Mục đích:
Thấy được tổ chức các hoạt động xã hội đã ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân như thế nào?
Thấy được đời sống của nhân dân qua các giai đoạn phát triển của lịch sử.
Nội dung:
Bản chất đời sống xã hội, đời sống xã hội cá nhân và đời sống cộng đồng.
Đo đời sống xã hội và sử dụng các chỉ tiêu đánh giá đời sống xã hội.
Hiểu được các yếu tố của đời sống xã hội.
Hiểu được bản chất của khuyết tật xã hội và các giải pháp triệt tiêu chúng.
42 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đời sống xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VII: ĐỜI SỐNG XÃ HỘIMục đích:Thấy được tổ chức các hoạt động xã hội đã ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân như thế nào?Thấy được đời sống của nhân dân qua các giai đoạn phát triển của lịch sử.Nội dung:Bản chất đời sống xã hội, đời sống xã hội cá nhân và đời sống cộng đồng.Đo đời sống xã hội và sử dụng các chỉ tiêu đánh giá đời sống xã hội.Hiểu được các yếu tố của đời sống xã hội.Hiểu được bản chất của khuyết tật xã hội và các giải pháp triệt tiêu chúng. 1. Khái niệm đời sống xã hội a. Khái niệmĐời sống xã hội là tổng thể các hiện tượng phát sinh do sự tác động lẫn nhau của các chủ thể xã hội và cộng đồng tồn tại trong những không gian và thời gian nhất định, là tổng thể hoạt động của xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người. 1. Khái niệm đời sống xã hộib. Cơ sở của đời sống xã hội Nhu cầu sinh học thuần tuýNhu cầu an toànNhu cầu xã hộiNhu cầu tôn trọng Nhu cầu tự khẳng định mình2. Những chỉ tiêu đánh giá đời sống xã hộiCác chỉ tiêu phản ánh về mức sốngb. Các chỉ tiêu dịch vụ xã hội1. Phát triển kinh tếc. Chu kỳ kinh doanh (Business Cycle ) Chu kỳ này gồm giai đoạn mở rộng (Expansion period) giai đoạn suy thoái (Recession period)Trong giai đoạn của suy thoái, kinh tế xẩy ra hàng loạt những biểu hiện tồi tệ như: lạm phát, thất nghiệp tăng, sức sản xuất và dịch vụ giảm mạnh, hàng hoá ứ đọng không bán được, dân chúng thì bần cùng do thất nghiệp ... Thời kỳ này đã làm rối loạn xã hội, gây hoang mang dao động cho dân chúng.1. Phát triển kinh tếd. Tác động của kinh tế đến đời sống xã hội Xã hội ngày càng văn minh, mức sống ngày càng cao.Sự phát triển sản xuất và dịch vụ đã làm cho phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, xã hội cũng phân hoá mạnh mẽ, hố ngăn cách giầu nghèo tăng lên, phong tục tập quán truyền thống bị phá vỡ từng mảng lớn, làm thay đổi cơ cấu gia đình, giai cấp và nhóm xã hội.Tác động lớn vào những di sản lịch sử xã hội của một dân tộc vừa tạo điều kiện vật chất để củng cố, phát triển và nâng lên một tầm cao mới những di sản, truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã kết tinh qua hàng vạn đời; mặt khác, nó cũng xoá bỏ những tư tưởng thói quen manh mún, lạc hậu như: gia trưởng, độc đoán, địa phương chủ nghĩa, cha truyền con nối v.v...Sự phát triển sản xuất và dịch vụ đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sinh thái. 2. Giáo dục và đào tạo xã hộia. khái niệm giáo dục và đào tạo xã hội Giáo dục và đào tạo là một thiết chế xã hội, biểu hiện là hệ thống giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao dân trí, thiết lập nhân cách và năng lực lao động cho công dân. Như vậy giáo dục và đào tạo