• Phương thức đầu tư Dự án: B.O.O (Xây dựng – Sở hữu – Khai
thác)
• Hình thức quản lý: Chủ đầu tư tự quản lý, thực hiện theo hình
thức nhà máy phát điện độc lập (IPP), bán điện cho lưới thông
qua hợp đồng mua bán điện dài hạn với EVN.
• Tổng mức đầu tư: 1.450 tỷ đồng (70 triệu USD)
34 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án điện gió quy mô công nghiệp đầu tiên ở Việt Nam – Bài học kinh nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ QUY MÔ CÔNG NGHIỆP ĐẦU TIÊN Ở
VIỆT NAM – BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Hà Nội, 03/2012
CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VIỆT NAM (REVN)
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH
1. GIỚI THIỆU DỰ ÁN PHONG ĐIỆN 1 – BÌNH THUẬN
2. CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA THỰC HIỆN DỰ ÁN
3. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI KHI THỰC HIỆN
DỰ ÁN
4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH THI CÔNG – LẮP DỰNG
1. GIỚI THIỆU DỰ ÁN PHONG ĐIỆN 1 –
BÌNH THUẬN
• Tên Dự án:
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT PHONG ĐIỆN 1 – BÌNH THUẬN
• Dự án thuộc lĩnh vực Năng lượng tái tạo, đầu tư theo Cơ chế
phát triển sạch (CDM).
• Địa điểm Dự án: Xã Bình Thạnh và Phú Lạc, huyện Tuy Phong,
tỉnh Bình Thuận.
• Quy mô công suất: 30 MW (Giai đoạn 1), các giai đoạn mở rộng
nâng lên 120 MW
• Chủ đầu tư: Công ty CP Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN)
• Tên đối ngoại: VIETNAM RENEWABLE ENERGY JOINT
STOCK COMPANY
• Phương thức đầu tư Dự án: B.O.O (Xây dựng – Sở hữu – Khai
thác)
• Hình thức quản lý: Chủ đầu tư tự quản lý, thực hiện theo hình
thức nhà máy phát điện độc lập (IPP), bán điện cho lưới thông
qua hợp đồng mua bán điện dài hạn với EVN.
• Tổng mức đầu tư: 1.450 tỷ đồng (70 triệu USD)
• Sản lượng điện hàng năm: Khoảng 85 triệu kWh/năm
• Lượng giảm phát thải khí CO2: Khoảng 50.000 T/năm
• Tiến độ thực hiện: 3 năm (3/2008 – 3/2011)
• Máy móc, thiết bị chính:
• Tua bin gió: 20 tua bin gió loại FL MD-77 (của hãng
Fuhrlaender – Đức), mỗi tua bin có công suất 1,5 MW;
Đường kính cánh quay 77m.
• Cột tháp: Bằng thép, hình trụ tròn cao 85m (sản xuất tại Nhà
máy UBI Tower – Hải Dương)
• Trạm biến áp: 01 Trạm biến áp 22/110 kV - 45 MVA và 20
Trạm biến áp 0,69/22 kV – 1,8 MVA.
• Hệ thống đường dây đấu nối: Hệ thống cáp ngầm 22 kV và 1,5
km đường dây 110 kV
• Hạ tầng cơ sở gồm: Nhà Văn phòng, nhà ở CB-CNV, hệ thống
đường giao thông nội bộ, móng tua bin, mương cáp điện ngầm, hệ
thống thông tin liên lạc, SCADA, kho bãi tạm phục vụ thi công…
QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN PHONG ĐIỆN 1 – BÌNH THUẬN
2. CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA THỰC HIỆN
DỰ ÁN
• Đơn vị tư vấn lập Dự án đầu tư, TKKT: Viện Năng lượng (Bộ
Công Thương).
• Đơn vị thẩm định tính toán năng lượng gió: Tập đoàn EDF
(CH Pháp).
• Đơn vị thẩm định TKKT móng tua bin: CTV (thuộc Tập đoàn
CTE – CH Pháp).
