Dự án: Phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo Phú Quốc

Là sự phát triển lâu dài, phát triển trong hiện tại mà không làm tổn hại đến lợi ích của các thế hệ mai sau, phát triển phải gắn với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

ppt35 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án: Phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo Phú Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÓC MÔN TRƯỜNG THCS TÂN XUÂN LỚP 9/6 Hóc Môn, ngày 13/03/2012 - Nhóm: Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ - GVHD: Lê Thanh Long Các thành viên nhóm 1. Phát triển bền vững: Là sự phát triển lâu dài, phát triển trong hiện tại mà không làm tổn hại đến lợi ích của các thế hệ mai sau, phát triển phải gắn với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Qua sơ đồ cho thấy phát triển bền vững là trung tâm, là sự hài hoà của các giá trị kinh tế – xã hội – môi trường… trong quá trình phát triển thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. 2. Phát triển tổng hợp: Là sự phát triển nhiều ngành, giữa các ngành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ để cùng phát triển và sự phát triển của một ngành không được kìm hãm hoặc gây thiệt hại cho các ngành khác. 3.Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển – đảo? Lược đồ một số đảo và quần đảo Việt Nam Lược đồ đảo Phú Quốc - Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong Vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên giang. Với diện tích rộng tới 585km2, dân số 79.800 người (năm 2003), đảo lớn tận cùng ở phía Nam Tổ quốc này đã có thể sánh bằng đảo quốc Singapore ở Đông Nam Á. Lược đồ đảo Phú Quốc - Là nơi hội tụ của nhiều lợi thế để phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo như: nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch và dịch vụ biển… Khí hậu của đảo mang tính chất nhiệt đới gió mùa điển hình, nóng ấm quanh năm, ít biến động thất thường. Phú Quốc có được một nguồn tài nguyên vô giá là rừng nhiệt đới, ngoài ra còn có nhiều diện tích rừng Tràm, rừng ngập mặn … - Ngoài hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp với diện tích gần 7.000ha chủ yếu là hồ tiêu, điều, dừa, cà phê… Rừng ở Phú Quốc. - Trên đảo có một số sông quan trọng, phần lớn bắt nguồn từ dãy núi Hàm Ninh để đổ ra bờ biển phía tây, như Rạch Chàm, sông Cửa Cạn, sông Dương Đông, v.v… đảm bảo cho đảo có nước ngọt để dùng và tưới ruộng. - Du lịch phát triển với cảnh đẹp , nhiều bãi tắm tuyệt vời để nghỉ ngơi, tịnh dưỡng, nhiều hang, núi để thám hiểm và hoạt động thanh niên, dã ngoại. Sông Dương Đông. - Ngoài khơi biển Phú Quốc có những ngư trường lớn với rất nhiều các loại cá, tôm, cua ,…. Có vũng nước sâu để xây dựng hải cảng lớn. Cảng cá Dương Đông. - Người dân ở đây vốn cần cù lao động, thắng thắn, năng động, có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động kinh tế biển. Dân chài lưới Phú Quốc - Đảo phú quốc là nơi có nhiều di tích lịch sử như khu căn cứ của người anh hùng Nguyễn Trung Trực, những kỉ vật của vua Gia Long trong những năm trôi dạt ra đảo (cuối thế kỉ 18), nhà tù Phú Quốc. Bên cạnh đó một số các lễ hội truyền thống