Việc bổ sung từ ngữ cho tiếng Việt bằng cách vay mượn từ ngữ tiếng nước ngoài
đương nhiên là một việc bình thường như đối với mọi ngôn ngữ khác, khi sự vay
mượn đó là cần thiết, nghĩa là khi trong tiếng Việt chưa có các từ ngữ để biểu thị
những khái niệm mới. Chính vì vậy, quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt và các ngôn
ngữ khác thường để lại những dấu ấn trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Đó là sự
hiện diện của lớp từ vựng vay mượn hay còn gọi là từ vựng ngoại lai. Quá trình
vay mượn từ ngữ của các thứ tiếng khác trong tiếng Việt đã diễn ra ngay từ thời kì
xa xưa, trong giai đoạn nó đang hình thành, rồi về sau nó tiếp tục được bổ sung
thêm vốn từ ngữ vay mượn của tiếng Hán và các thứ tiếng châu Âu hoặc châu Á
khác. Đó là do vị trí địa-chính trị đặc biệt của Việt Nam, một trong số ít những
7 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đừng tùy tiện đổi mới Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỪNG TÙY TIỆN ĐỔI MỚI TIẾNG VIỆT!
Lê Đình Tư
Việc bổ sung từ ngữ cho tiếng Việt bằng cách vay mượn từ ngữ tiếng nước ngoài
đương nhiên là một việc bình thường như đối với mọi ngôn ngữ khác, khi sự vay
mượn đó là cần thiết, nghĩa là khi trong tiếng Việt chưa có các từ ngữ để biểu thị
những khái niệm mới. Chính vì vậy, quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt và các ngôn
ngữ khác thường để lại những dấu ấn trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Đó là sự
hiện diện của lớp từ vựng vay mượn hay còn gọi là từ vựng ngoại lai. Quá trình
vay mượn từ ngữ của các thứ tiếng khác trong tiếng Việt đã diễn ra ngay từ thời kì
xa xưa, trong giai đoạn nó đang hình thành, rồi về sau nó tiếp tục được bổ sung
thêm vốn từ ngữ vay mượn của tiếng Hán và các thứ tiếng châu Âu hoặc châu Á
khác. Đó là do vị trí địa-chính trị đặc biệt của Việt Nam, một trong số ít những
quốc gia trên thế giới đã trở thành nơi hội tụ, gặp gỡ của nhiều tinh thần văn hóa-
chính trị khác nhau, trong đó sự gặp gỡ của tiếng Việt với các ngôn ngữ thuộc
những loại hình khác nhau là một trong những yếu tố gây tác động mạnh mẽ nhất
đến đời sống xã hội của cộng đồng người Việt. Trong hệ thống tiếng Việt, chúng ta
có thể quan sát thấy những ảnh hưởng của một loạt ngôn ngữ như: tiếng Trung
(tiếng Hán), tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Hàn, tiếng Khơme, tiếng Nhật,
tiếng Thái Dấu tích cụ thể của những ảnh hưởng đó là một tỉ lệ lớn các từ ngoại
lai mượn của các ngôn ngữ thuộc những loại hình khác nhau trong tiếng Việt. Nhìn
bề ngoài và nếu chỉ xét riêng về tỉ lệ các từ ngoại lai, người ta có thể coi tiếng Việt
bản địa chỉ là dấu tích còn lại của một thứ tiếng Việt xa xưa, bởi vì tổng cộng có
tới khoảng 60-80% đơn vị từ vựng trong thứ tiếng này là từ vay mượn của các
ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, tình hình thực tế không cho phép chúng ta khẳng định
điều đó, vì đa số các từ ngoại lai trong tiếng Việt không còn mang những nét đặc
trưng của các ngôn ngữ gốc mà chủ yếu mang những nét đặc trưng (ngữ âm, ngữ
nghĩa và ngữ pháp) của tiếng Việt. Đó là do chúng đã được Việt hóa hóa cao độ để
hoàn toàn phù hợp với hệ thống của tiếng Việt, khiến cho người Việt trong nhiều
trường hợp không nhận ra tính chất ngoại lai của chúng. Ngày nay, có lẽ ít người
Việt nào lại nghĩ là từ (cái) đầu, (căn) buồng là từ vay mượn của tiếng Hán hay
(nhà) ga, (cái) phanh là từ mượn của tiếng Pháp.
