Mỏ đá xây dựng Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai của Công ty TNHH Một Thành Viên XD & SX VLXD Biên Hoà đã được sự chấp thuận của UBND tỉnh Đồng Nai tại công văn số 5865/UBND – CN ngày 19/9/2005 cho phép Công ty lập thủ tục thăm dò phần sâu trên diện tích 12,8ha đến mức -60m.
Báo cáo kết quả thăm dò phần sâu được thành lập vào tháng 12 năm 2005 và đã được Hội đồng đánh giá trữ lượng Khoáng sản phê chuẩn theo quyết định số 5228/QĐ-UBND, ngày 29/05/2006, do Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ký.
Dựa trên kết quả trữ lượng được phê duyệt, Công ty TNHH Một thành viên XD & SX VLXD Biên Hoà tiến hành thành lập Dự án đầu tư tăng độ sâu khai thác đến mức -60m mỏ đá xây dựng Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai để xin cấp phép khai thác với công suất khai thác1.800.000m3/năm và thời gian hoạt động của mỏ là 3,5 năm (theo thiết kế khai thác).
Nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường của dự án và làm cơ sở trình các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Một thành viên XD & SX VLXD Biên Hoà đã tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư tăng độ sâu khai thác đến mức -60m-Mỏ đá xây dựng Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai” .
Mục đích thành lập của Báo cáo ĐTM:
- Trên cơ sở các biện pháp, công suất khai thác của dự án đầu tư khai thác, cơ sở hiện trạng môi trường nền của khu mỏ, Báo cáo sẽ dự báo và đánh giá các tác động môi trường tiềm tàng chính của dự án lên môi trường xung quanh.
- Phân tích một cách có căn cứ khoa học những tác động có lợi, có hại mà dự án gây ra cho môi trường trong khu vực.
- Xây dựng và đề xuất các biện pháp tổng hợp để bảo vệ môi trường, xử lý một cách hợp lý mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của khu vực dự án nói riêng, cũng như trong khu vực.
- Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường và cải tạo môi trường cảnh quan khu mỏ sau khi kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ.
83 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2536 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án đầu tư tăng độ sâu khai thác đến mức -60m mỏ đá xây dựng Tân Bản, phường Bửu Hòa, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM ĐỒNG NAI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT
VẬT LIỆU XÂY DỰNG BIÊN HÒA
&
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TĂNG ĐỘ SÂU KHAI THÁC ĐẾN MỨC -60m
MỎ ĐÁ XÂY DỰNG TÂN BẢN, PHƯỜNG BỬU HÒA,
THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ, TỈNH ĐỒNG NAI
(Công suất 1.800.000 m3/ năm)
(Đã chỉnh sữa theo góp ý của Hội đồng ngày 25/11/2006)
Đồng Nai, tháng 12 năm 2006
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM ĐỒNG NAI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT
VẬT LIỆU XÂY DỰNG BIÊN HÒA
&
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TĂNG ĐỘ SÂU KHAI THÁC ĐẾN MỨC -60m
MỎ ĐÁ XÂY DỰNG TÂN BẢN, PHƯỜNG BỬU HÒA,
THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ, TỈNH ĐỒNG NAI
(Công suất 1.800.000 m3/ năm)
(Đã chỉnh sữa theo góp ý của Hội đồng ngày 25/11/2006)
Chủ dự án
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT
VẬT LIỆU XÂY DỰNG BIÊN HÒA
Giám đốc
Đơn vị tư vấn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VEDA
Giám đốc
Đồng Nai, tháng 12 năm 2006
Trang
Mở đầu
4
Chương I
Mô tả tóm tắt dự án
7
Chương II
Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội
23
Chương III
Đánh giá các tác động môi trường
39
Chương IV
Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.
54
Chương V
Cam kết thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường
64
Chương VI
Chương trình quản lý và giám sát môi trường
66
Chương VII
Dự toán kinh phí cho các công trình môi trường
69
Chương VIII
Tham vấn ý kiến cộng đồng
73
Chương IX
Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá
74
Kết luận và kiến nghị
76
Các TCVN được áp dụng trong dự án.
