Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động hiện nay, nước ta đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với thị trường ngoại nhập. Đặc biệt là trong thị trường trái cây, hiện nay trái cây Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức rất lớn như sản xuất manh mún, chất lượng không đồng đều, chưa thể cơ giới hóa trong sản xuất, chưa có thương hiệu lớn và đặc biệt là phải qua nhiều khâu trung gian mới tới được tay người tiêu dùng.
Ngoài ra, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng ngày một cao hơn, trong khi đó ý thức của người sản xuất lại chưa đầy đủ về vấn đề này. Điều này khiến trái cây Việt Nam luôn thua thiệt và bị các nước trong khu vực lấn át khi xuất khẩu, thậm chí thua ngay tại “sân nhà”. Tuy nhiên, ở khu vực miền Tây Nam Bộ do có khí hậu thuận lơi nên có khả năng sản xuất được một số trái cây quanh năm như thanh long, bưởi, quýt cũng như những trái cây đặc sản nhiệt đới như xoài, nhãn, măng cụt, cam, chuối,. Đó là lợi thế mà chúng ta cần tận dụng.
Chính vì thế, trái cây Việt Nam cần gắn kết với các kênh phân phối bán lẻ khu vực, địa phương và những nơi tập trung đông dân cư. Đó là một phương tiện để trái cây Việt Nam xâm nhập vào thị trường trong cũng như ngoài nước.
Vì vậy nhóm chúng em lựa chọn dự án kinh doanh “Phân phối trái cây miền Tây” nhằm mục đích mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao khả năng cạnh tranh với các nhà phân phối lớn trên thị trường. Đồng thời, cung cấp cho người tiêu dùng trái cây tươi ngon và đảm bảo chất lượng.
34 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 4468 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án Phân phối trái cây miền Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dự án: Phân phối trái cây miền Tây
LỜI MỞ ĐẦU
-----(((-----
Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động hiện nay, nước ta đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với thị trường ngoại nhập. Đặc biệt là trong thị trường trái cây, hiện nay trái cây Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức rất lớn như sản xuất manh mún, chất lượng không đồng đều, chưa thể cơ giới hóa trong sản xuất, chưa có thương hiệu lớn và đặc biệt là phải qua nhiều khâu trung gian mới tới được tay người tiêu dùng.
Ngoài ra, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng ngày một cao hơn, trong khi đó ý thức của người sản xuất lại chưa đầy đủ về vấn đề này. Điều này khiến trái cây Việt Nam luôn thua thiệt và bị các nước trong khu vực lấn át khi xuất khẩu, thậm chí thua ngay tại “sân nhà”. Tuy nhiên, ở khu vực miền Tây Nam Bộ do có khí hậu thuận lơi nên có khả năng sản xuất được một số trái cây quanh năm như thanh long, bưởi, quýt cũng như những trái cây đặc sản nhiệt đới như xoài, nhãn, măng cụt, cam, chuối,... Đó là lợi thế mà chúng ta cần tận dụng.
Chính vì thế, trái cây Việt Nam cần gắn kết với các kênh phân phối bán lẻ khu vực, địa phương và những nơi tập trung đông dân cư. Đó là một phương tiện để trái cây Việt Nam xâm nhập vào thị trường trong cũng như ngoài nước.
Vì vậy nhóm chúng em lựa chọn dự án kinh doanh “Phân phối trái cây miền Tây” nhằm mục đích mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao khả năng cạnh tranh với các nhà phân phối lớn trên thị trường. Đồng thời, cung cấp cho người tiêu dùng trái cây tươi ngon và đảm bảo chất lượng.
