Dự án đầu tư: Trung tâm giới thiệu việc làm Đại Phát

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và đang bước vào thời kỳ hội nhập. Đây chính là cơ hội để cho các địa phương phát huy thế mạnh của mình. Điển hình là sự đi lên của Tây Nguyên trong những năm vừa qua. Sản lượng các mặt hàng nông sản như cà phê, khoai lang, điều, tiêu ngày càng tăng và khẳng định vịthếtrên trường quốc tế. Bên cạnh đó, Tây Nguyên còn rất phát triển với thương hiệu “cà phê Vối”, “khoai lang Đăk Buk So”, đem lại việc làm cho rất nhiều lao động. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển này, tình hình lao động tại địa phương lại không đáp ứng được nhu cầu. Đặc biệt là vào những ngày thu hoạch, tình trạng thiếu lao động càng trở nên trầm trọng. Trong khi đó, khu vực Miền Tây với dân số khá đông, lại chủ yếu làm nông nghiệp nên những ngày trái vụcó rất nhiều lao động nhàn rỗi. Nhận thấy được sự ngược nhau giữa thời gian vụ mùa tại Tây Nguyên và Miền Tây cũng nhưtình hình lao động tại hai địa phương, nhóm lập ra trung tâm giới thiệu việc làm để giải quyết tình trạng này.

pdf38 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án đầu tư: Trung tâm giới thiệu việc làm Đại Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỰ ÁN ĐẦU TƯ: TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VIỆC LÀM ĐẠI PHÁT *** Tương lai trong tầm với *** GVHD: TS. Đỗ Phú Trần Tình Nhóm thực hiện: 1. Bùi Nguyễn Quang Duy K094010014 2. Nguyễn Minh Định K094010020 3. Nguyễn Thị Thu Hằng K094010030 4. Nguyễn Văn Phúc K094010083 5. Nguyễn Nhật Quang K094010087 6. Trần Thị Hoài Thanh K094010091 7. Nguyễn Thị Thoa K094010097 8. Nguyễn Thị Uyên K094010118 Tháng 10/2012 Báo cáo dự án đầu tư GVHD: TS. Đỗ Phú Trần Tình 1 MỤC LỤC A. THUYẾT MINH DỰ ÁN ..................................................................................3 B. TÓM TẮT DỰ ÁN.............................................................................................4 C. NỘI DUNG .........................................................................................................5 I. Phần mở đầu.......................................................................................................5 1. Lời mở đầu ......................................................................................................5 2. Sự cần thiết của dự án đầu tư ..........................................................................5 2.1. Căn cứ pháp lí ................................................................................................................ 5  2.2. Căn cứ thực tiễn............................................................................................................. 5 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu dự án.....................................5 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................5 3.2. Phương pháp nghên cứu.................................................................................5 II. Nghiên cứu tổng quát tình hình kinh tế - xã hội liên quan đến dự án ..........6 1. Tây Nguyên: ....................................................................................................6 2. Khu vực Miền Tây: .........................................................................................7 3. Nghiên cứu, phân tích thị trường.....................................................................7 3.1. Cầu lao động - Thị trường lao động tại Tây Nguyên .......................................... 