77
Kết quả đo hiện trạng môi trường và ý kiến cộng đồng
84
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án.
Mỏ đá xây dựng Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai của Công ty TNHH Một Thành Viên XD & SX VLXD Biên Hoà đã được sự chấp thuận của UBND tỉnh Đồng Nai tại công văn số 5865/UBND – CN ngày 19/9/2005 cho phép Công ty lập thủ tục thăm dò phần sâu trên diện tích 12,8ha đến mức -60m.
Báo cáo kết quả thăm dò phần sâu được thành lập vào tháng 12 năm 2005 và đã được Hội đồng đánh giá trữ lượng Khoáng sản phê chuẩn theo quyết định số 5228/QĐ-UBND, ngày 29/05/2006, do Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ký.
Dựa trên kết quả trữ lượng được phê duyệt, Công ty TNHH Một thành viên XD & SX VLXD Biên Hoà tiến hành thành lập Dự án đầu tư tăng độ sâu khai thác đến mức -60m mỏ đá xây dựng Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai để xin cấp phép khai thác với công suất khai thác1.800.000m3/năm và thời gian hoạt động của mỏ là 3,5 năm (theo thiết kế khai thác).
Nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường của dự án và làm cơ sở trình các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Một thành viên XD & SX VLXD Biên Hoà đã tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư tăng độ sâu khai thác đến mức -60m-Mỏ đá xây dựng Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai” .
Mục đích thành lập của Báo cáo ĐTM:
- Trên cơ sở các biện pháp, công suất khai thác của dự án đầu tư khai thác, cơ sở hiện trạng môi trường nền của khu mỏ, Báo cáo sẽ dự báo và đánh giá các tác động môi trường tiềm tàng chính của dự án lên môi trường xung quanh.
- Phân tích một cách có căn cứ khoa học những tác động có lợi, có hại mà dự án gây ra cho môi trường trong khu vực.
- Xây dựng và đề xuất các biện pháp tổng hợp để bảo vệ môi trường, xử lý một cách hợp lý mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của khu vực dự án nói riêng, cũng như trong khu vực.
- Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường và cải tạo môi trường cảnh quan khu mỏ sau khi kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ.
2. Các căn cứ pháp lý để lập Báo cáo ĐTM:
a. Các văn bản pháp quy, pháp lý
+ Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ 01/07/2006.
+ Luật Khoáng sản được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20/03/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005;
+ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
+ Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
+ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
+ Nghị định số 137/2005/NĐ-CP ngày 09/11/2005 của chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và Thông tư số 105/2005/TT-BTC ngày 30/11/2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện phí bảo vệ môi trường.
+ Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường ngày 08/09/2006 Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường đối và cam kết bảo vệ môi trường.
+ Thông tư liên tịch số 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT ngày 22/10/1999 hướng dẫn việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản và Công văn số 832/BKHCNMT-MTg ngày 08/04/2002 của Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.
+ Căn cứ TCVN 4586-1997 do Ủy Ban KH-CN ban hành năm 1997 về yêu cầu an toàn khi bảo quản, vận chuyển và sử dụng Vật Liệu Nổ Công Nghiệp.
+ Quyết định số 155/1999/QĐ.TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tuớng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại.
+ Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc "Công bố danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường bắt buộc áp dụng".
+ Quyết định số 2128/QĐ-CNCL ngày 18/03/2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc cho phép sử dụng vật liệu nổ;
+ Quyết định số 2954/QĐ.CT.UBT ngày 03/11/2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc "Thực hiện ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai".
+ Quyết định số 210/2005/QĐ.UBT ngày 20/01/2005 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc "Quy định về phân vùng môi trường nước và không khí để áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường TCVN-2001 trên địa bàn tỉnh".