LỜI CẢM ƠN
-----(((-----
Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, khoa Thương mại du lịch và Ths.Lê Ngọc Đức – người đã tận tình hướng dẫn chúng em hoàn thành bài tiểu luận này và đã cho chúng em những bài giảng bổ ích trong suốt khóa học. Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Thư viện trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh – nguồn cung cấp những tài liệu quý giá trong suốt quá trình thực hiện bài tiểu luận.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
NỘI DUNG 4
I. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 4
I.1 Phân tích nhu cầu thị trường - khách hàng: 4
I.2 Phân khúc khách hàng và thị trường trọng tâm. 6
I.2.1 Phân khúc khách hàng. 6
I.2.2 Thị trường trọng tâm: 7
I.3 Phân tích thị trường cạnh tranh. 8
I.3.1 Sản phẩm cạnh tranh. 8
I.3.2 Doanh nghiệp cạnh tranh. 8
1.3.4 Phân tích SWOT 9
II. KẾ HOẠCH TIẾP THỊ (MARKETING) 10
II.1 Thông tin tổng quan: 10
II.2 Xác lập mục tiêu và chiến lược áp dụng: 10
II.2.1 Đối vời thị trường dành cho sản phẩm loại 3: 10
II.2.2 Đối với thị trường dành cho sản phẩm loại 2: 10
II.2.3 đối vời thị trường dành cho sản phẩm loại 1: 11
III. KẾ HOẠCH PHÂN PHỐI 11
III.1 Thông tin tổng quan: 11
III.2 Quy trình phân phối: 12
III.2.1 Thu mua 12
III.2.2 Bảo quản và đóng gói 13
III.2.3 Vận chuyển 14
III.2.4 Giao hàng 14
IV. KẾ HOẠCH NHÂN SỰ 14
IV.1 Thông tin tổng quan 14
IV.2 Nội dung kế hoạch 15
IV.2.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự 15
IV.2.2 Yêu cầu đối với từng bộ phận 16
IV.2.3 Tiến hành tuyển dụng: 17
V. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 19
V.1 Thông tin tổng quan 19
V.2 Một kế hoạch tài chính tổng thể: 20
VI. KẾ HOẠCH RỦI RO 21
VI.1 Thông tin tổng quan 21
VI.2 Nhận dạng các rủi ro và các giải pháp khắc phục 21
VI.2.1 Từ phía nguồn cung: 21
VI.2.2 Chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu: 22
VI.2.3 Từ khâu vận chuyển 23
VI.2.4 Từ khâu giao hàng 23
VIII. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN 24
VIII.1. Đánh giá tính khả thi của dự án. 24
VII.2. Đánh giá triển vọng 25
IX. KẾ HOẠCH RÚT LUI KHỎI THỊ TRƯỜNG 26
IX.1. Trường hợp rút lui khỏi thị trường 26
IX.2. Chọn lựa phương hướng giải quyết: 28
IX.3. Các yếu tố cân nhắc trước khi rút lui 28
IX.4. Phương án cụ thể cho chiến lược rút lui khỏi thương trường: 30
NỘI DUNG
-----(((-----
I. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
I.1 Phân tích nhu cầu thị trường - khách hàng:
Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, Việt Nam có khá nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả lớn. Trong đó, khu vực Nam Bộ được đánh giá là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. Do đa dạng về sinh thái nên chủng loại cây ăn quả Nan Bộ rất đa dạng, có tới trên 30 loại cây ăn quả khác nhau, thuộc 2 nhóm là: cây ăn quả nhiệt đới (chuối, dứa, xoài…), á nhiệt đới (cam, quýt, vải, nhãn…)Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nam Bộ hiện có trên 400.000 ha cây ăn quả, cho sản lượng hơn 4 triệu tấn/năm, trong khi đó diện tích cả nước đạt khoảng hơn 900 nghìn ha, sản lượng khoảng 10 triệu tấn (chiếm 52,6% diện tích và 57,41% về sản lượng so với cả nước). Trong đó, các tỉnh Tiền Giang, Đồng Nai, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp có diện tích trồng lớn nhất toàn khu vực.
Đáng chú ý là ngày càng có nhiều nhà vườn áp dụng mô hình kĩ thuật sản xuất tiên tiến theo tiêu chuẩn VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam) và GlobalGAP để tạo ra những loại trái cây đặc sản có giá trị xuất khẩu cao như: bưởi Năm Roi, thanh long Hoàng Hậu, bưởi Tân Triều, vú sữa Lò Rèn, xoài cát Hòa Lộc, sơ ri Gò Công…đảm bảo những yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Tuy nhiên, một thực trạng khá phổ biến diễn ra tại đây là người nông dân luôn bị ép giá. Trái cây thường được các thương lái thu mua với mô hình: nhà vườn – thương lái – người bán lẻ – người tiêu dùng. Chỉ một số ít nhà vườn ký được hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các hệ thống bán lẻ lớn trong nước (Saigon Co.op, Big C, Maximark, Chợ đầu mối…) nhưng việc ký kết hợp đồng bao tiêu với hệ thống bán lẻ rất khó vì khả năng cung ứng của nhà vườn có giới hạn, vì vậy hầu hết nhà vườn chấp nhận giao dịch với thương lái tại chỗ. Trong khi, với mô hình này, sản phẩm tới tay người tiêu dùng phải qua quá nhiều khâu trung gian, hệ thống lưu thông, phân phối đẩy giá lên cao gấp 2, 3 lần khiến cho tình trạng phân phối chưa hợp lý, kết quả, người tiêu dùng phải chi một mức giá khá cao để mua được sản phẩm, người nông dân vốn là những người chủ thật sự thì không được hưởng lợi nhiều từ những sản phẩm mình trồng mà thay vào đó là những thương lái, người bán lẻ.
Trên đây là tình hình từ phía nhà cung ứng còn những người tiêu dùng thì cũng không mấy khả quan. Theo một cuộc khảo sát về nhu cầu tiêu thụ trái cây của các hộ gia đình tại TP.HCM do công ty nghiên cứu thị trường “The Pathfinder” vừa thực hiện cho kết quả: tính theo thu nhập của hộ gia đình thì chi phí mua trái cây hàng tháng của hộ có thu nhập dưới 1,5 triệu đồng/tháng là khoảng 105.000 đồng; hộ có thu nhập 5 triệu đồng/tháng là 475.000 đồng và hộ có thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng là 1,27 triệu đồng. Tổng ngân sách trung bình hàng tháng mà mỗi hộ chi để mua trái cây khoảng 504.000 đồng so với 5,367 triệu đồng mua thực phẩm. Nếu tính luôn cả ngân sách mua trái cây của quán ăn, nhà hàng, khách sạn, tổng quy mô thị trường tiêu thụ trái cây hàng năm khoảng 10.888 tỉ đồng. Quả là một con số không nhỏ,thế nhưng bỏ tiền ra nhiều nhưng chất lượng trái cây lại không thỏa mãn được sự mong muốn của người tiêu dùng. Cây trái nước ta tuy nhiều về sản lượng, đa dạng phong phú về chủng loại nhưng ít có ai tiếp cận được với những mặt hàng này đa số những người tiêu dùng thành phố chỉ biết đến các loại trái cây ngoại nhập như trái cây nhập khẩu từ Thái Lan (xoài xanh, sầu riêng, măng cụt…), Australia, Chi Lê và Mỹ (nho, táo…), Trung Quốc (quýt, táo, …)Theo số liệu của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, trong khoảng trên 500 tấn trái cây hằng ngày vận chuyển về các chợ ở TP. HCM, thì có tới 300 tấn là trái cây nhập khẩu. Năm qua, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động có tác động ít nhiều tới cơ cấu trái cây nội – ngoại, tuy nhiên không đáng kể do không được quan tâm đầu tư ngay từ khâu sản xuất, nguồn trái cây không đủ và chất lượng không đồng đều cho tiêu dùng trong nước vẫn buộc các doanh nghiệp nhập khẩu các loại trái cây từ các nước trong khu vực. Đầu năm 2010, một số công ty như Vinamit, Dona Techno, các hệ thống siêu thị Metro, Saigon Co.op. Big C tham gia ký kết hợp đồng thu mua một số sản phẩm trái cây của nông dân, tuy vậy vẫn chưa đủ đảm bảo cho đầu ra của tất cả các loại trái cây được tiêu thụ lâu dài và ổn định.