và lịch sử như lễ hội thờ Thần nước bà Thuỷ Long Thánh Mẫu, lễ hội Dinh thờ cá Ông, lễ hội Sùng Hưng cổ tự, lễ hội Đình Thần An Thới… Một góc Trại giam tù binh Phú Quốc Quanh đảo có nhiều bãi biển đẹp, như bãi Dài, bãi Giếng, bãi Khem, bãi Sao, bãi Vòng… thuận lợi cho hoạt động tắm biển, có nhiều dạng bờ mài mòn đá gốc ở phía Bắc và các mũi đá gốc chạy sát ra biển tạo nhiều cảnh quan đẹp như Gành Cậu, mũi Tàu Rũ, mũi Ông Đội, ... Bãi Sao, một trong những bãi biển đẹp nhất ở Phú Quốc. Đặc biệt, bãi Dài ở đảo Ngọc này đã đứng đầu danh sách 5 bãi biển “Hidden Beaches” (những bãi biển còn ít được khám phá) đẹp nhất thế giới do trang web chuyên về du lịch của Australia (www.concierge.com) bình chọn vào năm 2008. - Ngoài đảo chính Phú Quốc, hệ thống các quần đảo An Thới, Hải Tặc, Thổ Chu và một số đảo rải rác gồm 36 đảo ở khu vực phụ cận tạo nên cảnh quan đẹp làm tăng sức hấp dẫn của du lịch đảo Phú Quốc. Một đoạn của bãi Dài ở Phú Quốc. -Theo thống kê, cho đến nay đã có hơn 53.000 lượt người, tăng 4,88% so với năm ngoái. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 404 tỷ đồng, vượt hơn 30% kế hoạch năm, tăng 58% so cùng kỳ. Hiện Phú Quốc có 72 cơ sở lưu trú với gần 1. 500 buồng có năng lực phục vụ cho trên 2000 lượt khách đến lưu trú trong ngày. Bãi biển Phú Quốc Riêng Khu di tích lịch sử văn hóa nhà tù Phú Quốc năm nay đón 120 đoàn với gần 70.000 lượt khách đến tham quan (năm 2009) - Kiên Giang phấn đấu đến năm 2020 phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại, chất lượng cao, tầm cỡ các quốc gia trong khu vực và thế giới, làm động lực thúc đẩy phát triển du lịch cả nước, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chủ đạo của đảo gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng. - Phú quốc có các cảng An Thới, cảng Hòn Thơm…, nơi cập bến của tàu bè trong nước và quốc tế để trao đổi hàng hóa. Dương Đông - Dương Đông là thủ phủ của Phú Quốc, là cảng cá lớn, ở trung tâm phía tây đảo. Ở đây có sân bay Phú Quốc và các khách sạn, có nhiều cảnh đẹp. Sân bay Dương Đông là sân bay xếp thứ 6 về lượng khách tại các sân bay Việt Nam Tuyến cầu cảng cũng được đầu tư xây mới hiện đại hơn. Ngày nay, hệ thống đường giao thông trên đảo đang phát triển nhanh chóng, cạnh đó là các tuyến vận chuyển hành khách từ đất liền ra đảo bằng cả đường hàng không lẫn hàng hải rất thuận tiện nên du khách có thể yên tâm đến cũng như đi lại trên đảo mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào. - Gần đây, nhờ hoạt động du lịch trên đảo phát triển nhanh chóng, một bộ phận cư dân chuyển sang tham gia cung cấp các dịch vụ phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn,… - Dọc bờ biển có một số trung tâm đô thị lớn, có trên 100 địa điểm có thể xây dựng cảng. Khách sạn ở Phú Quốc - Đặc sản của Phú Quốc gồm có : + Nước mắm được chê biến từ loại cá cơm, một loại cá nhỏ mềm xương rất đặc biệt mà không đâu khác có được. Hàng năm sản xuất khoảng 4 triệu lít và được xuất khẩu ra một số nước ngoài. Cơ sở chế biến nước mắm Phú Quốc Nước mắm Phú Quốc – Hưng Thịnh + Hồ tiêu Phú Quốc nổi tiếng trong ngoài nước về mức độ nồng và thơm. + Ngoài hai đặc sản vừa kể, Phú Quốc có một