7  3.1.1. Nhu cầu về số lượng .................................................................................................. 7  3.1.2. Nhu cầu về chất lượng: ............................................................................................ 9  3.2. Cung thị trường - Thị trường lao động tại Miền Tây........................................... 9  4. Phân khúc thị trường .......................................................................................9 5. Nghiên cứu vấn đề tiếp cận thị trường ............................................................9 6. Xem xét khả năng cạnh tranh và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh.......................10 7. Tính khả thi của dự án ...................................................................................10 8. Nghiên cứu tổng quát thị trường ...................................................................11 III. Nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ, xây dựng, địa điểm, yếu tố đầu vào........15 1. Mô tả sản phẩm dự án ...................................................................................15 2. Địa điểm thực hiện dự án ..............................................................................15 IV. Nghiên cứu về tổ chức nhân lực .....................................................................16 1. Cơ cấu nhân sự: .............................................................................................16 2. Chức năng, nhiệm vụ:....................................................................................16 3. Tính lương cho nhân viên..............................................................................18 V. Phân tích tài chính ...........................................................................................19 Báo cáo dự án đầu tư GVHD: TS. Đỗ Phú Trần Tình 2 VI. Phân tích lợi ích kinh tế - xã hội .....................................................................25 VII. Phân tích độ nhạy của dự án .........................................................................27 VIII. Kết luận..........................................................................................................28 Tài liệu tham khảo...................................................................................................29 PHỤ LỤC.................................................................................................................30 Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát dành cho người thuê lao động.....................30 Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát dành cho người tìm việc ..............................33 Phụ lục 3: Bảng phân công trách nhiệm trong việc lập dự án đầu tư .............. 36 Báo cáo dự án đầu tư GVHD: TS. Đỗ Phú Trần Tình 3 A. THUYẾT MINH DỰ ÁN Phần 1: Hồ sơ pháp nhân 1. Giấy phép thành lập Trung tâm giới thiệu việc làm Đại Phát. 2. Đăng kí mẫu dấu Trung Tâm giới thiệu việc làm Đại Phát. 3. Quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc và quyết định ủy quyền. Phần 2: Hồ sơ pháp lý của dự án 1. Giấy chứng nhận đầu tư 2. Quyết định phê duyệt UBND 3. Khảo sát địa chất 4. Giấy xác nhận của sở Tài Nguyên và Môi Trường 5. Giấy chứng nhận thẩm định PCCC Phần 3: Hồ Sơ dự án 1. Dự án phần thuyết minh 2. Các phân tích tài chính và dự toán Báo cáo dự án đầu tư GVHD: TS. Đỗ Phú Trần Tình 4 B. TÓM TẮT DỰ ÁN Tên dự án: TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VIỆC LÀM ĐẠI PHÁT Slogan: Tương lai trong tầm với Loại hình: Tư nhân. Trụ sở chính: huyện Cư M’Gar, tỉnh Đăk