Mục đích của phần này là giới thiệu cho học viên mẫu kế hoạch kinh doanh phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam và cung cấp cho học viên những hiểu biết về mục đích và tầm quan trọng của các phần khác nhau của một bản kế hoạch kinh doanh. Học viên sẽ có cơ hội thiết kế và thuyết trình một bản khung kế hoạch kinh doanh dựa trên bài tập nghiên cứu tình huống của Star Consulting.
102 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1796 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Chương trình đào tạo Hiểu và thẩm định kế hoạch kinh doanh (UABP), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỰ ÁN QUỸ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VỪA VÀ NHỎ (SMEDF)
Liên Minh Châu Âu
Cộng hòa XHCN Việt Nam
Chương trình Đào tạo
Hiểu và thẩm định kế hoạch kinh doanh (UABP)
Tài liệu này được Phái đoàn của Uỷ ban Châu Âu tại Việt Nam tài trợ thông qua Dự án Quỹ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF)
Bản quyền thuộc về SMEDF
Nhóm soạn thảo:
Nathaniel Dickerson, Trưởng nhóm
Bùi Minh Giáp, Chuyên gia tư vấn
Nguyễn Minh Đạo, Chuyên gia tư vấn
Dịch Anh – Việt:
Trung tâm đào tạo Ngân Hàng (BTC)
Mục lục
Phần 1
Kế hoạch kinh doanh dưới góc độ là một công cụ quản lý - Hiểu mục đích và các mục tiêu
Mục đích của phần này là giới thiệu cho học viên mẫu kế hoạch kinh doanh phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam và cung cấp cho học viên những hiểu biết về mục đích và tầm quan trọng của các phần khác nhau của một bản kế hoạch kinh doanh. Học viên sẽ có cơ hội thiết kế và thuyết trình một bản khung kế hoạch kinh doanh dựa trên bài tập nghiên cứu tình huống của Star Consulting.
Chào mừng các học viên và Thông in chung về chương trình
Thông tin chung về khoá học
Tổ chức hậu cần của khoá học
Chương trình tập huấn Hiểu và Thẩm định Kế hoạch kinh doanh bao gồm sáu phần sau đây:
Kế hoạch kinh doanh dưới góc độ là một công cụ quản lý - Hiểu mục đích và các mục tiêu
Nghiên cứu thị trường - Các Thuật ngữ, Khái niệm, Công cụ và Kỹ thuật thường được sử dụng để đánh giá Quy mô thị trường, Phân đoạn thị trường, Xu hướng và Môi trường cạnh tranh.
Chuẩn bị chiến lược Marketing – trong mối quan hệ với Tiếp cận thị trường, Hệ thống phân phối, Quảng cáo và Quảng bá sản phẩm.
Quy trình sản xuất - Hiểu Vai trò và Tầm quan trọng của Kiểm soát chất lượng, Kiểm soát hàng tồn kho, Nguồn nguyên vật liệu, và Công suất khả dụng.
Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của Ban lãnh đạo
Các vấn đề tài chính - Bảng cân đối kế toán, Báo cáo thu nhập và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Hiểu tầm quan trọng của việc phân tích tài chính trong đánh giá mức độ đáng tin cậy của khách hàng.
Bài tập làm quen
Thảo luận về bài tập Star Consulting (Tài liệu phát)
Thế nào là một Kế hoạch kinh doanh?
Năm lý do cần có kế hoạch kinh doanh
Mẫu Kế hoạch kinh doanh
Mức độ đáng tin cậy
Quy trình đánh giá tín dụng
Thế nào là một Kế hoạch kinh doanh?
Bản kế hoạch kinh doanh nêu rõ hoạt động kinh doanh, xác định các mục đích và được sử dụng như một bản lý lịch về công ty. Kế hoạch kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, xử lý các tình huống bất ngờ và ra các quyết định kinh doanh một cách hiệu quả. Kế hoạch kinh doanh cung cấp những thông tin cụ thể và có tổ chức về công ty và hoạt động mà công ty sẽ tiến hành để hoàn trả được nợ vay. Một kế hoạch kinh doanh tốt là một phần thiết yếu của bất kỳ đơn xin vay nào. Bên cạnh đó, kế hoạch kinh doanh có thể được sử dụng làm công cụ để thông báo cho nhân viên kinh doanh, nhà cung cấp, và các đối tượng liên quan khác về hoạt động và mục tiêu của công ty.