giống thú rất độc đáo. Đó là một loại chó, gọi là chó Phú Quốc, có xoáy trên lưng rất trung thành và tinh khôn, biết làm theo hiệu lệnh của chủ. Vườn tiêu ở Phú Quốc. Chó Phú Quốc Phú Quốc nằm trong vùng biển ấm, nơi có điều kiện sinh tồn thuận lợi cho nhiều loài động, thực vật biển. Bến cảng An Thới lại được các đảo che chắn an toàn... càng tạo đà cho hòn đảo này phát triển mạnh, đặc biệt là về nghề đánh bắt và chế biến thuỷ sản. Phú Quốc từng là nơi thuyền bè từ Cao Miên, Xiêm, rồi nhiều nơi trong cả nước ra vào tấp nập mua tôm khô, cá khô, nước mắm. Ngư dân Vùng biển Phú Quốc được đánh giá là ngư trường giàu có với tổng trữ lượng cá phân bố ước đạt khoảng 464.000 tấn. Trong đó trữ lượng cá nổi chiếm khoảng 51%, 239.000 tấn; cá đáy và cá rạn san hô chiếm khoảng 49%, 255.000 tấn. Biển Phú Quốc là trung tâm của một vùng ngư trường phong phú với các loại cá, mực, tôm... Biển mang lại nguồn lợi thủy sản chính cho người dân trên đảo. - Hiện có hơn 2.000 thuyền đánh cá quanh năm đánh mực, câu tôm, hải sâm, đồi mồi và nhiều hải sản quý khác. Sản lượng đánh bắt khoảng 35000 tấn cá hằng năm đã tạo nguồn thu nhập và công ăn việc làm cho người dân trên đảo và khu vực lân cận. Những đối tượng hải sản này thường được khai thác ở vùng ven các đảo, trong các rạn san hô, thảm cỏ biển và vùng nước lân cận. - Ở Phú Quốc mặc dù nghề cá rất phát triển, nhưng lực lượng lao động làm nghề này chỉ chiếm khoảng 17% của tổng số lao động xã hội, đứng thứ ba sau cả lực lượng làm tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp; lực lượng lao động nông, lâm nghiệp chiếm vị trí thứ nhất với 51,9% của tổng số. - Ở những vùng biển lặng sóng, có độ mặn lý tưởng cho nghề nuôi cấy trai lấy ngọc. Hơn 10 năm qua, nhờ áp dụng kỹ thuật nuôi cấy tiên tiến từ các quốc gia như Úc, Nhật... và các điều kiện thiên nhiên phù hợp, nghề nuôi trai lấy ngọc ở Phú Quốc đã thực sự lớn mạnh. Nghề nuôi cấy trai lấy ngọc - Mặc dù nông – lâm nghiệp chiếm nhiều lực lượng lao động nhất trên các đảo nhưng giá trị tổng sản lượng không cao, phần lớn diện tích khai khẩn được đều được dùng để trồng cây lâu năm như tiêu, điều, dừa và một số cây lâu năm khác. - Rừng chiếm 70 % diện tích đảo với 50.000 ha, trong đó rừng đặc dụng có tới 9.500 ha. Có nhiều gỗ quý và thú rừng được quy hoạch thành rừng cấm quốc gia…, tập trung ở khu vực phía đông bắc đảo, Ngoài ra, đảo có chừng 20000 ha đất có giá trị nông nghiệp: những ruộng lúa thấy trải dài trên những đồng bằng phía tây, trong khi những vườn hồ tiêu lại mọc sum xuê ở phần phía bắc. Từ trước đến nay, Phú Quốc bao giờ cũng xuất cảng một số lượng hồ tiêu lớn, có năm lên đến 25 tấn. - Phú Quốc đang có hơn 200ha rau màu. Tuy nhiên với hơn 120.000 dân huyện đảo và đông đảo khách lữ hành, tạm trú thường xuyên khoảng 30.000 người Phú Quốc vẫn thiếu rau trầm trọng, ước tính lúc cao điểm tăng hơn 60-70% so với mức cung hiện thời. - Ở vùng này đã sớm hình thành nên những vườn tiêu tươi tốt, bạt ngàn. Thời cực thịnh, hàng năm sản lượng tiêu Phú Quốc có tới ba, bốn vạn tấn tiêu ngon xuất khẩu. Thế rồi chỉ trong vòng 8 năm qua, giá cả tiêu cứ chập chờn theo chiều hướng sút giảm nên nhiều nhà vườn rơi