Đóng góp của Park Chung Hee trong ''Kì tích sông Hàn''

1. Mục đích nghiên cứu Trong bối cảnh của một đất nƣớc đã trải qua thời kì phong kiến lâu dài, rồi đến thời kì thực dân và ngay sau đó là cuộc chiến tranh tàn khốc, là một đất nƣớc không có tài nguyên thiên nhiên, không có nguồn vốn quốc nội, không có thị trƣờng chín muồi, nhƣng Hàn Quốc đã đạt đƣợc đồng thời một cách ổn định cả thể chế chính trị dân chủ lẫn sự tăng trƣởng kinh tế kỉ lục. Ngƣời ta đã biết đến Hàn Quốc nhƣ một trong”Bốn con hổ Châu Á”. Những đánh giá này cho thấy rõ thành tựu đáng kinh ngạc của Hàn Quốc. Các nhà chính trị học cho rằng sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc là do sự can thiệp của Nhà nƣớc và Chính phủ. Trong đó, không thể không nói tới chế độ độc tài Park Chung Hee. Ông là nhân vật có vai trò quan trọng nhất trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nƣớc. Sự phát triển kinh tế thần tốc của Hàn Quốc đã chỉ ra một hƣớng đi cho các nƣớc nghèo, đang phát triển trong đó có Việt Nam. Qua bài viết này, chúng tôi muốn ngƣời đọc có cái nhìn khách quan và trung thực nhất về một giai đoạn hoàng kim trong lịch sử kinh tế Hàn Quốc.

pdf14 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 23 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đóng góp của Park Chung Hee trong ''Kì tích sông Hàn'', để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 191 ĐÓNG GÓP CỦA PARK CHUNG HEE TRONG”KÌ TÍCH SÔNG HÀN” SVTH:Thân Đức Hiếu,Vũ Nhật Anh, Đinh Thị Thanh Tâm 3H13 GVHD: ThS Nguyễn Thị Ngọc Bích I/ Dẫn nhập Hiện nay, trong khi CHDCND Triều Tiên vẫn đang tiếp tục xây dựng lực lƣợng quân sự, thì Hàn Quốc đã đƣa đất nƣớc trở thành một cƣờng quốc kinh tế của châu Á và thế giới. Con đƣờng phát triển kinh tế của Hàn Quốc là một bài học kinh nghiệm cho nhiều nƣớc phát triển. Nếu nhƣ kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ chóng mặt trong hai thập kỷ sau chiến tranh, làm nên”Sự thần kỳ Nhật Bản”đƣa nền kinh tế bị kiệt quệ sau chiến tranh trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào đầu thập niên 1970 của thế kỷ trƣớc, thì Hàn Quốc cũng làm nên”Kỳ tích sông Hàn”. Những năm 1950 và đầu những năm 1960, Hàn Quốc là một trong các quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, từ xuất phát điểm cực thấp sau chiến tranh, Hàn Quốc đã vƣơn lên mạnh mẽ về kinh tế để rồi dùng chính lĩnh vực này làm động lực phát triển toàn diện. 1. Mục đích nghiên cứu Trong bối cảnh của một đất nƣớc đã trải qua thời kì phong kiến lâu dài, rồi đến thời kì thực dân và ngay sau đó là cuộc chiến tranh tàn khốc, là một đất nƣớc không có tài nguyên thiên nhiên, không có nguồn vốn quốc nội, không có thị trƣờng chín muồi, nhƣng Hàn Quốc đã đạt đƣợc đồng thời một cách ổn định cả thể chế chính trị dân chủ lẫn sự tăng trƣởng kinh tế kỉ lục. Ngƣời ta đã biết đến Hàn Quốc nhƣ một trong”Bốn con hổ Châu Á”. Những đánh giá này cho thấy rõ thành tựu đáng kinh ngạc của Hàn Quốc. Các nhà chính trị học cho rằng sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc là do sự can thiệp của Nhà nƣớc và Chính