Kế hoạch kinh doanh có thể được thiết kế để hướng dẫn ban lãnh đạo trong các giai đoạn khởi nghiệp hoặc tăng trưởng của doanh nghiệp, hay để kiểm soát quá trình vận hành của một doanh nghiệp chín muồi.
Năm lý do cần có kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp quyết định có nên tiến hành hoạt động kinh doanh hay không.
Kế hoạch kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp chỉnh sửa mô hình kinh doanh. Quá trình viết kế hoạch kinh doanh cho phép chủ doanh nghiệp đánh giá những tác động của các yếu tố khác nhau đối với lợi nhuận hoặc dòng tiền của doanh nghiệp.
Kế hoạch kinh doanh giúp cải thiện khả năng thành công. Khởi sự hoặc mở rộng một doanh nghiệp liên quan đến việc đầu tư tiền của chủ doanh nghiệp, của người cho vay, và của nhà đầu tư vào rủi ro. Việc trả lời các câu hỏi, thay đổi suy nghĩ và giải quyết các vấn đề trên giấy tờ thường dễ dàng hơn và rẻ hơn so với việc tiến hành trong thực tiễn.
Kế hoạch kinh doanh giúp huy động vốn.
Kế hoạch kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp, các bên cho vay, và nhà đầu tư giám sát kết quả hoạt động kinh doanh.
Mẫu Kế hoạch kinh doanh
Có nhiều mô hình hay cấu trúc khác nhau cho bản kế hoạch kinh doanh. Cấu trúc của bản kế hoạch kinh doanh được sử dụng trong khoá học này bao gồm bảy phần sau đây:
Phần mở đầu
Phần này bao gồm Trang bìa, Tóm tắt nội dung chính và Mục lục.
Mô tả hoạt động kinh doanh
Phần này bao gồm nội dung thảo luận về ngành, doanh nghiệp, sản phẩm và/hoặc dịch vụ của công ty cùng với vị thế và chính sách giá của công ty.
Thị trường
Phần này cung cấp thông tin về quy mô và xu hướng của ngành, cơ sở khách hàng, cùng với bản chất cạnh tranh của thị trường. Các chủ đề cụ thể trong phần này bao gồm Cơ sở khách hàng, Quy mô và xu hướng thị trường, Cạnh tranh và Doanh thu dự kiến.
Sản xuất và phát triển sản phẩm
Phần này mô tả các sản phẩm, dịch vụ hiện tại cũng như các kế hoạch hoàn thành phát triển sản phẩm của công ty. Nội dung của phần này hướng vào việc hỗ trợ người đọc hiểu phương thức sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ của công ty. Phần này thường cung cấp thông tin chi tiết về Trạng thái phát triển của các sản phẩm hoặc Dịch vụ của công ty, Quy trình Sản xuất, Chi phí sản xuất và phát triển sản phẩm, các Yêu cầu và Chi phí về Lao động, và các yêu cầu về Vốn.
Bán hàng và Marketing
Phần này mô tả các chiến lược và chiến thuật công ty sẽ sử dụng để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Phần Bán hàng và Marketing của bản kế hoạch kinh doanh thường bao gồm những thảo luận về Chiến lược, Phương pháp bán hàng, Quảng cáo và Quảng bá sản phẩm.
Quản lý
Một ban lãnh đạo tốt có thể là nhân tố quan trọng nhất quyết định thành công. Phần này bao gồm mô tả về các thành viên ban lãnh đạo doanh nghiệp cùng với thông tin về tình hình sở hữu, Hội đồng quản trị/cố vấn, và các Dịch vụ Hỗ trợ chuyên nghiệp.
Tài chính
Thông tin tài chính được sử dụng để ghi chép, xác minh và khẳng định những thông tin được cung cấp trong bản kế hoạch kinh doanh. Phần này thường bao gồm những thảo luận về Rủi ro, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo thu nhập, Nhu cầu về Vốn và Lợi nhuận.
Mức độ đáng tin cậy
Bao gồm khả năng, mức độ sẵn sàng hoặc ý định thực hiện các nghĩa vụ vay vốn của công ty. Nội dung phân tích chú trọng vào các nguồn lực tài chính (bên trong và bên ngoài) của công ty, và ý định hoặc mức độ sẵn sàng của ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ nợ. Cả hai yếu tố dều phải được phân tích nhằm đảm bảo khoản vay được hoàn trả.
