Người dân Cà Mau nói riêng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói
chung, không còn xa lạ gì với cây mắm- một loài cây tiên phong lấn biển và
“có công rất lớn” trong việc hình thành và phát triển rừng ngập mặn. Thời
gian gần đây, cây mắm còn được phát hiện là loài cây có thể làm thức ăn cho
tôm sú. Tuy nhiên, vấn đề này cũng cần được xem xét và có những đánh giá
nghiêm túc.
6 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dùng lá mắm nuôi tôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dùng Lá Mắm Nuôi Tôm
Người dân Cà Mau nói riêng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói
chung, không còn xa lạ gì với cây mắm- một loài cây tiên phong lấn biển và
“có công rất lớn” trong việc hình thành và phát triển rừng ngập mặn. Thời
gian gần đây, cây mắm còn được phát hiện là loài cây có thể làm thức ăn cho
tôm sú... Tuy nhiên, vấn đề này cũng cần được xem xét và có những đánh giá
nghiêm túc...
Bên cạnh sự hiện diện của các mô hình nuôi tôm sú cho năng suất cao như:
công nghiệp, bán công nghiệp, quảng canh cải tiến... thời gian qua, nhiều chủ
vuông tôm ở Cà Mau có cách nuôi tôm hơi “lạ đời”: lấy lá mắm làm thức ăn
cho tôm. Cách làm ấy đã và đang giúp cho nhiều hộ nông dân ở địa phương
này nhanh chóng vươn lên khá, giàu.
Lấy cây mắm cho... tôm ăn
Chúng tôi về vùng nuôi tôm rộng lớn ở rừng ngập mặn huyện Năm Căn, tỉnh
Cà Mau, đúng vào ngày con nước xổ tôm (30 âm lịch). Trên khắp cánh đồng
tôm nơi đây, nhiều vuông được xổ nước, để lộ nhiều bụi chà dưới đáy, có bụi
vẫn còn xanh lá. Chỉ tay về những vuông tôm có nhiều đống chà, Bắc-một
người bạn địa phương đi cùng với tôi, cho biết: “Đó là những nhánh mắm.
Nhiều hộ nuôi tôm vùng này thường chặt những nhánh tươi làm thức ăn cho
tôm. Vậy mà hộ nào cũng trúng “bể tay”...
Tôi rủ Bắc rẽ vào một đồng tôm, nơi có 3 cha con ông Hai Bông (Nguyễn
Văn Bông), ở ấp Xóm Lớn Trong, xã Hàng Vịnh, đang chặt từng nhánh mắm
non, quăng xuống vuông tôm với khoảng cách chừng 4m/nhánh. Trong khi tôi
còn đang trố mắt nhìn, ông Hai Bông lý giải: “Chừng nửa tháng, cha con tôi
lại đốn nhánh mắm quăng vào vuông tôm một lần. Nó vừa làm thức ăn cho
tôm, vừa giúp cải thiện môi trường nước. Sau khi ăn hết lá và vỏ cây mắm,
các nhánh mắm khô sẽ được tôi gom lại thành đống chà, làm chỗ cho tôm,
cua trú ngụ, trốn kẻ thù khi lột xác. Cách làm này đã được tôi thực hiện hơn
14 năm qua. Nhờ vậy, mỗi con nước xổ, vuông tôm nhà tôi cũng đều đặn thu
năm bảy triệu đồng, có khi lên đến vài chục triệu”.
Là dân “bản địa” xứ Cà Mau, tôi đã được nghe nhiều về cách thức nuôi tôm.
Chẳng hạn như: nuôi quảng canh truyền thống, sau khi sên vét vuông tôm,
chủ vuông chỉ lựa giống tốt về thả nuôi, chờ đến ngày thu hoạch. Trong suốt
thời gian nuôi, thường chủ vuông không cho tôm ăn. Các cách nuôi quảng
canh cải tiến, nuôi công nghiệp, ngoài việc chuẩn bị đầm nuôi thật tốt, bón
phân vi sinh gây màu nước, chọn giống sạch bệnh,... trong suốt quá trình
nuôi, chủ vuông phải cho tôm ăn hoặc cho ăn bổ sung. Riêng cách lấy nhánh
mắm làm thức ăn cho tôm như cha con ông Hai Bông quả là mới lạ.
Nói về cách nuôi tôm “lạ đời này”, ông Hai Bông lý giải: “Con cá dứa nhờ ăn
trái mắm mà nó béo ngậy, thịt thơm ngon. Còn thời chiến tranh, thiếu lương
thực, bộ đội ta ăn trái mắm thay cơm, rồi nhiều cụ già ăn lá mắm thay trầu,...
Tôi nghĩ, cái gì con người ăn được, cá ăn được thì con tôm nó cũng ăn được.
Vậy là tôi làm”. Anh Sáu Nở, con trai ông Hai Bông, cưới vợ, ra riêng hơn 6
năm nay, được ông cho 2ha đất nuôi tôm. Nhờ học hỏi cách làm của cha nên
vuông tôm nhà anh Sáu Nở trước giờ ít gặp rủi ro, mỗi con nước xổ, trung
bình từ 3-4 triệu đồng. Anh tâm sự: “Không ít hộ vùng này ban đầu cho cách
làm của cha tôi là kỳ quặc. Về sau, thấy nhà tôi trúng tôm nên tìm đến học
hỏi, làm theo. Vậy là, mỗi con nước xổ tôm, họ trúng đậm...”. Anh Nguyễn
Thiện Thực, Trưởng ấp Xóm Lớn Trong, cho biết: “Cũng học theo cách làm
của chú Hai (ông Hai Bông), khá nhiều hộ dân vùng này liên tục trúng tôm,
cua... rồi giàu lên. Bản thân tôi cũng học cách làm của chú ấy, dù không trúng
lắm nhưng con nước xổ bán tôm cũng đều đều thu về năm bảy triệu đồng”.
Kỹ sư Nguyễn Công Quốc, Trưởng phòng Quản lý nuôi, Chi cục Nuôi trồng
thủy sản tỉnh Cà Mau, cho biết: “Năm 2007, một nhóm nông dân ở ấp Mỹ
Bình, xã Phú Tân, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, đã có cách làm tương tự.
Trong khi cải tạo vuông, họ lấy trái mắm tươi rãi xuống trảng bùn. Khi những
trái mắm mọc rễ, phát triển thành cây non, họ cho nước vào. Đến khi cây
mắm cao khoảng 5 tấc, họ chặt ngang thân cây, để lá và thân mắm non phân
hủy làm thức ăn cho tôm sú. Theo họ, thực hiện theo cách này còn giúp cải
thiện màu nước trong vuông tôm được tốt hơn. Nhờ vậy, đa phần hộ nuôi tôm
theo cách này đều đạt kết quả tốt, tôm khỏe mạnh, mau lớn”.
Và... cảnh báo
Cho đến nay, chưa biết chính xác từ khi nào, người dân Cà Mau lấy cây mắm
làm thức ăn cho tôm, nhưng hiệu quả từ cách làm này đã được nhiều chủ
vuông tôm ở Cà Mau như xã Tam Giang Tây (huyện Ngọc Hiển), Hàng Vịnh
(huyện Năm Căn), xã Phú Tân (huyện Phú Tân) các xã Tân Thuận, Tân Tiến
(huyện Đầm Dơi) áp dụng. Ông Ngô Minh Dọn, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi
trồng thủy sản ấp Kinh Ranh, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, cho biết:
“Tổ hợp tác đang áp dụng mô hình nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải
tiến cho năng suất cao. Mật độ tôm nuôi dày hơn nên phải cho ăn bổ sung
bằng thức ăn công nghiệp khi tôm từ 2 tháng tuổi trở lên. Trong giai đoạn đầu
(tôm từ 1-2 tháng tuổi), chúng tôi vẫn làm theo cách cũ là lấy nhánh mắm non
cho tôm ăn. Tuy chưa biết hiệu quả như thế nào nhưng tôm đang phát triển rất
tốt”.
Trước cách lấy cây mắm làm thức ăn cho tôm của nhiều hộ nuôi tôm ở Cà
Mau, ngành chức năng Cà Mau đã gởi mẫu nước trong vuông tôm của một số
hộ có thả nhánh mắm lên Khoa Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Cần
Thơ, để tìm hiểu. Kỹ sư Nguyễn Công Quốc, Trưởng phòng Quản lý nuôi,
Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau, cho biết: “Theo kết quả phân tích
mẫu nước đã gởi cho thấy, vỏ và lá mắm sau khi cho vào vuông tôm có độ
mặn từ 10 phần ngàn trở lên, sau khoảng 5-7 ngày sẽ bị phân hủy, tiết ra một
số chất nhờn. Chất nhờn này là thức ăn chính của nhiều ấu trùng và nhiều loài
vi sinh vật, mà đa số những loài này đều là thức ăn có lợi cho tôm nuôi. Ngoài
ra, trong lá mắm còn có một lượng đạm cố định và một phần men tiêu hóa,
tăng cường hệ tiêu hóa cho tôm, giúp tôm phát triển tốt”.
Vừa qua, Trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành một cuộc khảo nghiệm nhỏ
trên bể composite, trong môi trường có sục khí oxy nhằm phân tích ảnh
hưởng của các loại lá rừng, như: đước, giá, mắm... đối với môi trường nước
và nuôi tôm. Kết quả từ cuộc khảo nghiệm này, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần
Ngọc Hải, Trưởng bộ môn Kỹ thuật nuôi hải sản, Khoa Nuôi trồng thủy sản,
khẳng định: Lá mắm có hàm lượng đạm cao hơn so với những loại lá rừng
khác và phân hủy rất nhanh (3-5 ngày). Khi cho vào nước, lượng đạm trong lá
mắm sẽ tăng lên nhiều do vi khuẩn phân hủy và làm thức ăn tốt cho tôm nuôi.
Do có hàm lượng đạm cao nên lá mắm như một nguồn phân xanh, giúp cải
thiện được màu nước trong vuông tôm và tạo điều kiện tốt cho nhiều loài tảo
có lợi cho tôm sinh sản và phát triển. Tuy nhiên, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Trần
Ngọc Hải, cảnh báo: “Lá mắm như con dao hai lưỡi, vừa có lợi nhưng cũng
vừa có hại cho môi trường tôm nuôi. Bởi lẽ, nếu thả nhánh mắm với mật độ
quá dày, lượng oxy hòa tan trong nước sẽ giảm đi, môi trường tôm nuôi sẽ bị
ô nhiễm. Song, mật độ thả thế nào, bao nhiêu thì cần có công trình nghiên cứu
rộng và sâu hơn”.