Đồng hồ đầu tư

Khi niềm tin của nhà đầu tưsa sút, tình trạng phá sản khắp mọi nơi và lãi suất lao dốc thì hãy nhớrằng: Đó chính là lúc chúng ta nên lạc quan- thời điểm chín muồi và thích hợp cho những phi vụ mua bán và sáp nhập. Nhân tốchính đằng sau mỗi chu kỳkinh tếchính là bản thân hệthống tưbản. Khủng hoảng thực chất là sựtăng trưởng quá nóng của tín dụng. Những phi vụ đầu cơvay mượn vốn từngân hàng, những vụgiao dịch nhà đất đầy rủi ro và tình trạng lạm phát. Luôn ghi nhớtrong giảm phát khi mà giá của nhiều mặt hàng giảm sút thì giá trị của tiền lại không hềgiảm. Đó là thời điểm rất tốt đểnắm giữtiền mặt và thoát khỏi các khoản đầu tưkhác.

pdf6 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2019 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồng hồ đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồng hồ đầu tư! Là một trong những chỉ báo tốt nhất về xu thế vận động và những điều kiện của nền tài chính, bất động sản cũng như thị trường vốn. Được công bố lần đầu tiên tại Luân Đôn vào năm 1937 nhằm đưa ra phân tích về những xu thế vận động của thị trường. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người chưa chịu chấp nhận luồng tư duy mới này và áp dụng nó vào thực tế. Vùng đáy của đồng hồ đầu tư: Khi niềm tin của nhà đầu tư sa sút, tình trạng phá sản khắp mọi nơi và lãi suất lao dốc thì hãy nhớ rằng: Đó chính là lúc chúng ta nên lạc quan - thời điểm chín muồi và thích hợp cho những phi vụ mua bán và sáp nhập. Nhân tố chính đằng sau mỗi chu kỳ kinh tế chính là bản thân hệ thống tư bản. Khủng hoảng thực chất là sự tăng trưởng quá nóng của tín dụng. Những phi vụ đầu cơ vay mượn vốn từ ngân hàng, những vụ giao dịch nhà đất đầy rủi ro và tình trạng lạm phát. Luôn ghi nhớ trong giảm phát khi mà giá của nhiều mặt hàng giảm sút thì giá trị của tiền lại không hề giảm. Đó là thời điểm rất tốt để nắm giữ tiền mặt và thoát khỏi các khoản đầu tư khác. Chu kỳ kinh tế xuất hiện. Đa số các nhà đầu tư tập tễnh vào nghề đều đợi đến khi thị trường đi lên mới mua vào cố phiếu hoặc các tài sản khác. Vấn đề là ở chỗ, khi họ nhận ra xu thế của thị trường thì cũng là lúc các nhà đầu tư kinh nghiệm đã hành động trước để tiến lên giai đoạn khác cao hơn. Những nhà đầu tư dày dặn này bắt đầu mua khi nhận ra xu thế tăng. Cách duy nhất để biết được thời điểm chính xác là dựa vào đồng hồ đầu tư. Lý thuyết này chủ yếu dựa trên một hiện tượng khá phổ biến đó là chu kỳ kinh tế thường xuất hiện đều đặn sau khoảng 7 đến 9 năm một lần. Hiểu rõ về đồng hồ đầu tư Là một nhà đầu tư có nghĩa bạn phải hiểu khá đầy đủ và chi tiết về xu thế vận động và ý nghĩa của đồng hồ đầu tư. Khi bạn đã trải qua một chu kỳ kinh tế đầy đủ và chứng kiến sự luân phiên giữa bùng nổ và phá sản, giữa tăng và giảm, bạn sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc xác định thời điểm và điều khiển những quyết định đầu tư của mình. Việc quen thuộc với cơ chế hoạt động của một đồng hồ đầu tư là cần thiết vì nó sẽ cho bạn những hướng dẫn đích đáng khi đi tới thành công trong lĩnh vực tài chính. Ý nghĩa của công cụ này là chỉ ra mối liên hệ vòng tròn giữa các khoản đầu tư như cố phiếu, trái phiếu hay bất động sản cũng như thứ tự xuấthiện của từng loại. Tuy nhiên, nó không phải là một công cụ tốt nhất để tiên đoán thời điểm chính xác của nhiều khuynh hướng đa dạng khác nhau. ( chẳng có gì là tuyệt đối cả!) Một đồng hồ đầu tư tốt sẽ chỉ ra cho bạn nên cân đối khoản đầu tư của