This paper utilizes equation of labour forecast in economic sectors by using
OLS method to estimate quantity of employed labour by gender, age, sector,
occupation, technical skills, possession, job status. By this way, it is able to
find labour trend, labour distribution in rural areas of An Giang province, in
the period of 2019-2025. The forecast result will provide more evidence for
the province in making policy of labour development, labour allocation and
distribution that is appropriate to local area as well as socio-economic
development policy in rural areas in the forthcoming time.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 42 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự báo xu hướng phân bố lao động ở khu vực nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 2019 - 2025, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 8 – 17
8
DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÂN BỐ LAO ĐỘNG Ở KHU VỰC NÔNG THÔN
TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
Trần Thị Kim Liên1, Hoàng Thu Hằng2
1Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM
2Viện Khoa học Lao động và Xã hội
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 25/09/2019
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
22/10/2019
Ngày chấp nhận đăng:
02/2020
Title:
The estimate labour trend,
labour distribution in rural
areas of An Giang province in
the period of 2019-2025
Keywords:
Predict, labour distribution,
labour allocation, rural area
Từ khóa:
Dự báo, phân bố lao động,
phân công lao động, khu vực
nông thôn
ABSTRACT
This paper utilizes equation of labour forecast in economic sectors by using
OLS method to estimate quantity of employed labour by gender, age, sector,
occupation, technical skills, possession, job status. By this way, it is able to
find labour trend, labour distribution in rural areas of An Giang province, in
the period of 2019-2025. The forecast result will provide more evidence for
the province in making policy of labour development, labour allocation and
distribution that is appropriate to local area as well as socio-economic
development policy in rural areas in the forthcoming time.
TÓM TẮT
Bài viết sử dụng các phương trình dự báo việc làm trong các ngành kinh tế
theo phương pháp hồi quy OLS để dự báo số lượng lao động có việc làm theo
giới tính, nhóm tuổi, ngành, nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật, hình thức sở
hữu, vị thế công việc; từ đó tìm ra xu hướng việc làm và phân bố lao động ở
khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2019-2025. Kết quả
dự báo sẽ là cơ sở cho Tỉnh đưa ra những chính sách phát triển nguồn lao
động và phân bố lao động phù hợp với cộng đồng dân cư cũng như chính
sách phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn trong thời gian tới.
1. GIỚI THIỆU
Những năm gần đây, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh
An Giang xác định phát triển nguồn nhân lực phải
gắn với quá trình đổi mới chất lượng đào tạo, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế. Lấy năng suất, chất
lượng, hiệu quả lao động làm căn cứ đánh giá kết
quả, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Trong
đó, đã xác định:
Phát triển theo hướng không ngừng nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh
tranh và xây dựng nền kinh tế xanh để tạo
nền tảng phát triển thương mại - dịch vụ,
công nghiệp chế biến và xây dựng.
(Đảng bộ tỉnh An Giang, 2016).
Do đó, mục tiêu xây dựng nguồn lực muốn đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội
nhập quốc tế; để tạo thành động lực tổng hợp
thúc đẩy sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế,
nhất là khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh An
Giang hiện nay thì việc phân bố nguồn lao động
hợp lý phải phối hợp hài hoà nhiều biện pháp
phân bổ theo từng lĩnh vực sản xuất, từng ngành
trong nội bộ từng ngành kinh tế, từng khu vực
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 8 – 17
9
địa lý của tỉnh nhằm thực hiện công nghiệp hóa –
hiện đại hóa thành công trong giai đoạn mới. Để
thực hiện hiệu quả vấn đề này, phân tích và dự
báo xu hướng phân bố lao động là một nhiệm vụ
thiết yếu của công tác hoạch định phát triển kinh
tế hiện nay và là cơ sở khoa học cho việc định
hướng xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo
nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội, kết nối cung
- cầu lao động nhằm giảm tỉ lệ mất cân đối
nguồn nhân lực ở tỉnh An Giang nói riêng và các
địa phương khác ngoài tỉnh nói chung.