Quy trình đánh giá tín dụng
Quy trình đánh giá tín dụng có thể được chia làm bốn bước cơ bản sau: Đánh giá
Mục đích
Hoạt động kinh doanh
Quản lý
Thông tin tài chính
Phần 2
Nghiên cứu thị trường – Các Thuật ngữ, Khái niệm, Công cụ và Kỹ thuật thường được sử dụng để đánh giá Quy mô thị trường, Phân đoạn thị trường, Xu hướng và Môi trường cạnh tranh.
Phần này được thiết kế để cung cấp cho học viên những hiểu biết cơ bản về các Thuật ngữ, Khái niệm, và Kỹ thuật thường được sử dụng để xác định, đánh giá và quản lý quy trình marketing bao gồm phân đoạn thị trường, phân tích cạnh tranh và marketing mục tiêu. Học viên sẽ có cơ hội phát triển/đánh giá một bản phân tích thị trường từ góc nhìn của người cho vay/chủ doanh nghiệp bằng bài tập tình huống.
Giới thiệu các thuật ngữ và khái niệm Marketing
Phân biệt giữa nhu cầu, mong muốn, cầu của con người
Thị trường mục tiêu
Nghiên cứu thị trường
Phân đoạn marketing
Các biến số được sử dụng trong phân đoạn thị trường (Sản phẩm và Dịch vụ)
Phân tích cạnh tranh
Lựa chọn các thị trường mục tiêu phù hợp
Tìm – Xác định thị trường mục tiêu?
Phân biệt giữa nhu cầu, mong muốn, cầu của con người
Nhu cầu của con người: là những yêu cầu cơ bản cần phải được thoả mãn. Ví dụ, con người cần có thực phẩm, quần áo, chỗ ở, an toàn và sự tôn trọng. Những nhu cầu này là các yếu tố cơ bản cho điều kiện sống của con người mà không phải do các nhà thị trường tạo ra.
Mong muốn của con người: là những ước vọng về mức độ thoả mãn nhu cầu cụ thể. Ví dụ, con người cần thực phẩm nhưng muốn phở hoặc cơm rang. Con người có thể chỉ có một số nhu cầu nhưng mong muốn của họ thì nhiều. Mong muốn của con người liên tục được hình thành và phát triển cùng với sự tác động của các lực lượng kinh tế, xã hội, và thể chế, bao gồm gia đình, nhà trường, và các doanh nghiệp.
Cầu của con người: là những mong muốn về sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể được khẳng định bằng khả năng và mức độ sẵn sàng mua sắm của họ. Mong muốn trở thành cầu khi được hỗ trợ bởi sức mua. Nhiều người muốn chiếc Mercedes, nhưng chỉ có ít người có khả năng và sẵn lòng mua một chiếc.
Thị trường mục tiêu
Thế nào là Thị trường mục tiêu?
Thị trường mục tiêu là một nhóm khách hàng theo định nghĩa hẹp, bao gồm tất cả những đối tượng sau:
Những doanh nghiệp có những nhu cầu và lợi ích đặc biệt tương tự hoặc giống nhau;
Những hoạt động kinh doanh có ước vọng lớn về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn;
Bạn có hoặc có thể tạo ra những lý do thuyết phục để khách hàng tương lai làm ăn với công ty, thay vì với đối thủ cạnh tranh, của bạn;
Bạn có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng tương lai trong thị trường mục tiêu;
Nhóm khách hàng này đủ lớn để bạn có thể sản xuất sản phẩm với sản lượng mong muốn; và
Nhóm khách hàng đủ nhỏ để các đối thủ cạnh tranh không để ý đến.
Marketing mục tiêu bao gồm xác định, giao tiếp, bán hàng, và nhận phản hồi từ những người sử dụng lớn nhất của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Việc chú trọng vào thị trường hẹp cho phép công ty hướng các thông điệp bán hàng với mức độ chính xác lớn hơn. Càng xác định thị trường mục tiêu cẩn thận thì sẽ càng dễ dàng cho doanh nghiệp trong việc đáp ứng những nhu cầu và cầu cụ thể của thị trường. Một thông diệp bán hàng không có mục tiêu, không có trọng tâm, và chung chung thường không tạo được những phản hồi tốt từ khách hàng do khách hàng không cảm nhận được thông điệp đang nhằm vào họ và nhu cầu cá nhân của họ.