• Đơn vị cung cấp vốn tín dụng: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) và
Ngân hàng Landesbank Baden Wurttemberg (LBBW - CHLB
Đức).
• Đơn vị cung cấp tua bin gió và lắp đặt: Tập đoàn Fuhrlaender
(CHLB Đức).
• Đơn vị cung cấp và lắp đặt trạm biến áp: ABB Việt Nam.
• Đơn vị cung cấp vật tư thiết bị điện: SIEMENS Việt Nam.
• Đơn vị thi công xây lắp phần điện: Công ty CP TVĐT và Xây lắp
Điện số 5.
• Đơn vị thi công xây lắp móng tua bin: Công ty CP Hà Sơn.
• Đơn vị cung cấp thiết bị cẩu chuyên dụng (550 T) lắp dựng tua
bin: Công ty CP Đầu tư hạ tầng – Kinh doanh đô thị (UBI).
• Đơn vị giám sát thi công móng tua bin: Chuyên gia của
Fuhrlaender và Công ty Tư vấn Thiết kế Cầu lớn – Hầm (TEDI)
3. MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
KHI THỰC HiỆN DỰ ÁN
Thuận lợi:
• Phong điện thuộc lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn, được đặc biệt
ưu đãi.
• Được sự giúp đỡ rất lớn của địa phương (tỉnh Bình Thuận), của
các Bộ, ngành (Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ TN&MT,
EVN) và các tổ chức tín dụng (Ngân hàng NN&PTNT, EIB).
• Địa điểm dự án nhiều thuận lợi trong việc xây dựng dự án (tốc độ
gió cao, gần đường Quốc lộ, gần đường dây đấu nối, xa khu dân
cư, địa hình bằng phẳng, địa chất tốt, thời tiết thuận lợi).
• Công tác GPMB nhanh chóng, ít vướng mắc.
• Sự chuẩn bị chu đáo, chuyên nghiệp và độ sẵn sàng cao của Chủ
đầu tư và các nhà thầu thi công, lắp đặt.
• Chủ động nội địa hóa được 1 phần thiết bị (cột tháp tua bin gió tự
sản xuất tại Việt Nam).
Khó khăn:
• Vốn đầu tư dự án lớn, giá bán điện cho EVN còn thấp, gây khó
khăn về tài chính và khả năng hoàn vốn cho chủ đầu tư.
• Thiết bị tua bin gió chưa phù hợp với khí hậu Việt Nam, hoạt
động chưa ổn định, mất nhiều thời gian hiệu chỉnh, thay thế linh
kiện.
• Hạ tầng đường dây, điện áp lưới Quốc gia tại khu vực dự án chất
lượng thấp, không ổn định ảnh hưởng tới hoạt động của các tua
bin gió.
• Chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực điện gió dẫn tới một
số hạng mục tiến độ thực hiện kéo dài, tốn kém.
• Phụ thuộc vào công nghệ và bảo dưỡng sửa chữa của nước ngoài.
• Chưa có các tiêu chuẩn áp dụng cho điện gió tại Việt Nam dẫn tới
khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và thẩm định kỹ
thuật của dự án.
• Các thiết bị đều thuộc loại siêu trường, siêu trọng, khó khăn trong
vận chuyển và lắp đặt.
4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Vấn đề lựa chọn địa điểm:
• Địa hình tương đối bằng phẳng, không chênh lệch cao độ quá
lớn.
• Địa chất tốt, không nên ngập nước.
• Thuận lợi vận chuyển thiết bị, gần các mỏ vật liệu.
• Gần đường dây đấu nối phù hợp (110 kV, 220 kV).
• Xa khu dân cư.
• Giải phóng mặt bằng thuận lợi.
• Tốc độ gió trung bình năm đạt yêu cầu (> 6 m/s)
2. Vấn đề khảo sát gió:
• Vị trí đặt tháp gió cần đại diện cho cả khu vực dự án, không bị
ảnh hưởng bởi địa hình, địa vật.