mình một cách thích đáng nhất sau khi đầu tư vào một khoản thịnh hành nhất như lãi suất, giá cả hàng há và lạm phát.Nó chỉ ra rằng ví dụ như giá cổ phiếu, phụ thuộc vào thị trường bất động sản và chu kỳ của lãi suất cố định. Ví dụ: 12h: Đây là thời kỳ bùng nổ của nền kinh tế với sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về bất động sản khiến giá nhà đất tăng vụt. Song song với đó là việc lãi suất tăng do nhu cầu về tiền của các quỹ đầu tư tăng lên đáng kể. Lãi suất tăng, nhiều công ty làm ăn thua lỗ và không trả được nợ. Và khi giá nhà đất tăng, tiền đổ vào bất động sản,cố phiểu lại đi xuống 3h Lúc này viễn cảnh tươi sáng cho các nhà đầu tư không còn. Lãi suất tăng quá cao và dòng tiền di chuyển từ các kênh như thị trường chứng khoán và bất động sản về cho vay ăn chênh lệch. Nền kinh tế đi dần vào suy thoái kéo đến pha 6 giờ 6h 6h là thời điểm suy thoái đã lan rộng và tác động lớn đến nền kinh tế. Nhà đầu tư lo lắng, không đủ khả năng trả nợ, nhu cầu vay tiền giảm và lãi suất lại quay đầu đi xuống. Nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhẹ và các công ty làm ăn có lãi kéo giá cố phiếu đi lên. 7h Đây là lúc mọi người rời bỏ thị trường, tháo chạy trên thị trường cố phiếu như là kết quả của việc suy giảm kinh tế trước đó. Một pha khác của đồng hồ đầu tư lại chuẩn bị bắt đầu, và nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục khi giá cố phiếu và bất động sản rục rịch tăng trở lại. Tại sao lại là chu kỳ kinh tế? Hiểu rõ chu kỳ của nền kinh tế và mối tương quan giữa các loại hình đầu tư giúp bạn tối đa hoá khoản lợi nhuận của mình cho dù bạn có ở đâu đi chăng nữa. Câu hỏi đặt ra: tại sao chu kỳ kinh tế luôn xuất hiện đầu tiên? Câu trả lời vô cùng đơn giản:nền kinh tế thế giới là tập hợp của biết bao quốc gia với những đồng hồ khác nhau. Mỗi quốc gia lại bao gồm những cá nhân với những quan điểm và xu thế không hoàn toàn giống nhau Vậy ... Việt nam đang ở mấy giờ? Lý thuyết này có vẻ còn khá mới mẻ tại Việt nam nhưng thực sự nó là một kim chỉ nam cho các nhà đầu tư và hoạch định chính sách. Nhưng nếu được coi là một kim chỉ nam thì hiện tại Việt nam đang là mấy giờ trên chu kỳ của đồng hồ này và chúng ta nên làm gì để chớp được đúng thời cơ sinh lợi. Hiện tại, cũng như tình trạng chung của nền kinh tế thế giới, pha 12 giờ với sự bùng nổ của nền kinh tế đã thực sự đi qua, chúng ta đang ở trong vùng đệm của khoảng từ 12h đến 3h. Lúc này là thời kỳ của sụt giảm chứng khoán, giảm phát, sản xuất đình đốn, lãi suất giảm mạnh, thất nghiệp tăng cao và phá sản thì xuất hiện đầy rẫy khắp mọi nơi. Nhưng, khi chu kỳ này đi qua, chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng nền kinh tế sẽ lại phục hồi và đi lên trong chu kỳ của chính nó. Việc cần làm không phải là ngồi than vãn và bi quan nữa mà là tìm cách khắc phục nó, một cách có chiến lược và mục tiêu rõ ràng:tung tiền có mục đích, hỗ trợ lãi suất nhắm kích cầu nhưng làm thế nào để tránh đảo nợ, xuất khẩu làm sao có xuất siêu đấy nhưng lại chủ yếu từ kim loại quý và vàng bạc là tài nguyên chứ không phải từ thực lực của nền sản xuất? Hút tiền từ trái phiếu ngoại tệ nhưng hãy nhìn xa vào tương lai của một nền kinh tế mà tỷ lệ Đô la hóa đã xấp xỉ mức 30%?... Người ta thường nói khủng hoảng cũng chính là cơ hội nếu ta nhìn ra và nắm bắt được nó. Và một công cụ có tốt đến mấy cũng sẽ không còn ý nghĩa nếu không được áp dụng vào thực tế để làm tốt nhiệm vụ chỉ báo của mình!