Trao đổi ion là một phương pháp làm
mềm, khử khoáng vẫn đang được sử
dụng rộng rãi. Nguyên lý hoạt dộng
của các loại vật liệu hầu như giống
nhau. Sự khác biệt chỉ thể hiện rõ ở
cấu tạo và quy trình công nghệ sản
xuất vật liệu trao đổi ion.
6 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dùng phương pháp trao đổi ion để xử lý nước cứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dùng phương pháp trao đổi ion
để xử lý nước cứng
Trao đổi ion là một phương pháp làm
mềm, khử khoáng vẫn đang được sử
dụng rộng rãi. Nguyên lý hoạt dộng
của các loại vật liệu hầu như giống
nhau. Sự khác biệt chỉ thể hiện rõ ở
cấu tạo và quy trình công nghệ sản
xuất vật liệu trao đổi ion.
1. Một số loại ion thường thấy trong nước
chưa xử lý
Cation Anion
Calcium (Ca2+) Chloride (Cl-)
Magnesium
(Mg2+)
Bicarbonate
(HCO3-)
Sodium (Na+) Nitrate (NO3-)
Potassium (K+)
Carbonate
(CO32-)
Iron (Fe2+) Sulfate (SO42-)
Làm mềm:
Các ion Can-xi (Ca2+), Magiê (Mg2+) sẽ tạo ra
cặn trong đường ống, bám trên bề mặt các vật
chứa, anh hưởng đến sinh hoạt. Để thay thế ion
magiê, can-xi người ta thường dùng ion soda
để làm nước “mềm” hơn. Đây là một trong
những ứng dụng của phương pháp trao đổi ion.
Chu trình vận hành bộ trao đổi ion
Phương pháp trao đổi ion được sử dụng rộng
rãi trong các quá trình xử lý nước thải cũng như
nước cấp
Trong xử lý nước cấp, phương pháp trao đổi
ion thường được sử dụng để khử các muối,
khử cứng, khử khoáng, khử nitrat, khử màu,
khử kim loại và các ion kim loại nặng và các ion
kim loại khác có trong nước
Trong xử lý nước thải, phương pháp trao đổi
ion được sử dụng để loại ra khỏi nước các kim
loại (kẽm, đồng, crom, nikel, chì, thuỷ ngân,
cadimi, vanadi, mangan,…),các hợp chất của
asen, photpho, xianua và các chất phóng xạ.
Phương pháp này cho phép thu hồi các chất có
giá trị với độ làm sạch nước cao
2. Cơ sở của phương pháp
Có hai phương pháp sử dụng trao đổi ion là
trao đổi ion với lớp nhựa chuyển động , vận
hành và tái sinh liên tục ; và trao đổi ion với lớp
nhựa trao đổi đứng yên ,vận hành và tái sinh
gián đoạn. Trong đó trao đổi ion với lớp nhựa
tĩnh là phổ biến.
3. Nhựa trao đổi ion
Nhựa trao đổi ion còn gọi là ionit ,các ionit có
khả năng hấp thu các ion dương gọi là cationit,
ngược lại các ionit có khả năng hấp thu các ion
âm gọi là anionit. Còn các ionit vừa có khả năng
hấp thu cation ,vừa có khả năng hấp thu anion
thì được gọi là ionit lưỡng tính .
o Màu sắc : vàng, nâu, đen, thẩm. Trong quá
trình sử dụng nhựa , màu sắc của nhựa mất
hiệu lực thường thâm hơn một chút.
o Hình thái : nhựa trao đổi ion thường ở dạng
tròn
o Độ nở : khi đem nhựa dạng keo ngâm vào
trong nước ,thể tích của nó biến đổi lớn.
o Độ ẩm : là % khối lượng nước trên khối lượng
nhựa ở dạng khô (độ ẩm khô) , hoặc ở dạng
ướt (độ ẩm ướt).
o Tính chịu nhiệt : các loại nhựa bị ảnh hưởng
bởi nhiệt độ đều có giới hạn nhất định , vượt
quá giới hạn này nhựa bị nhiệt phân giải không
sử dụng được . Nhiệt độ hoạt động tốt từ 20-
50o C.