Lăk. Trụ sở phụ: Gia Lai, Đăk Nông, Lâm Đồng, Cần Thơ, Sóc Trăng, Tiền Giang. Địa điểm kinh doanh: Các tỉnh khu vực Miền Tây và Tây Nguyên Chủ đầu tư: Nhóm sinh viên trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TPHCM. Lĩnh vực hoạt động: Môi giới việc làm và lao động. Tổng vốn đầu tư: 2.700.000.000 VND Trong đó: Vốn vay: 1.000.000.000 VND (37% vốn đầu tư) VCSH: 1.700.000.000 VND (63% vốn đầu tư) Quy mô: gồm có một văn phòng chính ở huyện Cư M’Gar, tỉnh Đăk Lăk và 6 văn phòng nhỏ (ở các tỉnh Gia Lai, Đăk Nông, Lâm Đồng, Cần Thơ, Sóc Trăng và Tiền Giang) với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp (bao gồm 1 Giám đốc, 2 phó Giám đốc và 25 nhân viên, chuyên viên) cùng đội ngũ cộng tác viên nhiệt tình và nguồn cung – cầu lao động dồi dào đáp ứng phần nào cho hai thị trường Miền Tây và Tây Nguyên. Phương châm hoạt động: lợi ích khách hàng là trên hết, liên tục cập nhật thông tin về thị trường lao động - việc làm, luôn đảm bảo uy tín với khách hàng. Chức năng, nhiệm vụ: - Giới thiệu việc làm cho người lao động. - Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động. - Thu thập, phân tích và cung ứng thông tin về thị trường lao động, bao gồm: nhu cầu tuyển lao động, nhu cầu cần việc làm, tiêu chuẩn lao động, tiền lương, tiền công trên địa bàn hoạt động của Tây Nguyên và Miền Tây. Báo cáo dự án đầu tư GVHD: TS. Đỗ Phú Trần Tình 5 C. NỘI DUNG I. Phần mở đầu 1. Lời mở đầu Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và đang bước vào thời kỳ hội nhập. Đây chính là cơ hội để cho các địa phương phát huy thế mạnh của mình. Điển hình là sự đi lên của Tây Nguyên trong những năm vừa qua. Sản lượng các mặt hàng nông sản như cà phê, khoai lang, điều, tiêu… ngày càng tăng và khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, Tây Nguyên còn rất phát triển với thương hiệu “cà phê Vối”, “khoai lang Đăk Buk So”, đem lại việc làm cho rất nhiều lao động. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển này, tình hình lao động tại địa phương lại không đáp ứng được nhu cầu. Đặc biệt là vào những ngày thu hoạch, tình trạng thiếu lao động càng trở nên trầm trọng. Trong khi đó, khu vực Miền Tây với dân số khá đông, lại chủ yếu làm nông nghiệp nên những ngày trái vụ có rất nhiều lao động nhàn rỗi. Nhận thấy được sự ngược nhau giữa thời gian vụ mùa tại Tây Nguyên và Miền Tây cũng như tình hình lao động tại hai địa phương, nhóm lập ra trung tâm giới thiệu việc làm để giải quyết tình trạng này. 2. Sự cần thiết của dự án đầu tư 2.1. Căn cứ pháp lí Lập ra trung tâm thông qua sự đồng ý của chính quyền địa phương, việc cung cấp lao động này phù hợp với sự phát triển của cả hai địa phương Tây Nguyên và Miền Tây. 2.2. Căn cứ thực tiễn Dựa vào tình hình thiếu lao động tại Tây Nguyên và thừa lao động tại Miền Tây. Điều kiện thuận lợi để thực hiện dự án là vị trí địa lí hai khu vực khá gần. 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu dự án 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tại Tây Nguyên: người có nhu cầu về lao động. Tại Miền tây: người có nhu cầu về việc làm. 3.2. Phương pháp nghên cứu Phương pháp định lượng và phương pháp định tính. Báo cáo dự án đầu tư GVHD: TS. Đỗ Phú Trần Tình 6 II. Nghiên cứu tổng quát tình hình kinh tế - xã hội liên quan đến dự án 1. Tây Nguyên: - Vị trí địa lí, dân số: Gồm 5 tỉnh: KonTum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng; với diện tích 54.641,0 km2, dân số 5.282.000 người, mật độ 97 người/km2. (Thống kê năm 2011) Phía Bắc giáp Quảng Nam, Phía Tây giáp Attapeu (Lào), Ratanakiri, Mondulkiri (Campodia), Phía Nam giáp Bình Phước, Đồng Nam, Phía Đông giáp Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. - Kinh tế - xã hội: Với vị trí địa lí cao hơn mực nước biển từ 500m - 1500m, điều kiện kinh tế xã hội nhiều khó khăn, đặc biệt thiếu lao động lành nghề nhiều dân tộc cùng sinh sống trong vùng. Tuy nhiên Tây Nguyên có lợi về tài nguyên thiên nhiên với đặc điểm thổ nhưỡng là đất đỏ bazan màu mỡ, lượng khoáng sản dồi dào và đa dạng. Với 2 triệu ha đất bazan rất thích hợp để trồng cây cà phê, cao su, hồ tiêu,… Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên, với hơn 502.600 ha, trong đó 466.900 ha cho sản phẩm mỗi năm tương đương 1 triệu tấn cà phê nhân. Riêng Đăk Lăk chiếm phần lớn với 420.000 tấn (Thống kê năm 2011). Hiện tại Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới nhờ vào sự đóng góp của Tây Nguyên. Trong bối cảnh khó khăn chung, song các tỉnh Tây Nguyên đã duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thành nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 6 tháng đầu năm. Tăng trưởng GDP toàn vùng 6 tháng đầu năm 2012 đạt 12,8%, xuất khẩu đạt 1,12 tỷ USD, tăng 7,8% so cùng kỳ này năm trước. Sản xuất nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực; công nghiệp Tây Nguyên phát triển mạnh cả về quy mô và trình độ công nghệ với sự xuất hiện một số ngành công nghiệp mới như thuỷ điện, khai khoáng, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản… Hạ tầng kinh tế - xã hội Tây Nguyên được tập trung đầu tư và có bước phát triển đáng kể, đã hình thành được mạng lưới đường giao thông rộng khắp, liên kết 5 tỉnh trong vùng và nối Tây Nguyên với tuyến hành lang Đông - Tây. Như vậy, Tây Nguyên có điều kiện rất lớn để phát triển vùng và thiếu lao động đang xảy ra rất nhiều. đặc biệt là vào những ngày màu như tiêu điều và cà phê, khoai lang. Báo cáo dự án đầu tư GVHD: TS. Đỗ Phú Trần Tình 7 2. Khu vực Miền Tây: - Vị trí địa lý, dân số: Gồm 12 tỉnh và một thành phố trực thuộc Trung Ương: An Giang, Bến Tre, Bạc Liệu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ. Với tổng diện tích 40.548,2 km2, dân số 17.330.900 người, mật độ 427 người/km2 (Thống kê năm 2011). Phía Bắc giáp Campuchia và Đông Nam Bộ, Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Đông giáp biển Đông. - Kinh tế - xã hội: Được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi đắp qua nhiều nguyên kỉ, lượng phù sa màu mỡ này giúp Miền Tây là 1 trong 7 vùng kinh tế của Việt Nam, thế mạnh của vùng là sản xuất nông nghiệp. Trước đây và cho đến hiện nay Miền Tây luôn dẫn đầu cả nước về nhiều mặt hàng nông sản. Trong đó, sản lượng lúa đạt gần 22 triệu tấn, mỗi năm Miền Tây đóng góp 90% kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước với trên 3 tỷ đô-la Mỹ. Mặc dù diện tích canh tác Nông Nghiệp và Thủy sản chưa tới 30% tổng diện tích canh tác của cả nước nhưng lại đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản. Bình quân lương thực gấp 2,3 lần so với bình quân lương thực của cả nước. Sản lượng thu hoạch lúa chiếm hơn 50% so với cả nước, là đầu tàu xuất khẩu lúa gạo. . Toàn vùng còn có hơn 300 ngàn ha cây ăn trái, chiếm 40% diện tích cây ăn trái cả nước. Sản lượng trái cây của Miền Tây hiện đạt 3,5 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với 10 năm trước đó. Cơ cấu sản xuất trong ngành thủy sản chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng. Sản lượng thủy sản nhờ thế cũng tăng trên 4 lần trong 10 năm qua. Miền Tây trở thành vùng nuôi và đánh bắt thủy sản lớn