Tất cả những điều trên chứng minh một nghịch lý đã và đang tồn tại từ rất lâu: một bên thì có trái cây ngon nhưng bán với giá thấp còn một bên thì có nhu cầu mua nhưng không thể tiếp cận được. Đó là một trong những nguyên nhân khiến người dân Việt Nam ưu tiên tiêu dùng hàng ngoại nhập mà quay lưng với hàng nội địa.
I.2 Phân khúc khách hàng và thị trường trọng tâm.
I.2.1 Phân khúc khách hàng.
Để sản phẩm tới tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và đảm bảo chất lượng, doanh nghiệp đã nhắm tới khách hàng mục tiêu là các hệ thống bán lẻ đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùn – hệ thống các siêu thị tại TP HCM. Tuy nhiên để mở rộng và đảm bảo lượng tiêu thụ sản phẩm, ngoài hệ thống các siêu thị là khách hàng chủ yếu, doanh nghiệp còn nhắm đến các chợ đầu mối nông sản tại TP HCM. Như vậy, việc phân khúc khách hàng sẽ phân thành hai đoạn : hệ thống siêu thị bán lẻ và các chợ đầu mối nông sản.
I.2.1.1 Hệ thống các siêu thị bán lẻ tại TP HCM
Hiện nay, tại TP có hàng loạt các hệ thống siêu thị tồn tại và hoạt động một cách mạnh mẽ như MaxiMax, Sài Gòn Co.op, BigC đã tạo được vị thế và chiếm một thị phần nhất định. Vì vậy việc phân phối sản phẩm cho các hệ thống siêu thị có những ưu điểm như sau:
Cầu sản phẩm ổn định
Giá cả đảm bảo thông qua ký kết hợp đồng, tránh được những biến động bất ngờ do giá cả thị trường.
Mức rủi ro được giảm xuống mức tối thiểu.
Khả năng thanh toán được đảm bảo, thanh toán nhanh.
Tuy nhiên, việc phân phối sản phẩm cho hệ thống các siêu thị cũng gặp không ít khó khăn:
Phải đảm bảo nguồn cung, cung sản bắt buộc dồi dào để bảo đảm cho việc cung cấp trong một khoảng thời gian nhất định.
Yêu cầu khắt khe về chất lượng, nếu sản phẩm xảy ra vấn đề, doanh nghiệp phải chịu tòn bộ trách nhiệm.
I.2.1.2 Hệ thống chợ đầu mối nông sản.
Có thể nói hệ thống siêu thị là một khách hàng có tính ổn định cao nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi sản phẩm có vấn đề không đáp ứng được những yêu cầu của siêu thị thì chợ đầu mối nông sản cũng là một khách hàng tiêu thụ đầy tiềm năng. Các chợ đầu mối nông sản lớn tai TP có thể kể đến như : chợ Bình Điền, chợ nông sản Thủ Đức, chợ An Đông…. So với siêu thị, chợ đầu mối có những ưu điểm như:
Không yêu cầu về chất lượng và nguồn cung.
Giao dịch dễ dàng.
Tuy nhiên, khi lựa chọn đối tượng khách hàng này, doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, cụ thể:
Giá cả biến đổi bất ngờ, doanh nghiệp khó có biện pháp đối phó với tình huống khẩn cấp.
Cầu không ổn định, lượng cầu biến đổi thất thừơng, khó có khả năng dự đoán.
Các vấn đề về thanh toán khó có thể đảm bảo.