• Thiết bị đo gió phải đạt yêu cầu, được kiểm tra, kiểm định theo
đúng quy định.
• Tháp đo gió phải do đơn vị chuyên ngành có kinh nghiệm thi
công, lắp dựng.
• Công tác lấy số liệu gió theo đúng quy định, tránh mất mát, hư
hỏng.
• Thời gian đo liên tục càng lâu càng tốt.
3. Vấn đề lựa chọn công nghệ, thiết bị:
• Công suất tua bin phù hợp với chế độ gió tại địa điểm dự án, hiệu
suất phát điện cao, công nghệ tiên tiến.
• Kích thước, trọng lượng tua bin gió phải phù hợp điều kiện vận
chuyển tới vị trí dự án, tránh việc phải cải tạo/làm mới đường
giao thông hoặc không có thiết bị cẩu lắp phù hợp.
• Hoạt động của tua bin phù hợp với thời tiết, khí hậu tại địa điểm
dự án (nóng, ẩm, có muối, cát bay, gió xoáy, gió giật…)
• Có sẵn các linh kiện thay thế, đặc biệt các linh kiện dễ hỏng hóc.
• Sử dụng tối đa thiết bị sản xuất được trong nước (cột tháp, máy
biến áp, thiết bị điện, đường dây…).
4. Vấn đề thiết kế kỹ thuật:
• Thiết kế các vị trí tua bin phải phù hợp với địa hình và bản đồ gió
khu vực.
• Hệ thống chống sét cho tua bin, trạm biến áp, đường dây đặc biệt
chú ý.
• Vị trí Trạm biến áp trung tâm phù hợp với địa hình và tiết kiệm
đường dây đấu nối (22 kV và 110 kV).
• Thiết kế đường giao thông phải thuận lợi cho việc vận chuyển
thiết bị và di chuyển cần cẩu lớn (500 T trở lên).
• Mặt bằng bố trí khoa học, phải có bãi tập kết thiết bị tua bin gió,
cột tháp. Bãi lắp dựng phải đủ rộng, hợp lý cho việc vận chuyển
và thao tác thi công.
5. Vấn đề vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng:
• Lựa chọn cảng bốc dỡ có thiết bị nâng hạ phù hợp, gần địa điểm
dự án.
• Thiết bị vận chuyển đường bộ phải phù hợp, đặc biệt trong vận
chuyển cánh quay.
• Có kế hoạch khảo sát các tuyến vận chuyển kỹ lưỡng và có
phương án vận chuyển chi tiết.
• Vận chuyển thiết bị phải đồng bộ, phù hợp với tiến độ lắp dựng
của dự án.
6. Vấn đề thi công, lắp dựng:
• Tiến độ thi công, lắp dựng phải phù hợp với tiến độ mua sắm
thiết bị và vận chuyển thiết bị tới dự án, tránh việc phải chờ đợi
(mặt bằng chờ thiết bị hoặc ngược lại).
• Công tác thi công móng tua bin: Thiết bị thi công đầy đủ, nhà
thầu có kinh nghiệm, thời tiết lúc thi công thuận lợi, tư vấn giám
sát chặt chẽ. Đặc biệt chú ý việc lắp đặt vòng đế móng đảm bảo
độ bằng phẳng theo quy định.
• Thời gian lắp dựng tua bin nên vào thời điểm tốc độ gió thấp
trong ngày và vào mùa gió thấp nhất trong năm.
7. Vấn đề vận hành, bảo dưỡng thiết bị:
• Có phương án đào tạo nhân lực vận hành và bảo dưỡng sớm để
có thể tiếp nhận hoàn toàn dự án sau thời gian bảo hành.
• Thời gian bảo dưỡng thiết bị nên vào thời điểm gió yếu.
• Chủ động thiết bị phục vụ việc thay thế linh kiện.
• Có kế hoạch dự trữ các linh kiện dễ hỏng hóc, thay thế.
5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH
THI CÔNG – LẮP DỰNG
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !