Đơn vị Kinh doanh du Lịch khai thác chiến lược PR

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp hoạt động du lịch đều muốn phát triển hệ thống kênh thông tin quảng bá sản phẩm tour du lịch, thương hiệu đến với mọi người. Nhưng dường như bộ phận Marketing của các đơn vị kinh doanh du lịch đang loay hoay và cảm thấy quá chật chội trong việc tìm lối ra cho các cách tiếp cận hiệu quả đến người tiêu dùng Khai thác hết nhưng chưa sâu. Trong chiến lược tiếp cận thông tin đến khách hàng, 3 loại hình được đánh giá hiệu quả nhất hiện nay được xếp theo thứ tự: Thấy (truyền hình, triển lãm, hội chợ ), Đọc (báo in và báo điện tử, băng rôn, tờ bướm ) và Nghe (đài phát thanh, truyền miệng ). Trong đó, vì lý do tốn kém của loại hình truyền hình, hầu hết các doanh nghiệp du lịch không mạnh dạn làm phim quảng bá tour, sản phẩm dịch vụ.

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1853 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đơn vị Kinh doanh du Lịch khai thác chiến lược PR, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đơn vị Kinh doanh du Lịch khai thác chiến lược PR Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp hoạt động du lịch đều muốn phát triển hệ thống kênh thông tin quảng bá sản phẩm tour du lịch, thương hiệu đến với mọi người. Nhưng dường như bộ phận Marketing của các đơn vị kinh doanh du lịch đang loay hoay và cảm thấy quá chật chội trong việc tìm lối ra cho các cách tiếp cận hiệu quả đến người tiêu dùng… Khai thác hết nhưng chưa sâu.. Trong chiến lược tiếp cận thông tin đến khách hàng, 3 loại hình được đánh giá hiệu quả nhất hiện nay được xếp theo thứ tự: Thấy (truyền hình, triển lãm, hội chợ…), Đọc (báo in và báo điện tử, băng rôn, tờ bướm…) và Nghe (đài phát thanh, truyền miệng…). Trong đó, vì lý do tốn kém của loại hình truyền hình, hầu hết các doanh nghiệp du lịch không mạnh dạn làm phim quảng bá tour, sản phẩm dịch vụ. Phương tiện nghe thì tính hiệu quả tác động thực tế đến kinh doanh không cao. Chỉ còn lại phương tiện đọc gồm báo in, báo điện tử, ấn phẩm, tờ rơi, băng rôn… là đang được các doanh nghiệp quan tâm và xem như công cụ quảng bá hiệu quả nhất. Trên kênh báo in, người ta thường tiếp cận dưới ba dạng quảng bá phổ biến. Phần đa số thuộc về các thông tin thô dưới dạng bảng biểu (Table) chứa đựng một số giá cả, số ngày đem lưu trú, những cụm từ tour tuyến. Những con số này tuy khô khan, không thế làm nên hiệu quả nếu chỉ hoạt động độc lập mà không có sự trợ giúp bởi các thông tin PR cảm xúc khác, song lại là thông tin cần thiết đối với bạn đọc. Dạng thứ hai: một số thông tin tour tuyến, thương hiệu do phóng viên chọn lọc gắn kết vào những bài viết chính thống của báo, hiệu quả tác động rất cao. Và dạng thông tin còn lại, bài viết quảng bá (Advertorial) đang được rất nhiều doanh nghiệp chú trọng thực hiện trong thời gian gần đây trên các tờ báo có nhiều độc giả. Nếu đọc kỹ trên các báo Sài Gòn Tiếp Thị, Sài Gòn Giải Phóng, Người Lao Động… và hàng loạt các tờ báo tiêu dùng khác có trang du lịch, có thể thấy bài viết dạng advertorial vẫn đang dừng ở cấp thấp, chưa tạo được ấn tượng và sự thích thú đối với khách hàng. Thậm chí, nếu tay nghề thiết kế bố cục hình ảnh cho bài viết chưa cao có thể còn bị khách hàng bỏ qua, không