+ Quyết định số 50/2006/QĐ.UBND ngày 08/06/2006 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Quyết định quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Công văn của UBND tỉnh Đồng Nai số 5865/UBND-CN ngày 19/9/2005 cho phép Công ty Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa lập thủ tục thăm dò phần sâu đến mức -60m tại mỏ đá xây dựng Tân Bản, P.Bửu Hoà, Tp.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
b. Cơ sở về kỹ thuật để lập Báo cáo ĐTM.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Điều chỉnh nâng công suấtmo3 đá Tân Bản đạt 1.000.000m3 đá thành phẩm/năm” và Quyết phê duyệt số 1443/QĐ-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2004.
- Báo cáo kết quả thăm dò phần sâu mỏ đá xây dựng Tân Bản, phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai và Quyết định phê chuẩn số 5228/QĐ-UBND ngày 29/05/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư tăng độ sâu khai thác đến mức -60m mỏ đá xây dựng Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, với công suất khai thác 1.800.000m3/năm và Quyết định phê duyệt của Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa.
- Các kết quả phân tích mẫu tại khu vực thực hiện dự án.
- Các tài liệu thực tế về điều tra, khảo sát hiện trạng khu vực.
3. Tổ chức thực hiện ĐTM.
Để thực hiện báo cáo ĐTM này, chủ dự án là Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa đã ký Hợp đồng kinh tế số 512/HĐKT ngày 17/02/2006 với Công ty TNHH Tư vấn VEDA lập bản Báo cáo này.
Đơn vị tư vấn : CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VEDA.
Do ông : Đoàn Sinh Huy làm Giám đốc.
Địa chỉ liên hệ : 54/14 đường Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ chí Minh.
Điện thoại : (08) 8453130 Fax: (08) 8453130
Tham gia thực hiện lập báo cáo gồm:
- Phạm Thế Thạch Kỹ sư địa chất, chủ biên;
- Phạm Thái Hợp Kỹ sư khai thác, tác giả;
- Vũ Văn Thủy Kỹ sư ĐCTV-ĐCCT, tác giả;
- Phạm Thị Thu Hiền Cử nhân địa chất môi trường, tác giả;
- Cùng với các cộng sự của các cán bộ, chuyên viên của Trung tâm Công nghệ và Quản lý Môi trường.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư tăng độ sâu khai thác đến mức -60m-Mỏ đá xây dựng Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai” do Công ty TNHH tư vấn VEDA thành lập dưới sự giám sát của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất và Xây dựng VLXD Biên Hòa. Tập thể tác giả xin chân thành cám ơn: sự phối hợp, hỗ trợ của Chủ đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, UBND phường Bửu Hòa, các cơ quan hữu quan và nhân dân trong khu vực thực hiện dự án trong quá trình thành lập báo cáo.
CHƯƠNG I
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
I. TÊN DỰ ÁN
Tên dự án: Dự án đầu tư tăng đầu tư khai thác đến mức -60m mỏ đá xây dựng Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
Nội dung dự án: Khai thác, chế biến đá xây dựng công suất 1.800.000m3/năm.
Địa điểm thực hiện: ấp Tân Bản, Phường Bửu Hoà, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
II. CHỦ ĐẦU TƯ
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một Thành viên Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa.
Do ông : Trịnh Hoàng Ân làm Giám đốc.
Địa chỉ liên lạc : K4/79C Tân Bản – Bửu Hòa - Biên Hòa – Đồng Nai.
Điện thoại : 061.850058 Fax : 061.859917
III. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ KHU VỰC DỰ ÁN. (Xem hình vẽ số 1)
1. Vị trí địa lý:
Khu mỏ thuộc ấp Tân Bản, Phường Bửu Hoà, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, cách trung tâm TP. Biên Hoà khoảng 4 km về phía Nam và cách quốc lộ 1K khoảng 1km về phía Đông.