phủ. Trong đó, không thể không nói tới chế độ độc tài Park Chung Hee. Ông là nhân vật có vai trò quan trọng nhất trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nƣớc. Sự phát triển kinh tế thần tốc của Hàn Quốc đã chỉ ra một hƣớng đi cho các nƣớc nghèo, đang phát triển trong đó có Việt Nam. Qua bài viết này, chúng tôi muốn ngƣời đọc có cái nhìn khách quan và trung thực nhất về một giai đoạn hoàng kim trong lịch sử kinh tế Hàn Quốc. 2. Phương pháp nghiên cứu và bố cục của bài nghiên cứu Bài nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng cách tổng hợp và phân tích các thông tin từ các tài liệu có liên quan và Internet. Bố cục của bài nghiên cứu đƣợc chia làm sáu phần 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 192 2.1. Kì tích sông Hàn và Park Chung Hee. 2.2. Tình hình Hàn Quốc sau chiến tranh (1953-1961). 2.3. Diễn biến quá trình cải cách của Park Chung Hee (1961-1979). 2.4. Sự phát triển của Hàn Quốc dƣới thời Park Chung Hee (1961-1979). 2.5. Những chính sách phát triển của Park Chung Hee. 2.6. Một số mặt hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế Park Chung Hee. II/ Nội dung 1. Kì tích Sông Hàn và Park Chung Hee. Sự tăng trưởng của kinh tế Hàn Quốc từ 30 tỷ USD (1960) đến ngưỡng 1000 tỷ USD (2007) “Kì tích sông Hàn”hay”Kỳ tích sông Hán”,”Hán Giang kí tích”là cụm từ đề cập tới thời kỳ tăng trƣởng kinh tế sau chiến tranh do xuất khẩu mang lại, công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhanh chóng, đạt đƣợc những thành tựu công nghệ to lớn, sự phát triển thần tốc về chất lƣợng giáo dục, mức sống và quá trình đô thị hóa, bùng nổ xây dựng cao ốc, tiến trình dân chủ hóa và toàn cầu hóa đã chuyển Hàn Quốc từ một quốc gia”vô vọng”trở thành 1 trong 4 con hổ châu Á (Cùng với Singapore, Hồng Kông và Đài Loan). Nhân tố quan trọng trong sự phát triển thần kì này chính là Park Chung Hee. Cụ thể hơn, cụm từ này ám chỉ sự phát triển kinh tế của Seoul, nơi có sông Hàn chảy qua, sau này thì nó đƣợc hiểu rộng ra là sự phát triển của cả Hàn Quốc. Cụm từ này bắt nguồn từ”Kì tích sông Rhine”, dùng để miêu tả sự hồi phục kinh tế của Tây Đức sau Thế chiến 2 nhờ Kế hoạch Marshall.”Kì tích sông Hàn”dùng để chỉ sự phát triển thần kì sau chiến tranh của Hàn Quốc và trở thành quốc gia kiểu mẫu của các nƣớc đang phát triển ở châu Á. Park Chung Hee (1917 – 1979) là một nhà hoạt động chính trị ngƣời Hàn Quốc, từng là Thủ lĩnh Đảng Dân chủ Cộng hòa. Park Chung Hee sinh ngày 14/11/1917 ở Gumi, tỉnh Gyeongbuk, Hàn Quốc (Lúc đó là thuộc địa của Nhật Bản). Ông là con út của gia đình lƣỡng ban nghèo có năm con trai và hai con gái. Thời niên thiếu, ông đƣợc nhận vào trƣờng đào tạo giáo viên ở Daegu và sau khi nhận bằng tốt nghiệp về 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 193 giảng dạy, ông đƣợc nhận làm giáo viên ở Mungyeong. Trong thời gian này, ông lấy bí danh tiếng Nhật là Takagi Masao. Theo diễn biến của cuộc chiến tranh Trung- Nhật lần 2, ông quyết định theo Học viện quân sự Changchun của Đế quốc Nhật. Với kết quả tốt nhất lớp, ông tốt nghiệp năm 1942 và