Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh và thành phố với diện tích 23.607,7 km2, dân số 12.067,5 nghìn người (2006)
Vùng có vị trí rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong điều kiện có mạng lưới giao thông vận tải phát triển.
24 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2689 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án: Dầu khí vùng Đông Nam Bộ: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm: Viện Dầu khí Việt Nam GVHD: Lê Thanh Long. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÓC MÔN TRƯỜNG THCS TÂN XUÂN LỚP 9/9 Hóc Môn, ngày 13/03/2012 - NGUYỄN NGỌC MỸ TIÊN - LỚP 9/9 TRƯỜNG THCS TÂN XUÂN - Email: - Điện thoại:01286643909 - TRẦN HÀ KHÁNH LINH – NHÓM TRƯỞNG - LỚP 9/9 - TRƯỜNG THCS TÂN XUÂN - Email: KITTYTHANHTHY@YAHOO.COM.VN - Điện thoại:01286643909 - HỨA THỊ KiỀU TIÊN – NHÓM PHÓ - LỚP 9/9 - TRƯỜNG THCS TÂN XUÂN - Email: - Điện thoại: CÁC THÀNH VIÊN NGUYỄN THỊ THANH THẢO LỚP: TRƯỜNG THCS TÂN XUÂN EMAIL: Điện thoại: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NHỮNG KHÓ KHĂN PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG 1. Điều kiện tự nhiên: Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh và thành phố với diện tích 23.607,7 km2, dân số 12.067,5 nghìn người (2006) Vùng có vị trí rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong điều kiện có mạng lưới giao thông vận tải phát triển. I. TIỀM NĂNG: Lược đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí: đã được thăm dò từ cuối thập kỷ 60 đến nay, dầu - khí tập trung trong các bể trầm tích ở vùng thềm lục địa (trong đó bể trầm tích Nam Côn Sơn có trữ lượng lớn nhất). Trữ lượng dầu mỏ khoảng 4 - 5 tỉ tấn dầu qui đổi, khí đốt khoảng 250 - 300 tỉ m3. Bản đồ phân bố các bể trầm tích 2. Dân cư – xã hội: Đông Nam Bộ là vùng đông dân, có lực lượng lao động dồi dào nhất là lao động lành nghề, thị trường tiêu dùng rộng lớn. Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao. Là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn và kỹ thuật, lại tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế. Cán bộ, công nhân Tập Đoàn Dầu khí QG Việt Nam Vùng có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu là các trung tâm công nghiệp lớn nhất ở Đông Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng. Kế đến là Bà Rịa – Vũng Tàu, khoảng 36%, trong số này gần 90% thuộc về công nghiệp khai thác dầu khí. II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN: Dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong sự nghiệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngành công nghiệp hóa dầu đang được hình thành, trước mắt là xây dựng các nhà máy lọc dầu, cùng các cơ sở hóa dầu khác để sản xuất chất dẻo, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp và các loại hóa chất cơ bản,… Công nghiệp chế biến khí bước đầu phục vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm, sau đó chuyển sang chế biến khí công nghệ cao, kết hợp với xuất khẩu khí tự nhiên và khí hóa lỏng. Sản lượng khai thác dầu của nước ta tăng nhanh, năm 1986 là 4,0 vạn tấn, đến 2008 tăng lên > 14,9 triệu tấn (xuất khẩu 13,75 triệu tấn), Việt Nam là 1/44 nước trên thế giới có khai thác dầu và đứng hàng thứ 4 ở Đông Nam Á về sản lượng. Về khí đốt: Năm 1992, Vietsopetro xây dựng đường ống dẫn khí từ mỏ Bạch Hổ vào Bà Rịa và tới tận Thủ Đức, dài 122,5km (1995 hoàn thành) cung cấp cho nhà máy điện Phú Mĩ 1 là 80 vạn m3 khí/năm (~ 800 tấn dầu), đến năm 1996 lượng khí đã tăng gấp đôi (~ 160 vạn m3). Tháng 11/2002, đã đưa vào hoạt động đường ống dẫn khí từ 2 mỏ Lan Đỏ và Lan Tây (bể trầm tích Nam Côn Sơn), đường ống có chiều dài 399 km, công suất thiết kế là 7 tỉ m3/năm. Trước mắt đưa vào đất liền 2,7 tỉ m3/năm, cung cấp khí đốt cho nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2, 3, 4. Giàn khoan Vũng Tàu Giàn khoan Bạch Hổ Năm 2010, Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) chỉ khai thác được khoảng 15 triệu tấn dầu thô, giảm nhiều so với mức 16.8 triệu tấn năm 2009 (số liệu BP), trong đó xuất khẩu được gần 9 triệu tấn và cung cấp cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất khoảng 6 triệu tấn. Kế hoạch sản lượng cả nước Dầu khí nước ta khai thác chủ yếu là để xuất khẩu. Chúng ta khai thác dầu khí với lượng dầu thô khai thác được một phần nhỏ để lọc dầu ở nhà máy Dung Quất và phần lớn là để xuất khẩu sang nước ngoài. Chúng ta xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng, dầu và các sản phẩm của dầu. Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), lượng dầu thô cấp cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất năm 2009 là 2,08 triệu tấn; năm 2010 là 5,7 triệu tấn. Tuy nhiên, cũng từ năm 2010, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã bắt đầu sử dụng dầu nhập khẩu với số lượng nhỏ để phối trộn. Khu Công Nghiệp Nhà Máy Lọc Dầu Dung Quất Khí tự nhiên: Năm 2010, PVN đã khai thác được 9.4 tỷ m3 khí, tăng 17% so với năm trước, trong đó chủ yếu đến từ 2 mỏ truyền thống là Bạch Hổ và Nam Côn Sơn. Toàn bộ lượng khí này vẫn dùng để phục vụ sản xuất công nghiệp trong nước (đặc biệt là các hộ điện, đạm). Xăng dầu: Nhà máy lọc dầu Dung Quất chính thức đi vào hoạt động kể từ tháng 3 / 2010, với công suất 6.5 triệu tấn/năm (đáp ứng 30% nhu cầu xăng trong nước). Tính đến nay, nhà máy đã sản xuất ra hơn 7.2 triệu tấn sản phẩm, trong đó xuất bán 7 triệu tấn xăng dầu các loại. Việc nhà máy đi vào hoạt động ổn định giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn xăng dầu nhập khẩu (trước kia phải nhập khẩu 100%), giảm thâm hụt thương mại và tiết kiệm được ngoại tệ cho đất nước. Biểu đồ sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 – 2003 III. NHỮNG KHÓ KHĂN: Là ngành non trẻ cho nên mới dừng lại ở việc xuất khẩu dầu thô. Trong khi chúng ta nhập hầu như tất cả các sản phẩm về xăng - dầu, nhưng lại xuất khẩu toàn bộ dầu thô sản xuất ra, vì vậy cần xúc tiến xây dựng ngay các nhà máy lọc dầu, để hạn chế việc nhập khẩu và tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp hoá dầu. Vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ. Sự cố chìm tàu Đức Trí: Dầu lại tràn về Bãi Sau (Vũng Tàu) ngày 13.3.2008. Dầu ô nhiễm trên biển tại Côn đảo và ảnh một con cá heo bị chết do ô nhiễm dầu (2007) IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN: - Phải xây dựng Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam thành một hình mẫu doanh nghiệp nhà nước tốt nhất, thể hiện rõ nhất vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong quá trình phát triển đất nước. Đây là vấn đề lớn có ý nghĩa quyết định sự phát triển của Tập đoàn. - Khuyến khích và đẩy nhanh công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí; - Ưu tiên phát triển, khai thác và sử dụng khí thiên nhiên. - Có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ cao để khai thác các mỏ dầu, khí có trữ lượng giới hạn biên. - Phát triển ngành dầu khí đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh- quốc phòng, tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. - Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia liên doanh góp vốn xây dựng các nhà máy lọc, hoá dầu, được tham gia thị trường phân phối sản phẩm với thị phần nhất định. - Nhà nước khuyến khích và bảo hộ cho các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. - Vùng biển và bờ biển Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác dầu khí vùng thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển. - Phát triển ngành dầu khí đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh- quốc phòng, tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Nguyễn Dược (Tổng chủ biên) và tgk (2009), Sách Địa lí 9, Nxb Giáo dục Lê Thông, Nguyễn Viết Thịnh và tgk (2010), Sách Địa lí 12 ban cơ bản, Nxb Giáo dục. 5. Địa lý kinh tế – xã hội Việt Nam (Phần 2) - Nguyễn Duy Hòa 6. Địa lý kinh tế – xã hội Việt Nam (Phần 3) - Nguyễn Duy Hòa 7. 8. Tài liệu tham khảo chính: Cảm ơn thầy cô và các bạn đã theo dõi phần trình bày của nhóm!