* Biên giới phía trên:
Vùng mỏ được UBND tỉnh Đồng Nai cấp giấy phép khai thác số 5642/QĐ.CT.UBT ngày 18/11/2004 được giới hạn bởi các điểm góc:
Bảng I.1:Tọa độ các điểm góc
Điểm góc
Hệ UTM
Hệ VN2000
(Kinh tuyến trục 107o45', múi chiếu 3o)
X (m)
Y (m)
X (m)
Y (m)
1
12.07.544
6.98.390
12.07.906
3.97.229
2
12.07.605
6.98.414
12.07.966
3.97.253
3
12.07.716
6.98.929
12.08.073
3.97.769
4
12.07.229
6.98.725
12.07.588
3.97.561
Diện tích : 12,8 ha.
* Biên giới đáy khai trường kết thúc :
- Giới hạn ở mức -60m
- Thuộc phạm vi khối trữ lượng cấp C1
* Các thông số chủ yếu của khai trường :
- Chiều rộng trung bình :
+Trên mặt : 298 m
+ Dưới đáy : 272 m
- Chiều dài trung bình :
+ Trên mặt :433 m
+ Dưới đáy : 395m
- Độ sâu khai thác trung bình:
+ Tầng đất phủ và đá phong hóa: 13,6m
+ Tầng đá:
* Khu vực đã khai thác : 26,2m.
* Khu vực còn nguyên trạng : 47,7m
2. Đặc điểm địa hình, địa mạo:
a. Địa hình :
Khu vực thực hiện dự án nguyên thủy là địa hình đồi thấp, cằn cỗi, đỉnh cao nhất có độ cao 11,8m; thấp nhất là 2 mét, sườn đồi nghiêng thoải, độ dốc trung bình 0 – 50. Hiện nay hầu hết đã được bóc khối đất bóc hoặc khai thác xuống sâu (xem bản đồ hiện trạng).
b. Mạng sông suối:
Trong diện tích khu mỏ không có sông, chỉ có suối Bà Lồ ở biên ngoại vi phía Nam mỏ, suối có bề ngang nhỏ 2-3m, lòng suối sâu 0,5 – 0,8m chảy theo hướng tây bắc - đông nam và đổ ra sông Đồng Nai, mùa khô lưu lượng nhỏ.
3. Hiện trạng khai thác mỏ thời gian qua: (xem bản vẽ số 1-Bản đồ hiện trạng)
Mỏ đá Tân Bản hiện đã khai thác sâu nhất tới mức -45m. Chồng ghép trên Bản đồ kèm theo Giấy phép khai thác số 2218/QĐ.CT.UBT của Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai ngày 08 tháng 6 năm 2004, khu vực moong nằm ngoài biên giới cấp phép với diện tích là 9ha (do công ty Bihimex khai thác trước đây). Khu vực khai thác đúng trong biên giới cấp phép có diện tích 4,8ha.
Như vậy khu vực mỏ Tân Bản theo giấy phép mới có hiện trạng tiếp giáp liên tục với moong khai thác đã mở. Bao gồm các khu vực cụ thể như sau:
+ Khu vực đáy moong đạt tới độ sâu mức -20 (so với mực thuỷ chuẩn) có diện tích là 30.178m2. Khu vực này đã đạt tới độ sâu thiết kế kết thúc khai thác.
+ Khu vực đáy moong đạt tới độ sâu từ mức -3 tới mức – 5, có diện tích là 17.885m2. Khu vực này đã bóc hết tầng phủ.
+ Phần còn lại có diện tích 80,540m2 chưa khai thác (chưa tác động). Địa hình khu vực này khá đơn giản: có dạng gò đồi thoải, thấp. Đất chủ yếu trồng cây tràm, không có dân cư sinh sống. Độ cao thay đổi từ +4m tới +11m (độ cao tuyệt đối).
Vùng mỏ đá tuf đaxit Tân Bản là vùng khai thác vật liệu xây dựng. Hiện nay một phần mỏ đã được khai thác xuống mức – 45m ở vùng phía Tây, còn vùng phía Đông chưa khai thác vẫn còn thảm thực vật là vùng cây tràm và bụi cây nhỏ.