Đề cập đến dự báo nhân lực và nhu cầu nhân lực
nói chung và dự báo xu hướng phân công lao
động tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu như
Đỗ Văn Chấn và cs. (1996); Nguyễn Đông Hanh
(1984); Trần Thị Phương Nam, Mai Thị Thu
(2013). Nhìn chung, các nghiên cứu đã cung cấp
bức tranh khái quát về các mô hình dự báo nhân
lực theo kinh nghiệm quốc tế, làm rõ một số vấn
đề lý thuyết về các phương pháp dự báo trong
điều kiện nền kinh tế thị trường, dự báo cơ cấu
đội ngũ cán bộ chuyên môn theo các ngành kinh
tế quốc dân, trình bày những cơ sở lí luận dự báo
nhu cầu nhân lực được đào tạo; giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu do thực tiễn đặt ra, góp
phần quan trọng vào việc hoạch định chiến lược
và lập kế hoạch phát triển đào tạo nhân lực ở
Việt Nam.
Về các lý thuyết dự báo còn kể đến các nghiên
cứu của các tác giả Michael R.Carrell, Norbert
F.Elbert và Robert D. Hatfield đã trình bày một
cách cụ thể mang tính lý thuyết trong xây dựng
chiến lược quản lý nhân lực, tác giả Francis X.
Diebold với những bước cơ bản để thực hiện
thành công một dự báo, những nguyên tắc để
thực hiện thành công dự báo, các mô hình dự báo
cơ bản: Mô hình trung bình chuyển động, dự báo
theo các chu kỳ, mô hình dự báo tổng hợp, mô
hình hồi quy. Một mô hình dự báo mang tính vĩ
mô là mô hình cơ sở BLS do Cục Thống kê lao
động của Mỹ (US. Bureau of Labor Statistics)
thực hiện. Mô hình này thể hiện các bước thực
hiện như: Lực lượng lao động, tăng trưởng kinh
tế chung, nhu cầu sản phẩm trong nước (GDP)
chia theo ngành, đầu ra-đầu vào, nhân lực theo
ngành, nhân lực theo nghề. Kết quả dự báo mô
hình này cho phép thể hiện chi tiết cho các ngành
và nghề nghiệp. Tương tự, Mô hình IER (The
Institute of Employment Rights - UK) do Viện
về Quyền của Người lao động của Anh thực hiện
cho phép phân tích chi tiết hơn, đó là những nhu
cầu theo nghề, đào tạo theo vùng miền và giới
tính.
Liên quan đến nghiên cứu xu hướng lao động
việc làm ở nông thôn, Jonna Estudillo và cs.
(2013) trong Labor markets, occupational
choice, and rural poverty in four Asian countries
đã có những phát hiện về cơ chế thị trường lao
động khu vực nông thôn của Philippines, Việt
Nam, Bangladesh và Sri Lanka; từ đó đề xuất
các chính sách cải thiện việc làm và mức sống
của người lao động nông thôn. Ngoài ra, một
nghiên cứu của Jennifer Cheung trong bài viết
China’s Inland Growth Gives Rural Laborers
More Opportunities Near Home đã khẳng định
việc lao động di cư của Trung Quốc có xu hướng
tính đến cơ hội việc làm gần nhà hơn khi khu
vực kinh tế nội địa phát triển.
Đặc biệt, Jasmmin Thomas (2015), đã dự báo
việc làm, nghề nghiệp với các kỹ năng, đào tạo
và giáo dục cần thiết để đáp ứng nhu cầu lao
động trong tương lai. Nghiên cứu này sử dụng bộ
số liệu khảo sát cung - cầu thị trường lao động
bằng nhiều phương pháp, trong đó có cả phương
pháp dự báo bình phương nhỏ nhất (OLS) và mô
hình hồi quy Multilogic để dự báo việc làm,
phân bố việc làm theo trình độ, nghề nghiệp.
Nghiên cứu cũng thảo luận về các phương pháp
có thể thực hiện để ước tính cung và cầu lao
động nghề nghiệp trong tương lai mà người lao
động nông thôn phải đối mặt. Đây là cơ sở để
nhóm nghiên cứu vận dụng và phát triển phương
pháp hồi quy OLS phù hợp trong dự báo số
lượng lao động có việc làm ở khu vực nông thôn
An Giang – phương pháp này phù hợp với dạng
số liệu trong quá khứ dùng để dự báo (số liệu
dạng chuỗi, dạng chéo).