là hệ thống quyết định đến chất lượng của công dân trong tương lai. Do vậy đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai. 2. Giáo dục và đào tạo xã hộib. Hệ thống giáo dục và đào tạo xã hộiHệ thống giáo dục và đào tạo bao gồm :một hệ chỉnh thể của các tiểu hệ thống từ giáo dục mầm non - giáo dục phổ thông và đào tạo nghề nghiệp. Đồng thời bao gồm nhiều hình thức khác nhau như: Chính quy và mở rộng, giáo dục nhà trường và cộng đồng, hệ thống trường công lập, bán công và trường dân lập v.v 2. Giáo dục và đào tạo xã hộic. Nghiên cứu xã hội về giáo dục và đào tạo: Giáo dục và đào tạo với tư cách là thiết chế giáo dục thực hiện chức năng xã hội hoá cá nhân . ( sản phẩm của giáo dục là những con người có nhân cách hoà nhập vào xã hội. )Nghiên cứu các bất bình đẳng trong giáo dục và đào tạo. Sự bất bình đẳng trong giáo dục là cơ hội tiếp nhận giáo dục và đào tạo xã hội không như nhau, có người thì có nhiều cơ hội song có người thì có rất ít cơ hội. Nghiên cứu các chính sách xã hội về giáo dục và đào tạo để thấy rõ sự tác động của chính sách đó trong thực tiễn. Bất luận các quan điểm giai cấp khác nhau, tất cả cộng đồng quốc gia phát triển trên thế giới đều ưu tiên cho chính sách giáo dục. 3. Văn học nghệ thuật Văn học nghệ thuật, từ xa xưa cho đến nay, phản ánh hiện thực thế giới vừa điển hình hoá cao độ, vừa cá thể hoá sâu sắc các cảnh đời, các trạng thái tâm hồn con người bằng các hình tượng văn học nghệ thuật và các hình thức, phương pháp phản ánh cực kỳ đa dạng và phong phú. Văn học nghệ thuật bao gồm rất nhiều bộ môn như: văn, thơ ca, sân khấu, tạo hình, điện ảnh, truyền thanh, truyền hình, báo trí, xuất bản.... 3. Văn học nghệ thuậtChức năng giáo dục Chức năng giải trí4. Y tế và bảo hiểm xã hộia. Y tế xã hộiYtế xã hội là một hệ thống các tổ chức nhằm ngăn ngừa bệnh tật và chữa trị bệnh cho nhân dân. Y tế xã hội đáp ứng nhu cầu đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân nhằm mang lại hạnh phúc cho họ. Mặt khác Y tế xã hội còn góp phần vào kế hoạch hoá dân số , mang lại văn minh cuộc sống cho mỗi người. Y tế xã hội bao gồm hai hệ thống là: y tế dự phòng và y tế điều trị. Y tế dự phòng có chức năng ngăn ngừa và loại trừ bệnh tật trong nhân dân đặc biệt là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Y tế dự phòng có nhiệm vụ là: phát hiện, ngăn chặn và đi đến tiêu diệt các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tiêm chủng nhằm phòng bệnh cho nhân dân, tiến hành các hoạt động vệ sinh khu vực ở của nhân dân nhằm phòng các bệnh phát sinh, tiến hành giáo dục y tế trong nhân dân v.v... Y tế dự phòng có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó vừa ngăn ngừa bệnh tật trong nhân dân, vừa giúp nhân dân hiểu được văn minh của tổ chức cuộc sống, giúp cho họ có hạnh phúc cao hơn. Y tế điều trị có chức năng chữa bệnh mang lại sức khoẻ cho nhân dân. Đây là một hệ thống lớn bao gồm các bệnh viện các cơ sở điều trị. Nếu hệ thống này phát triển mạnh sẽ mang lại sự yên tâm, ổn định trong cuộc sống nhân dân. 4. Y tế và bảo hiểm xã hộiY tế xã hộiChúng ta cần quan tâm đến hai quan điểm y tế giúp cho Y tế xã hội phát huy được tác dụng của mình đó là : y học hiện đại (tây y), y học dân tộc (đông y ).Y đức – sự ảnh hưởng của XH4. Y tế và bảo hiểm xã hộib. Bảo trợ và bảo hiểm xã hộiBảo trợ xã hội là hoạt động trợ giúp có tính chất nhân đạo của nhà nước và các tổ chức từ thiện cho những người gặp sự cố trong cuộc sống. Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoăc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm bằng cách hình thành và sử dụng quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động nhằm bảo đảm sự an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Điều lệ bảo hiểm xã hội việt nam năm 1995 quy định chế độ bảo hiểm xã hội gồm có: chế độ trợ cấp ốm đau, Chế độ trợ cấp thai sản, Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Chế độ hưu trí, Chế độ tử tuất, bảo hiểm y tế. Hoạt động bảo hiểm xã hội được nhà nước thống nhất quản lý. Quỹ bảo hiểm xã hội luôn được ngân sách nhà nước bổ sung nhằm đảm bảo hoạt động của bảo hiểm phục vụ tôt cho người lao động. 5. Môi trường sinh tháiMôi trường là tập hợp tất cả các điều kiện cần thiết cho con người tồn tại và phát triển cả hiện tại và tương lai. Sinh thái là mối quan hệ biện chứng giữa tất cả các hình thái của cuộc sống và hoàn cảnh tự nhiên.Hệ sinh thái là sự tương tác một cách phức hợp giữa môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Hệ sinh thái được hình thành do toàn bộ các hình thái cuộc sống nằm trong môi trường. Sự cân bằng sinh thái đã được hình thành lâu dài trong lịch sử. Nhưng đến cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất nó đã bị con người bắt đầu phá vỡ thế cân bằng đó. Cho đến ngày nay nhiều nhà sinh thái đã thốt lên rằng hệ sinh thái mất cân bằng nghiêm trọng đã ảnh hưởng tới sự tồn tại của con người và nhiều loài động thực vật khác. Hệ sinh thái 5. Môi trường sinh tháiThảm hoạ của môi trường sinh thái được thể hiện ở những điểm sau đây: Thứ nhất là sự phá hoại rừng đã làm mất cân bằng thảm thực vật xanh trên trái đất và do đó dẫn đến sự biến động thời tiết mạnh mẽ. Thứ hai là các hiện tượng của ô nhiễm môi trường nước, không khí đã tác động trực tiếp đến môi trường sống hàng đầu của muôn loài sinh vật.Thứ ba là các chất thải độc hại khó tiêu huỷ đang làm ảnh hưởng lớn đến cả môi trường tự nhiên lẫn xã hội xung quanh chúng ta.Thứ tư là hiện tượng sa mác hoá, sói mòn đang làm co hẹp sự sống ở nhiều vùng trên trái đất.Thứ năm là sự huỷ diệt nhiều loài sinh vật đã dẫn đến hiện tượng khan hiếm thực phẩm tự nhiên, gây biến động bất lợi ở nhiều yếu tố sinh học.Thứ sáu là hiện tượng sử dụng hoá chất độc hại ngày càng phổ biến và sử dụng các hiện tượng đột biến gien đã sinh ra nhiều bệnh tật, ngộ độc, thay đổi hệ di truyền, gây ra các bệnh thai trứng, ung thư, dị tật bẩm sinh.v.v..Cần làm gì ? 6. Dân số- lao động- việc làm Các nhà xã hội học quan tâm đến vấn đề dân số với xã hội và quan hệ giữa xã hội và dân số. Di dân là sự di chuyển dân số từ một địa phương này đến một địa phương khác. Hiện nay có hai loại di dân là di dân nội bộ và di dân quốc tế.Một vấn đề nữa mà các nhà xã hội học cần quan tâm đó là các chính sách dân số. Hiện nay trên thế giới đang xẩy ra cả hai loại chính sách dân số là hạn chế sự gia tăng dân số và khuyến khích gia tăng dân số. Tốc độ gia tăng dân số lớn, quy mô dân số lớn là những vấn đề hết sức phức tạp cho các nước chậm phát triển như nước ta hiện