vào thế cầm cự và dần dần bỏ bê. Diện tích vườn tiêu Phú Quốc bây giờ đã thu hẹp hơn 50% diện tích so thời hoàng kim hồi trước. - Những năm gần đây, tình trạng di dân cơ học ra đảo tăng nhanh cùng những  hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển trên 2 bên bờ sông Dương Đông khiến dòng sông bị ô nhiễm. Ngoài ra, hiện các khu vực bãi biển từ khu vực bãi Bà Kèo đến Dinh Cậu, cảng An Thới, cảng Bãi Vòng… cũng bị ô nhiễm hữu cơ vượt quá tiêu chuẩn cho phép, do hoạt động của các nhà nghỉ, khu du lịch, chợ… - Tình hình ô nhiễm môi trường có chiều hướng gia tăng. Tình trạng lấn chiếm đất rừng phòng hộ còn xảy ra khá nhiều. Ô nhiễm môi trường biển - Hiện nay vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các loại nước thải sinh hoạt, sản xuất, …đều được thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên. Còn đối với các loại chất thải rắn thì mới có 60% chất thải trong dân cư được thu gom và cũng xử lý bằng đốt, dùng hóa chất để phân hủy hoặc chôn lấp tại 2 bãi rác lộ thiên ở đồng tràm xã Cửa Cạn và thị trấn An Thới. - Giá nông sản xuất khẩu không ổn định gây nhiều khó khăn cho người dân. - Tập trung huy động mọi nguồn lực phát triển mạnh kinh tế biển-đảo theo hướng tổng hợp; trong đó, trọng tâm là du lịch nhằm khai thác lợi thế vùng biển-đảo. Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, Phú Quốc thành đặc khu hành chính kinh tế trực thuộc TW, là trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, trung tâm công nghệ, trung tâm tài chính, trung tâm thương mại, trung tâm giải trí chất lượng cao, giao thương quốc tế lớn và hiện đại của cả nước khu vực và quốc tế. - Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, như giao thông nối kết đất liền và các trung tâm đô thị lớn, giao thông nội đảo, điện, nước,... để làm tiền đề thu hút đầu tư cơ sở nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí,... phát triển các đảo phụ cận. - Chủ động tìm kiếm thị trường. - Phát triển nuôi trồng thủy hải sản, tiếp tục phát triển đánh bắt xa bờ, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với an ninh biên giới biển đảo, bảo vệ môi trường sinh thái. - Phát triển các sản phẩm du lịch gắn với các loại hình: tắm biển, nghỉ dưỡng; tham quan thắng cảnh và các di tích văn hoá, lịch sử; sinh thái; thể thao; vui chơi giải trí; hội nghị, hội thảo; mua sắm. - Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển, gắn với phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao, như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụ dầu khí, vận tải... 1. Nguyễn Dược (Tổng chủ biên) và tgk (2009), Sách Địa lí 9, Nxb Giáo dục. 2. Lê Thông, Nguyễn Viết Thịnh và tgk (2010), Sách Địa lí 12 ban cơ bản, Nxb Giáo dục. 3. Lê Bá Thảo (2002), Thiên nhiên Việt Nam, Nxb Giáo dục. 4. Lê Bá Thảo (2002), Việt Nam Lãnh thổ và các vùng địa lý, Nxb Thế giới. 5. Phạm Côn Sơn (2000), Những nẻo đường Việt Nam, Nxb Đồng Nai. 6. Vũ Thế Bình (Chủ biên) và tgk (2004), Non nước Việt Nam, Nxb Giáo dục. 7. 8. Đảo Phú Quốc, một tiềm năng phát triển du lịch sinh thái biển 9. 10. 11. 12. Chúng em xin cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã theo dõi phần trình bày của nhóm!