đọc. Trong chiêu thức tiếp thị, cung cấp thông tin cho khách hàng là điều cần thiết, nhưng để khách hàng quyết định hành vi mua sản phẩm, chọn tour du lịch của công ty để đi hay không cũng còn phụ thuộc rất nhiều đến cảm xúc (emotion) của khách hàng. Các dạng Advertorial hiện nay thuần tuý là cung cấp thông tin hoặc nếu có lồng ghép cảm xúc thì cách lồng ghép còn quá gượng ép, do đó chỉ đáp ứng được 50% quyết định hành vi chọn tour tuyến của khách hàng. Về cơ bản, các dạng PR, công cụ PR đều được các doanh nghiệp du lịch Việt Nam khai thác triển khai. Tuy nhiên hiệu quả thường không cao do tầm nhìn còn thiếu dài hạn, ý tưởng sáng tạo thông tin PR còn yếu, hiệu quả PR trở nên manh mún, vụn vặt, khó nhìn thấy rõ một chiến lược là chiến dịch cụ thể. MỘT SỐ GỢI Ý THAY ĐỔI... Tạo Chiến Dịch PR có sự gắn kết là PR chiến dịch. Để thông tin đến với người tiêu dùng được hình thành một cách rõ nét, có thông tin và cảm xúc, đòi hỏi những người làm công tác PR phải tìm được chủ đề (theme) cho từng chiến dịch cụ thể. Theo đó, các thông tin, cách làm dù được thực hiện ở dạng này hay dạng khác đều có chung một chủ đề đã được xác định. Mỗi chủ đề cũng phải được xác định trong một khoảng thời gian nhất định (từ 1 đến 3 tháng, tuỳ thuộc vào quy mô của từng chiến dịch). Công ty cũng có thể triển khai 2,3 hay nhiều chiến dịch trong cùng một khoảng thời gian, để cho thấy tính “giàu có” trong thông tin dịch vụ và tính chuyên nghiệp trong xây dựng hình ảnh thương hiệu. Lấy một ví dụ cụ thể về công tác tuyên truyền cho hệ thống giáo dục Singapore trong dịp đầu hè vừa qua do Tổng cục du lịch Singapore (STB) thực hiện tại Việt Nam. Các Advertorial (cả trên báo hình và báo giấy) ghi nhận khá cụ thể từng lợi điểm, tiện ích qua các bài viết dưới nhiều đề tài khác nhau như không gian và môi trường học an toàn, tương lai rõ ràng cho hướng phát triển bằng cấp chất lượng quốc tế, các nhân vật điển hình đã thành công sau khi theo học tại Singapore… Bên cạnh đó, STB còn tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu trực tiếp với các chuyên gia đến từ các nước bạn, tổ chức cuộc thi vui dành cho bạn đọc quan tâm đến giải thưởng là chuyến đi tiền trạm khảo sát thực tế môi trường học… Tuy nhiên, chiến dịch PR đó mới dành riêng cho phần giáo dục, song song đó STB còn tổ chức nhiều chiến dịch PR khác dành cho khách du lịch kết hợp khám sức khoẻ định kỳ, du lịch mùa siêu giảm giá… Mỗi chiến dịch đều thể hiện một phong cách rất rõ nét và cung cấp một lượng thông tin khá phong phú cho bạn đọc tham khảo. PR có cảm xúc Bản chất của truyền thông PR là phải hài hoà giữa hai yếu tố thông tin và cảm xúc. Để thực hiện các bài viết advertorial đầy cảm xúc là công việc đòi hỏi tính bắt buộc của người làm PR. Do đó, những người làm PR ngoài việc hiểu rõ sản phẩm của mình, còn phải có kỹ năng tạo cảm xúc và tường thuật cảm xúc. Điều này, đồng nghĩa với kỹ năng viết phải sâu và truyền cảm. Còn đối với các thông tin ngắn, cảm xúc nằm ở đâu?. Làm thế nào để tin ngắn có vài dòng về tour sản phẩm mà lại có nhiều khách hàng hỏi thăm?. Đây lại là lợi điểm tiếp theo mà người làm PR du lịch cần phải có: sáng tạo để tạo tò mò. Sáng tạo trong việc chọn lọc thông tin “nóng” đưa lên đầu bản tin hay nói ngắn gọn theo ngôn từ báo chí là cách “giật tít” hấp dẫn, buộc cho các phóng viên phải tò mò với thông tin của mình và truyền tải sự tò mò đó tới độc giả. Chẳng hạn, một thông tin đơn thuần từ công ty A giới thiệu sản phầm tour mới cho mùa hè,người viết thông cáo báo chí có thể chuyển thành thông tin giật gân hơn như: “Tour “độc” liên tuyến Nhật – Mỹ – Canada”. Ở đây người độc giả nghe lạ tai, thế nào là “độc”? Nhật – Mỹ – Canada là tour du lịch liên tuyến sao?. Chắc là hấp dẫn thật?; hoặc “Đi du lịch…đào vàng thử vận may”. Đây là quảng cáo tour du lịch Úc mùa hè bình thường như bao tour du lịch khác nhưng trong tuyến du khách có đến một vùng theo thợ mỏ đào vàng thử thời vận. Những “giật tít” như trên đưa ra kết quả là gây tò mò, thích thú cho người đọc; hoặc như “Đi tour Hàn, gặp Dea Chang Kum”. Nàng Dea Chang Kum diễn viên nổi tiếng của phim Hàn Quốc thì ai chẳng biết. Nhưng đi du lịch để gặp nàng, chụp ảnh với nàng thì vui thú nào bằng?. Hay bằng cách khác, lái thông tin đánh vào suy nghĩ, tâm lý muốn được yên tâm của các ông bố bà mẹ: “Mùa hè cho con đi đâu là vui nhất?”… Công việc của phóng viên và công việc xử lý thông tin của người làm PR có những điểm tương đồng như vậy. Tuy nhiên, tất cả những “sáng tạo” phải trên cơ sở truyền tải của sự thật, sự chân thành. Đó cũng chính là mối quan hệ sâu sắc và bền vững giữa thông điệp PR – Khách hàng – Doanh nghiệp. Thông điệp đến với khách hàng “giật gân” chứ không phải “lên gân”. Thông điệp của PR cũng không nên kêu gọi “Hãy…”, “Nhanh chân…”, “Cơ hội…”…. vì không ai tĩnh tại để nhận biết rõ ràng bản chất thông điệp bằng khách hàng. Áp dụng uyển chuyển cho tất cả các loại hình PR Làm PR là xây dựng uyển chuyển các mối quan hệ, cũng đồng nghĩa với việc uyển chuyển trong các cách sử dụng công cụ PR. Bên cạnh các dạng thông tin có thể kiểm soát như advertorial, editorial, table… Công ty nên chủ động soạn các thông tin chuẩn hoá của doanh nghiệp, cung cấp thường xuyên của các kênh truyền thông, kể cả báo hình, báo in và báo tiếng, đặc biệt nên chú trọng tiếp cận đúng phóng viên phụ trách chuyên mục mà mình cần. Làm được việt đó coi như công tác PR đã thắng ½ đoạn đường. nhiệm vụ chính của những người làm PR là kết nối giữa doanh nghiệp và truyền thông,vì thế nên hiểu ở phía cạnh tích cực, kênh truyền thông luôn thông tin bổ ích từ những người làm PR. Cho người viết thông tin một sự trải nghiệm Để thông tin truyền tải hết tính chất và cảm xúc của sản phẩm, tốt hơn cả là người viết cần có sự trải nghiệm trước. Do vậy, để những người làm PR và phóng viên viết tốt, họ cũng cần có sự trải nghiệm trước tiên. Khi hiểu rõ toàn bộ sự việc, họ sẽ tổng quát hoá và tô vẽ cho các thông tin của mình được hay hơn, được đẹp hơn. Bởi một lý do rất đơn giản, xét thêm ở phía cạnh tâm lý, bất cứ ai khi đã được tận hưởng hay tham gia một sự việc nào, họ thường tự hào và mong muốn lột tả, chia sẻ tất cả những hiểu biết của mình cho người khác biết. bên cạnh đó, khi tổ chức các chương trình dành riêng cho phóng viên trải nghiệm, công ty cũng cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, để đảm bảo mọi ghi nhận của phóng viên đều đẹp và ấn tượng khó phai. Vô hình chung, việc này còn giúp công ty và phóng viên tạo dựng một mối quan hệ lâu dài.
Tài liệu liên quan