Việt hóa các yếu tố ngoại lai diễn ra trên tất cả các phương diện: ngữ âm, từ vị và
ngữ pháp. Về mặt ngữ âm chẳng hạn, sự Việt hóa đã tạo cho các yếu tố ngoại lai
diện mạo của những đơn vị từ vựng tiếng Việt, khiến cho sự tồn tại của chúng
trong tiếng Việt không phá vỡ tính hệ thống của nó, nghĩa là làm cho người Việt
bình thường khi nghe từ ngoại lai không cảm thấy “chướng tai” và tự mình có thể
nói hay đọc được các từ ngữ đó mà không cảm thấy “ngượng giọng”. Một cụm từ
tiếng Anh không được Việt hóa như live show sẽ phá vỡ hệ thống ngữ âm của
tiếng Việt và gây khó khăn cho đại đa số người Việt trong khi nghe cũng như khi
nói.
Trên phương diện ngữ pháp, việc vay mượn rất ít khi xảy ra. Sỡ dĩ như vậy là vì
ngữ pháp chính là cái phần quan trọng nhất quyết định ngôn ngữ này hay ngôn ngữ
kia là một ngôn ngữ độc lập hay chỉ là một biến thể địa phương của một ngôn ngữ
nào đó. Chẳng hạn, nếu xét về phương diện phát âm và từ vựng thì giữa các
phương ngữ Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có sự khác biệt khá lớn, nhưng do
không có sự khác biệt đáng kể nào về mặt ngữ pháp giữa các phương ngữ đó nên
người Việt sống ở các vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam vẫn hiểu được
nhau. Giả dụ, với sự khác biệt về ngữ âm và từ vựng của mình, nếu tiếng Trung Bộ
có cấu trúc ngữ pháp khác với tiếng Việt phổ thông mà giống với cấu trúc của
tiếng Anh thì tiếng nói đó chẳng người Việt nào ở những vùng khác hiểu được. Ví
dụ: Nếu người Trung Bộ nói: “Rứa chi mần bọ?” thì người vùng khác sẽ nghĩ có lẽ
đây là một thứ tiếng nước ngoài. Chính nhờ cái hệ thống ngữ pháp chung cho tất cả
các tiếng địa phương mà người Việt ở đâu cũng hiểu được nhau, và do đó, tiếng
nói của các cư dân địa phương khác nhau chỉ được coi là phương ngữ của tiếng
Việt chứ không phải là những ngôn ngữ độc lập. Như vậy, việc đưa các cấu trúc
ngữ pháp của một ngôn ngữ nào đó vào tiếng Việt để “đổi mới” tiếng Việt sẽ có
hậu quả tai hại hơn nhiều so với việc vay mượn từ ngữ, bởi vì điều đó có thể dẫn
đến nguy cơ biến tiếng Việt thành một phương ngữ của một ngôn ngữ ngữ khác,
hoặc chí ít cũng làm cho người Việt không hiểu được nhau hoặc hiểu sai nhau. Với
hơn 60% từ ngữ vay mượn của tiếng Hán (tiếng Trung), nếu tiếng Việt “nhập
khẩu” thêm các cấu trúc ngữ pháp (cấu trúc ngược) của tiếng Hán thì chắc chắn
ngày nay tiếng Việt sẽ được coi là một phương ngữ của tiếng Hán. Cho nên, các
thế cha ông người Việt xưa kia thực sự là những nhà thông thái, khi sau hơn một
ngàn năm Bắc thuộc vẫn bảo vệ được tiếng Việt khỏi sự diệt vong.
Đương nhiên, đôi khi sự vay mượn cấu trúc tiếng nước ngoài vẫn xảy ra trong
tiếng Việt. Đó là sự vay mượn các cấu trúc theo kiểu mô phỏng, nhưng đó thường
là những cấu trúc có nhiều điểm giống với cấu trúc của tiếng Việt. Dẫu vậy, ngay
cả trong những trường hợp này, người ta vẫn phải Việt hóa các cấu trúc cho phù
hợp với hệ thống ngữ pháp tiếng Việt. Chẳng hạn, tuy mô phỏng cấu trúc thành
ngữ của tiếng Anh là “To be armed to the teeth”, nhưng tiếng Việt không nói hoàn
toàn theo ngữ pháp tiếng Anh là “được vũ trang đến những cái răng” mà nói là
“được vũ trang đến tận răng”, Chính việc sử dụng cái từ “tận” rất Việt và từ “răng”
mang sẵn ý nghĩa tập hợp (= những cái răng) đã khiến chúng ta cảm thấy thành
ngữ này không “Tây” một chút nào. Vì vậy, có thể nói rằng, nguyên tắc Việt hóa
các yếu tố vay mượn của tiếng nước ngoài phải được tuân thủ trên tất cả các cấp độ
của tiếng Việt.
Như tôi đã viết (xem thêm Tri thức trẻ, số 234-246), cấu trúc “X đến từ Y.” vi
phạm trật tự bình thường của cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt. Người Việt coi trật tự
của các từ như vậy là trật tự nghịch. Nếu kết hợp các từ theo một trật tự nghịch thì
người Việt hoặc là không hiểu hoặc là có thể hiểu theo nghĩa khác, hay ít nhất cũng
cảm thấy chướng tai. Chẳng hạn, nếu một người Việt nói thế này: “Tôi vừa mới
đến từ còng” thì đa số người nghe sẽ hiểu là: “Tôi vừa mới đến Từ Còng”, chứ ít ai
hiểu là: “Tôi vừa mới từ Còng đến.”. Đó là do áp lực của cấu trúc thuận trong tiếng
Việt. Hơn nữa, vì động từ đến vốn là cách nói rút gọn của cụm động từ đi đến,
trong đó đến là từ chỉ phương hướng hay điểm đích của động từ chuyển động đi,
nên không bao giờ từ và đến đi liền với nhau. Vì vậy, việc “cách tân” hay “hiện đại
hóa” tiếng Việt bằng cách “nhập khẩu” cấu trúc nghịch của tiếng Anh cộng với sự
kết hợp những yếu tố không thể kết hợp trực tiếp với nhau sẽ phá vỡ hệ thống ngữ
pháp của tiếng Việt.
Việc sử dụng một yếu tố nào đó của tiếng Việt đương nhiên phải dựa vào ý nghĩa
thực sự của yếu tố đó trong tiếng Việt. Không thể căn cứ vào ý nghĩa của một từ
tương đương trong một ngôn ngữ khác để biện mình cho cách dịch của một cá
nhân nào đó. Động từ đến trong tiếng Việt luôn luôn bao hàm ý nghĩa “di chuyển”,
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một số cá nhân biết tiếng Anh, do đó
không thể căn cứ vào ý nghĩa của từ to come trong tiếng Anh để giải thích rằng
“Anh ta đến từ Việt Nam” có ý nghĩa giống như “Anh ta là người Việt Nam” hay
“Anh ta quê ở Việt Nam”, nghĩa là phủ nhận ý nghĩa “di chuyển” của động từ đến
của tiếng Việt. Người Việt bình thường không cần biết động từ to come trong tiếng
Anh có ý nghĩa gì. Cho nên, việc căn cứ vào ý nghĩa của động từ này trong tiếng
Anh để gây áp lực đối với cách hiểu ý nghĩa của từ đến trong tiếng Việt là một việc
làm phi lí mà chỉ có những người quá tôn sùng tiếng nước ngoài mới có thể nghĩ
tới. Chỉ có thể hiểu được sự phi lí đó, nếu chúng ta tự đặt câu hỏi: Liệu chúng ta có
thể “hiện đại hóa” tiếng Anh bằng cách nói: “He from Vietnam comes.” (= Anh ta
từ Việt Nam đến) để thay cho cách nói cũ kĩ: “He comes from Vietnam.” (= Anh ta
đến từ Việt Nam) được không?
Đương nhiên, ở đây còn phải nghĩ tới một vấn đề lớn hơn: Ai có thẩm quyền quyết
định việc “đổi mới” hay “hiện đại hóa” tiếng Việt? Nếu mỗi cá nhân biết một ngoại
ngữ nào đó chốc chốc lại “nhập khẩu” một cấu trúc của tiếng nước ngoài thì chẳng
bao lâu nữa tiếng Việt sẽ biến mất giống như hàng trăm ngôn ngữ khác trên thế.
Các thế cha ông người Việt xưa kia đã bảo vệ thành công tiếng Việt khỏi sự diệt
vong. Các thế hệ những dịch giả tên tuổi đã thực sự lao tâm khổ tứ để các câu văn
dịch của họ hoàn toàn không chút pha tạp, mặc dù họ đã tạo ra được rất nhiều cấu
trúc mới cho tiếng Việt, làm cho tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ hiện đại như
ngày nay. Họ không mắc sai lầm vì tránh được sự phụ thuộc vào cấu trúc tiếng
nước ngoài. Họ đã làm chủ được cái “thần” của tiếng Việt và ngoại ngữ. Còn ngày
nay, chúng ta đang bê nguyên xi từ ngữ và cấu trúc tiếng nước ngoài vào tiếng mẹ
đẻ. Điều đó không chỉ nói lên thái độ làm việc mà còn nói lên sự thiếu hiểu biết về
cái công cụ giao tiếp quan trọng nhất của người Việt Nam là tiếng mẹ đẻ. Với quan
niệm “hiện đại hóa” ngôn ngữ như hiện nay, liệu một vài chục năm nữa, các thế hệ
sau có còn nói: “Tôi có hai người bạn.” hoặc “Tôi chỉ có hai người bạn”, hay là sẽ
nói: “Tôi có bạn hai người.” hoặc: “Tôi có hai người bạn chỉ.”?