Nghiên cứu thị trường
Hiệp hội Marketing Hoa Kỹ định nghĩa nghiên cứu thị trường là “thu thập, ghi chép, và phân tích một cách có hệ thống những dữ liệu về các vấn đề liên quan đến marketing sản phẩm và dịch vụ.”
Việc hiểu khách hàng muốn gì và làm thế nào để thể hiện mong muốn này một cách cuốn hút sẽ quyết định nhu cầu cho nghiên cứu thị trường. Các ông chủ và lãnh đạo doanh nghiệp, dựa vào nhiều năm kinh nghiệm của mình, có thể có cảm nhận về nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, cách tiếp cận không chính thức này có thể không kịp thời hoặc không phù hợp với thị trường hiện tại. Nghiên cứu thị trường tổ chức thông tin nhằm đảm bảo thông tin kịp thời để giúp chủ doanh nghiệp:
Giảm rủi ro kinh doanh;
Nhận diện những vấn đề hiện tại hoặc sắp xảy ra đối với thị trường hiện tại; và
Xác định các cơ hội bán hàng.
Quá trình phát triển chiến lược marketing hiệu quả yêu cầu chủ doanh nghiệp tự hỏi những câu hỏi sau:
Ai là khách hàng hiện tại và tiềm năng của chúng ta?
Những khách hàng này ở đâu?
Họ có thể mua và sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của chúng ta không?
Chúng ta có sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ muốn không – vào đúng nơi, đúng lúc, và đúng sản lượng?
Giá cả của chúng ta có nhất quán với giá trị mà khách hàng nhìn nhận từ sản phẩm của chúng ta không?
Các chương trình quảng bá sản phẩm của chúng ta có hiệu quả không?
Khách hàng nghĩ về doanh nghiệp của chúng ta như thế nào?
Hoạt động kinh doanh của chúng ta được so sánh với hoạt động của đối thủ cạnh tranh như thế nào?
Nghiên cứu thị trường giúp người sử dụng kết quả nghiên cứu đánh giá chính xác và giải quyết các vấn đề marketing thực tế có ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của sản phẩm và dịch vụ của họ.
Nghiên cứu thị trường có thể được sử dụng để thiết lập nhu cầu, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, cải thiện kết quả của sản phẩm hoặc dịch vụ, hoặc xác định các bước hoặc hành động phù hợp tiếp theo đối với sản phẩm hoặc dịch vụ.
Nghiên cứu thị trường không phải là một khoa học hoàn hảo; chúng đòi hỏi thu thập thông tin thực tế và các ý kiến một cách khách quan và có trình tự để tìm ra người mua muốn mua gì chứ không phải người bán muốn bán cái gì.
Phân đoạn thị trường
Việc lựa chọn (các) phân đoạn thị trường đúng là rất quan trọng để công ty có thể đạt được sản lượng bán hàng và mức lợi nhuận đủ để tiếp tục hoạt động kinh doanh một cách bền vững và thịnh vượng.
Phân đoạn thị trường bao gồm phân nhóm hoặc phân loại thị trường thành những nhóm nhỏ hơn. Quy trình phân đoạn thừa nhận thực tế là thị trường chung được tạo bởi các thị trường con (được gọi là các phân đoạn).
Các phân đoạn nhỏ phải đồng nhất. Ví dụ, các khách hàng trong phân đoạn phải tương đồng với các khách hàng khác trong nhóm. Do có sự tương đồng nội nhóm này, mà các khách hàng trong cùng nhóm thường có phản ứng giống nhau đối với những chiến lược marketing nhất định. Cụ thể hơn, họ rất có thể sẽ có cùng cảm nhận về các yếu tố marketing được thiết kế cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định (như sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, quảng bá, con người và quy trình).
Lựa chọn (các) phân đoạn thị trường đúng có nghĩa là xác định các phân đoạn thị trường:
Có thể đo lường được về mặt định lượng;
Quy mô đủ lớn để đáp ứng sản lượng bán hàng theo kế hoạch;
Có thể tiếp cận được bởi các phương pháp phân phối của công ty; và
Nhạy cảm đối với các sự kiện marketing.