nay. 6. Dân số- lao động- việc làmNhững vấn đề phức tạp đó thể hiện ở các yếu tố sau: Thứ nhất là tốc độ tăng dân số cao quy mô dân số lớn dẫn đến tốc độ gia tăng và quy mô nguồn lao động ngày càng cao đã gây ra sức ép về việc làm vô cùng lớn, nếu xã hội không đủ lượng đầu tư giải quyết việc làm cho số lao động gia tăng này sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp nhiều dẫn đến gánh nặng vô cùng lớn cho xã hội. Thứ hai là dân số tăng nhanh đòi hỏi về giáo dục cũng tăng nhanh theo đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp phải mở rộng quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu. Nếu đầu tư cho giáo dục hạn chế dẫn đến chất lượng nguồn lao động không cao có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế. Thứ ba là dân số tăng nhanh dẫn đến sức ép mạnh về vấn đề lương thực, thực phẩm, y tế, văn hoá.v.v.. và tất yếu làm giảm chất lượng cuộc sống của dân cư.7. Lối sống- Trào lưu-Thị hiếu Lối sống: Các nhà xã hội học đã khái niệm chung về lối sống là: “ Lối sống là tập hợp có hệ thống những đặc điểm cơ bản, đặc trưng cho hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các tập đoàn xã hội , các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế- xã hội nhất định” .b. Lối sống phụ thuộc vào các yếu tố sau:Lối sống phụ thuộc vào thời đại mà người ta đang sống với những điều kiện vật chất tinh thần nhất định. Ngoài ra, lối sống được quy định bởi di sản của lịch sử, đó là các giá trị truyền thống đã tạo nên những khuôn mẫu thói quen trong hoạt động hàng ngày đang chi phối các hành động của mỗi con người. Lối sống còn bắt nguồn từ mặt bằng văn hoáLối sống còn chịu tác động của giao lưu văn hoá xã hội giữa các vùng, các nước. 7. Lối sống- Trào lưu-Thị hiếub.Trào lưuMột bộ phận, một yếu tố nào đó của lối sống nẩy sinh và phát triển đã lôi cuốn được đông đảo công chúng không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo, thành phần ... theo trong một khoảng thời gian nhất định gọi là trào lưu. Trào lưu có thể đại diện cho một tư tưởng mới, một xu thế lành mạnh, một yếu tố tiến bộ trong lối sống. Trào lưu phụ thuộc trước hết vào trình độ văn minh của xã hội. Mặt khác trào lưu còn phụ thuộc vào sự giao thoa lối sống giữa các vùng, các dân tộc, giai cấp , cá nhân, họ có thể chắt lọc được những cái mới, cái tốt đẹp giúp họ vươn tới hạnh phúc cuộc sống ngày càng cao. Trào lưu ? 7. Lối sống- Trào lưu-Thị hiếuc. Thị hiếu Một kiểu cách, một mô hình, một mốt, một mẫu mã, một cách điệu cuộc sống nào đó trong lối sống lôi cuốn được một số đông người theo nó trong một khoảng thời gian nhất định gọi là thị hiếu. Thị hiếu khác trào lưu ở chỗ chỉ là yếu tố sở thích không có liên đến ý thức hệ và không có tính bền vững vì vậy không để lại dấu ấn trong lối sống. Thị hiếu hiện nay thường có 2 cấp chọn lọc và không chọ lọc. Thị hiếu chọn lọc là thị hiếu của những người hiểu được cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp để làm phong phú cuộc sống của mình. Thị hiếu không chọn lọc là thị hiếu của những người có tính chất đua đòi, a dua là chính, thấy người có thì ta cũng có, không hiểu rõ được bản chất của cái đẹp, cái tốt. Thị hiếu phụ thuộc những yếu tố :Thị hiếu phụ thuộc vào trình độ văn hoá của xã hộiThị hiếu còn phụ thuộc vào sự khác biệt điều kiện kinh tế- văn hoá- xã hội của mỗi dân tộc, giai cấp và cá nhân. Thị hiếu còn phụ thuộc vào sự giao lưu kinh tế- văn hoá- xã hội giữa các vùng, giữa các dân tộc. Cuối cùng thị hiếu còn phụ thuộc vào truyền thống văn hoá- xã hội của vùng hoặc của dân tộc. Trong thời đại ngày nay, thị hiếu đã làm phong phú cuộc sống xã hội, tạo đựng hứng thú cuộc sống cho con người. 8. Khuyết tật xã hội ( hành vi lệch chuẩn)Khái niệm khuyết tật xã hội: Hành vi lệch chuẩn ( hay khuyết tật xã hội ) là những hành vi trái với những qui tắcsống tồn tại trong văn hoá, là những hành vi đi chệch khỏi các quy tắc, các chuẩn mựccủa xã hội hay nhóm xã hội, là các thói hư, tật xấu tồn tại trong nhân dân làm ảnhhưởng tới cuộc sống của mọi người. b. nguồn gốc của khuyết tật xã hộiSự phát xuất mặt tối của bản năng con người ra ngoài xã hội. Con người được nhìn nhận như là một thực thể tham lam, lười biếng, thụ động, thích chơi trội Do vậy khi các mặt đó phát xuất ra ngoài làm cho con người mắc phải các khuyết tật xã hội.Sự lỏng lẻo kỷ luật sống và kỷ luật xã hội đã tạo ra cơ hội cho mặt tối của bản năng phát xuất ra ngoài. Kỷ luật sống đó là kỷ luật sinh tồn của sinh học, mỗi cá thể sinh học phải tồn tại bằng chính hoạt động của mình nếu không sẽ bị diệt vong. Kỷ luật xã hội thể hiện trong hành vi tôn trọng và chấp hành đầy đủ các chuẩn mực xã hội, hành vi có đạo đức, lối sống lành mạnh, đoàn kết yêu thương, đùm bọc nhau trong cuộc sống.8. Khuyết tật xã hội ( hành vi lệch chuẩn)c. Các loại khuyết tật xã hộiNạn nghiện ma tuý: Nghiện ma tuý là tình trạng con người sử dụng các chất kích thích mạnh đối với hoạt động thần kinh. 8. Khuyết tật xã hội ( hành vi lệch chuẩn)c. Các loại khuyết tật xã hộiNạn mua bán dâm: Nạn mua bán dâm là hành động kinh doanh tình dục trong xã hội. Mua bán dâm làm suy đồi đạo đức trong xã hội, truỵ lạc nhân cách của con người, phá hoại hạnh phúc các gia đình, đồng thời là con đường lan truyền các bệnh xã hội8. Khuyết tật xã hội ( hành vi lệch chuẩn)c. Các loại khuyết tật xã hộiNạn cơ bạc: Cờ bạc là hoạt động sử dụng các trò chơi vào mục đích kiếm tiền như: chơi bài, sóc đĩa, đánh chắn, tổ tôm, quay số.v.v... Một số trò chơi có tính chất may rủi, nhưng có một số kẻ lợi dụng tác động vào sự may rủi đó nhằm mưu lợi cho cá nhân những hiện tượng đó gọi là “cờ gian, bạc lận”. 8. Khuyết tật xã hội ( hành vi lệch chuẩn)c. Các loại khuyết tật xã hộiNạn bạo hành trộm cướp: Nạn bạo hành trộm cướp là các hiện tượng cướp giật , trộm cắp, hành hung người khác, đánh lộn lẫn nhau, xẩy ra trong xã hội . Hiệp sĩ đường phố : 8. Khuyết tật xã hội ( hành vi lệch chuẩn)c. Các loại khuyết tật xã hộiNạn mê tín dị đoan: Mê tín dị đoan là sự tin một cách mù quáng vào cái thần bí, các chuyện thánh thần, ma quỉ, số mệnh, quái lạ, huyễn hoặc... Tín gưỡng là niềm tin của cá nhân vào một điều gì đó hoặc một tôn giáo chính thống nào đó đã được xã hội thừa nhận. Tự do tín ngưỡng là quyền hợp pháp của mỗi người nhằm thoả mãn nhu cầu tâm linh của chính mình. Song trong xã hội một số người đã lợi dụng tín ngưỡng quá thái của con người mà mưu lợi ích cho cá nhân làm chuyện buôn thần bán thánh như các hiện tượng: cầu hồn, bói toán, miếu thờ chữa bệnh, miếu thờ cầu may v.v