Mỏ Tân Bản đã được UBND tỉnh Đồng Nai cấp phép khai thác theo qui định của Luật Khoáng sản với sản lượng khai thác qua các năm như sau:
Bảng I.2: Sản lượng khai thác từ năm 2003 đến nay.
Năm
Sản lượng đá (m3)
Doanh thu (đ)
Thuế VAT (đ)
Thuế tài nguyên (đ)
Phí bảo vệ MT (đ)
1/10/03 à31/12/05
2.944.855
236.883.760.188
11.844.183.575
3.533.825.600
8.834.564.000
1à 6/ 2006
1.044.437
98.831.777.994
4.941.590.946
1.253.324.664
3.133.310.000
Đến nay, để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong khu vực, Công ty TNHH Một Thành viên XD và Sản xuất VLXD Biên Hòa đã tiến hành đầu tư nâng cấp tăng độ sâu khai thác đến mức -60m, mỏ đá Bình Hoá với công suất 1.800.000m3/năm.
IV. CÔNG SUẤT, TUỔI THỌ CỦA DỰ ÁN.
1. Trữ lượng đá:
* Trữ lượng địa chất:
Căn cứ vào Báo cáo kết quả thăm dò mỏ tuf đaxit Tân Bản đã đựơc Hội đồng thẩm định thông qua và đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại văn bản số 5228/QĐ-UBND ngày 29/05/2006, trữ lượng mỏ đá Tân Bản trên diện tích 12,8ha như sau :
- Trữ lượng đá tuf đaxit, cấp C1 : 5.709.000 m3 (tính đến tháng 12/2005).
- Khối lượng đất bóc :1.187.000 m3
- Hệ số bóc trung bình : Ktb = 0,2 m3 đất/m3 đá
* Khối lượng làm bờ trụ bảo vệ
Bảng I.3: Bảng tính toán khối lượng trụ bảo vệ
STT
Tên mặt
Khoảng cách
Diện tích mặt cắt, m2
Khối lượng trụ bảo vệ, m3
cắt , m
mc , m
Tầng đá
Tầng đất
Tầng đá
Tầng đất
1
MC-K1
1.497
73,2
2
MC-K2
285,87
1.510
71,2
429.805,55
20.639,81
3
MC-K3
242,13
1.415,5
141,1
354.175,66
25.702,10
4
MC-K6
234,83
256,4
0
196.306,14
16.567,26
5
MC-K8
225,01
65,7
0
36.237,86
-
6
MC-K7
65,55
50
0
3.792,07
-
7
MC-K4
253,22
310,6
0
45.655,57
-
8
MC-K1
273,6
1497
73,2
247.279,68
10.013,76
Cộng :
1.313.252,52
72.922,93
* Trữ lượng khai thác:
- Trữ lượng đá tuf đaxit : 4.395.747,47m3
- Khối lượng đất bóc :1.114.077 m3
- Hệ số bóc trung bình : Ktb = 0,25m3 đất/m3 đá
2. Chế độ làm việc - công suất của mỏ:
a. Chế độ làm việc: Số ngày làm việc trong năm : 290 ngày, xác định trên cơ sở:
- Tổng số ngày trong năm là 365 ngày, trừ:
- Các ngày nghỉ chủ nhật : 52 ngày
- Số ngày nghỉ lễ, tết theo luật định : 8 ngày
- Dự phòng nghỉ do thời tiết, mất điện ... : 15 ngày
Số ca làm việc trong ngày :
- Bộ phận văn phòng và công trường khai thác : 1 ca.
- Công trường chế biến : 2 ca.
- Bộ phận bảo vệ : 3 ca.