đƣợc công nhận là một sỹ quan tài năng bởi ngƣời hƣớng dẫn của mình, ngƣời mà về sau đề nghị ông theo học Học viện quân sự Nhật Bản tại Nhật. Sau khi tốt nghiệp với vị trí thứ 3 lớp năm 1944, ông đƣợc chỉ định làm Trung úy của đạo quân tinh nhuệ Nhật Bản - Đạo quân Quan Đông - và phục vụ trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ 2. Park trở lại Hàn Quốc sau khi cuộc chiến kết thúc và ghi danh vào học viện quân sự Hàn Quốc. Ông tốt nghiệp năm 1946 và đạt đƣợc danh hiệu Đại uý, trở thành sỹ quan của Sở mật vụ dƣới sự kiểm soát của chính quyền Mỹ ở Hàn Quốc. Chính quyền non trẻ mới thành lập lúc đó, dƣới sự lãnh dạo của Syngman Rhee, đã bắt giữ Park vào tháng 11/1948 với tội danh lãnh đạo mầm mống Cộng sản. Ông bị kết án tử hình bởi Tòa án quân sự, nhƣng bản án của ông đã đc Rhee giảm xuống bởi sự tranh cãi của những sỹ quan cấp cao trong quân đội Hàn Quốc. Nhà xanh là dinh Tổng thống của Đại Hàn dân quốc, nằm tại quận Jongno, Seoul. Vụ ám sát Park Chung Hee (vụ 26/10) xảy ra tại tòa nhà của Cục tình báo trung ương (KCIA) trong Nhà Xanh. Park Chung Hee bị sát bởi chính giám đốc mật vụ của mình- Trung tướng Kim Jaegyu Sau khi cuộc Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Park Chung Hee trở lại phục vụ với cấp Thiếu tá cho quân đội Hàn Quốc. Ông đã đƣợc thăng cấp lên Trung tá vào tháng 9/1950 và Đại tá vào tháng 4/1951. Với vai trò Đại tá, ông đã chỉ huy quân đoàn Pháo Binh II và III trong suốt cuộc chiến. Park đã trở thành Phó Giám Đốc của Cục tình báo quân đội vào năm 1952. Trƣớc khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1953, Park đã trở thành Thiếu tƣớng. Sau khi Hiệp định đình chiến giữa hai miền đƣợc kí kết, ông đã đƣợc lựa chọn cho khóa đào tạo sáu tháng ở Fort Sill, Mỹ. Sau khi trở về, Park thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp quân sự. Ông chỉ huy Sƣ đoàn 5 và Sƣ đoàn 7 trƣớc khi trở thành Trung tƣớng năm 1958. Park Chung Hee đc chỉ định là Tham mƣu trƣởng quân đội Cộng Hòa Hàn Quốc và trở thành ngƣời đứng đầu Quân khu 1 và Quân khu 6, quân đội Hàn Quốc, đƣợc giao nhiệm vụ cao cả là bảo vệ Seoul. Năm 1960, Park trở thành Trƣởng hội đồng tham mƣu quân đội và Phó tƣ lệnh của quân đội Hàn Quốc. Ông là ngƣời cầm đầu một cuộc đảo chính quân sự 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 194 vào ngày 16/5/1961, lên làm lãnh đạo của Ủy ban Cách mạng (tiền thân của Hội đồng Tối cao Tái thiết quốc gia sau này). Ông trở thành vị Tổng thống thứ ba của Đại Hàn Dân Quốc, tại nhiệm trong bốn nhiệm kỳ: Từ ngày 17/12/1963 đến khi bị ám sát vào ngày 26/10/1979 tại Nhà Xanh. Ông là ngƣời thành lập nền Cộng hòa thứ ba trong lịch sử Hàn Quốc. Tên tuổi ông gắn liền với công cuộc hiện đại hóa Hàn Quốc nhờ đƣờng lối phát triển kinh tế lấy xuất khẩu làm chủ đạo. Mặt khác, trong 18 năm cầm quyền ông đã thực hiện chính sách độc tài, vi phạm nhân quyền, trấn áp những ngƣời theo đƣờng lối Cộng sản và cả những ngƣời bất đồng chính kiến và cho gián điệp theo dõi các trƣờng học. Năm 1999, ông đƣợc tạp chí Times bình chọn là một trong mƣời”Ngƣời châu Á của thế kỷ”. 