I.2.2 Thị trường trọng tâm:
Thị trường mà doanh nghiệp hướng đến để cung cấp trái cây cho doanh nghiệp là tập trung vào các tỉnh thuộc địa phận sông Tiền, sông Hậu ( Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long…). Theo số liệu của cục Thống kê, với diện tích hơn 40.000 ha và chiếm hơn 52% sản lượng cả nước, đây là khu vực đảm bảo nguồn cung. Hơn nữa với việc các nhà vườn tại đây cải tiến kỹ thuật canh tác và chú trọng chất lượng thì các sản phẩm tạ luôn đáp ứng được yêu cầu. Chất lượng sản phẩm dạt yêu cầu, nguồn cung đảm bảo luôn là những tiêu chí hàng đầu trong việc lựa chọn thị trường nguồn cung, bên cạnh những yếu tố trên, thì vấn đề vận chuyển cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực liền kê với TP HCM đặc biệt là các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long chỉ mất khoảng từ 2-3 giờ vận chuyển, chi phí cho việc vận chuyển được giảm thiểu so với việc thu nua sản hẩm từ những khu vực khác, bên cạnh đó, khí hậu ở các tỉnh này và TP HCM tương tự lẫn nhau nên không gặp phải trở ngại lớn về thời tiết gây biến đổi chất lượng sản phẩm.
I.3 Phân tích thị trường cạnh tranh.
I.3.1 Sản phẩm cạnh tranh.
I.3.1.1 Cạnh tranh khác loại
Hiện nay, trên thị trường tiêu thụ có không ít các sản phẩm cạnh tranh từ gián tiếp đến trực tiếp. Chỉ xét về mặt hàng trái cây, quýt phải đối mặt với hàng loạt các sản phẩm thay thế như bưởi, cam (cùng họ) hoặc nho , lê, táo….. những mặt hàng này thậm chí còn phong phú và đa dạng hon quýt nên sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng, nhất là khi Việt Nam mở cửa thị trường, áp lực này sẽ ngày một gia tăng.
I.3.1.2 Cạnh tranh cùng loại.
Đối mặt với các mặt hàng thay thế đã là một áp lực thì cạnh tranh cùng loại lại càng khốc liệt hơn. Hiện nay, đối với mặt hàng trong nước, quýt đường có các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp như: quýt tiều (Đồng Tháp), quýt hồng ( Lai Châu), quýt Loong Thành. Sản phẩm ngoại nhập phải kể đến là quýt Trung Quốc. không chỉ cạnh tranh về chất lượng, độ bắt mắt mà trên phương diện giá cả, sự cạnh tranh càng sát sao hơn.
I.3.2 Doanh nghiệp cạnh tranh.
Trong cùng một ngành việc cạnh tranh diễn ran gay từ khâu thu mua sản phẩm. tại thị trường nguồn cung, doanh nghiệp có một đối thủ mạnh và đã tồn tại lạu đới là Trung tâm phân phối trái cây Tiền Giang. Được hình thành từ ăm 1987 trên cơ sở một hợp tác xã, với thâm niên hoạt động hơn 20 năm và khả năng thu mua có thể đạt đến 10000 tấn/năm, đây là một mối de dọa cho khâu thu mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Không chỉ có đối thủ cạnh tranh ở khu vực thu mua. Việc phân phối sản phẩm vào siêu thị cũng gặp các đối thủ cạnh tranh với tiềm lực mạnh mẽ như : CT TNHH TMDV Thiên Lộc Việt, CT TNHH TMDV Hoàng Gia.
1.3.4 Phân tích SWOT
Strong:
Tận dụng nguồn cung giá rẻ
Thuê mướn nhân công giá rẻ
Phân phối các siêu thị nên có tính ổn định
Ít rủi ro
Weak:
Vốn hạn chế
Khả năng cung ứng bị hạn chế do trái cây có theo mùa
Hạn chế phương tiện vận tải
Oportunity:
Mở rộng phân phối cho hàng loạt hệ thống các siêu thị khác
Đa dạng hóa các loại trái cây và các sản phẩm từ trái cây
Mở rộng thi trường, kinh doanh hợp tác với các đối tác nước ngoài
Threat:
Các đối thủ cạnh tranh ngày càng phát triển
Sản phẩm thay thế ngày càng đa dạng
Thị trường tp hcm, khả năng tiên thụ trái cây của tp, thông qua hệ thống các siêu thị
Phân tích điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cạch tranh cùng ngành và các sản phẩm thay thế.
