Đừng bỏ qua vai trò kết nối của mạng xã hội

Theo cuộc khảo sát và tháng 5 năm 2012 của Constant Contact, hơn ba phần tư các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhất trí rằng mục tiêu cơ bản nhất của họ là: thu hút thêm khách hàng mới. Tuy nhiên, một thống kê đáng lo ngại cho thấy nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ đang bỏ lỡ một cơ hội rất quan trọng. Theo một bài đăng gần đây trên eMarketer, chỉ 32% các chủ doanh nghiệp nhỏ nghĩ rằng tiếp thị mạng xã hội là môt công cụ hiệu quả.

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đừng bỏ qua vai trò kết nối của mạng xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đừng bỏ qua vai trò kết nối của mạng xã hội Doanh nghiệp của bạn có đang bỏ lỡ một công cụ marketing quan trọng? Theo cuộc khảo sát và tháng 5 năm 2012 của Constant Contact, hơn ba phần tư các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhất trí rằng mục tiêu cơ bản nhất của họ là: thu hút thêm khách hàng mới. Tuy nhiên, một thống kê đáng lo ngại cho thấy nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ đang bỏ lỡ một cơ hội rất quan trọng. Theo một bài đăng gần đây trên eMarketer, chỉ 32% các chủ doanh nghiệp nhỏ nghĩ rằng tiếp thị mạng xã hội là môt công cụ hiệu quả. Quan điểm này cần phải thay đổi. Đối với nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ, truyền thông xã hội hầu như vẫn còn là ẩn số. Dưới đây là một vài lý do cơ bản mà các doanh nghiệp ở tất cả các quy mô nên đầu tư nguồn lực tiếp thị của mình vào truyền thông xã hội. 1. Chi phí thấp Rốt cuộc, mối quan tâm của các doanh nghiệp nhỏ đều là thu được hiệu quả cao nhất từ từng xu mà họ bỏ ra làm marketing. Tùy thuộc vào cách bạn tiếp cận và nền tảng bạn sử dụng, marketing qua truyền thông xã hộicó thể miễn phí hoặc rất rẻ. Chi phí lớn nhất, ít nhất là ban đầu, có thể là thời gian. Thiết lập sự hiện diện trên mạng xã hội không chỉ trong một sớm một chiều, nhưng nó có thể tạo ra vô số cơ hội cho doanh nghiệp của bạn một khi nó bắt đầu hoạt động. 2. Tính cộng đồng Khác với các công ty mang tầm cỡ quốc gia, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường được kết nối sâu sắc với các cộng đồng ở địa phương mà họ đặt trụ sở. Khách hàng thường thích thêm các doanh nghiệp địa phương vào các feeds và những nền tảng như facebook tiếp tục làm cho việc lọc các kết quả trên newsfeed trở nên dễ dàng hơn bằng tiêu chí dựa trên địa điềm. 3. Mở rộng phạm vi tiếp cận Trong khi lượng khách hàng chính của bạn chắc chắn ở gần bạn, truyền thông xã hội có thể cung cấp các cách để mở rộng biên giới và bán sản phầm của mình trên thị trường trực tuyến cho bất cứ doanh nghiệp nào. Trên các phương tiện truyền thông xã hội, các thành viên trong cộng đồng của bạn sẽ được nhân đôi giá trị và trở thành các đại sứ thương hiệu. Tất cả những gì họ phải làm là chia sẻ một vài lời về sản phầm của bạn. Và ngay lập tức, bạn sẽ nhận được quan tâm ở khắp mọi nơi từ Albuquerque tới Dubuque. 4. Nắm bắt thời cuộc Nhiệm vụ cơ bản của các doanh nghiệp khi sử dụng marketing truyền thông xã hội là chia sẻ các nội dung phù hợp. Một mặt quá trình này bao gồm việc truyền đạt các thông tin hữu ích từ người khác qua nền tảng của bạn, mặt khác nó bao gồm việc tạo ra nội dung của riêng bạn, cho dù đó là một blog, video hay podcast… Bằng cách liên tục chia sẻ thông tin, bạn chứng tỏ mình nhận thức được những xu hướng trong lĩnh vực của bạn, kết nối với những trí tuệ khác trong cùng lĩnh vực và đóng góp ý kiến cho các cuộc trao đổi. 5. Mang lại tiếng nói cho khách hàng Mỗi chủ doanh nghiệp tại thời điềm nào đó đều muốn biết khách hàng nghĩ như thế nào về công ty của mình. Tuy nhiên bên cạnh các hình thức như khảo sát, thẻ bình luận, các doanh nghiệp nhỏ thường không thực sự có các lựa chọn với giá cả phải chăng để nhận được phản hồi từ khách hàng. Trong khi đó, khách hàng của bạn có thể tình nguyện chia sẻ về trải nghiệm của họ thông qua các kênh mạng xã hội mà không bị nhắc nhở. Đôi khi những phản hồi tiêu cực có thể xuất hiện trong quá trình này, nhưng tin vui là bạn sẽ có thể liên hệ trực tiếp với khách hàng để giải quyết các vấn đề.