- Số giờ làm việc trong một ca : 8 giờ.
b. Công suất thiết kế:
+ Đá thành phẩm: : 1.800.000 m3
Tương ứng + Đá nguyên khai : 2.250.000 m3 (hệ số chế biến: 1,25)
+ Đá nguyên khối : 1.500.000 m3 (hệ số nở rời: 1,5)
c. Tuổi thọ của mỏ :
Được tính toán như sau: T = Tcb + Tkt + Tđ , năm
Trong đó:
+ Tcb - là thời gian cho các công tác xây dựng cơ bản. Hiện nay mỏ Tân Bản đã hoàn thành việc xây dựng cơ bản do vậy Tcb = 0
+ Tđ - là thời gian cải tạo, phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ. Dự kiến: 6 tháng.
+ Tkt là thời gian khai thác toàn bộ trữ lượng khai thác.
Xác định như sau: Tkt = 12 * Qkt / A, tháng
Qkt = 4.395.747,47 m3 trữ lượng khai thác (đá nguyên khối)
A = 1.500.000 m3 đá nguyên khối - Công suất hoạt động trong 1 năm
Thay số : Tkt = 35 tháng
Như vậy tuổi thọ mỏ T = 35 + 6 = 41 tháng, tương đương thời gian là 3,5 năm
V. MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ CỦA DỰ ÁN.
1. Hệ thống khai thác:
Mỏ đá xây dựng Tân Bản được khai thác bằng phương pháp lộ thiên.
a. Mở vỉa: Tận dụng hệ thống mở vỉa sẵn có của mỏ Tân Bản để giảm được khối lượng, thời gian XDCB để nhanh chóng đưa mỏ vào hoạt động.
* Hệ thống các công trình mở vỉa bao gồm:
- 2 hệ thống hào ngoài bán hoàn chỉnh (hào vận chuyển chính ), nối trực tiếp từ khai trường lên mặt bằng chế biến.
- Nối giữa các tầng và hào vận chuyển chính bằng các hào tạm thời.
- Tạo đường hào tạm thời để bóc lớp đất tầng phủ.
Bảng I.4: Các thông số 2 tuyến đường hào vận chuyển chính
TT
Các thông số
ĐVT
Giá trị
1
Chiều dài mỗi tuyến
m
450
2
Bề rộng mặt đường
m
15
3
Độ dốc dọc
%
10
4
Dốc ngang mặt đường
%
2
5
Góc dốc vách taluy đào
độ
60
5
Bán kính quay vòng nhỏ nhất
m
30
* Khối lượng các công tác mở vỉa: Khối lượng Công tác mở vỉa bao gồm chủ yếu bóc tầng đất và tầng đá phong hoá khu vực phía Đông mỏ trên diện tích 2,8 ha.
Bảng I.5: Khối lượng công tác mở vỉa
TT
Nội dung công việc
ĐV
Khối lượng
Ghi chú
1
Khoan nổ mìn làm đường vận chuyển chính
m3
96.000
Đã thực hiện
2
Khoan nổ mìn bóc tầng phong hóa trên diện tích 2,8 ha
m3
194.600
Làm mới
3
Bóc đất tầng phủ tạo mặt bằng khai thác đầu tiên trên diện tích 2,8 ha
m3
208.600
Làm mới
b. Trình tự khai thác:
- Tiếp tục khai thác tại moong hiện hữu đến mức-60m
- Bóc đất tầng phủ, khoan nổ mìn khai thác đá tầng 1 ở khu vực giáp moong hiện hữu, phát triển từ mép tầng của moong hiện hữu sang khu vực phía đông và nam của khu mỏ.
c. Hệ thống khai thác được áp dụng:
Trên toàn bộ diện tích mỏ, từ độ sâu đáy moong hiện hữu tại mức-45m tiếp tục phát triển 1 bờ công tác ngang, từ moong đã mở phía Tây phát triển sang biên giới phía Đông của khu mỏ. Để khai thác hết khối trữ lượng C1 tới độ sâu mức -60, từ mặt bằng khai thác mức -45 đến mức -60 chia 2 tầng, khai thác theo từng lớp hoặc cả 2 lớp đồng thời.