Các biến số được sử dụng trong phân đoạn đoạn thị trường (Sản phẩm và Dịch vụ)
Những biến số sau đây thường được sử dụng để phân đoạn thị trường tiêu dùng và doanh nghiệp:
Các biến số được sử dụng để phân đoạn thị trường tiêu dùng
Phân đoạn thị trường
Những đặc tính chung của nhóm
Phân đoạn theo nhân khẩu học
Các thông số thống kê như tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, v.v.
Phân đoạn theo địa lý
Địa điểm như địa chỉ doanh nghiệp, v.v..
Phân đoạn theo tâm lý*
Sở thích sống như những người yêu nhạc, những người sống ở nông thôn hoặc thành thị, v.v.
Phân đoạn theo nhu cầu sử dụng
Tần suất sử dụng như uống, du lịch, v.v.
Phân đoạn theo lợi ích
Ước vọng đạt được những lợi ích tương tự từ sản phẩm như sang trọng, tiết kiệm, thoải mái, v.v.
*
Đây là biến số thường được sử dụng nhất để phân đoạn các thị trường tiêu dùng
Các biến số được sử dụng để phân đoạn thị trường doanh nghiệp
Nhân khẩu học:
Những câu hỏi phù hợp
Ngành:
Chúng ta nên phục vụ ngành nào?
Quy mô:
Khách hàng của chúng ta có quy mô như thế nào?
Địa điểm:
Khách hàng của chúng ta ở địa phương nào?
Phân tích cạnh tranh
Phân tích cạnh tranh cực kỳ hữu ích. Qua đánh giá cạnh tranh mà công ty có thể:
Hiểu được lợi thế cạnh tranh, ví dụ lý do tại sao khách hàng lại làm việc với công ty hoặc yêu thích sản phẩm/dịch vụ của công ty thay vì sản phẩm/dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Với thông tin này, công ty có thể làm rõ các lợi thế cạnh tranh của mình (các đặc điểm bán hàng nổi trội) một cách hữu hiệu và lôi kéo được các khách hàng tiềm năng;
Hiểu được các vấn đề hiện tại đang tác động đến sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Những vấn đề này có thể sẽ khuyến khích những cải tiến sáng tạo đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty;
Xác định những đối tượng khách hàng có nhu cầu chưa được đáp ứng;
Quan sát hành động của đối thủ cạnh tranh để hiểu thị trường tốt hơn. Ví dụ, các đối thủ cạnh tranh đang thành công có đưa ra nhiều cấp độ dịch vụ hoặc giá cả cho các khách hàng khác nhau hay không.
Xác định xem thị trường đã bão hoà với sự tham gia của những đối thủ cạnh tranh hiện tại hay chưa.
Việc thu thập thông tin cạnh tranh tốt là rất quan trọng. Sau đây là danh sách minh hoạ các nguồn thông tin có thể sử dụng trong quá trình thu thập thông tin cạnh tranh.
Các nguồn thông tin dưới dạng văn bản
Các cuộc thăm hỏi cá nhân
Những cơ hội khác:
Các bài phát biểu và thuyết trình của đối thủ cạnh tranh;
Các cuộc trưng bày sản phẩm
Internet là một công cụ mạnh để tìm kiếm và thu thập thông tin.
Lựa chọn các thị trường mục tiêu phù hợp
Những nhân tố cần quan tâm trong quá trình đánh giá tính hấp dẫn của một phân đoạn thị trường gồm:
Quy mô của phân đoạn thị trường (số lượng khách hàng)
Tốc độ tăng trưởng của phân đoạn thị trường;
Mức độ cạnh tranh;
Mức độ trung thành với thương hiệu của các khách hàng hiện có trong phân đoạn;
Thị phần tiềm năng trong mối tương quan với ngân sách quảng cáo và khuyến mại của công ty và của các đối thủ cạnh tranh;
Thị phần cần có để đạt được điểm hoà vốn;
Doanh thu tiềm năng cho công ty trong phân đoạn; và
Tỷ suất lợi nhuận mà công ty có thể đạt được.
Nhà kinh doanh nên quan tâm đến các nhân tố sau đây. Những nhân tố này sẽ có tác động trực tiếp đến sự thành công của công ty trong việc thâm nhập thị trường.