2. Tình hình Hàn Quốc sau chiến tranh (1953-1961) Những năm 1950 và đầu những năm 1960, Hàn Quốc là một trong các quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, từ xuất phát điểm cực thấp sau chiến tranh, Hàn Quốc đã vƣơn lên mạnh mẽ về kinh tế để rồi dùng chính lĩnh vực này làm động lực phát triển toàn diện. Syngman Rhee (1875-1965) Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc Từ sau Chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc trở nên độc đoán hơn vì chính sách chống Cộng của Tổng thống Syngman Rhee. Vào cuộc bầu cử Tổng thống năm 1960, Rhee và các thành viên Đảng tự do đã gian lận số phiếu nhằm củng cố quyền lực của mình. Việc này đã làm dấy lên cuộc biểu tình phản đối của sinh viên trên khắp cả nƣớc, chính quyền của Rhee sụp đổ, Chang Myon - ngƣời đứng đầu Đảng dân chủ đứng lên nắm quyền. Tuy nhiên, khi các vấn đề xã hội và kinh tế trở nên trầm trọng vào năm 1961, một cuộc đảo chính nhằm lật đổ Đảng dân chủ đã đƣợc Tƣớng Park Chung Hee thực hiện, dẫn đến việc thành lập một chính quyền quân sự (Chính quyền đƣợc lãnh đạo bởi các nhà lãnh đạo quân sự) Trƣớc khi Park Chung Hee lên nắm quyền, thu nhập bình quân đầu ngƣời ở mức $72/năm. Hàn Quốc chủ yếu nhận viện trợ từ nƣớc ngoài, phần lớn là từ Nhật Bản (nhờ Hiệp ƣớc quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc) và Mỹ (nhƣ một sự trao đổi vì đã tham gia vào chiến tranh Việt Nam). Cơ sở hạ tầng của Seoul bị phá huỷ gần nhƣ hoàn toàn bởi Chiến tranh Triều Tiên, hàng triệu ngƣời sống trong nghèo đói và hàng nghìn ngƣời thất nghiệp không đƣợc đáp ứng những nhu cầu sống tối thiểu. 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 195 Thủ đô Seoul những năm 1960 Sau khi nắm chính quyền tháng 7/1961, Tƣớng Park Chung Hee đã nói trƣớc 20.000 sinh viên đại học Seoul nhƣ sau:“Toàn dân Hàn Quốc phải thắt lưng buộc bụng trong vòng 5 năm, phải cắn răng vào mà làm việc nếu muốn được sống còn. Làm cách nào trong vòng 10 năm, chúng ta tạo được một nền kinh tế đứng đầu ở Đông Á, và sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới. Chúng ta sẽ bắt thế giới phải ngưỡng mộ chúng ta. Hôm nay, có thể một số đồng bào bất đồng ý kiến với tôi. Nhưng xin những đồng bào ấy hiểu cho rằng tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi không muốn mị dân. Tôi sẽ cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ. Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ 1 đồng. Tôi sẵn lòng chết cho lý tưởng đã đề ra.” Theo ông, việc xây dựng kinh tế và phát triển tinh thần không phải là hai ý niệm riêng biệt mà cả hai phải đi song hành với nhau. Xây dựng kinh tế không thể thiếu tinh thần và ngƣợc lại. 3. Diễn biến quá trình cải cách của Park Chung Hee (1961-1979) Từ các phân tích trên, có thể thấy Park Chung Hee đã sử dụng cơ chế quản lí độc tài nhƣ một phiên bản mới của chủ nghĩa dân tộc. Có thể hiểu chủ nghĩa độc tài gần với chủ nghĩa phát xít, một cuộc tiến hoá ngƣợc của hiện đại hoá xã hội. Dƣới cơ chế này, luật pháp ƣu tiên việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc lên trên