II. KẾ HOẠCH TIẾP THỊ (MARKETING)
II.1 Thông tin tổng quan:
Có 3 dạng thị trướng cần hướng đến: sản phẩm loại 3( sản phẩm bị loại khỏi tiêu chuẩn: trái nhỏ, da không đẹp, bi khuyết tật…)_thị trướng tiêu thụ là các sản phẩm tại nơi thu mua. Sản phẩm loại 2: trái vừa, chín ngọt, )_ thị trướng tiêu thụ là các chợ đấu mối. Sản phẩm loại 1: trái to, chin ngọt, đẹp, da bóng láng, trơn tru không khuyết tật, không bị trầy sướt…)_ thị trường tiêu thụ là hệ thống các siêu thị. Mỗi dạng thị trường có các đặc điểm khác nhau, vì vậy các chiêu thức tiếp thị cũng khác nhau.
II.2 Xác lập mục tiêu và chiến lược áp dụng:
II.2.1 Đối vời thị trường dành cho sản phẩm loại 3:
Đây là thị trường tiêu thụ những sản phẩm có chất lượng kém nhất trong các chuỗi sản phẩm của doanh nghiệp vì thế mục tiêu đăt ra cho thị trường này không cao, cụ thể đáp ứng các yêu cầu sau:
Tiêu thụ hết các sản phẩm chất lượng kém của doanh nghiệp.
Giá cả có thể thấp,
Khả năng tiêu thụ thường xuyên.
● Mục tiêu đặt ra: tiêu thụ hết số hang để phần nào bù đấp chi phí.
● Cách thức tiếp thị:
Chào hàng sản phẩm tại cơ sở,hoặc lien thệ các nhà môi giới, trung gian nhờ tiêu thụ giúp số sản phẩm này.
II.2.2 Đối với thị trường dành cho sản phẩm loại 2:
Đây là thị trường cỡ trung, tiêu thụ những sản phẩm ở mức độ trung bình của doanh nghiệp và các sản phẩm loại 1bị lỗi, mục tiêu của thị trường này là:
Tiêu thụ những sản phẩm cấp độ vừa của doanh nghiệp,
Giá cả phải chăng
Đảm bảo doanh nghiệp có lời (lời ít)
Sẵn sang tiêu thụ lượng lớn sản phẩm của doanh nghiêp
Mục tiêu đặt ra: tiêu thụ hết số hang loại 1 bị lỗi và hang trung bính của doanh nghiệp
Các thức tiếp thị:
Chào hang tại các chợ đầu mối hoặc thông qua trung gian
II.2.3 đối vời thị trường dành cho sản phẩm loại 1:
Đây là thị trường chính mà doanh nghiệp hướng đến, vì thế mục tiêu đặt ra cho thị trường này rất cao, cụ thể là:
Tiêu thụ những sản phẩm tốt nhất của doanh nghiệp.
Giá cả cao
Tạo lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp
Khả năng tiêu thụ lớn và đều đặn
Mục tiêu đề ra: tiêu thụ hết số sản phẩm tốt nhất cúa doanh nghiệp.
Cách thức tiếp thị:
Chào hàng sản phẩm, giảm giá hàng bán nếu tiêu thụ với số lượng lớn.
Ngoài ra, còn có một số thị trường nhỏ như là các quán nước, các quán trái cây và những người tiêu dùng cần một lượng lớn trái cây tươi ngon của doanh nghiệp, Doanh nghiệp sẽ thiết lập một trang web riêng dễ khách hang có thể dễ dàng xem các thông tin về giá cả cũng như là chủng loại của các loại sản phẩm và đăng kí mua ngay trên mạng. khi nhận dược tín hiệu đặt hàng của khách hàng doanh nghiệp sẽ giao hàng đến tân nơi và cam kết đúng giờ, đúng chất lượng và đúng mặt hàng.