nhất nước. Trong đó, chiếm 80% sản lượng tôm cả nước và cá tra mang ngoại tệ về cho đất nước 1,5 tỷ đô – la Mỹ mỗi năm. 3. Nghiên cứu, phân tích thị trường 3.1. Cầu lao động - Thị trường lao động tại Tây Nguyên 3.1.1. Nhu cầu về số lượng Tây Nguyên là thị trường tiềm năng của cả nước với các lượng khoáng sản lớn (boxit) và các mặt hàng nông sản. Vì vậy đây là thị trường có nhu cầu đầu tư vốn cũng như có nhu cầu lớn về lao động. Các công việc chủ yếu của khu vực này bao gồm làm Báo cáo dự án đầu tư GVHD: TS. Đỗ Phú Trần Tình 8 cà phê, điều, tiêu, khoai lang, cao su,… đều đòi hỏi nhân công nhiều, đặc biệt là trong thu hoạch cà phê. Vụ thu hoạch cà phê thường bắt đầu từ giữa tháng 9, lúc này tình trạng thiếu lao động cực kì nghiêm trọng. Dự báo trong những năm tiếp theo, lượng cầu về nhân công ở khu vực Tây Nguyên vẫn không giảm. Hiện nay, mỗi ha cà phê cần ít nhất ba nhân công thu hái liên tục trong vòng một tháng, còn thu hoạch theo như chính quyền địa phương khuyến cáo 95% quả chín trở lên thì số nhân công sẽ tăng gấp đôi. Như vậy, tính chung toàn vùng Tây Nguyên có đến 502.600 ha cà phê nên thiếu lao động thu hái trầm trọng. Nhiều lúc cà phê đang có giá trên trời mà chủ vườn vẫn không thể bán vì không có người thu hoạch. Năm 2010 giá thuê nhân công bao ăn từ 1,5 – 1,7 triệu đồng/tháng, đến năm 2011 thì giá thuê đã tăng lên 2,5 – 3 triệu đồng/tháng, thậm chí có chủ vườn còn phải trả 3,5triệu đồng/tháng. Thêm vào đó, tình trạng trộm cắp nông sản, điển hình nhất là trộm cắp cà phê làm người dân nóng lòng muốn thu hoạch cà phê một cách nhanh, gọn. Trước đây, khi tình hình trộm cắp cà phê chưa diễn ra phức tạp như hiện nay, cộng thêm việc người dân chủ động tưới cách nhau một thời gian khoảng từ 10 đến 15 ngày thì độ chín của các rẫy cà phê sẽ khác nhau và người nông dân có thể đổi công cho nhau. Nhưng trong những năm gần đây, khi tình hình an ninh tại các khu vực trồng cà phê không được bảo đảm, tình trạng trộm cắp diễn ra thường xuyên thì ai cũng muốn tranh thủ thu hoạch trước để khỏi lâm vào tình trạng thiếu nhân công trầm trọng. Được biết, trước đây lao động làm thuê ở Tây Nguyên chiếm đa số ở phía Bắc. Nhưng hiện tại không thích vào Tây Nguyên làm thuê như trước mà muốn đi làm ở Hà Nội hoặc các thành phố gần đó cho gần, tiện đi lại; hơn nữa nhu cầu thuê người làm ở các tỉnh phía Bắc tăng lên nhiều. Họ chỉ có thể làm những công việc mang tính chất thời vụ, 2-3 tháng trong lúc nông nhàn, đến mùa vụ họ trở về quê để lo công việc mùa màng, không thích đi xa vì đi lại khó khăn và tốn kém. Số liệu tham khảo trên thống kê của địa phương và được tính toán dựa trên số lượng lao động được thuê của những năm trước tại khu vực Tây Nguyên. Các yếu tố tác động đến lượng cầu lao động bao gồm tính chất của công việc; thời gian làm việc, mức lương, giới tính và kinh nghiệm của người lao động. Báo cáo dự án đầu tư GVHD: TS. Đỗ Phú Trần Tình 9 3.1.2. Nhu cầu về chất lượng: Đa số chủ thuê không yêu cầu kinh nghiệm làm việc bởi công việc ở Tây Nguyên là công việc phổ thông. 3.2. Cung thị trường - Thị trường lao động tại Miền Tây Miền Tây là một trong những vùng có dân số đông nhất cả nước, với hơn 60% dân số trong độ tuổi lao động được đánh giá là một trong những vùng có nguồn nhân lực dồi dào của cả nước, chiếm 22% tổng số lực lượng lao động cả nước. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực trong toàn vùng còn thấp, đa số là nguồn lao động kém chất lượng, lao động phổ thông. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 83,25% (xếp hạng thứ 7 trong số 8 vùng, miền), trong khi đó tỷ lệ chung cả nước 74,6%. Vì vậy công việc phù hợp với lao động ở đây là lao động phổ thông, lao động chân tay. Công việc ở Miền Tây chủ yếu là nông nghiệp, có tính chất mùa vụ cao. Vì vậy tình trạng thất nghiệp trá hình rất phổ biến. Theo điều tra của Viện Lúa ĐBSCL, nếu một hộ gia đình trung bình khoảng 5 người trồng 1 ha lúa, sản xuất 2 vụ/năm, đạt năng suất từ 10-12 tấn, trong đó chi phí chiếm khoảng 50%, chỉ còn lại 6 tấn; nếu tính giá lúa ở mức 6.000 đồng/kg thì mỗi năm thu được 36 triệu đồng. Tính ra hộ đó chỉ còn 3 triệu đồng/tháng, chia cho 5 người trong nhà, mỗi người chỉ được 600.000 đồng/tháng. Vì vậy, người dân Miền Tây thường lên các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc di cư sang các vùng khác để tìm kiếm việc làm. Trong những năm gần đây, xu hướng di cư lên Tây Nguyên làm rẫy tăng cao, do lương bổng cùng chế độ làm việc, chế độ thưởng thoải mái. Tuy nhiên, vấn đề này gặp khó khăn do “cung” và “cầu” khó gặp nhau. Các yếu tố tác động đến nguồn cung lao động ở Miền Tây bao gồm độ tuổi, tình trạng hôn nhân,thời gian rảnh của người lao động; về thời gian làm việc, mức lương và các chế độ ưu đãi được nhận từ chủ. 4. Phân khúc thị trường Tại Tây Nguyên: các chủ hộ có nhu cầu thuê lao động. Tại Miền Tây: các đối tượng thất nghiệp trá hình nằm trong độ tuổi lao động, nhưng chủ yếu tập trung vào đối tượng có tuổi từ 20- 30. 5. Nghiên cứu vấn đề tiếp cận thị trường Khi cung cầu lao động mất cân bằng thì giá nhân công sẽ bị đẩy lên rất cao làm cho chi phí sản xuất và giá thành nông sản sẽ bị đội lên, làm giảm tính cạnh tranh của nông Báo cáo dự án đầu tư GVHD: TS. Đỗ Phú Trần Tình 10 sản, đặc biệt là mặt hàng cà phê Việt Nam. Vì vậy để tạo điều kiện cho “cung” và “cầu”gặp nhau trên thị trường, việc ra đời trung tâm giới thiệu việc làm là rất cần thiết. Trung tâm tiếp cận thị trường lao động – việc làm dưới hai hình thức: gián tiếp và trực tiếp để thu thập số liệu về cung và cầu lao động. Tiếp cận gián tiếp qua chính quyền địa phương, qua thông tin thu thập trên internet và thông tin từ những người có kinh nghiệm trong thuê và làm thuê. Tiếp cận trực tiếp qua tham khảo ý kiến người dân địa bàn và qua tổng hợp bảng khảo sát (Phụ lục 1, phụ lục 2). Trung tâm giới thiệu việc làm hoạt động minh bạch, có liên hệ với chính quyền địa phương. Đây chính là ưu thế của trung tâm để thu hút và tạo uy tín đối với chủ thuê cũng như đối với người lao động. 6. Xem xét khả năng cạnh tranh và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh Hiện nay tại các tỉnh Tây Nguyên và hầu hết các tỉnh Miền Tây đều đã có trung tâm giới thiệu việc làm. Tuy nhiên, các trung tâm này chủ yếu giới thiệu những công việc đòi hỏi có tay nghề, bằng cấp, chưa có trung tâm nào hoạt động trong lĩnh vực giới thiệu lao động phổ thông, đặc biệt chưa có sự liên hệ giữa hai địa bàn này. Với tình trạng thiếu lao động hiện nay ở Tây Nguyên, đã xuất hiện nhiều “cò” với mức phí giới thiệu cao và không có hợp đồng chính thức nên độ tin tưởng không cao. Một số trang web hiện nay cũng đăng tuyển lao động hái cà phê như taynguyen24h.com.vn. Tuy nhiên lao động phổ thông hiếm khi tìm kiếm công việc trên internet hay các mạng xã hội. Như vậy, xét về lợi thế cạnh tranh thì trung tâm hoàn toàn có lợi thế. 7. Tính khả thi của dự án Với dự án đưa lao động dư thừa ở Miền Tây lên Tây Nguyên thu hoạch cà phê sẽ tạo được rất nhiều lợi ích cho người lao động lẫn kinh tế - xã hội. Với mức hoa hồng ít cộng với việc có nhiều quy đ
Tài liệu liên quan