
hoạch và triển khai mạnh.
7
Hàn Quốc có một cơ quan phụ trách chính sách kinh tế với đội ngũ cán bộ giỏi, và
họ đưa ra rất nhiều chính sách (tiền thân của Bộ Ngoại giao và Kinh tế ngày nay).
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đều áp dụng mô hình này, tại sao Việt Nam
lại không?
Việt Nam nên xây dựng nhóm kĩ trị chịu trách nhiệm trực tiếp với Thủ tướng,
được tuyển chọn từ các chuyên viên, công chức trẻ, có trình độ, từ các Bộ ngành để
tham gia, lồng ghép ý tưởng. Nhóm này sẽ chịu trách nhiệm xây dựng chính sách
cho toàn Chính phủ, thường xuyên có tương tác hai chiều với Thủ tướng và các Bộ,
cơ quan thực thi chính sách.
Việt Nam là đất nước có một không hai khi vẫn phát triển nhanh dù không có
một thể chế như vậy. Bản thân Chính phủ Trung Quốc có mối liên hệ chặt với các
viện và có nhiều người tư vấn chính sách, trong khi Việt Nam có rất ít nhà tư vấn
chính sách.
Nhóm này khác gì với nhóm tư vấn của Thủ tướng Chính phủ trước đây?
Việt Nam đã từng có nhóm tư vấn cho Thủ tướng nhưng tôi không nghĩ nhóm
này làm chức năng của một nhóm kỹ trị trẻ.
Trực tiếp dưới quyền Thủ tướng nhưng theo tôi, nhóm này hoạt động chưa
thực sự hiệu quả. Các bạn cần xây dựng lại một nhóm kiểu như vậy nhưng cần
những người trẻ và năng động hơn và được trao nhiều trách nhiệm hơn. Điều này
hoàn toàn khả thi. Việt Nam phải lựa chọn được những người thực sự tốt, trao trách
nhiệm cho họ và tôi tin họ sẽ làm tốt.
Tôi không nghĩ là các bạn cần người nước ngoài trong nhóm này mặc dù tư
vấn nước ngoài trong một số trường hợp có thể hữu ích. Tất cả những tham vấn bên
ngoài như từ WB, IMF, ADB... nên làm việc trực tiếp với nhóm kĩ trị này thay vì
làm việc với nhiều bộ khác nhau. Đó là cách thức thường thấy ở Đông Á.
Xin cảm ơn Giáo sư!