tất cả, phủ định nền dân chủ và quyền công dân. Trong lịch sử, những chế độ nhƣ thế đã xuất hiện tại Đức và Nhật ở thế kỉ XIX. Tuy nhiên, cơ chế mới của Park không giống y hệt với Nhật và Đức mà nó đã đƣợc chỉnh sửa lại để phù hợp với điều kiện của một quốc gia trƣớc thực dân nhƣ Hàn Quốc. Lợi dụng những bất ổn xảy ra trong cuộc Chiến tranh lạnh và sự phân chia lãnh thổ quốc gia, Park đã kết hợp chủ nghĩa độc tài và chủ nghĩa phát xít - chống Cộng, lấy danh nghĩa một nƣớc tƣ bản chủ nghĩa nhƣng trị dân theo lối xã hội chủ nghĩa. Không giống nhƣ Nhật và Đức luôn tìm cách bắt kịp các nƣớc phát triển và khẳng định vị thế Đế quốc, chủ nghĩa độc tài ở Hàn Quốc lại hƣớng quốc gia này trở thành một nƣớc”bán ngoại vi”(semi- periphery), đƣợc bảo vệ và kiểm soát bởi Đế quốc Mỹ. Một điểm khác biệt khác là sự mở cửa và hợp tác kinh tế với các nƣớc liên minh, cho tự do đầu tƣ và đấu thầu các công trình trong nƣớc. Thậm chí quá trình công nghiệp hoá ở Hàn Quốc còn kéo theo các biến đổi trong hình thái xã hội. Cái gọi là”Kì tích sông Hàn”đã giúp ngƣời dân nơi đây thoát ra khỏi vòng vây nghèo khó luẩn quẩn và tiếp cận với những thành tựu hiện đại của nhân loại. Hơn nữa, sự tái thiết lập kinh tế mạnh mẽ này đã giúp Hàn Quốc không phải cầu xin viện trợ quốc tế, đồng thời khẳng định đƣợc vị thế của một nƣớc có chủ quyền. Việc Hàn Quốc bắt kịp với sự phát triển của các nƣớc phƣơng Tây chỉ trong một nửa thế kỉ thật đáng kinh ngạc. 18 năm cai trị của Park Chung Hee có thể chia ra làm 3 giai đoạn: 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 196 - Thời kì tái thiết đất nƣớc (1961 - 1963) - Thời kì”Hiện đại hoá”(1964 - 1971) - Thời kì”An ninh toàn diện”hay”Tất cả vì an ninh quốc gia”(1972 - 1979) 3.1. Thời kì tái thiết đất nƣớc (1961 – 1963) Theo quan điểm lịch sử hiện đại, chế độ Park bị coi là mang tính chính nghĩa”giả tạo”. Cụm từ này ám chỉ những xung đột về tƣ tƣởng giữa mục tiêu của cuộc đảo chính quân sự 16/5/1961 và Cách mạng dân chủ 19/4/1960; giữa một bên là Chiến tranh lạnh chống Cộng, đối đầu Nam – Bắc Triều Tiên, chế độ độc tài phát triển quốc gia cực đoan, với một bên là chế độ dân chủ dân sự hậu Chiến tranh lạnh, hòa giải hai miền Nam – Bắc Triều Tiên và chủ nghĩa dân tộc tự do. Chế độ của Park có những điểm khác biệt ngay cả với chế độ ở những quốc gia Đông Á khác. Quyền lực của ông đƣợc xây dựng trên một nền tảng kém bền vững và thiếu chính nghĩa (Han Bae Ho). Bởi vậy chế độ này đã gặp phải sự kháng cự của tƣ tƣởng dân chủ và sự chống đối của đông đảo các tầng lớp sinh viên, nông dân, công nhân, các lãnh đạo quần chúng và tu sĩ. Để vƣợt qua đƣợc những khó khăn ấy, chế độ của Park phải tập trung vào tăng trƣởng đồng thời tận dụng tối đa hệ tƣ tƣởng và chiến thuật chống Cộng mà cả hai lần lƣợt bị kịch liệt phản đối bởi các liên minh dân chủ. Trong suốt giai đoạn đầu tiên, do ảnh hƣởng và dƣ âm của các cuộc phản kháng 19/4 nên Park đã hạn chế việc kêu gọi ủng hộ Chiến tranh lạnh chống Cộng sản và chủ nghĩa dân tộc xuất phát từ chủ nghĩa quân phiệt phát xít Nhật. Ngƣợc lại, bƣớc sang nhiệm kỳ thứ hai, ông đẩy mạnh chủ nghĩa chống Cộng để gia tăng sức ép lên xung đột hai miền Nam – Bắc Triều Tiên vốn đã luôn trong tình trạng căng thẳng sau khi đàn áp cuộc nổi dậy của sinh viên vào ngày 3/6/ 1964 nhằm phản đối việc bình thƣờng hóa quan hệ với Nhật Bản. Sau đó, ông tiếp tục gỡ bỏ các rào cản trong quan hệ ngoại giao với Nhật Bản đồng thời tham chiến tại Việt Nam với tƣ cách là liên minh của Hoa Kỳ. 3.2. Mô hình độc tài phát triển A: Thời kì”Hiện đại hoá”(1964 - 1971) Có thể thấy tƣ tƣởng của Park có nguồn gốc từ hệ tƣ tƣởng của Phát xít Nhật. Tuy nhiên, khát vọng về một nền dân chủ dấy lên từ cuộc nổi dậy của sinh viên vào ngày 19/4 đã buộc ông phải tập trung vào việc tạo ra tính chính thống cho thể chế của mình dựa trên chính hệ tƣ tƣởng của ông. Hơn thế nữa, việc ông là thành viên phe cánh tả đã làm lan rộng những nghi ngờ về định hƣớng tƣ tƣởng của ông trong cuộc tranh cử tổng thống trƣớc đối thủ là Yun Po-sun, cũng nhƣ trong mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Thực tế, khi tôn thờ chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Đế quốc Nhật và chủ nghĩa Phát xít Hit-le, thì những vấn đề mà Park gặp phải có thể lƣờng trƣớc đƣợc. Vào thời gian đầu của chế độ mình, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân túy đƣợc thể hiện thông qua chính sách kinh tế của chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc và chính sách ngoại giao tách Hàn Quốc khỏi sự lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Ngày 3/6/1964, các sinh viên Hàn Quốc nổi dậy chống lại chính sách ngoại giao nhu 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 197 nhƣợc của chế độ Park với Nhật Bản. Đáp trả lại sự việc này, Park, với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ đã khẩn cấp dập tắt cuộc nổi dậy của sinh viên và liên tục củng cố cho chủ nghĩa độc tài của mình. Các yếu tố chủ nghĩa dân tộc và dân túy trong định hƣớng tƣ tƣởng vào thời kỳ đầu của cuộc đảo chính đã không còn chỗ đứng (Lee Gwang Il). Thế nhƣng những thành công bƣớc đầu trong việc làm cất cánh nền kinh tế đã đem lại cho Park chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 5/1967. Trƣớc tiên, sau bầu cử, Park đã chuyển hƣớng mối ƣu tiên hàng đầu của quốc gia thành”Hiện đại hóa đất nƣớc”thông qua khẩu hiệu”Hãy sống một cuộc đời giàu có”nhằm bù đắp lại những thiếu sót về tính chính thống hay quyền lực của chế độ ông. Park bắt đầu gạt bỏ quá khứ, hâm nóng lại mối quan hệ với Hoa Kỳ và trở thành một nƣớc chƣ hầu của Mỹ; ông hợp tác với”đối tác cấp cao”trong liên minh chống Cộng tại Đông Bắc Á cầm đầu bởi Mỹ chống lại liên minh Cộng sản cầm đầu bởi Liên bang Xô Viết. Cùng với những thay đổi chiến lƣợc này, ông đã khôi phục lại mối quan hệ ngoại giao với Nhật Bản và cử quân đến tham chiến tại Việt Nam. Nhƣ vậy, Park Chung Hee đã tạo ra đƣợc 2 vòng quan hệ ngoại giao có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thực hiện cất cánh nền kinh tế: một bao gồm Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc và một bao gồm Mỹ, Việt Nam và Hàn Quốc. Dựa trên nền tảng này, chủ nghĩa chống Cộng của Park đã đƣợc tổ chức lại và chuyển sang một hệ tƣ tƣởng khá phản động. Chỉ sau khoảng thời gian này thì mối quan hệ giữa nhà nƣớc và xã hội mới trở thành, trên danh nghĩa và thực chất, một liên kết của nhà nƣớc mạnh và xã hội yếu. Năm 1966, Tạp chí Times ví Hàn Quốc như một con chim phượng hoàng thực sự vươn lên từ đống tro tàn của chiến tranh. Hilton và Intercontinental hứa hẹn mở những khách sạn đầu tiên ở Seoul. Điều quan trọng là một chính sách tăng trƣởng kép độc đáo của Hàn Quốc đã ra đời sau quá trình thử nghiệm nền kinh tế tƣ bản quản lý bởi Nhà nƣớc của Park Chung Hee, chọn lọc những lời khuyên và đáp lại những áp lực từ Mỹ đồng thời học hỏi từ những kinh nghiệm sau chiến tranh của nƣớc láng giềng Nhật Bản. Chính sách song hành công nghiệp và thƣơng mại đã đƣợc thiết kế nhằm kết hợp đẩy mạnh xuất khẩu với thay thế nhập khẩu, và tăng chất lƣợng của sự kết hợp này thông qua thay thế xuất khẩu. Nhằm thực hiện mục đích đó, ông đã tạo ra một liên minh mới của nhà nƣớc, Chaebols, và các ngân hàng trong khi đàn áp và huy động lạo động. Các liên minh mới và lao động đã lập thành hai trụ cột 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 198 của chủ nghĩa phát triển đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh của Hàn Quốc. Tuy nhiên, mô hình A của những năm 1960 khác rất nhiều so với mô hình B của những năm 1970. Mô hình A khá linh hoạt và có chính sách công nghiệp, chỉ đạo của Nhà nƣớc đối với Ngân hàng và khu vực tài chính, chính sách lao động cũng nhƣ những quy định về đình công và tụ tập mềm mỏng hơn. Thêm vào đó, tỷ trọng sở hữu công trong nền kinh tế những năm 1960 cũng lớn hơn những năm 1970. 3.3. Mô hình độc tài phát triển B: Chế độ Yushin với tƣ tƣởng”Tất cả vì an ninh quốc gia”(1972 - 1979) Giai đoạn hai của chế độ độc tài phát triển xuất phát từ những mâu thuẫn của mô hình A, và sau đó là phản ứng của Park trƣớc vấn đề khủng hoảng niềm tin vào chế độ trong Giai đoạn 1 mà nguyên nhân là do bối cảnh trong nƣớc và quốc tế có những diễn biến mới. Cũng giống nhƣ nhiều nhà độc tài khác, Park Chung Hee luôn mang trong mình tƣ tƣởng”Tôi là quốc gia”, cũng nhƣ những khát khao về uy quyền trƣờng tồn và tập trung sức mạnh độc tài. Để hiện thực hóa tham vọng này, Park đã nỗ lực thực hiện một loạt các biện pháp khẩn cấp: Tháng 10/1969, Hiến pháp đƣợc sửa đổi cho phép nhiệm kỳ tổng thống thứ ba; 6/12/1971, chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn đất nƣớc; 27/12/1971, một đạo luật về các biện pháp đặc biệt nhằm đảm bảo an ninh quốc gia đã đƣợc thông qua. Ngày 4/7/1972, hai miền Nam – Bắc Triều Tiên đƣa ra tuyên bố chung sẽ thống nhất đất nƣớc trong hòa bình; tháng 10/1972, một văn bản luật làm cơ sở cho Hiến pháp Yushin đã đƣợc tuyên bố. Bởi vậy, Giai đoạn hai có thể gọi tên là kỷ nguyên của Chongryeok-anbo (“Tất cả vì an ninh quốc gia”). Từ”Yushin”đƣợc mƣợn từ sử sách Nhật Bản, hàm ý ảnh hƣởng sâu sắc của chủ nghĩa Đế quốc và chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Nhật Bản. Nó liên quan đến thời Phục hƣng Meiji, gi