Sức mạnh của đối thủ cạnh tranh (khả năng thu hút các khách hàng tiềm năng không mua sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn);
Sự tương đồng của các sản phẩm cạnh tranh (trong con mắt của khách hàng);
Tốc độ đưa ra sản phẩm mới của các đối thủ cạnh tranh; và
Khả năng (hoặc rào cản) thâm nhập thị trường.
Bước tiếp theo là xác định mức độ phù hợp của (các) phân đoạn thị trường đối với mục tiêu và năng lực của công ty. Một số nhân tố chính bao gồm:
Tìm - Xác định thị trường mục tiêu?
Một trong những cách mà công ty có thể sử dụng để tìm được thị trường mục tiêu tốt là đánh giá các khách hàng hiện tại của mình. Qua việc phân tích cơ sở khách hàng hiện tại, công ty có thể khám phá ra các phân đoạn khách hàng có đặc tính, lợi ích hoặc nhu cầu tương tự.
Quy tắc 80/20 là một công cụ hữu ích có thể ứng dụng trong marketing hoặc lựa chọn thị trường để thâm nhập. Nếu công ty có thể xác định được một số (20%) các khách hàng quan trọng sẽ đem lại đa số (80%) doanh thu cho công ty; và phát hiện những khách hàng tương tự; chúng ta có thể bán nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn mà không cần thêm nhiều nỗ lực.
Qua việc áp dụng quy tắc 80/20, công ty cố gắng phá hiện ra những người sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ lớn và xem họ như là thị trường hoặc phân đoạn thị trường mục tiêu mà công ty nên chiếm lĩnh. Tất nhiên, công ty không nên bỏ qua những phân đoạn thị trường phù hợp khác.
Những câu hỏi cần trả lời trong quá trình tìm hiểu cách thức xác định thị trường marketing bao gồm:
20% khách hàng lớn nhất mua sản phẩm gì của công ty?
Tần suất giao dịch kinh doanh của họ với công ty ra sao?
Họ đã trở thành khách hàng của công ty từ khi nào?
Những khách hàng này có duy trì trong nhóm 20% khách hàng lớn nhất không? (xem xét danh mục khách hàng lớn của năm trước). Nếu không, điều gì đã xảy ra? Tại sao họ lại không còn nằm trong nhóm khách hàng lớn?
Những khách hàng lớn này có chung đặc tính gì?
Họ có cùng đặc tính về nhân khẩu học hoặc địa lý không?
Họ thường đọc báo gì?
Họ thường xem những chương trình truyền hình nào?
Họ có cùng loại hình kinh doanh không?
Họ có cùng loại hình doanh nghiệp/tổ chức không?
Họ có cùng mối quan hệ với các luật sư, kế toán hoặc các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp khác không?
Một phương pháp khác có thể áp dụng để tìm ra thị trường mục tiêu tốt là phân tích theo chiều ngược lại. Bắt đầu từ việc liệt kê tất cả các lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty có thể mang lại cho khách hàng. Sau đó liệt kê một số đặc tính của các khách hàng tiềm năng mà vị thế hiện tại của họ có thể được cải thiện rõ rệt nhờ những lợi ích này. Công ty nên bắt đầu xác định những nhóm khách hàng hẹp này như là thị trường mục tiêu.
Bài tập Phân tích thị trường - Công ty Cổ phần LapTop.
Quan điểm của người cho vay thương mại
Tình huống:
Bạn là cán bộ tín dụng/cho vay của ngân hàng BIG MONEY (Tiền To), một ngân hàng thương mại địa phương. Bạn mới nhận được một cuộc gọi từ Giám đốc Tài chính và Tiếp thị của công ty Lap Top JSC. (LapTop). LapTop là khách hàng của ngân hàng bạn. Đây là một công ty cổ phần chuyên bán phần cứng máy tính và các phụ kiện liên quan. Lap Top được thành lập năm 2000 với vốn ban đầu là 1,2 tỷ đồng Việt Nam. Hiện nay Lap Top đang điều hành 3 điểm bán lẻ (cửa hàng) và thuê 55 nhân công. Công ty muốn mở rộng hoạt động của mình bằng việc mở thêm 15 điểm bán lẻ mới nữa. Kế hoạch này của công ty cần đến một số vốn khá lớn. Lap Top đang có dự định xin vay ngân hàng BIG MONEY để tài trợ cho kế hoạch mở rộng của mình. Giám đốc Tài chính và