Bảng I.6 :Các thông số của hệ thống khai thác
TT
Thông số
ĐVT
Gía trị
1
Góc nghiêng bờ mỏ kết thúc: -Trong đất
- Trong đá
độ
45
60
2
Góc nghiêng sườn tầng kết thúc: - Trong đất
độ
45
- Trong đá
độ
65 -70
3
Chiều cao tầng
m
10
4
Chiều rộng mặt tầng công tác tối thiểu
m
45
5
Chiều rộng đai bảo vệ
m
3,5
6
Chiều dài tuyến công tác
m
142
7
Chiều rộng dải khấu
m
17,5
Hình 2: SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC ĐÁ
- Chất thải rắn (đất, đá phủ)
- Bụi, khí thải, tiếng ồn
- Mất hệ thực vật hiện có
Bóc tầng đất+ đá phong hoá bằng máy đào 1.2 m3
Bóc tầng bán phong hoá bằng khoan nổ mìn.
Khoan khai thác bằng khoan lớn F102
Nổ mìn làm tơi bằng phương pháp nổ vi sai
Xử lý đá lớn bằng búa đập thủy lực
Xúc đá nguyên liệu bằng máy đào 1,2 m3
Vận tải từ gương khai thác lên khu chế biến bằng Ôtô tự đổ 15 T
Nghiền sàng đá bằng bộ nghiền sàng liên hợp. Công suất >150 T/h
Sản phẩm chính:
Đá
1x2
Đá 2x4
Đá 4x6
Đá 5x7
Đá 10x16
Sản phẩm phụ:
Đá
mi bụi
Đá mi sàng
Đá 0x4
T/đ đến mt
- Bụi, khí thải, tiếng ồn
- Chất thải rắn (đất, đá)
- Chấn động đất khi nổ mìn
T/đ đến mt
- Nước thải
- Chất thải rắn (đất)
- Tiếng ồn
T/đ đến mt
- Bụi, khí thải, tiếng ồn
- Chấn động đất khi nổ mìn
- Đá văng
T/đ đến mt
T/đ đến mt
Bụi, tiếng ồn trong quá trình bốc xếp
T/đ đến mt
Bụi, tiếng ồn, đá văng
- Bụi, tiếng ồn
- Đá rơi vải trên đường vận chuyển
T/đ đến mt
- Tiếng ồn liên tục dễgây bệnh điếc.
- Nồng độ bụi khá lớn thải vào môi trường
T/đ đến mt
2. Tính tóan các khâu công nghệ khai thác.
a. Khâu khoan nổ mìn
* Chọn lựa phương pháp nổ.
- Tại mỏ khai thác chế biến đá xây dựng Tân Bản sử dụng phương pháp nổ mìn để phá vỡ đất đá đến kích cỡ quy định.
- Phá vỡ đá từ nguyên khối sử dụng nổ mìn lổ khoan lớn đường kính 102mm.
- Xử lý đá quá cỡ bằng búa đập thuỷ lực. Tuyệt đối không sử dụng nổ mìn lỗ khoan nhỏ hoặc nổ ốp.
- Phương pháp nổ mìn là nổ vi sai phi điện, không sử dụng nổ tức thời.
* Các thông số khoan nổ mìn
Lựa chọn loại thuốc nổ :
Căn cứ vào tính chất đất đá như trên, và các điều kiện địa chất mỏ, địa chất thủy văn. Căn cứ vào quy định 50/2006/QĐ.UBND ngày 08/06/2006 về cho phép sử dụng VLN tại các khu vực mỏ đá ở Biên Hòa thì lựa chọn 2 loại thuốc nổ nhũ tương có đặc tính chịu nước sử dụng vào mùa mưa và ANFO sử dụng vào mùa khô là phù hợp. Hai loại thuốc này hiện nay đã được sản xuất trong nước và có những đặc tính kỹ thuật như sau :
Bảng I.7: Đặc tính kỹ thuật của thuốc nổ
TT
Thông số KT
ĐVT
Giá trị
Thuốc nổ nhũ tương
Thuốc n