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 8 – 17
10
2. PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO VÀ SỐ LIỆU
2.1 Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo việc làm trong toàn nền kinh
tế và trong các ngành kinh tế
Chi tiết của phương pháp luận dự báo việc làm
trong toàn nền kinh tế được chỉ ra bởi phương
trình (1) dưới đây, đó là hồi quy ln(LD) theo các
biến độc lập ln(GDP), t, t2 và t3 cũng như các biến
trễ của ln(LD), ln(GDP) (Đỗ Văn Thành, 2015B).
Hồi quy:
(1)
Trong đó:
LD: Số lao động đang tham gia hoạt động kinh tế trong toàn tỉnh
: Tổng sản phẩm quốc nội được tính theo giá so sánh.
: Biến LD trễ bậc 1
= năm – 2010 (vì số liệu thống kê có được bắt đầu từ năm 2010)
a1, a2, a3, a4 và a5 là các hệ số ước lượng; c là sai số ngẫu nhiên
Biến phụ thuộc: ; Biến giải thích:
Bằng sử dụng kỹ thuật hồi quy theo phương pháp
bình phương nhỏ nhất trên tập dữ liệu thống kê liên
quan đến các biến LD, GDP và t, ta sẽ xác định
được các hệ số của phương trình (1) và sau đó: Số
lao động tham gia hoạt động kinh tế: LD =eln(LD).
Phương trình mà các hệ số được ước lượng dựa
trên tập số liệu thống kê thực tế như phương trình
(1) ở trên được gọi là phương trình hành vi.
Ngược lại thì được gọi là đồng nhất thức.
Trong phương trình (1), yêu cầu hệ số a2>0 và nó
ngầm ý rằng việc làm phụ thuộc vào tăng trưởng
kinh tế. Khi GDP tăng lên thì việc làm mới cũng
được tạo thêm mới và ngược lại khi GDP giảm thì
một số việc làm sẽ mất đi. Hơn nữa nếu trong
phương trình (1) không có các thành phần liên
quan đến biến t thì a2 được gọi là hệ số co dãn
giữa việc làm và GDP. Nó cho biết khi GDP tăng
lên hoặc giảm đi 1% thì số việc làm cũng tăng lên
hoặc giảm đi a2%.
Tuy nhiên, do Việt Nam là nước đang phát triển, quá
trình phát triển kinh tế gắn liền với quá trình áp dụng
khoa học công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến nên
hệ số co giãn giữa việc làm và GDP là không ổn
định và có thể xảy ra tình trạng có những năm GDP
tăng lên nhưng không tạo ra việc làm mới, thậm chí
còn làm mất đi một số việc làm, An Giang là địa
phương cũng ở hiện trạng tương tự. Để nắm bắt
được hiện tượng này, thành phần
được đưa
vào để phản ánh cho sự áp dụng khoa học công
nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến như vậy
và nó được thay đổi theo thời gian. có thể có
nhiều dạng khác nhau, nhưng nói chung ở dạng đa
thức bậc 3 là đủ để dự báo được chính xác.
Việc dự báo số lao động đang tham gia hoạt động
kinh tế trong một ngành kinh tế nào đó được xác
định tương tự như phương trình (1), ở đó LD
tương ứng là số lao động đang tham gia hoạt động
trong một ngành kinh tế nào đó và GDP là tổng
sản phẩm quốc nội của ngành kinh tế đó được tính
theo giá so sánh.
Phương pháp dự báo việc làm phân theo trình độ
đào tạo
Phương pháp được xác định như sau:
Hồi quy:
2 3
1 2 3 4ln( ) ln( ( 1)) * * * (2)ODDS a ODDS a t a t a t c= + − + + + +
2 3
1 2 3 4 5ln( ) *ln( (-1) *ln( ) * * *LD a LD a GDP a t a t a t c= + + + + +
GDP
( 1)LD −
t
LD , ( 1),GDP LD t−
2 3
3 4 5( )f t a t a t a t c= + + +
( )f t
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 8 – 17
11
với ODDS là tỷ lệ của việc làm ở một mức trình
độ nào đó chia cho tổng việc làm toàn khu vực
nông thôn trong tỉnh, được gọi là tỷ số odds. a1,
a2, a3 và a4 là các hệ số ước lượng; c là sai số ngẫu
nhiên. Từ kết quả hồi quy, chúng ta sẽ nhận được
tỷ số odds ở một mức trình độ đào tạo và việc làm
ở mức trình độ đào tạo đó sẽ được tính bằng cách
nhân tỷ số odds với việc làm toàn nền kinh tế.
Phương pháp này được gọi là Multilogit.
Phương pháp dự báo việc làm theo trình độ đào
tạo trong ngành kinh tế
Để dự báo việc làm phân theo trình độ đào tạo
phân theo các ngành kinh tế ta có thể sử dụng
phương pháp Multilogit như được trình bày ở
trên. Tuy nhiên với nhận xét rằng với mỗi trình độ
đào tạo ta phải ước lượng 4 phương trình hành vi
cho 4 mức trình độ và mức trình độ đào tạo còn
lại ta có thể tính toán bằng đồng nhất thức.
Như vậy để dự báo việc làm phân theo 5 trình độ
đào tạo trong 3 ngành ta cần phải ước lượng: 3 x 4
= 12 phương trình hành vi và 3 đồng nhất thức.
Có thể thấy về mặt lý thuyết dạng phương trình
dự báo việc làm cũng như việc làm phân theo
trình độ đào tạo (hay ngành đào tạo cấp 1) trong
các ngành kinh tế là đơn giản nên có thể nghĩ rằng
việc xác định được phương trình hành vi (hay
phương trình ước lượng) bằng phép hồi quy cho
phép dự báo được là không khó khăn, phức tạp.
Để phương trình ước lượng đạt được yêu cầu trên
người ta phải sử dụng một số kỹ thuật khác trong
đó; nhất là coi phần dư của phương trình ước
lượng như là mô hình trung bình trượt tự hồi quy
ARMA.
2.2 Nguồn số liệu sử dụng để dự báo và các chỉ
số dự báo
Để phản ánh được tình trạng nguồn nhân lực trên
địa bàn toàn tỉnh, trong bài viết này, nhóm tác giả
sử dụng số liệu từ Điều tra cung-cầu lao động
hàng năm của tỉnh giai đoạn 2010-2017; từ đó dự
báo 1 số chỉ tiêu liên quan đến phân công, phân
bố lao động có việc làm ở khu vực nông thôn tỉnh
An Giang. Các chỉ số dự báo về phân công, phân
bố lao động có việc làm gồm:
- Các chỉ số về việc làm: Tổng việc làm, việc
làm theo giới tính, nhóm tuổi, nghề nghiệp, vị
thế việc làm.
- Chỉ số về quy mô việc làm theo trình độ
chuyên môn kỹ thuật.
2.3 Mô tả các bước dự báo sử dụng số liệu
Điều tra cung-cầu lao động tỉnh An Giang
giai đoạn 2010-2017
Ước lượng gộp các phương trình dự báo việc làm
và trong các ngành kinh tế theo công thức (1) ở
trên bằng phương pháp hồi quy OLS. Các yêu cầu
kiểm định về tính ổn định của phương trình ước
lượng, phần dư có phân phối chuẩn và kỳ vọng
bằng 0; phần dư không tự tương quan chuỗi và
phần dư không có hiện tượng phương sai thay đổi
đều được thỏa mãn. Trong các phương trình này
đã đưa thêm một số biến giả để khắc phục sự biến
đổi bất thường của dữ liệu.
Phương trình dự báo cầu lao động khu vực nông
thôn tỉnh
Ln(LD) = 0.864 * Ln(LD(-1)) + 0.23 * Ln(GDP) - 0.01 * t - 0.01 * t2 (3)
(0.067) 0.084) (0.004) (0.004)
Để dự báo lao động khu vực nông thôn tỉnh An Giang, thay giá trị vào phương trình (3). Dự báo việc làm
năm 2019 như sau:
Ln(LD2019)=0.864 * Ln(LD2018) + 0.23 * Ln(2019) - 0.01 * t - 0.01 * t2
Thay số vào phương trình:
Ln(LD2019) = 0.864 * Ln(867791) + 0.23 * Ln(77723) - 0.01*8 - 0.01 * 82
= 13.69
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 8 – 17
12
=> LD2019 = e^13,69 = 882,678 (lao động)
Dự báo các năm khác tương tự, kết quả được cho trong bảng 1.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
3.1 Dự báo xu hướng phân công, phân bố lao
động có việc làm theo giới tính và nhóm
tuổi giai đoạn 2019-2025
Theo kết quả dự báo ở bảng 1, tổng số việc làm ở
khu vực nông thôn của tỉnh sẽ có xu hướng tăng
trong giai đoạn 2019 - 2025, bình quân mỗi năm
tăng khoảng 13 nghìn việc làm. Nguyên nhân có
thể là do tác động của các chính sách định hướng
phát triển nông nghiệp trong thời gian tới của tỉnh.
Về việc làm theo giới tính
Theo giới tính, việc làm của nam giới tăng từ
518,4 nghìn người năm 2019 lên 561,1 nghìn
người năm 2025, nữ giới tăng từ 364,3 nghìn
người lên 413,2 nghìn người.
Việc làm theo nhóm tuổi
Theo nhóm tuổi, tất cả lao động trong độ tuổi trẻ
và trung niên từ 15 đến 24 tuổi có xu hướng giảm
việc làm ở khu vực nông thôn, tuy nhiên nhóm
trung niên và tuổi già có xu hướng tăng việc làm
(nhóm tuổi 45-49 tăng từ 105,679 người năm
2019 lên 121,603 người năm 2025; con số tương
tự với nhóm tuổi 50 - 54 là 89,222 người và
125,438 người). Đây là một thách thức khó khăn
trong việc đảm bảo việc làm an ninh, linh hoạt
cho người cao tuổi trên địa bàn khu vực nông thôn
của tỉnh An Giang.
Bảng 1. Dự báo việc làm theo giới tính và nhóm tuổi (Đơn vị: Người)
2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025
Tổng số 882,678 897,951 913,224 928,497 943,771 959,044 974,317
Giới tính
Nam 518,402 525,669 532,876 540,023 547,110 554,136 561,102
Nữ 364,276 372,282 380,348 388,474 396,661 404,908 413,215
Lao động có việc làm theo nhóm tuổi
15-19 518,402 525,669 532,876 540,023 547,110 554,136 561,102
20-24 364,276 372,282 380,348 388,474 396,661 404,908 413,215
25-29 518,402 525,669 532,876 540,023 547,110 554,136 561,102
30-34 364,276 372,282 380,348 388,474 396,661 404,908 413,215
35-39 518,402 525,669 532,876 540,023 547,110 554,136 561,102
40-44 364,276 372,282 380,348 388,474 396,661 404,908 413,215
45-49 518,402 525,669 532,876 540,023 547,110 554,136 561,102
50-54 364,276 372,282 380,348 388,474 396,661 404,908 413,215
55-59 518,402 525,669 532,876 540,023 547,110 554,136 561,102
60+ 364,276 372,282 380,348 388,474 396,661 404,908 413,215
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả trên cơ sở dữ liệu Điều tra cung-cầu lao động hàng năm tỉnh An Giang
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 8 – 17
13
3.2 Phân công, phân bố lao động theo ngành,
nghề, vị thế việc làm, khu vực sở hữu giai
đoạn 2019-2025
Việc làm theo 3 nhóm ngành
Theo kết quả dự báo, đến năm 2025 việc làm ở
khu vực nông thôn của tỉnh trong nhóm ngành
nông lâm và thủy sản tiếp tục giảm cả về số lượng
và cơ cấu, cụ thể giảm từ 373,8 nghìn người vào
năm 2019 xuống còn 345,0 nghìn người vào
2025; việc làm trong ngành công nghiệp – xây
dưng có xu hướng tăng từ 195,7 nghìn người năm
2019 lên 302,8 nghìn người và việc làm trong
ngành dịch vụ có xu hướng tăng nhẹ từ 313,1
nghìn người năm 2019 lên 326,4 nghìn người năm
2025.Với định hướng phát triển nông nghiệp là
một trong những ngành chủ lực của tỉnh trong giai
đoạn 2016-2020, với xu hướng này, tỉnh cần đẩy
mạnh hơn nữa những chính sách phát triển nông
nghiệp ở những mặt hàng có lợi thế, tăng hàm
lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao
để chế biến sâu các sản phẩm chủ lực của tỉnh
nhằm thu hút các nhà đầu tư, khai thác nhiều thị
trường mới để tạo ra nhiều việc làm mới có chất
lượng cho người lao động trong thời gian tới.
Bảng 2. Dự báo việc làm theo 3 nhóm ngành (Đơn vị: Người)
2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025
Nông, lâm nghiệp và thủy
sản
373,846 370,241 366,149 361,574 356,528 351,020 345,067
Công nghiệp và xây dựng 195,705 211,245 227,695 245,068 263,375 282,623 302,811
Dịch vụ 313,127 316,464 319,381 321,855 323,868 325,401 326,439
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả trên cơ sở dữ liệu Điều tra cung-cầu lao động hàng năm tỉnh An Giang
Việc làm theo nghề
Đến năm 2025 ở khu vực nông thôn của tỉnh, lao
động ở vị trí giản đơn có xu hướng giảm cả số
lượng và tỷ trọng, từ 198,7 nghìn người vào năm
2019 xuống còn 191,5 nghìn người vào năm 2025;
lao động ở nghề “các nhà quản lý trong các ngành,
các cấp” sẽ là 3,977 nghìn người vào năm 2025;
lao động có chuyên môn kỹ thuật bậc cao cũng
tăng từ 29,9 nghìn người năm 2019 lên 42,9 nghìn
người vào 2025, tuy nhiên lao động có chuyên môn
kỹ thuật bậc trung lại giảm một nửa từ 8,9 nghìn
người năm 2019 xuống còn 5,2 nghìn người năm
2025.
Bảng 3. Dự báo việc làm theo nghề (Đơn vị: Người)
2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025
Các nhà lãnh đạo 4,167 4,145 4,119 4,089 4,056 4,018 3,977
Chuyên môn kỹ thuật
bậc cao
29,921 31,854 33,878 35,994 38,202 40,504 42,901
Chuyên môn kỹ thuật
bậc trung
8,964 8,219 7,527 6,887 6,295 5,747 5,242
Nhân viên (chuyên
môn sơ cấp, kỹ thuật
làm việc tại văn phòng,
bàn giấy)
11,537 11,813 12,083 12,346 12,603 12,851 13,091
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 8 – 17
14
2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025
Nhân viên dịch vụ cá
nhân, bảo vệ trật tự an
toàn xã hội và bán
hàng có kỹ thuật
169,773 169,401 168,855 168,139 167,253 166,201 164,987
Lao động có kỹ thuật
trong nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản
280,432 284,274 287,872 291,215 294,295 297,102 299,629
Thợ thủ công có kỹ
thuật và các thợ kỹ
thuật khác có liên quan
122,479 130,493 138,889 147,672 156,850 166,428 176,410
Thợ có kỹ thuật lắp ráp
và vận hành máy móc
thiết bị
55,777 58,760 61,840 65,013 68,280 71,636 75,081
Lao động giản đơn 198,772 198,046 197,119 195,995 194,677 193,170 191,479
Lực lượng vũ trang 856 945 1,041 1,146 1,260 1,385 1,520
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả trên cơ sở dữ liệu Điều tra cung-cầu lao động hàng năm tỉnh An Giang
Theo vị thế công việc, lao động làm chủ cơ sở
hoặc tự làm, lao động gia đình có xu hướng giảm
trong giai đoạn 2019-2025 và tăng nhẹ số lượng
lao động làm công hưởng lương. Dự báo đến năm
2025, số lao động làm chủ cơ sở ở khu vực nông
thôn của tỉnh là 9,0 nghìn người giảm một nửa so
với năm 2019; con số tương tự với lao động tự
làm, lao động gia đình là 557,0 nghìn người, tăng
nhẹ so với 2019 (523,5 nghìn người) và lao động
làm công hưởng lương là 408,3 nghìn người, tăng
so với 2019 (340