III. KẾ HOẠCH PHÂN PHỐI
III.1 Thông tin tổng quan:
Đây là doanh nghiệp chuyên về kinh doanh và phân phối trái cây nên khâu phân phối là quan trọng nhất, có thể nói đây là mạch máu cũng như là lí do để doanh nghiệp tồn tại. Vì vậy khâu phân phối cần phải được lên kế hoạch và xác định các bước thật cụ thể để khi tiến hành công việc được trôi chảy và không mắc phải những sai sót gì gây tổn thất không đáng có cho doanh nghiệp.
III.2 Quy trình phân phối:
Có thể tiến hành thu mua và cung ứng hàng qua 4 khâu sau:
III.2.1 Thu mua
Sau khi xác định được nguồn cung và kí kết hợp đồng với các nhà vườn để bảo vệ cho doanh nghiệp cũng như nhà vườn về mặt pháp lí khi có bất trắc xảy ra, doanh nghiệp sẽ tiến hành thu mua sản phẩm, cách thức thu mua chủ yếu là doanh nghiệp sẽ ngồi tại vựa và nhà vườn sẽ thu hoạch trái cây và vận chuyển ra vựa cho doanh nghiệp. Làm theo cách này có thể tiết kiệm được khoản chi phí nhân công chuyên chở hơn là thuê một đội vào tận vườn thu mua và vận chuyển ra vựa. Hơn nữa đánh vào tâm lí của nhà vườn, đối với những người có sản lượng ít thì họ thường thích tự thu hoạch trái cây của mình hơn là để người khác thu hoạch hộ, làm như vậy họ vừa có thể kiểm soát được chất lượng quýt của mình trong lúc thu hoạch và chăm sóc cây trái thu dọn khu vườn của mình trong lúc hái trái nữa. Đổi lại doanh nghiệp sẽ trả cho nhà vườn một mức giá cao hơn một tí để bù cho công họ hái và vận chuyển ra vựa, coi như là một khoản thưởng thêm. Với mức thêm như thế vừa thỏa mãn được nhà vườn vừa tiết kiệm được chi phí vì khoản thêm ấy không đáng là bao so với việc bỏ tiền ra thuê mướn người hái trái và thu hoạch. Tại vựa doanh nghiệp sẽ tiến hành phân loại hàng và thanh toán tiền hàng cho nhà vườn.Vì mới bắt đầu kinh doanh nên doanh nghiệp chưa có nhiều mối làm ăn và chưa tạo niềm tin cho nhà vừơn vì thế trong những chuyền hàng đầu doanh nghiệp nên thanh toán một trăm phần trăm số tiền hàng để tạo dựng lòng tin nơi nhà vườn.
Trong khâu phân loại nhân viên phân loại sẽ tiến hành phân loại quýt dựa trên các tiêu chí sau:
Đơn vị: đồng
Quýt loại 1 ( Quýt hàng chợ)
30.000
Quýt loại 2 ( Quýt hàng đống lớn)
20.000
Quýt loại 3 ( Quýt hàng đống nhỏ)
10.000
Quýt loại 4 ( Quýt nước)
6.000
Quýt loại 5 ( Quýt bi)
3.000
Trong đó:
- Quýt loại 1 trong khoản 6 trái/kg
- Quýt loại 2 trong khoản 10 trái/kg
- Quýt loại 3 trong khoản 15 trái/kg
- Quýt loại 4 trong khoản 20 trái/kg
- Quýt loại 5 trong khoản 30 trái/kg.
III.2.2 Bảo quản và đóng gói
Bảo quản theo phương pháp thủ công:
Doanh nghiệp sẽ sử dụng một thủ thuật nhỏ là đặt một viên nước đá nhỏ vào trong thùng xốp, để giữ độ mát cho quýt. Đặc biệt là khi tiến hành đóng gói phải giữ quýt khô ráo không để thắm nước như vậy mới có thể đảm bảo độ tươi của quýt.
Bảo quản theo phương pháp kĩ thuật: ( được nghiên cứu bởi Phó giáo sư tiến sĩ Lê Văn Hòa, phó trưởng Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ)