Dự toán giá xây dựng - Các bước cơ bản thực hành trên phần mềm dự toán giá xây dựng

Lưu ý: Hướng dẫn này hỗ trợ cho phương pháp lập dự toán theo đơn giá Địa phương. Trước hết các bạn hãy hiểu bản chất cơ bản của phần mềm dự toán: Phần mềm nào cũng chạy trên một bộ cơ sở dữ liệu (trong đó thông thường là Định mức và Đơn giá tỉnh, thành phố hoặc ngành và thường gọi là Đơn giá địa phương). Nhưng đơn giá đó được xây dựng từ một thời gian nào đó (2006, 2007, 2008 .), vì vậy cần phải bù các khoản chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công .Bên cạnh đó, thông thường đơn giá ban hành là Đơn giá XD không đầy đủ nên cần phải tính thêm các khoản như Trực tiếp phí khác, CP chung, Thu nhập chịu thuế tính trước, Thuế GTGT, Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công theo đúng hướng dẫn của Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 25/05/2010 của Bộ xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Vậy cách và các bƣớc làm thế nào? Bƣớc 1: Bật phần mềm, Chọn cơ sở dữ liệu Bật phần mềm, nếu là office 2007 thì phải vào add-ins thì mới thấy các thanh công cụ Bước đầu tiên là các bạn phải luôn lựa chọn cơ sở dữ liệu (CSDL) cho file dự toán. Nên copy CSDL có từ đĩa CD vào một chỗ nào đó dễ tìm nhất, ví dụ: ổ C/DutoanGXD Lưu ý: Luôn phải chọn CSDL và chọn đúng loại CSDL, Nếu không chọn đúng CSDL thì các thao tác về sau dễ bị gặp lỗi, cũng cần để ý thêm là các đường link CSDL phải được kích hoạt (có dấu chấm (.) hoặc dấu * phía trước). Về cơ bản CSDL gồm 2 phần:  Phần chung: Gồm Định mức, Phụ lục vữa và Từ điển vật tư  Phần riêng: Đơn giá và Giá vật tư các tỉnh

pdf12 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự toán giá xây dựng - Các bước cơ bản thực hành trên phần mềm dự toán giá xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn thực hành trên phần mềm Dự toán GXD – levinhxd – giaxaydung.vn 1 DIỄN ĐÀN GIÁ XÂY DỰNG www.giaxaydung.vn ___________________________ CÁC BƢỚC CƠ BẢN THỰC HÀNH TRÊN PHẦN MỀM DỰ TOÁN GIÁ XÂY DỰNG (Tài liệu phục vụ lớp Đo bóc tiên lượng và Lập dự toán do Công ty Giá xây dựng tổ chức) Tác giả: Lê Vinh Biên soạn lần 2: Tháng 8/2011 – Theo phiên bản mới nhất của phần mềm Hướng dẫn thực hành trên phần mềm Dự toán GXD – levinhxd – giaxaydung.vn 2 Lƣu ý: Hướng dẫn này hỗ trợ cho phương pháp lập dự toán theo đơn giá Địa phương. Trước hết các bạn hãy hiểu bản chất cơ bản của phần mềm dự toán: Phần mềm nào cũng chạy trên một bộ cơ sở dữ liệu (trong đó thông thường là Định mức và Đơn giá tỉnh, thành phố hoặc ngành và thường gọi là Đơn giá địa phương). Nhưng đơn giá đó được xây dựng từ một thời gian nào đó (2006, 2007, 2008 .), vì vậy cần phải bù các khoản chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công.Bên cạnh đó, thông thường đơn giá ban hành là Đơn giá XD không đầy đủ nên cần phải tính thêm các khoản như Trực tiếp phí khác, CP chung, Thu nhập chịu thuế tính trước, Thuế GTGT, Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công theo đúng hướng dẫn của Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 25/05/2010 của Bộ xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Vậy cách và các bƣớc làm thế nào? Bƣớc 1: Bật phần mềm, Chọn cơ sở dữ liệu Bật phần mềm, nếu là office 2007 thì phải vào add-ins thì mới thấy các thanh công cụ Bước đầu tiên là các bạn phải luôn lựa chọn cơ sở dữ liệu (CSDL) cho file dự toán. Nên copy CSDL có từ đĩa CD vào một chỗ nào đó dễ tìm nhất, ví dụ: ổ C/DutoanGXD Lưu ý: Luôn phải chọn CSDL và chọn đúng loại CSDL, Nếu không chọn đúng CSDL thì các thao tác về sau dễ bị gặp lỗi, cũng cần để ý thêm là các đường link CSDL phải được kích hoạt (có dấu chấm (.) hoặc dấu * phía trước). Về cơ bản CSDL gồm 2 phần:  Phần chung: Gồm Định mức, Phụ lục vữa và Từ điển vật tư  Phần riêng: Đơn giá và Giá vật tư các tỉnh Hình 1.1 – Lựa chọn cơ sở dữ liệu Hình 1.2 – Hộp cơ sở dữ liệu Hướng dẫn thực hành trên phần mềm Dự toán GXD – levinhxd – giaxaydung.vn 3 Nếu chưa có CSDL sẵn lưu trong máy tính thì ở phiên bản mới được cập nhật cuối tháng 7/2011, Tác giả đã update thêm một Sheet có tên CSV trong đó có đường link download các Đơn giá địa phương và ngành. Hình 1.3 – Hình ảnh link các đơn giá trong Sheet CSV Bƣớc 2: Chèn các thông tin và thông số vào sheet TS Các thông số ban đầu rất quan trọng, đặc biệt là các hệ số, định mức tỷ lệ, giá nhiên liệu năng lượng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị công trình và tính chính xác của bảng dự toán mà các bạn đang lập  Thông tin: Tên công trình, hạng mục, Chủ đầu tư vv  Hệ số: Hệ số nhân công, máy thi công (nếu có)  Các định mức tỷ lệ: Trực tiếp phí khác, Chi phí chung, Lãi chịu thuế tính trước, Thuế GTGT, Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công (Tra thông tư 04/2010/TT-BXD hoặc ngay bên cạnh phần ẩn trang của sheet cũng có)  Các thông số khác: Chế độ tiền lương mới nhất; Giá xăng dầu nhiên liệu năng lượng theo thời điểm hiện tại vv.. Hình 2.1– Sheet thông số TS, Phần các hệ số định mức tỷ lệ Các bạn lưu ý trong hình 2.1 ở trên: Hướng dẫn thực hành trên phần mềm Dự toán GXD – levinhxd – giaxaydung.vn 4  Vật liệu ít khi có hệ số, do chúng ta dùng bù trừ trực tiếp (chênh lệch vật liệu)  Hệ số nhân công, máy thi công lấy theo các quyết định của UBND tỉnh, thành phố hoặc các Tập đoàn, Tổng công ty vv về việc điều chỉnh dự toán. Nếu dùng phương pháp bù trừ trực tiếp (tính chênh lệch) thì hệ số này để bằng 1.  Hiện nay để cập nhật nhanh chế độ chính sách theo tiền lương mới, các Chủ đầu tư thường chấp nhận công thức tính hệ số điều chỉnh nhân công như sau:  Knc = Lương TT vùng mới nhất/ Lương TT trong đơn giá  Các định mức tỷ lệ ở dưới tra trong thông tư 04/2010  Thuế suất GTGT theo Thông tư mới nhất của Bộ Tài chính hướng dẫn luật thuế GTGT (hiện nay vẫn là 10% cho đầu ra công trình xây dựng) Hình 2.2– Sheet thông số TS , Phần chế độ tiền lƣơng Các bạn lưu ý trong hình 2.2 ở trên:  Lương tối thiểu chung lấy theo Nghị định của Chính phủ về tiền lương TT chung (thời điểm này là NĐ 22/2011)  Lương tối thiểu vùng lấy theo Nghị định của Chính phủ về tiền lương TT vùng (thời điểm này là NĐ 108/2010). Các bạn phải để ý công trình của mình thuộc vùng nào quy định trong Phụ lục 1 của Nghị định.  Các khoản phụ cấp, lương phụ, khoán trực tiếp vv có thể kiểm tra tại phần thuyết minh của Đơn giá xây dựng, lắp đặt của các Tỉnh, Thành phố Hình 2.3– Sheet thông số TS , Phần giá nhiên liệu năng lƣợng Hướng dẫn thực hành trên phần mềm Dự toán GXD – levinhxd – giaxaydung.vn 5 Các bạn lưu ý trong hình 2.3 ở trên:  Giá nhiên liệu năng lượng trong bảng giá ca máy địa phương (giá ca máy gốc): Các bạn tìm thông tin này tại phần thuyết minh của bảng giá ca máy của địa phương. Nếu không có thông tin trên, các bạn có thể tra thời điểm ban hành giá ca máy (ví dụ năm 2006) sau đó tìm các thông tin giá nhiên liệu năng lượng thời điểm đó và điền vào.  Giá nhiên liệu năng lượng trong bảng giá ca máy thời điểm hiện tại: Có thể lấy báo giá từ nhà cung cấp, hoặc vào website Petrolimex tìm các thông cáo báo chí. Giá điện theo quy định của Bộ công thương, Tập đoàn điện lực  Tất cả các giá điền vào ở trên các bạn nhớ là phải trước thuế Giá trị gia tăng! Bƣớc 3: Tra mã hiệu đơn giá  Quay lại Sheet Du toan GXD, vào ô mã hiệu đơn giá và chọn mã hiệu mình cần tra  Nên chọn từ ngắn, sử dụng dấu cộng (+) giữa các từ, ví dụ với công tác Bê tông đổ tại chỗ, Bê tông cột, sử dụng bê thông thương phẩm mác 300 ta có thể tra với cụm từ: “bê tông + cột + phẩm + 300”.  Với các công tác không có mã hiệu đơn giá thì để “TT” (Tạm tính), tên công việc, đơn vị và đơn giá ta nhớ gõ bằng tay vào. Hình 3.1- Một ví dụ tra mã cho công tác BT dầm mác 300, đổ bằng bơm bê tông Một số kinh nghiệm khi tra mã hiệu: - Chúng ta nên tra bằng những từ hoặc cụm từ ngắn gọn, sau đó sử dụng dấu cộng (+) để khả năng bỏ sót mã hiệu là ít nhất. Ví dụ “Công tác trát phào”, có thể chỉ cần gõ từ “phào”, công tác “ Bê tông tấm chớp, bê tông M200#” chỉ cần gõ “Chớp+ 200”. - Với các công tác thuộc đơn giá xây dựng, gõ con số là một cách tìm nhanh, ví dụ Mác 200 ta nghĩ đến việc gõ con số 200 vào. Với công tác thuộc Đơn giá Lắp đặt, không nên gõ số, vì có thể bỏ sót mã hiệu mà ta sẽ tra vận dụng. Ví dụ, với việc lắp cút nhựa có đường kính 42mm, nếu tra con số “42”, ta sẽ không tra được mã hiệu, vì Đơn giá chỉ có đường kính 40 hoặc 50mm - Các mã hiệu tạm tính thông thường là mang tính vật liệu đơn thuần nhưng rất đa dạng về chủng loại, ví dụ: Cửa hay Khuôn cửa có rất nhiều loại (Gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, Nhựa vv) hoặc các công tác nhân công quy về đơn vị công, các công tác ca máy quy về đơn vị “ca”. - Chú ý nhầm lẫn các mã hiệu có tên gần giống nhau (ví dụ mã bê tông, cốt thép khác nhau về chiều cao hay mã xây chỉ khác nhau về vữa ( XM – xi măng hoặc TH-Tam hợp)) - Tra một mã hiệu mà thấy còn chưa chắn nó đúng với công việc ngoài thực tế hay không, có thể tiến hành thử Phân tích vật tư (Bước 4) để xem các thành phần hao phí có đúng với ý tưởng công việc mình định tra hay không. Hướng dẫn thực hành trên phần mềm Dự toán GXD – levinhxd – giaxaydung.vn 6 Bƣớc 4: Phân tích vật tƣ  Mục đích của PTVT là ta phân tích ra được các hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công theo Định mức.  Cách làm: Vào Chi phí xây dựng/Chọn 1-Phân tích vật tư  Lưu ý: Trong bảng phân tích vật tư (phân tích hao phí theo định mức), các công tác vận dụng thì cần sửa lại tên vật tư cho phù hợp hay các hệ số điều chỉnh cần được điền vào đúng theo quy định. Hình 4.1- Một ví dụ phân tích hao phí theo định mức cho công tác lắp cút nhựa Trong ví dụ ở hình 4.1 ở trên: Mã lắp đặt Tê (T) được tra theo cút, vận dụng mã hiệu lắp cút D40, để tránh nhầm lẫn khi áp giá vật liệu về âu, trong phần vật liệu cần sửa tên cho phù hợp (T nhựa miệng bát d42) và phần nhân công được điều chỉnh hệ số 1,5 lần theo quy định trong định mức. Bƣớc 5: Tổng hợp và tính chênh lệch vật tƣ Mục đích của việc này là ta tổng hợp tất cả khối lượng hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công để bù giá do các đơn giá này đã được xây dựng từ cách đây vài năm (2008 chẳng hạn). Cách làm: Vào Chi phí xây dựng/Chọn 2-Tổng hợp và chênh lệch vật tư Bƣớc 6: Thao tác với bảng Chênh lệch vật tƣ:  Với chênh lệch vật liệu: Các bạn gõ giá vật tư thời điểm hiện tại vào cột giá hiện tại, chênh lệch từng vật tư sẽ được tự động tính toán và tổng hợp được Tổng CLVL- > CLVT này sẽ link sang Sheet Gxd. Lưu ý: - Các bạn có thể lưu lại giá vật liệu đã nhập bằng cách vào Tiện ích/ Lưu giá vật tư trong CLVT và khi cần lấy lại thì cũng vào Tiện ích và chọn Lấy lại giá đã lưu. - Giá vật liệu nhập vào giá hiện tại thông thường là giá được Công bố trong các quyết định Công bố giá của liên sở Tài chính – Xây dựng địa phương hoặc Giá do Chủ đầu tư phê duyệt. Trường hợp đấu thầu thì giá đó là mức giá mà Nhà thầu chào hợp lý với khả năng huy động trên thị trường. Hướng dẫn thực hành trên phần mềm Dự toán GXD – levinhxd – giaxaydung.vn 7  Với chênh lệch nhân công: Thông thường nhân công người ta hay dùng hệ số điều chỉnh (ở bước 2 ở trên liên quan đến Sheet TS đã nhắc đến ). Nếu các bạn dùng cách điều chỉnh theo bù trừ trực tiếp thì cần phải tính bảng giá nhân công (Sheet Nhan cong)-> Cách này ít dùng và tạm thời ta không nhắc đến tại đây  Với chênh lệch máy thi công: Bạn hãy bước qua bước số 7 Hình 6.1 – Tính năng lƣu giá vật tƣ và lấy lại giá đã lƣu trong bảng CLVT Bƣớc 7: Bù giá ca máy Có 3 cách bù giá ca máy: Cách 1: Bù theo thông tư 06/2010/TT-BXD hoặc Bù đơn giản a, Bù theo Thông tư 06/2010/TT-BXD Trong thông tư 06/2010/TT-BXD về Hướng dẫn lập giá ca máy và thiết bị thi công có hướng dẫn bù giá ca máy bằng cách tính giá ca máy điều chỉnh và bù trừ trực tiếp. Về cách tính các bạn có thể đọc Mục 1 – Điều 9 của Thông tư 06/2010/TT-BXD trong đó hướng dẫn cách tính các hệ số K1, K2, K3 Thao tác: Vào Chi phí xây dựng/Bu GCM theo TT06 Lưu ý: Với Dự toán chi phí thiết bị ta thao tác tương tự nhưng ở Mục Chi phí thiết bị Hình 7.1 –Tính giá ca máy điều chỉnh theo TT06/2010/TT-BXD Hướng dẫn thực hành trên phần mềm Dự toán GXD – levinhxd – giaxaydung.vn 8 Để link giá ca máy này sang bảng Tổng hợp và Chênh lệch vật tư XD ta làm như sau: Vào Chi phí xây dựng/Các lệch kết nối/4.Kết nối từ Bu GCM vào TH&CLVTXD Hình 7.2 – Lệnh kết nối giá ca máy từ Sheet Bu GCM sang Bảng chênh lệch VT b, Bù GCM theo cách đơn giản: Trước hết ta sẽ tìm hiểu vì sao lại có từ “bù theo cách đơn giản” Thông thường, hiện nay các tỉnh sẽ có một văn bản ban hành hệ số ca máy dùng cho công trình có vốn NSNN kèm theo hướng dẫn điều chỉnh giá ca máy. Trong đó cụ thể là hướng dẫn điều chỉnh cho việc thay đổi giá nhiên liệu năng lƣợng và tăng lƣơng tối thiểu. Chính vì vậy, tác giả phần mềm GXD coi việc bù giá ca máy chỉ do sự thay đổi của 2 yếu tố này là “bù đơn giản”. Thao tác: Hoàn toàn giống bước a Lưu ý: Cứ ấn 1 lần thì theo bước a, ấn lần thứ 2 vào Chi phí xây dựng/Bu GCM theo TT06 thì giá ca máy lại bù theo bước b. Cách 2: Tính lại Giá ca máy theo thời điểm hiện tại: Hình 7.3 – Thao tác tính giá ca máy theo thời điểm hiện tại Hướng dẫn thực hành trên phần mềm Dự toán GXD – levinhxd – giaxaydung.vn 9 Đây cũng là phương pháp bù trực tiếp nhưng Toàn bộ giá ca máy được tính cho thời điểm lập dự toán, tính đầy đủ các khoản chi phí được quy định trong Thông tư 06/2010/TT-BXD 2010 của Bộ xây dựng về hướng dẫn lập giá ca máy và thiết bị thi công Thao tác: Vào Chi phí xây dựng/Kết xuất bảng giá ca máy Lưu ý: Với Dự toán chi phí thiết bị ta thao tác tương tự nhưng ở Mục Chi phí thiết bị Để link giá ca máy này sang bảng Tổng hợp và Chênh lệch vật tư XD ta làm như sau: Vào Chi phí xây dựng/Các lệch kết nối/3.Kết nối từ GCM vào TH&CLVTXD Hình 7.4 – Lệnh kết nối giá ca máy từ Sheet GCM XD sang Bảng CLVT XD Chú ý: Xong các bước này, ta đã hoàn thành việc bù chi phí Vật liệu, Nhân công, Máy thi công theo thời điểm hiện tại, cùng với việc đã điền các định mức tỷ lệ của các khoản chi phí đuôi trong sheet Ts, coi như bảng Dự toán chi phí xây dựng (Gxd) đã xong. Các bạn lưu ý phần Chi phí lắp đặt thiết bị (Gldtb) thao tác hoàn toàn tương tự! Tuy nhiên nếu lập dự toán dự thầu thì ta sẽ lập theo Đơn giá chi tiết và Đơn giá tổng hợp, mời các bạn theo dõi thêm bước thứ 8 Bƣớc 8: Tính Đơn giá chi tiết và Dự toán dự thầu  Mục đích: Khi làm dự toán dự thầu, chúng ta sẽ sử dụng Đơn giá chi tiết, là đơn giá tính cho một đơn vị công tác, ví dụ: 1m3 bê tông cột bao nhiêu tiền, 100m2 cốp pha bao nhiêu tiền. Hình 8.1 – Lệnh tính đơn giá chi tiết Hướng dẫn thực hành trên phần mềm Dự toán GXD – levinhxd – giaxaydung.vn 10  Cách làm: Vào Chi phí xây dựng/ Chọn 4.Tính đơn giá chi tiết, sheet DGCT đã được tính toán Lưu ý: 1, Trong đơn giá chi tiết các bạn luôn phải nhớ điều chỉnh các hệ số mà ở ngoài sheet Dutoan GXD đã nhân, ví dụ hệ số điều chỉnh định mức vận chuyển, hệ số điều chỉnh khi vận dụng mã hiệu (như ví dụ mã lắp Tê (T) đã nêu ra ở trên). Trường hợp đã dùng tính năng “Thêm hệ số công việc” trong Tiện ích thì không phải điều chỉnh gì thêm. 2, Đơn giá chi tiết này luôn mặc định giá gốc, để tính theo giá hiện tại (đã có trong sheet TH&CLVT) ta làm như sau: Vào Chi phí xây dựng/Các lệnh kết nối/9.Kết nối từ CLVT XD sang ĐGCT XD; khi đó sheet ĐGCT đã được tính theo giá hiện tại Hình 8.2 – Giá trong đơn giá chi tiết khi tính đƣợc mặc định theo giá gốc Hình 8.3 – Lệnh kết nối giá hiện tại trong bảng CLVT XD sang ĐGCT XD Hướng dẫn thực hành trên phần mềm Dự toán GXD – levinhxd – giaxaydung.vn 11  Tính bảng tổng hợp dự thầu: Vào Chi phí xây dựng/ chọn 5.Tính dự toán dự thầu Hình 8.4 – Thao tác tính dự toán dự thầu Bƣớc 9: Tìm hiểu một số tiện ích khác của phần mềm Dự toán GXD Ngoài các tính năng chính được nêu trong các bước ở trên, phần mềm còn giúp ta giải quyết nhanh hơn các công việc, các tình huống, cụ thể đó là gì? Ta hãy nhìn vào Tiện ích trong hình ảnh được minh họa dưới đây, để dễ giải thích hình ảnh được đánh số thứ tự từ 1 đến 13 cho 13 tiện ích hiện có của phần mềm: Hình 9.1 – Modul tiện ích đƣợc đánh số thứ tự từ 1-13 Giải thích các tính năng: 1, Hiện/ẩn diễn giải khối lượng: Giúp người làm dự toán có thể ẩn (hoặc hiện) các phần khối lượng được diễn giải dưới từng đầu việc, tính năng này còn làm cho file dự toán nhìn gọn hơn, dễ kiểm tra đơn giá hơn 2, Bảng khối lượng/Bảng dự toán: Khi cần tính toán khối lượng theo kiểu dài – rộng – cao, các bạn cho hiện bảng khối lượng theo đúng form quy định bóc tách trong Quyết định 788/2010 của Bộ xây dựng. Đến lúc tính xong khối lượng, muốn làm dự toán thì lại ấn vào tính năng này để hiện lại bảng dự toán. Hướng dẫn thực hành trên phần mềm Dự toán GXD – levinhxd – giaxaydung.vn 12 3, Hiện ẩn các dòng chi phí trong bảng ĐGCT: Nếu muốn ẩn các khoản chi phí được gọi là đuôi (trực tiếp phí khác, chi phí chung, lãi chịu thuế tính trước, thuế GTGT, lán trại) thì chọn tính năng này. Lúc này ĐGCT chỉ còn là đơn giá chi tiết không đầy đủ. 4, Tra cứu lại đơn giá: Giúp tra lại đơn giá toàn bộ file dự toán, tính năng này hữu ích nếu ai đó chọn sai cơ sở dữ liệu, khi chọn lại CSDL thỉ một thao tác là toàn bộ đơn giá được tra lại. 5, Tính lại toàn bộ diễn giải: Giúp tính lại toàn bộ diễn giải khối lượng 6, Thêm hệ số cho công việc: Giúp chèn hệ số cho các công việc có điều chỉnh hệ số, ví dụ như vận chuyển đất cho các km tiếp theo, vận dụng T theo Cút như ví dụ đã nêu ở trên, vvTính năng này hay hơn việc người làm tự nhân thủ công vào, vì sau đó các sheet khác như PTVT (phân tích vật tư) hay ĐGCT (Đơn giá chi tiết) sẽ được điều chỉnh theo hệ số đó. 7, Đổi đơn vị cho công việc: Giúp đổi đơn vị công việc trong trường hợp bảng tiên lượng chào thầu theo đơn vị khác với đơn vị có sẵn trong đơn giá. Ví dụ: m3 thay vì 100m3, kg thay vì tấn, khi đó ta dùng tiện ích này để đổi đơn vị cho từng công việc 8, Gộp các công tác giống nhau: Giúp gộp các công việc có mã hiệu giống nhau. Tính năng này cần hạn chế dùng, đặc biệt trong trường hợp ta tra các mã vận dụng 9, Tổng hợp vật liệu vận chuyển lên cao: Giúp tính các vật liệu vận chuyển lên cao, khối lượng (trong công tác hoàn thiện như trát, láng, ốp, lát, lợp vv) 10, Chuyển đổi phụ lục vữa: Chuyển đổi từ xi măng PC30 sang PC40 và ngược lại 11, Hiện danh mục thép: Giúp hiện danh mục thép trong bảng dự toán 12, Lưu giá hiện tại trong bảng CLVT: Giúp lưu giá vật liệu, nhân công, máy thi công trong cột hiện tại của sheet Tổng hợp và Chênh lệch vật tư (TH&CLVT XD) 13, Lấy lại giá đã lưu: Lấy lại giá vật tư đã lưu trong Bảng TH&CLVT trường hợp bạn có phân tích hay tổng hợp lại vật tư. Các Sheet khác các bạn cần quan tâm:  QD957: Để tra theo kiểu nội suy các khoản mục chi phí Quản lý dự án (Gqlda), Tư vấn (Gtv) hoặc Chi phí khác (Gk) theo Định mức Chi phí quản lý dự án và Chi phí tư vấn được Công bố theo Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ xây dựng  Gdp: Tính chi phí dự phòng trong Tổng mức đầu tư hoặc Tổng dự toán  THKP: Tổng hợp tất cả các khoản chi phí liên quan đến TMĐT cũng như Dự toán Chúc các bạn sớm thành thạo phần mềm dự toán! Tài liệu được biên tập lần 2 (Tháng 8/2011) Mọi thắc mắc hoặc góp ý mời các bạn gửi về: Tác giả: Lê Vinh, email: levinhxd@gmail.com Trân trọng cảm ơn!
Tài liệu liên quan